Học sinh lớp 11 A7 Trường THPT Lý Nhân làm đơn kiến nghị thay cô giáo chủ nhiệm

    Học sinh lớp 11 A7 Trường THPT Lý Nhân làm đơn kiến nghị thay cô giáo chủ nhiệm

.

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(của tập thể học sinh lớp 11A7)

.

Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng, BGH trường THPT Lý Nhân

Đồng kính gửi: Phòng GD Lý Nhân

                              Sở GD & ĐT Hà Nam

Chúng tôi là tập thể học sinh lớp 11A7. Chúng tôi viết đơn này để trình bày một việc như sau:

Vừa rồi lớp tôi mới xảy ra sự việc một bạn trong lớp mất vào ngày 30/10/2012. Sau sự việc này, tập thể lớp tôi không thể trú tâm vào việc học tập. Đặc biệt khi phải đối diện với cô Thủy. Cái chết của Phúc có liên quan đến hình phạt của cô Nguyễn Thanh Thủy ngày 30/10/2012. Vì vậy mỗi khi đến lớp học chúng tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi những hình phạt của cô. Hình ảnh Phúc vẫn luôn trong tâm trí cùng tâm nguyện cuối cùng của Phúc. Vì vậy chúng tôi viết đơn này đề nghị BGH nhà trường thay đổi cô giáo chủ nhiệm và giáo viên bộ môn văn lớp tôi. Nếu được thay đổi GVCN chúng tôi hứa sẽ học tập và rèn luyện thật tốt.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

( Tập thể học sinh lớp 11A7 tổng số 43 học sinh đồng ký tên)

.

Tư liệu do Trần Thị Nga cung cấp.

22/11/2012

NTT

Bài liên quan:

Ngành giáo dục và các bậc phụ huynh nghĩ gì, làm gì trước những cái chết thương tâm của học sinh như thế này?

Vụ cháu Nguyễn Văn Phúc tự vẫn: Trang “Tin tức Hà Nam” định hướng dư luận?

9 thoughts on “Học sinh lớp 11 A7 Trường THPT Lý Nhân làm đơn kiến nghị thay cô giáo chủ nhiệm

  1. Pingback: Tin thứ Sáu, 23-11-2012 « BA SÀM

  2. Đơn ngắn gọn, nghiêm túc, chững chạc. Cách xưng hô “chúng tôi” là rất tốt, xứng đáng với cương vị những công dân trẻ.
    Hoan hô tập thể học sinh 11A7 trường Lý Nhân, Hà Nam!

  3. Bạn Hà Lê.
    Người Việt Nam không bao giờ có thể sử dụng đại từ nhân xưng “Chúng tôi” với thầy cô.

    • Bác Nguyễn Việt Nam kính. Trước đây tôi cũng nghĩ như bác và thú thật là bản thân tôi, chưa bao giờ tôi dám dùng đại từ “tôi” hay “chúng tôi” trước mặt các thầy cô, trong hầu hết các hoàn cảnh, kể cả làm đơn gì đó kính gởi thầy cô Ban Giám hiệu chẳng hạn.

      Ví như gặp bác “ngoài đời” và bác lớn tuổi hơn tôi, tôi không thể dùng chữ nào khác hơn là gọi bác bằng “anh” hay “chị” và xưng “em”. Khi… “thưa chuyện” với bác Thụy chẳng hạn trong blog này (hì hì, tô lại quen miệng dùng chữ “thưa” ở đây rùi), bao giờ tôi cũng gọi bác Thụy bằng “bác” và xưng “em”, chỉ vì biết chắc bác Thụy lớn hơn tôi 2 tuổi.

      Đó là thói quen, là nếp giáo dục nhận từ nhỏ mà tôi không muốn thay đổi. Giả dụ tôi có muốn thay đổi thì cũng tự cảm thấy… khó quá. Hì hì, có lẽ vì thế mà một vài bạn còm sĩ quen cứ ngỡ tôi là… phụ nữ! 🙂

      Tôi phải ép mình khá lâu mới học được cái việc tưởng giản dị, là tập xưng “tôi” trong những hoàn cảnh nên dùng chữ đó, bác ạ. Và sau khi đã suy nghĩ thời gian dài, sau khi trực tiếp qua Mỹ sống và quan sát các bạn trẻ phương Tây, tôi cho rằng tôi nên khuyến khích con cái tôi, cho những bạn trẻ Việt Nam mà tôi quen biết, biết sử dụng đại từ “tôi” hay “chúng tôi” trong những trường hợp rất nên làm như thế. Lá đơn của các em lớp 11A7 trên đây, trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng nên xưng hô như vậy. Đó không phải là sự bất kính. Tôi cho rằng đó là sự “tự nhiệm” – tự gánh vác trách nhiệm – của một ý thức công dân trưởng thành.

  4. Tôi không hiểu tại sao một sự việc đã xảy ra như vậy mà nhà trường, các cấp quản lý và cả xã hội xung quanh các em lại không thể xử lý ngay được mà phải để các em lại phải làm đơn? Chẳng lẽ việc gì cũng bế tắc thế sao?

    • Đúng đấy, việc gì cũng bế tắc hết ngành gì, lĩnh vực nào, cơ quan nào cũng e kíp, bao cấp, chuyên quyền. Hình như đấy đã là truyền thống rồi bạn ơi, thật trơ trẽn, trớ trêu.

  5. Đề nghị các chủ trang đưa hình ảnh thật của cô giáo hình người dạ thú này lên tất cả các trang để từng người dân trong vùng, người ngoài đường tránh xa loại quỷ dữ này

  6. Sau khi nhận được đơn của các em học sinh lớp 11A7 ngày 20/11 sáng 21/11 thầy hiệu trưởng đã mời lớp trưởng lên làm việc buổi sáng, buổi chiều ngày 21/11/2012 thầy mời hội trưởng, hội phó hội phụ huynh và một phụ huynh nữa trong lớp đến làm việc. Thầy hiệu trưởng nói: nếu thực sự cô Thủy mà có liên quan đến cái chết của Phúc như các em viết trong đơn thì việc các em yêu cầu thay cô giáo chủ nhiệm là không thể được. Thầy còn nói thầy nghi ngờ chuyện các em viết đơn. Sau khi lớp trưởng và phụ huynh làm việc với thầy hiệu trưởng xong thì tinh thần của các em học sinh lớp 11A7 càng trở lên uất ức và thất vọng. Đó chính là điều mà các em cần đến sự giúp đỡ của toàn thể những người VN yêu công lý và sự thật cũng như các bậc phụ huynh yêu thương và quan tâm đến con em của mình. Bởi các em đã biết từ trước: “khi đấu tranh cho sự thật thì ngành giáo dục vì thành tích họ sẽ bao che cho nhau, và hậu quả chí có các em là người phải gánh chịu”.

  7. Học sinh mà có quyền năng
    Thầy Thắng, Cô Thuỷ hàm răng
    Chẳng còn

Đã đóng bình luận.