Archive | 03/01/2013

Xin mời hương hồn các anh trở về quê ăn tết

LTG: Tình cờ đầu Năm Mới 2013 đi lên Sóc Sơn thăm bạn, tôi đã ghé vào một xã gần huyện lỵ để hỏi thăm người trung đội trưởng năm xưa tôi đã quen vào Mùa Đông 1966 có quê ở đây. Đến nơi, tôi mới biết anh ấy đã hi sinh năm 1968 trong chiến dich Tết Mậu Thân tại Huế! Ngôi nhà tuềnh toàng chỉ còn lại người vợ góa không có con. Mẹ cha anh cũng đã mất cách đây vài năm. Tôi đã ra tận Nghĩa Địa thắp hương cho anh trên “Nấm Mộ hờ” và băn khoăn không biết trên đất nước mình ở cả Hai Phía, đã có tới bao nhiêu ngôi mộ hờ và bao nhiêu bà mẹ, người vợ cô đơn như thế này mỗi khi Tết đến, Xuân về?

Xin mời hương hồn các anh trở về quê ăn tết

.

Tình cờ được gặp anh vào Mùa Đông năm 66
Trên Suối Mỡ, Bắc Giang khi anh chuyển quân về[1]
Cùng với cả Sư Đoàn tạm dừng chân “an dưỡng”
Để gần tết Đinh Mùi tiến vào chiến trường “B”

Tiếp tục đọc

Phỏng vấn một kẻ cướp

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
PV (phóng viên): Tôi được cho biết anh là thủ phạm trong vụ cướp tiệm vàng Thanh Dung…

Cướp: Trước hết, cần cải chính, tôi không phải là cướp.

PV: Chẳng lẽ tôi nhầm. Vậy người cưỡng đoạt 40 cây vàng ở tiệm Thanh Dung là ai? 

Cướp: Là tôi.

PV: Lạ nhỉ, anh đột nhập vào tiệm, lấy vàng của người ta mà không phải là cướp? Thế thì gọi là trộm vậy. 

Cướp: Tôi cũng không phải là trộm vì tôi không trèo tường, khoét ngạch, không cắt điện, không cắt camera, không ẩn náu trong nhà vệ sinh… Tôi vào thẳng cửa chính, giữa ban ngày.


PV: Cưỡng đoạt của người ta nhưng không phải là cướp, không phải là trộm thì gọi là gì? 

Cướp: Tôi cưỡng chế.
PV: Cưỡng chế? Tôi có nghe nhầm không? 

Cướp: Tôi nhắc lại, tôi đến tiệm vàng để cưỡng chế. Nhà báo có định làm việc tiếp không để tôi còn nghỉ.
PV: Thú vị đấy. Anh nói tiếp đi 

Cướp: Tôi vào nói với chủ tiệm, tôi đến để thu hồi toàn bộ số vàng ở đấy…
PV: Nếu anh gọi là thu hồi thì phải có đền bù. 

Cướp: Có chứ, tôi cũng thỏa thuận với chủ tiệm là có đền bù, à, hỗ trợ một phần, hỗ trợ cái công họ gia công thành đồ trang sức ấy mà.

PV: Anh hỗ trợ bao nhiêu? 

Cướp: Mỗi cây vàng tôi hỗ trợ 100 nghìn đồng, theo đúng qui định của dân giang hồ chúng tôi.
PV: Và họ không nghe? 

Cướp: Không nghe nên tôi mới phải cưỡng chế. Tôi thu hồi toàn bộ vàng ở trong tiệm.
PV: Tức là khi anh cướp, à quên, khi anh thu hồi vàng của người ta thì họ chưa kịp nhận tiền đền bù?

Cướp: Không nhận tôi cũng cưỡng chế. Vì vàng là mục tiêu của tôi.
PV: Tôi thấy người đi cưỡng chế chẳng ai làm sao cả, cùng lắm thì dính mấy mạt đạn hoa cải. Sao anh lại bị bắt? 

Cướp: Tôi có một mình, chỉ mang theo khẩu súng lục bằng nhựa để dọa chủ tiệm. Họ phát hiện ra súng của tôi là súng giả nên họ la lên. Tôi không có quân, không có khiên giáp, súng AK, chó nghiệp vụ nên bị công an bắt.

PV: Tôi hiểu rồi, anh hơn kẻ cướp khác là trước khi cưỡng đoạt, anh có thỏa thuận đền bù nên anh không chịu nhận là cướp. Chúc anh cải tạo tốt, sớm về sum họp với gia đình. 

03/01/2012

Trung Quốc đã là một siêu cường chưa?


Huỳnh Văn Úc

Ngày 31/12/2012 Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) đăng tải một bài viết có tựa đề: “ Nhãn hiệu siêu cường đang bị nghi ngờ-Superpower tag in doubt”. Bài viết công bố kết quả một cuộc điều tra dư luận tại Trung Quốc với câu hỏi: “ Trung Quốc đã là một siêu cường chưa?”. Người ta đem câu này hỏi 1488 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán và Trùng Khánh với mục đích tìm hiểu xem người Trung Quốc nhìn thế giới và vị thế nước họ ra sao trên trường quốc tế. Kết quả (xem ảnh bên) có 54,8% người trả lời ‘không hẳn như thế’ (not entirely); 34,1% trả lời dứt khoát là ‘không’ và chỉ có 12,4% tin rằng nước họ là siêu cường.Bài viết đi đến kết luận rằng nay người Trung Quốc có cái nhìn khách quan và thực tiễn hơn về nước họ. Những người phủ định rằng Trung Quốc là siêu cường nói rằng “nạn tham nhũng làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế”. Khi đề cập đến mức độ trầm trọng của nạn tham nhũng ông Zhang Weiying, cựu Giám đốc của Trường Quản lý Guanghua tại Đại học Bắc Kinh nhận định rằng tham nhũng đang cố thủ sâu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và: “ nạn tham nhũng sẽ giết chết chế độ chứ không giết chết Trung Quốc”.
Hoàn Cầu Thời Báo- tờ báo được Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý đã viết như trên về một cuộc điều tra dư luận. Báo chí nước ngoài đánh giá tình hình Trung Quốc ra sao? Báo Anh, tờ The Guardian hôm 1/1/2013 có bài của Isabel Hilton viết rằng chỉ trong năm 2012 vừa qua tại Trung Quốc đã xảy ra 180.000 vụ phản đối và biểu tình trong cả nước đặt các nhà lãnh đạo Bắc Kinh trước thách thức rất lớn. Sự bùng nổ của các trang mạng xã hội buộc ban lãnh đạo phải chật vật đối phó với sức ép của dư luận. Ở các đô thị giá bất động sản rơi mạnh, ‘quỹ đen’ của các chính quyền địa phương ngày càng phình to cũng là những vấn đề gay cấn. Báo Mỹ, tờ International Herald Tribune trong ngày đầu năm đã xếp các vấn đề tài chính của khu vực đồng euro xuống sau các vấn đề ‘trồi sụt’ của kinh tế Trung Quốc.
Phải chăng để tránh những vấn đề khó khăn trong nội bộ nhà cầm quyền Trung Quốc đã định hướng dư luận hướng đến những tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông? Mà cũng có thể không đơn thuần là định hướng dư luận. Việc ông Tập Cận Bình được chọn giữ ngay cả hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy trung ương và thành phần Quân ủy cũng có những thay đổi mạnh mẽ, đang có lo ngại rằng Trung Quốc sẽ có những biện pháp mạnh tay và cứng rắn hơn trong các vấn đề đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực chủ quyền trên biển.
HVU
Tác giả gửi cho NTT blog

Phỏng vấn một kẻ cướp

Phỏng vấn một kẻ cướp

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

.

PV (phóng viên): Tôi được cho biết anh là thủ phạm trong vụ cướp tiệm vàng Thanh Dung…

Cướp: Trước hết, cần cải chính, tôi không phải là cướp.

PV: Chẳng lẽ tôi nhầm. Vậy người cưỡng đoạt 40 cây vàng ở tiệm Thanh Dung là ai? 

Cướp: Là tôi.

PV: Lạ nhỉ, anh đột nhập vào tiệm, chiếm đoạt vàng của người ta mà không phải là cướp? Thế thì gọi là trộm vậy. 

Cướp: Tôi cũng không phải là trộm vì tôi không trèo tường, khoét ngạch, không cắt điện, không cắt camera, không ẩn náu trong nhà vệ sinh… Tôi vào thẳng cửa chính, giữa ban ngày.

Tiếp tục đọc

Rối rắm bi hài danh hiệu nhà thơ, nhà văn ở VN

Hiện nay, nơi xã hội Việt Nam, đang có nhiều người râm ran luận bàn về chuyện ai có thể được gọi là nhà văn, nhà thơ. Có người còn đề quyết, khi được Hội nhà văn VN thừa nhận và kết nạp, mới được gọi là nhà văn, nhà thơ

Cái chuyện cũ mèm, nhàm chán, không liên quan gì tới chuyện đói no cơm áo gạo tiền thiết thực hằng ngày, hòa bình hay chiến tranh, sống hay chết sẽ xuất hiện nơi biên giới đất nước, nhất là phía biển Đông hoặc tham nhũng, lạm phát, vật giá leo thang không dừng do năng lực sản xuất quốc gia yếu kéo, tình trạng các nhóm lợi ích câu kết nhau hoành hành đời sống của nhân dân cả nước, di hại dài lâu tới các thế hệ mai sau sẽ tăng hay giảm trong năm mới này cùng vài ba năm nữa…Nhưng nghe mãi, cũng ngạc nhiên, cũng tò mò, đành nhín ít thời gian tìm hiểu diện mạo vấn đề xem sao.

Trung Quốc đã là một siêu cường chưa?

Trung Quốc đã là một siêu cường chưa?

Huỳnh Văn Úc

.

ảnh HVUNgày 31/12/2012 Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) đăng tải một bài viết có tựa đề: “ Nhãn hiệu siêu cường đang bị nghi ngờ-Superpower tag in doubt”. Bài viết công bố kết quả một cuộc điều tra dư luận tại Trung Quốc với câu hỏi: “ Trung Quốc đã là một siêu cường chưa?”. Người ta đem câu này hỏi 1488 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán và Trùng Khánh với mục đích tìm hiểu xem người Trung Quốc nhìn thế giới và vị thế nước họ ra sao trên trường quốc tế. Kết quả (xem ảnh bên) có 54,8% người trả lời ‘không hẳn như thế’ (not entirely); 34,1% trả lời dứt khoát là ‘không’ và chỉ có 12,4% tin rằng nước họ là siêu cường. Tiếp tục đọc

Rối rắm bi hài danh hiệu nhà thơ, nhà văn ở VN

THỊ HẾN 
Hiện nay, nơi xã hội Việt Nam, đang có nhiều người râm ran luận bàn về chuyện ai có thể được gọi là nhà văn, nhà thơ. Có người còn đề quyết, khi được Hội nhà văn VN thừa nhận và kết nạp, mới được gọi là nhà văn, nhà thơ 
Cái chuyện cũ mèm, nhàm chán, không liên quan gì tới chuyện đói no cơm áo gạo tiền thiết thực hằng ngày, hòa bình hay chiến tranh, sống hay chết sẽ xuất hiện nơi biên giới đất nước, nhất là phía biển Đông hoặc tham nhũng, lạm phát, vật giá leo thang không dừng do năng lực sản xuất quốc gia yếu kéo, tình trạng các nhóm lợi ích câu kết nhau hoành hành đời sống của nhân dân cả nước, di hại dài lâu tới các thế hệ mai sau sẽ tăng hay giảm trong năm mới này cùng vài ba năm nữa…Nhưng nghe mãi, cũng ngạc nhiên, cũng tò mò, đành nhín ít thời gian tìm hiểu diện mạo vấn đề xem sao. 
1-Điều 2, Khoản 1 Điều lệ Hội nhà văn VN chép như sau: “Hội Nhà văn Việt Nam (gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn Việt Nam (bao gồm những người sáng tác: thơ, văn xuôi, kịch bản, lý luận phê bình, dịch thuật văn học) lấy hoạt động văn học là nghề nghiệp của mình” 
Rõ ràng, dựa vào Điều 2, Khoản 1 nói trên, trước khi được xét kết nạp, anh A, chị B nào đó đã là nhà văn, nhà thơ trong con mắt nhìn nhận của cộng đồng xã hội từ trước đó, và tất nhiên không thể không căn cứ vào những sáng tác phẩm văn thơ anh A hay chị B đã từng “trình làng, trình xóm” từ trước đó. 
Nghĩa là, trước khi anh A hay chị B được kết nạp, thì đã trở thành “thầy” rồi, đã trở thành “nhà văn, nhà thơ” rồi, là “miếng kim loại đã được cộng đồng thừa nhận là vàng 18 hay 24 kara ” rồi, không cứ phải chờ đến khi xuất hiện sự kiện ra quyết định hành chính nội bộ của BCH hội nhà văn VN, có nội dung kết nạp vào một “binh chủng văn học” nào đó của Hội, mới chính thức, mới “nhảy vọt đeo lon” trở thành nhà văn, nhà thơ. 
Do vậy, đề quyết rằng, khi được Hội nhà văn VN thừa nhận và kết nạp, mới được gọi là nhà văn, nhà thơ là hoàn toàn sai. Mà đúng ra, chỉ nên nói, một đương đơn “đang là nhà văn, nhà thơ” nào đó vừa được kết nạp, sau khi đã “lọt” qua được khâu thẩm định về tài năng sáng tác thơ văn của bộ phận chuyên môn do BCH Hội nhà văn phân nhiệm, rồi “lọt” qua tiếp khâu thẩm định này lần nữa tại chính ngay Hội nghị BCH Hội nhà văn VN, thì một đương đơn “đang là nhà văn, nhà thơ” nào đó cũng vẫn lại là … “một nhà văn, nhà thơ” như từng là như vậy từ trước, duy có điều này được thêm và khác hơn so với trước: Đó là anh không còn là một nhà văn, nhà thơ “ vô tổ chức chính trị” nữa, mà từ đây trở đi đã là một nhà văn, nhà thơ “hội viên” của một “tổ chức chính trị – xã hội” được thực thi bằng “nghiệp vụ” văn thơ, hoạt động “… dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; … theo đường lối văn hoá văn nghệ (VHVN) của Đảng (Khoản 3, điều 2), cụ thể là theo sự lãnh đạo, theo đường lối của cái BCH vừa ra quyết định kết nạp anh, thể theo ý chí tự nguyện gia nhập của anh trong tư cách danh hiệu một nhà văn, nhà thơ “cơ hữu” từ trước, theo đúng tiêu chí thu tuyển chung từ Điều lệ Hội. 
2-Đến đây, sự mắc mứu, nhập nhằng hình như vẫn chưa tháo gỡ xong. Nhiều người cho rằng, đấy đấy, chính cái lúc những tác phẩm văn thơ điển hình nhất của anh A, chị B được hai cấp thẩm định chuyên môn tụ hội lại xem xét, đánh giá, xem chúng “có giá trị văn học” hay không ( Điều 9) để có thể quyết định kết nạp hay thải nạp, thì cũng là lúc “tập thể cộng đồng xã hội”, thông qua sự “mặc khải” cho những vị có sứ mạng thẩm định nói trên, chính thức bày tỏ cụ thể rõ ràng ý kiến tiềm tàng bàng bạc lâu nay của mình, rằng anh hay chị, thật ra, đã xứng gọi là một nhà văn, nhà thơ hay chưa; và như vậy, những ai sau đó được đồng ý kết nạp, thì đương nhiên họ “chính là” những nhà văn, nhà thơ và ngược lại: anh A hay chị B chỉ là những người không phải, hay từng bị “nhận lầm” là nhà văn, nhà thơ từ trước đó mà thôi. 
Ngẫm ra, lập luận như vậy, vẫn chưa giải quyết rõ rệt, rốt ráo vấn đề ai có thể được gọi là một nhà văn, nhà thơ; có phải khi được Hội nhà văn VN thừa nhận và kết nạp, mới được gọi là nhà văn, nhà thơ hay không. Vì rằng, không có gì chứng minh được những vị từng nằm, đang nằm (hay sẽ nằm) trong hai cấp thẩm định, đánh giá nói trên, do BCH Hội nhà văn VN phân nhiệm, là những người có năng lực tư cách đại diện toàn bị, bao quát cho sự thẩm định của cả một cộng đồng xã hội đầy tính lập phương rộng rãi đương thời (hay hậu thế); chẳng những vậy, đôi khi trong các vị này có người hay nhiều người lại còn chưa hẳn đang là một nhà văn, nhà thơ theo chuẩn tối thiểu của cộng đồng xã hội đương thời (hay hậu thế) nữa, nếu cần “trưng cầu” xem xét lại họ. Do vậy, các vị này chỉ có thể đại diện cho sự thẩm định riêng của chính mình, tương ứng với trình độ văn học đang có nơi mình; giỏi lắm là còn đại diện thêm được cho quan điểm thẩm định từ cấp trên của họ, những người đang lãnh đạo cùng định ra một đường lối VHVN như thế nào đó mà họ có trách nhiệm điều lệ phải tuân theo. Và rồi, giả thiết những vị trong các khâu thẩm định, đánh giá kia đúng là những nhà văn, nhà thơ tài ba đồng đều cả, từng được cộng đồng xã hội hiện thực say sưa thừa nhận là đỉnh cao đại diện toàn bị cho mình trong lĩnh vực văn học, thì sự thẩm định, đánh giá, kết luận thừa nhận, tái nhận, cùng nhận của các quý vị này cũng luôn phải xảy ra sau khi một writer ứng viên nào đó đã thành nhà văn, nhà thơ giữa cộng đồng xã hội trước rồi, từ những sáng tác phẩm được ra đời, được ấn hành, phổ biến từ trước rồi. Có như thế, điều lệ Hội nhà văn VN mới có thể ghi mình là tổ chức của các “nhà văn Việt Nam”, bằng không, thì đã ghi là tổ chức có thẩm quyền, chức năng “tấn phong danh hiệu nhà văn” cho những người cần thiết và có nguyện vọng, sau khi đương sự có đơn xin gia nhập, và, trong thực tế, rõ ràng, điều này cũng đâu căn bản tồn tại, vận hành như thế . 
Thành ra, đối với Hội nhà văn VN hiện nay, một ứng viên nào đó đã, đang, hay sẽ bị thải nhập, vừa có thể là một người không, hay chưa đủ tài năng văn học tối thiểu chung, vào thời điểm bị thải nhập nào đó. Vừa có thể đang là một tài năng văn học nhưng không “ứng hợp” với trình độ văn học “lùn” của một hay nhiều vị đang gác cổng thẩm định. Lại vừa có khi đang là một người chưa hay không có những quan điểm chính trị về VHVN “ứng hợp” với đường lối VHVN đã và đang được định ra bởi tổ chức chính trị cấp trên của Hội nhà văn VN hiện nay. Và, đồng thời, một ứng viên nào đó đã, vừa hay sẽ được kết nạp vào Hội nhà văn VN, có thể đang là những tài năng văn học đích thực, vượt trội hơn so với những vị có chức năng, sứ mạng thẩm định, đánh giá tài năng của họ. Lại vừa có thể nhờ “ứng hợp” với ngưỡng trình độ “ lùn” trong hiện thời của một hay nhiều vị vừa giữ vai trò thẩm định, đánh giá họ. Nhưng dù ra sao, thì cũng đều là những người cầm bút được đánh giá phù hợp với đường lối VHVN của tổ chức chính trị cấp trên của Hội nhà văn VN, có ý chí, nguyện vọng mang tài năng văn học của mình đứng bên dưới ngọn cờ lãnh đạo về VHVN của tổ chức chính trị cấp trên của Hội nhà văn VN mà đại diện là những nhân sự lãnh đạo nằm trong BCH của cái Hội chính trị-xã hội-nghề nghiệp mà họ đã, vừa hay sẽ xin vô. 
Thành ra, nơi xã hội VN hiện nay, tuy vẫn là những writer như trong ngôn ngữ của người Anh, người Mỹ khi chỉ về những người chuyên sáng tác văn thơ nói chung, nhưng lại có những nhà văn, nhà thơ chưa, không muốn, không được hay đã thôi là hội viên Hội nhà văn VN, tức là những wirte đang nằm bên ngoài Hội nhà văn VN, nhưng vẫn có thể đang nằm trong một Hội VHNT cấp hạ tầng cơ sở, thuộc về tỉnh hay huyện nào đó trong nước; song song đó, lại có những nhà văn, nhà thơ đã và còn đang là hội viên của Hội nhà văn VN, có trách nhiệm điều lệ, bằng ngòi bút của mình thực hiện đường lối chính trị về VHVN dưới ngọn cờ lãnh đạo từ cấp trên của tổ chức Hội nhà văn VN, được đại diện bởi các lãnh đạo nằm trong BCH Hội nhà văn VN; và cuối cùng, lại có những writer tự ‘nhầm lẫn”, hay từng “được” cộng đồng xã hội nói chung “nhầm lẫn” là nhà văn, nhà thơ vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có chuyện bị mắc bệnh tự kỷ ám thị thể hoang tưởng mình đang là nhân tài hay thiên tài văn học, được/ bị PR quá to, to hơn rất nhiều những gì từng có nơi tài năng, nơi tác phẩm đã xuất bản của họ… 
Tóm lại, đang là hội viên Hội nhà văn VN, cũng có thể là một nhà văn, nhà thơ đúng chuẩn, như miếng kim loại màu vàng nào đó có đủ 24 kara hoặc 18 kara chất vàng bên trong, nhưng cũng có thể không phải là một nhà văn nhà thơ đúng chuẩn, như miếng kim loại màu vàng nào đó chỉ có 14 kara, 12 kara chất vàng, hoặc đôi khi chỉ là một miếng kim loại được phủ lớp màu vàng hóa chất nhân tạo; và ngược lại, vẫn có những writer chưa, không muốn, không được, hay đã thôi là hội viên Hội nhà văn VN, nhưng vẫn là một nhà văn, nhà thơ đúng chuẩn, như miếng kim loại màu vàng nào đó có đủ 24 kara hoặc 18 kara chất vàng bên trong, nhưng cũng có thể đang không phải là một nhà văn, nhà thơ đúng chuẩn, như miếng kim loại màu vàng nào đó chỉ có 14 kara,12 kara chất vàng, hoặc đôi khi chỉ là một miếng kim loại được phủ lớp màu vàng hóa chất nhân tạo. 
Như vậy, danh hiệu nhà văn, nhà thơ, trước tiên, là một dạng tên gọi, giống như các khái niệm “nhà nông”, “nhà buôn”, “nhà binh”, …mà ngôn ngữ cuộc sống thường dùng chỉ một writer từng đạt tới mức giỏi giang tương đối nào đó, với một xu hướng, tính chất sáng tác như thế nào đó, chứ không phải là một “ ngạch trật, phẩm hàm nhà quan” mà một định chế xã hội quyền lực bất kỳ nào đó có thể tấn phong, và nếu thực sự có ai đó có ý tấn phong thì chỉ có giá trị tiêu xài thuần túy nội bộ đối với họ. 
Kế đến, nơi danh hiệu nhà văn, nhà thơ dành cho một người nào đó, luôn tương ứng với một trình độ “ tuổi vàng tài năng sáng tác” nhất định được xác định, nhìn nhận từ một tầm mặt bằng không gian VHNT, một tầm lớp mặt bằng không gian VHNT nhất định và luôn được giao kết, chuyển vần thành tầm cao nơi từng thời kỳ mặt bằng VHNT nhất định, thường do những thăng trầm giao thoa, chuyển động từ các dòng quá khứ tổng hợp nơi cộng đồng lưu tồn, tiếp biến định đặt, trừ những thiên tài có giá trị văn học siêu không gian và thời gian. 
Do vậy và vì vậy, nền tảng căn bản đời đời quyết định một người nào đó có phải là nhà văn, nhà thơ hay không, chính là những sáng tác phẩm của họ, nơi tập trung cao nhất phẩm chất cùng trình độ phẩm chất nhà văn, nhà thơ của họ, và tất nhiên cũng phải bị sàng lọc, xếp loại, xếp loại lại mãi theo “dòng thời gian cuộc đời” luôn trôi chảy, vốn có chung một “lòng người” mãi hiện diện bất tận ở bên trong. Và, rõ ràng, giữa một “sat-na” không gian, thời gian nơi thực thể dòng đời đang trôi chảy trong sự giao nhau liên tục đó, ai có những sáng tác phẩm gây được sự xôn xao quyến rũ, hấp dẫn say mê cùng uốn nắn, lôi kéo, nâng đỡ được tâm tư, tình cảm buồn vui nơi người đọc, hướng dần họ về phía “muôn thưở nơi lòng người” nói trên, chấp nhận có nhiều trình độ phẩm chất cao thấp tương đối khác nhau, thì có thể đáng gọi là những nhà văn, nhà thơ, dù chỉ là của một lúc, một khu vực bộ phận giữa mênh mông các khu vực cùng các nền văn học nơi thế gian này. Bằng không, chỉ là một miếng kim loại có màu vàng hóa chất nhân tạo mà thôi, và nếu có giá trị gì đó, chỉ là để đeo tòn ten chơi trên người, giả làm kẻ giàu có, sang trọng, chứ không thể ký gửi được vào ngân hàng vàng thật của lòng đời, lòng người có thể trong ấy đang lưu giữ có cả những miếng vàng chưa đủ 24 kara… 
Thiết nghĩ, trừ những nhân vật thời trung cổ từ đâu đó nhảy ra tự xưng mình là vua, là chúa, là thần, là thánh, rồi dùng bạo lực tâm lý hay vật lý bắt thiên hạ xung quanh phải thần phục, tôn xưng mình là chúa, là vua, là thần, là thánh như lòng đang khao khát muốn, thì hiện nay, với vấn đề danh hiệu nơi xã hội, luôn do người đối diện, tức người khác “định danh” cho mình, khi đã nhận ra đủ những phẩm chất cấu tạo căn bản đích thực tương ứng đang có nơi mình, căn cứ vào những sản phẩm tương ứng đã từng làm ra, đã từng hiển lộ giữa cuộc đời. Và trong vấn đề danh hiệu nhà văn, nhà thơ cũng vậy. Khi anh A, chị B đã có những sáng tác phẩm khiến anh hay chị không thể không bị/ được thiên hạ định danh là những nhà văn, nhà thơ, thì đương nhiên anh A hay chị B đã, đang là một nhà văn, nhà thơ. Mà một khi đã được cộng đồng xã hội “định danh” là nhà văn, nhà thơ rồi, thì còn đòi hỏi, còn muốn mọi người thừa nhận, tôn vinh hay luôn muốn tự giới thiệu, tự xưng danh mình là một nhà thơ, nhà văn làm gì? Có thừa thãi không? Có nhăn nhố không? Và có phải, trong trường hợp này, ngay khi anh A, chị B đang khát khao mong muốn được gọi là nhà văn, nhà thơ, cũng chính là lúc đang gián tiếp thừa nhận rằng mình chưa từng có tác phẩm văn học nào có thể giúp mình được gọi tên, hay được định danh hiệu là một nhà văn, nhà thơ, dù đã xuất bản, biếu tặng đi tứ tung rất nhiều? 
Và một khi đã chưa là nhà văn, nhà thơ, thì còn làm đơn, hay tính chuyện làm đơn xin vào Hội nhà văn VN để làm gì? Đây chỉ là “tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp” dành riêng cho những người “đang là nhà văn, nhà thơ”, đâu phải dành cho những người chưa phải, hay hoàn toàn không phải là những nhà văn, nhà thơ (chưa bàn tới vấn đề xu hướng chính trị nơi đây). 
Rồi thì, trong trường hợp này, nếu như anh bất ngờ được xét duyệt vào Hội, một cách đàng hoàng đi nữa, thì vẫn không phải là những nhà văn, nhà thơ đích thực. Anh chỉ là thành viên của một tổ chức chính trị dành cho những nhà văn, có chức năng chính trị quy tụ một cách tự nguyện vào bên trong những ai đang là nhà văn, nhà thơ, mà anh lại không phải là nhà thơ, nhà văn. Thì rõ ràng anh chỉ có được phân nửa cái thuộc tính nằm nơi danh xưng hội viên của anh, đó là một thành viên cơ hữu chỉ ở khía cạnh chính trị của một tổ chức chính trị cầm quyền lãnh đạo nơi xã hội VN đương thời. Và, trong trường hợp này, anh không đủ phẩm cách được gọi, càng không thể tự xưng mình đang là một nhà văn, nhà thơ. Cái mà anh có thể được gọi, hay có thể tự xưng, thậm chí tự hợm hĩnh, kiêu ngạo, như đang là người thuộc về “cõi trên”, “bề trên”, đó là “tôi đang là một thành tố chính trị, một thành viên chính trị” thuộc về một trong những tổ chức chính trị – xã hội nói chung của cấp Đảng TW, có tầm cấp quản lý, bồi dưỡng, sinh hoạt, sử dụng và có thể có vài thụ hưởng đột xuất về vật chất và tinh thần từ cấp (Đảng) TW, cao hơn những writer quần chúng đang được tập hợp, quy tụ nơi các cấp hạ tầng cơ sở, thuộc tỉnh hay huyện còn lại, và đặc biệt, tôi có thể tận dụng, khai thác hay phiên chuyển vị trí này cho đời hiện tại của tôi, thậm chí thông qua lý lịch tới các đời con cháu của tôi trong việc cạnh tranh tìm kiếm, duy trì một vai trò, một chức vụ chính trị như thế nào đó trong hệ thống các tổ chức chính trị khác nhau do Đảng lãnh đạo hiện nay, từ cấp TW cho đến cấp tỉnh, huyện vốn có nhiều quyền hạn và bổng lộc chính trị kèm theo. Và, một khi như thế rồi, với một nhà văn, nhà thơ hội viên đích thực thì có thể chấp nhận được ít nhiều vì tính lo-gic của nó, xuất phát từ bản chất chính trị của tổ chức Hội nhà văn VN hiện nay mà họ đã được gia nhập một cách đủ chuẩn, có cả khía cạnh tài năng văn học bên trong. Còn với một người chưa hay không phải là một nhà văn, nhà thơ từ trước hay ngay khi vừa được gia nhập ư? Rõ ràng, chỉ còn xứng gọi là một tay hoạt đầu quyền lực chính trị, chí ít cũng là một tay hoạt đầu tìm kiếm mùi vị hư danh chính trị qua ngõ văn chương, hay đúng hơn là qua ngõ tổ chức Hội nhà văn VN, dân gian gọi là “đồ dựa hơi kiếm ăn”, chứ đâu phải là những nhà văn, nhà thơ đích thực, dù cho chỉ đang là những nhà văn, nhà thơ tuyên huấn của một tổ chức chính trị về VHVN nhất định. Và điều này hoàn toàn giống nhiều trường hợp công khai từng xảy ra đông đúc vào thời thực dân -bán phong kiến vừa qua: Dù giàu hay chưa giàu, cũng có lắm kẻ cố tình tung rải tiền của, rượu thịt ra lòn lủi, chạy vạy mua lấy cho bằng được một cái “chức hàm” Đốc phủ sứ để treo nơi vách nhà (vì cũng đang có kẻ chịu bán để thu lại tiền đàng hoàng), dù chưa từng ở trong giới quan trường ngày nào, chưa từng được đặt cái đít thiệt lên chiếc “ngai” Đốc phủ sứ thiệt nằm nơi công đường quyền quý, cao sang thiệt ngày nào. Cũng chỉ vì muốn “lấy le”, “làm hách” cùng người đồng thời, cho thỏa cái thói sĩ diện thư hùng hào kiệt về tuệ, về tâm vốn không hề từng có, hay đủ nơi mình, có lẽ cũng từng rỗng tuếch từ bao đời “tiên vương” của mình, đôi khi cũng là nhằm mưu đồ lưu truyền cái “danh giá” nhà văn, nhà thơ “ảo” lại cho các đời con cháu mai sau có thể dựa vào đó mà tiếp tục bịp bợm người đời một cách vô tình hay cố ý. 
Có lẽ, chính cái khía cạnh động cơ đầy “quyến rũ sâu sa” này mà thiên hạ hiện nay có đến gần nửa triệu người, và có lẽ sẽ còn tăng thêm theo hằng năm, vẫn cứ đang hùn hục tranh nhau xếp hàng rồng rắn lo toan, chen chút, chạy vạy chờ tới ngày được “lọt” vào, được “nạp” vào Hội nhà văn VN, để có thể có được một cái “thẻ mề-đay văn thơ” trong tay, bất kể có phải đang là nhà văn, nhà thơ thứ thiệt hay không; những sáng tác phẩm văn học làm ra, đem biếu tặng khắp nơi, có ai chịu nhìn, chịu lật vào một vài trang để đọc hay không, đọc rồi có bị đem ném vào sọt chờ nhúm lửa hay không; thậm chí chẳng biết chuyện nợ nần làm ăn tới ngày nào ngân hàng sẽ làm thủ tục tịch biên nhà cửa của mình … 
Ôi, phải chi vào thời nông nghiệp bao cấp, từng nông dân kẻ giỏi người dở nào cũng hăng hái tranh nhau ùn ùn tự nguyện vác ruộng, vác đơn xin làm hội viên Hội nông dân VN, làm hội viên của những tập đoàn sản xuất lúa gạo, sắn khoai trên những cánh đồng hợp tác xã, liên hợp tác xã như những người cầm bút viết văn, làm thơ các loại hiện nay thì hay biết mấy ? Có khi cả thế giới ùn ùn tới VN để học hỏi cách làm ruộng, làm giàu… 
Hay là, liên tục mịt mù từ trong truyền thống cho tới hiện tại, ở đâu, và lúc nào cũng bị người khác, hữu diện lẫn vô diện kết hợp nhau giữ vị trí ban phát, ấn định từng buồn vui, suy nghĩ mãi cho mình, xem mình như vật thụ nhận cơ học, chưa bao giờ có được tư cách hiện hữu trước cuộc đời như mình đang là chính mình, một chủ thể có tâm linh và nhân vị riêng, cũng có khả năng tự biết cảm, biết nghĩ độc lập như ai, nên từ trong sâu kín nơi lòng nhiều người biết chút chữ nghĩa ngày nay nẩy mãi lên nỗi khát khao được trở thành nhà văn, nhà thơ, dù chỉ nằm trong tình trạng náo nhiệt ngụy tín hay miễn cưỡng giả mạo nhằm giải tỏa được chút nào đó nỗi mặc cảm ấm ức ấy đang âm ỉ tồn tại mãi nơi lòng, âm thầm khẳng định, chứng tỏ với đất trời vây quanh, rằng đây thật ra hoàn toàn không phải là phần tử im lìm của một khối hỗn mang vô ngã, như từng bị đánh giá, đang bị đánh giá, sắp tiếp tục bị đánh giá, trừ những người có âm mưu hoạt đầu văn học hay mắc bệnh ham sống trong hư danh phù phiếm qua ngõ văn học, cùng những vị bị/được tạo hóa phân công giữa cuộc đời này phải gánh mãi nghiệp nhà văn, nhà thơ đủ chuẩn thứ thiệt, không thể khước từ như đã nói bên trên? 
2/12/2013 
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 03/01/2013, in Báo chí.

‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar

Bài này đăng trên TuanVietNam nhưng đã bị gỡ bỏ, nhưng một số trang mạng còn lưu lại được. Bản này lấy ở Ba Sàm.
“Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục”.
02/01/2013
Hồng Ngọc
Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
Mùa xuân bão táp ở Ả rập
Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.
…Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc “bầu cử” không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự “tín nhiệm cao” đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
Và những cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Ả rập” đã lột tả bản chất của sự “tín nhiệm cao” chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
Mùa xuân ấm áp với Myanmar
Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với “Mùa xuân Ả rập”.
Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.
Nguồn: TuanVietNam
Theo: Ba Sàm
This entry was posted on 03/01/2013, in Báo chí.

Luật sư Lê Quốc Quân tuyệt thực trong trại giam

Trang Nữ Vương Công Lý cho biết kể từ khi bị bắt, Ls Lê Quốc Quân (LQQ) đã tuyệt thực để phản đối hành vi đối xử của cơ quan công an và nhà cầm quyền đối với anh và gia đình. Một trong những yêu cầu của LQQ là được nhận cuốn Kinh Thánh dùng cho việc suy niệm hàng ngày của một tín hữu Kito. Nhưng đòi hỏi tối thiểu của anh cũng không được đáp ứng.
Cách đây mấy hôm, gia đình đã phải xin tiếp tế cho LQQ tại Trại giam số 1 Hà Nội, nhưng tất cả những thức ăn đưa vào, kể cả cơm trại giam anh đều từ chối.
Trang này cho biết, LQQ tuyệt thực ngay sau khi bị bắt, đã sang ngày thứ 6. Hiện nay tình hình sức khỏe của Ls LQQ đang suy yếu nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu tính từ khi LQQ bị bắt vào sáng ngày 27/12/2012 thì tới hôm nay đã bước sang ngày thứ 8.
Theo Nữ Vương Công Lý, những thông tin trên lấy từ gia đình Luật sư Lê Quốc Quân.
Vào lúc 17h 40′ hôm nay, 3/1/2013, tôi gọi điện cho vợ LQQ thì Hiền cho biết anh đã chịu ăn, cụ thể như thế nào chưa rõ. Thông tin này do Hiền nhận được từ điều tra viên qua điện thoại.
3/1/13
NTT
This entry was posted on 03/01/2013, in Báo chí.

Vườn hoa dân oan ngày tất niên 2012

Khi những khoảnh khắc cuối cùng của năm 2012 dần hết, khi mọi mái ấm trên hành tinh đã nghỉ để đón năm mới 2013 bên gia đình và người thân một năm mới nhiều may mắn, khi gió mùa đông bắc rít từng cơn trên mặt hồ Tây thổi thốc vào vườn hoa dân oan.

Nơi đây vẫn còn những số phận đáng thương, họ không nhà cửa, không tài sản phải ăn ngủ vạ vật nơi vườn hoa hè phố để đi tìm công lý. Có pháp luật nào đoái thương họ không?
Một nhóm anh chị em trong CLB bóng đá NO-U đã mang bánh mỳ và áo ấm đến cho họ. Chút hiện vật dù nhỏ nhoi nhưng hơi ấm thật đáng quý trong xã hội lúc này với họ.
Cầu mong họ tìm được công lý cho mình!
Nguồn: thanhvdgt1
This entry was posted on 03/01/2013, in Báo chí.

‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar

Bài này đăng trên TuanVietNam nhưng đã bị gỡ bỏ, nhưng một số trang mạng còn lưu lại được. Bản này lấy ở Ba Sàm.

“Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục”.

‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar

02/01/2013

Hồng Ngọc

 Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.

Mùa xuân bão táp ở Ả rập

Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.

Tiếp tục đọc

Luật sư Lê Quốc Quân tuyệt thực trong trại giam

Luật sư Lê Quốc Quân tuyệt thực trong trại giam

.

Trang Nữ Vương Công Lý cho biết kể từ khi bị bắt, Ls Lê Quốc Quân (LQQ) đã tuyệt thực để phản đối hành vi đối xử của cơ quan công an và nhà cầm quyền đối với anh và gia đình. Một trong những yêu cầu của LQQ là được nhận cuốn Kinh Thánh dùng cho việc suy niệm hàng ngày của một tín hữu Kito. Nhưng đòi hỏi tối thiểu của anh cũng không được đáp ứng.

Cách đây mấy hôm, gia đình đã phải xin tiếp tế cho LQQ tại Trại giam số 1 Hà Nội, nhưng tất cả những thức ăn đưa vào, kể cả cơm trại giam anh đều từ chối.

Trang này cho biết, LQQ tuyệt thực ngay sau khi bị bắt, đã sang ngày thứ 6. Hiện nay tình hình sức khỏe của Ls LQQ đang suy yếu nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu tính từ khi LQQ bị bắt vào sáng ngày 27/12/2012 thì tới hôm nay đã bước sang ngày thứ 8.

Theo Nữ Vương Công Lý, những thông tin trên lấy từ gia đình Luật sư Lê Quốc Quân.

Vào lúc 17h 40′ hôm nay, 3/1/2013, tôi gọi điện cho vợ LQQ thì Hiền cho biết anh đã chịu ăn, cụ thể như thế nào chưa rõ. Thông tin này do Hiền nhận được từ điều tra viên qua điện thoại.

 .

3/1/13

NTT

Vườn hoa dân oan ngày tất niên 2012

Vườn hoa dân oan ngày tất niên 2012

.

.
Khi những khoảnh khắc cuối cùng của năm 2012 dần hết, khi mọi mái ấm trên hành tinh đã nghỉ để đón năm mới 2013 bên gia đình và người thân một năm mới nhiều may mắn, khi gió mùa đông bắc rít từng cơn trên mặt hồ Tây thổi thốc vào vườn hoa dân oan.

Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong

Hôm nay, tờ báo của ngành dầu khí do anh Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập đăng bài viết có nêu tên tôi. Điều không ai bất ngờ, là giọng lưỡi của Nguyễn Như Phong, một viên công an làm văn nghệ chuyên có nhiều bài viết mà nói theo ngôn ngữ dân gian là chuyên “bóp dái” nhân dân, làm người đọc tức anh ách. Nhưng vì anh cậy mình là công an nên với thời kỳ công an trị, nhân dân phải câm miệng nghe anh thổi vào tai. Bởi anh cậy có lực lượng, có súng và có nhà tù. Được thể, anh càng lớn tiếng và càng “bóp” cho dân lè lưỡi bằng chính những tờ báo anh thò tay vào lãnh đạo.
Và càng lớn tiếng anh càng thể hiện sự dốt nát của mình như để chứng minh cho câu nói của người xưa “nói dài, nói dai sẽ thành nói dại”.
Đại tá công an Nguyễn Như Phong, TBT tờ Petrotimes.
Khi cả thế giới đang mong từng giờ cho chế độ độc tài Gadhafi cáo chung, thì tờ báo của anh ta xuất hiện bài viết “Sự thật về Libya và Kadhafi”. Bài viết đã làm bao nhiêu người phải “choáng” vì nhiều tình tiết anh đưa ra chứng minh rằng Gadhafi như một lãnh tụ vĩ đại, một cha già dân tộc của lục địa đen. Nhưng Gadhafi đã không không được một sự che chở nào của đám thần dân và bè bạn của hắn, thậm chí là của cả nhà nước Việt Nam khi lòng dân trào lên lật đổ.
Thế nhưng, khi Gadhafi hết nơi ẩn náu, chui vào ống cống rồi lãnh đạn để trả món nợ với nhân dân, báo chí Việt Nam hô hoán, anh lờ tịt. Đến mức, tôi phải nhắc anh Nguyễn Như Phong bằng bài viết: “Nguy rồi anh Nguyễn Như Phong ơi: Quân Kadhafi sắp hết nơi ẩn náu”.
Hôm nay, cũng trên tờ báo của Nguyễn Như Phong có bài trong đó viết: “Nguyễn Hữu Vinh, một kẻ đội lốt tôn giáo…”
Đội lốt tôn giáo?
Theo định nghĩa thông thường, “đội lốt” có nghĩa là mang danh nghĩa, hình thức bề ngoài nào đó để che giấu bản chất thật sự của tôi không đúng như hình thức phản ánh. Vậy thì đội lốt tôn giáo là mang danh nghĩa tôn giáo, hình thức tôn giáo chứ không phải là người có tôn giáo thật.
Vậy, thì tôi là một giáo dân, trong hồ sơ công an ghi rõ, mọi giáo dân, giáo sĩ đều công nhận, Giáo hội thừa nhận rõ ràng bằng tất cả mọi thứ liên quan đến tôi. Và trên hết, tôi có một Đức Tin về tôn giáo của tôi.
Vậy thì chỗ nào là đội lốt và đội như thế nào? Tại sao tôi phải đội lốt một tôn giáo mà tôn tin, tôi sẵn sàng hi sinh vì nó?
Anh Nguyễn Như Phong nên nhớ rằng: Tôn giáo không phải là cái thẻ đảng viên, không phải là cái cần câu cơm để người ta vào đó hòng kiếm chác hoặc thăng quan tiến chức nhằm thỏa mãn cái bụng và quả cật. Vì thế, với tôn giáo, không nhất thiết phải có những lời thể kiểu như “suốt đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc” nhưng sểnh ra là ăn cắp, là tham nhũng và cướp bóc của dân, là đĩ điếm, là hèn nhát với giặc, hung hãn với nhân dân. Tôn giáo cũng không phải là nơi thỏa mãn sự vinh thân phì gia, không phải là nơi có thể dựa vào đó mà ăn không nói có, bốc lửa bỏ tay người hay tung tin lừa bịp dọa dẫm thiên hạ. Bởi tôn giáo không có súng, không có nhà tù, không có tiền thuế của nhân dân để nuôi dù làm những việc bất nghĩa.
Với người giáo dân Công giáo, họ nhận thức được rất rõ ràng lời Chúa Giêsu dạy: “Ai mến ta, hãy vác Thánh giá mọi ngày mà theo ta”. Mà vác Thánh giá thì không một ai cho là dễ chịu. Quả là anh Nguyễn Như Phong sẽ không bao giờ hiểu điều này, nên anh ta nói quàng nói xiên rằng một giáo dân lại đi “đội lốt tôn giáo”.
Ai đội lốt tôn giáo?
Lời thề khi kết nạp đảng =>
Thực tế trong cuộc sống cũng không thiếu những kẻ đội lốt tôn giáo, đó là những tín đồ theo lý thuyết Mác – Lênin. Những người đã từng giơ nắm tay thề nguyền“Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực canh tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”. Rồi thì là“Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân”. Thế nhưng, những lời thề này đúng nghĩa theo ngạn ngữ “thề cá trê chui ống” khi mà chẳng mấy chốc, thì đám cán bộ, đảng viên đã “thành một bầy sâu” tham nhũng, đục khoét nhân dân từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất như lời chính anh Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang đã xác nhận. Chính những kẻ giơ nắm tay thề đó là những quan chức tham nhũng, những kẻ giơ nắm tay thề đó là những kẻ hống hách, bóc lột, hà hiếp nhân dân mà cả nước đều thấy, bởi đơn giản họ là kẻ có chức, có quyền sau khi đã giơ nắm tay đó lên thề.
Nếu nói chính xác rằng đội lốt, lợi dụng tôn giáo, phải kể đến những kẻ đã đưa những người không tôn giáo, vô thần vào nơi tôn nghiêm của tôn giáo để lợi dụng. Rất nhiều tin đồn trong dân chúng, rằng sư nọ, nhà tu hành kia là công an? Không chỉ là người còn sống, mà cả những người đã chết cũng bị lợi dụng. Muốn chứng minh điều này, mời anh Nguyễn Như Phong vào Khu du lịch Đại Nam để thấy có người ta đã cố tình đưa tượng ông Hồ Chí Minh, một người cộng sản vô thần vào Chùa ngồi với tượng Phật. Hoặc một số nơi đã cố tình đưa ông Hồ Chí Minh vào làm “đồng Thành Hoàng làng”.
Mục đích của những người làm những việc này là gì nếu không phải là những kẻ này đã buộc ông Hồ Chí Minh phải “đội lốt” tôn giáo?
Một lễ hô thần nhập tượng Hồ Chí Minh ở một đình làng =>
Thưa anh Nguyễn Như Phong, tôi tin rằng chính những kẻ đó đã phản bội lại ông Hồ Chí Minh, một người đã suốt đời theo Chủ nghĩa Cộng sản vô thần. Hẳn chính ông Hồ Chí Minh chắc cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng đến một bây giờ anh đã bị đưa vào chỗ thần thánh để lợi dụng.
Đấy mới thực sự là đội lốt tôn giáo, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Lật tẩy bộ mặt của Nguyễn Như Phong
Nguyễn Như Phong là một TBT tờ báo của ngành dầu khí, ăn lương từ ngành dầu khí. Vậy nhưng khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của chính ngành mình, không dám đưa một lời lên án, lại còn hèn hạ âm thầm sửa chữa bài viết mà nhà văn Phạm Viết Đào đã phát hiện như sau: “Tờ báo thuộc Tập Đoàn Dầu Khí VN của ông đại tá công an Nguyễn Như Phong đã tự chỉnh sửa lại bản tin, chữ ‘cắt cáp’ bị thay bằng ‘gây đứt cáp’ ngay trong tựa đề.
Tờ báo do Nguyễn Như Phong làm TBT âm thầm sửa bài, Ảnh Phạm Viết Đào
Tựa ‘Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02′ đã bị sửa thành ‘Tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02′. Nội dung bản tin cũng đã bị chỉnh sửa lại một số chi tiết. Từ ‘phá hoại’ bị sửa thành ‘gây đứt cáp’. Đồng thời đoạn văn dưới đây tố cáo thủ đoạn của TQ mạnh mẽ nhất trong bài cũng bị rút bỏ.’Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam”.
Như vậy, thử hỏi anh Đại tá Nguyễn Như Phong này là hạng gì?
Trong bài viết nói trên do Nguyễn Như Phong làm TBT viết về tôi như sau: “…đã nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ đấu tranh lật tẩy trò kích động chống chính quyền, biểu tình, gây rối ở Hà Nội”. Ở đây, hoặc thói đặt điều, vu cáo có lẽ là bệnh nghề nghiệp của Nguyễn Như Phong, hoặc chính công an Hà Nội đã làm trò mèo với công dân của mình. Trong rất nhiều lần triệu tập mà không đưa lý do chính đáng đối với tôi, chưa lần nào Công an Hà Nội có lệnh tạm giữ tôi đúng quy định của pháp luật. Đó chỉ là những lần triệu tập và cố tình giữ người trái pháp luật, không nêu rõ lý do nhằm ngăn chặn tôi và tước đoạt quyền tự do của công dân một cách bất hợp pháp. Cũng chưa bao giờ có ai kết luận tôi biểu tình gây rối ở Hà Nội hoặc bất cứ đâu, cũng chưa bao giờ có bản án nào kết tội tôi kích động biểu tình hoặc bất cứ điều gì như Nguyễn Như Phong đã cho kết tội tôi trên tờ báo của mình.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, đã được chính Tướng Công an Nguyễn Đức Nhanh xác nhận đó là những cuộc biểu tình yêu nước. Cỡ Đại tá Nguyễn Như Phong sao đủ tư cách kết tội người yêu nước?
Phải chăng, Nguyễn Như Phong vẫn ấm ức khi tôi nhắc anh ta chuyện Gadhafi hồi nào? Sự tiểu nhân, hèn hạ của một người chức hàm, chức vụ to lớn thể hiện ở những chỗ này sao? Thưa ông Đại tá?
Bỗng nhớ có lần nào đó đã đọc những câu “chói ngời đạo đức” của Nguyễn như Phong như sau: “Cũng có những nhà báo từng giàu, bằng cách đi viết “đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút và tống tiền các doanh nghiệp. Hoặc “Làm báo cho đến cùng mà tôi vẫn dẫn chứng một cái rất thô thiển với mọi người, là nhà báo như con… khuyển. Tức là phải biết ngửi, đánh hơi, phải thính nhưng cũng phải biết sủa, biết cảnh giác”. Rồi thì: “Nhất là trong thời buổi hiện nay, thông tin phức tạp, chồng chéo, cái thật giả lẫn lộn, chưa được minh bạch, thế nên mình mà viết theo cảm nhận một chiều là rất nguy hiểm”. Và: “Cùng với đó, rất đáng buồn là một bộ phận các nhà báo trẻ hiện nay rất coi thường về đạo đức nghề nghiệp. Vừa ra trường, mới làm báo được vài ba năm, viết được vài ba bài có chất lượng, thế là bắt đầu cao giọng phán xét, dạy dỗ người khác. Thái độ, tư thế, tác phong đi làm việc ở nơi này, nơi kia thì khệnh khạng, ăn nói thì hỗn xược”.
Qua bài báo trên và những điều anh Nguyễn Như Phong đã cho đăng trên tờ báo do anh làm TBT được người dân đánh giá, anh ta đã thể hiện rõ ràng những tính cách ““đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút..” với tính cách của “con… khuyển” “biết sủa” và “viết theo cảm nhận một chiều”… của riêng anh.
Đặc biệt, điều anh nói vô cùng đúng cho anh trong trường hợp này không chỉ là nhà báo trẻ mà như nói cho chính mình “rất coi thường về đạo đức nghề nghiệp… cao giọng phán xét, dạy dỗ người khác”.
Điều anh nói, ai cũng nghe là đúng nhưng anh đã không làm được hoặc đi ngược lại điều đó “Làm báo cần đạo đức”.
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Hà Nội, ngày 2/1/2013

Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong

Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong

J.B Nguyễn Hữu Vinh

.

Hôm nay, tờ báo của ngành dầu khí do anh Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập đăng bài viết có nêu tên tôi. Điều không ai bất ngờ, là giọng lưỡi của Nguyễn Như Phong, một viên công an làm văn nghệ chuyên có nhiều bài viết mà nói theo ngôn ngữ dân gian là chuyên “bóp dái” nhân dân, làm người đọc tức anh ách. Nhưng vì anh cậy mình là công an nên với thời kỳ công an trị, nhân dân phải câm miệng nghe anh thổi vào tai. Bởi anh cậy có lực lượng, có súng và có nhà tù. Được thể, anh càng lớn tiếng và càng “bóp” cho dân lè lưỡi bằng chính những tờ báo anh thò tay vào lãnh đạo.

Và càng lớn tiếng anh càng thể hiện sự dốt nát của mình như để chứng minh cho câu nói của người xưa “nói dài, nói dai sẽ thành nói dại”. Tiếp tục đọc