Archive | 07/01/2013

Trước khi bị bắt, Luật sư Lê Quốc Quân đã để lại những lời tâm huyết.

“Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình”.

(Lê Quốc Quân)

Nghe băng âm thanh Lequocquan 2012 (1)
Tôi có may mắn là người gần gũi Luật sư Lê Quốc Quân nhiều hơn bình thường trong những ngày trước khi anh bị bắt. Lê Quốc Quân đã biết được những nguy hiểm sẽ đến với mình trong 1,2 ngày tới nhưng anh không hề tỏ ra nao núng hay sợ hãi. Trong những bữa tiệc mừng Giáng sinh, anh vẫn hồn nhiên, vui tươi, nhiệt tình, vẫn cất lên những tiếng hát với một tấm lòng vô cùng trong sáng đối với đất nước, với dân tộc.
Những lời tâm huyết trên đây đã thể hiện những điều đó.
Anh thanh thản đối mặt với hiểm nguy. Một người bạn nói anh là con người “chính nhân quân tử”. Tôi cho rằng nhận xét ấy hoàn toàn chính xác.

TỔ QUỐC GỌI TÊN
Đêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nên bão bố dập dồn chăng lưới bủa vây.
Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa Bình,
Bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông.
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ Quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời vạn tấc đất đớn đau.
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tầu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc.
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ Quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa.
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình
THƯ NGỎ
Là một công dân Việt Nam luôn tha thiết với sự lớn mạnh của Đất Nước và Dân Tộc mình. Tôi tin rằng chỉ có Tự Do, Dân Chủ mới giải phóng con người, đem lại sức mạnh giúp Việt Nam phát triển.
Là một Luật Sư bất đồng chính kiến, tôi có thể gặp những khó khăn hoặc bị tù đày.
Bởi vậy tôi viết thư ngỏ này trình bày những điều, phòng sau khi mình không còn được tự do thì sẽ có nhiều thông tin không chính xác.
Thưa nhất: Với sự hiểu biết về pháp luật của mình, tôi khẳng định rằng: những hoạt động tranh đấu, những bài viết, những lời nói của mình là tốt đẹp và hoàn toàn vô tội theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Thứ hai:: Tôi không hoạt động vì quyền lợi của bất cứ quốc gia nào khác, ngoài tổ quốc Việt Nam. Tôi hoạt động để góp phần xây dựng xã hội dân sự, tạo phong trào dân sự rộng rãi nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân dân, thông qua cơ chế dân chủ và bằng phương pháp bất bạo động.
Thưa ba: Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và lập trường của mình về những vấn đề Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Tôi nỗ lực tối đa để bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên nếu khi tôi không còn được tự do, mà có những thông tin đi ngược lại với lý tưởng đấu tranh của mình, thì cần được coi là không phản ảnh đúng ý chí và lý trí của tôi. Những chứng cứ đó là hoàn toàn vô giá trị.
Thưa bốn: Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình. Tôi chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi của mình. Tôi sẵn sàng xin lỗi về những thiếu sót, nếu có, đối với anh em, bạn bè. Nhưng việc sử dụng các hành vi của tôi để buộc tội hoặc làm bằng chứng chống lại bất cứ ai, đều là vô hiệu. Tôi phủ nhận hoàn toàn mọi bằng chứng liên quan, làm phương hại đến các anh em khác đang tranh đấu vì một Việt Nam đổi mới, dân chủ, phát triển và giầu mạnh.
Cá nhân tôi luôn tin vào khát vọng và nỗ lực của chính nhân dân Việt Nam, tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ có được tự do, có được dân chủ thực sự. Mọi người dân Việt Nam đều có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai, có quyền mưu cầu hạnh phúc và thành công ngay trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu này.
Trân trọng kính thư
Tôi, Luật sư Lê Quốc Quân, xin cám ơn.
.
7/1/2013
NTT

Xuân này con không về

‘Từ nay con sẽ cố gắng tập nói “Con yêu Mẹ” mỗi ngày’
Hoàng Việt
Mẹ Việt Nam ơi. Một Mùa Xuân nữa lại đang đến. Con xin lỗi Mẹ vì con chưa thể về thăm Mẹ,
Mẹ biết không, con thật nhớ Mẹ, thật thương Mẹ và biết rằng Mẹ còn nhớ con, những đưa con xa Tổ quốc ngàn lần. Trái tim Mẹ đang the thắt vì quê hương mình khổ đau. Con biết Mẹ ngậm ngùi chua xót khi phải nhìn những đứa con yêu thương của Mẹ vì biển đảo quê hương, vì quyền sống của con người mà phải chịu đọa đày, đau khổ. Quê hương mình đang chảy máu, bật lên những tiếng kêu thống thiết của những người dân oan, của những đứa con mất cha, của người vợ mất chồng. Họ chết không phải vì chiến tranh loạn lạc hay rủi ro mà chết vì bàn tay của những người xưng là “công an nhân dân”. Họ đã chà đạp lên pháp luật, đã đánh, đã giết những đứa con của Mẹ bởi những lý do chẳng có gì đáng nói.
Có những đứa con của Mẹ suốt đời dầm mưa dãi nắng, bán thân cho đất, bán mặt cho trời để nuôi sống gia đình như anh em Đoàn Văn Vươn để rồi họ dùng quyền thế, ngang ngược đập phá, chiếm đọat hành hạ thể xác và tâm hồn cả một đại gia đình. Chua chát lắm khi họ coi người lương thiện như cỏ rác. Những người đứng dậy chống lại lũ cướp của phá nhà lẽ ra phải được tôn vinh như những anh hùng thì anh em họ Đoàn lại bị tù đầy oan trái với tội danh giết người.
Mẹ linh thiêng hãy phù hộ cho những đứa con yêu của Mẹ, Mẹ nhé vì các con của Mẹ đã quá nhiều đau khổ rồi. Nhiều lúc còn thê thảm hơn kiếp chó nữa vì loài chó khi bị đánh còn được kêu ẳng, còn mình thì không.
Con không thể nào quên được hình ảnh đau đớn của Trịnh Kim Tiến trong bộ áo tang tiễn đưa người cha thân yêu đã bị giết một cách tàn nhẫn bởi trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt cùng với những dân phòng. Con không thể nào quên được hình ảnh chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cùng mẹ chồng lặn lội ra tận Hà Nội khiếu kiện về cái chết oan nghiệt của anh Nhật ở đồn công an Bến Cát. Con đã thấy hình của chị đứng trước cái cổng sắt thật to nhưng thật vô cảm của cơ quan nhà nước nào đấy ở Hà Nội mà lòng con tê tái xót xa. Cổ con uất nghẹn và những giọt lệ cay đắng bỗng nhiên chảy dài trên má. Con đã nghe tiếng gọi của lương tâm, tiếng nấc của trái tim mình.
Con thề rằng từ nay con sẽ không nhắn mắt và im lặng nữa. Con đã từng sống thụ động cho đến khi nghe những bản nhạc của các anh Việt Khang và anh Trúc Hồ làm con thức tỉnh. Con đã như đứt từng khúc ruột khi lắng nghe lời hát trong bài “Việt Nam tôi đâu”. Triệu con tim như con đang nghe tiếng Mẹ tha thiết trong nỗi tê tái xót xa.
Hãy tha thứ cho con, đứa con bất hiếu của Mẹ. Con đã từng thờ ơ trước nỗi đau của người dân mình. Con những tưởng rằng mình sống tử tế, lo ăn học không làm những điều bán nước hại người, không làm tổn thương danh dự của Mẹ khi sống xa quê hương đã là tốt rồi. Nhưng con đã sai Mẹ ạ. Con có tội vì đã im lặng khi họ tàn phá cơ thể Mẹ ở Tây Nguyên, con đã thờ ơ khi họ bắt bớ những người đấu tranh cho tự do dân chủ, khi họ bịt miệng cha Lý. Con đã làm ngơ khi họ đàn áp đồng bào công giáo ở Thái Hà, Con Cuông, Cồn Dầu.
Ngàn lần con xin lỗi Mẹ. Từ nay con sẽ cố gắng tập nói “Con yêu Mẹ” mỗi ngày. Con vẫn còn chưa can đảm cùng anh em con xuống đường để kêu to khẩu hiệu “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam” như chị Bùi Thị Minh Hằng như anh Nguyễn Tường Thụy. Con chưa làm thơ chống Trung Quốc như Phương Uyên, con chưa về Việt Nam để gần với người dân mình như anh Nguyễn Quốc Quân…
Nhưng từ hôm nay con sẽ không im lặng nữa. Dù con đi đâu, làm gì thì con sẽ tự hào con là con của Mẹ. Tình mẫu tử thiêng liêng ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Con sẽ cùng bạn bè con mỗi ngày hành động, nói và viết để chia sẻ nỗi đau của Mẹ. Con sẽ theo anh em con ký thỉnh nguyện thư, kêu gọi nhân quyền và chia sớt những nỗi đau tinh thần và vật chất với những người con khác của Mẹ. Con sẽ chung sức với đồng bào con vì tương lai của đất nước, của dân tộc Việt Nam.
Mỗi việc con làm con biết Mẹ cảm thấy hạnh phúc lắm. Những đứa con của Mẹ đã can đảm hơn, ý thức hơn trong cuộc đấu tranh vì một quê hương công bình và bác ái, một quê hương có tư do độc lập thực sự. Con có thể nhìn Mẹ cười như mặt trời ấm áp, làm tan chảy băng tuyết sau những ngày đông lạnh lẽo. Băng giá sẽ tan giành chỗ cho một mùa xuân như xuân Ả rập đẹp tươi.
Ngày đầu năm mới
HV
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 07/01/2013, in Báo chí.

Ngòi bút bầy đàn – Rết nhiều chân sao có thể bay

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức
PV: Thưa anh… thưa anh…
NHĐ: Sao hôm nay anh có vẻ ấp úng thế?
PV: Quả thật tôi có ấp úng thật, sau bài, à sau cuộc đối thoại về “Lương tâm nhà văn…” mới nhất, đã có ý comment cho rằng, ông Hữu Lý này là ai? Có thật không? Hãy dẹp tiệp ông này đi, nên tôi cũng ái ngại… Tôi muốn hỏi anh…
NHĐ: Thôi, xin phép, tôi hiểu anh muốn nói gì rồi, tôi chơi với anh từ thủa “connaissance” còn lạ gì cách nghĩ của anh! Nhạc sĩ thiên tài Schumann nói: “không ai mời người câm dạy nói”. Đó là điều hiển nhiên. Nền học vấn châu Âu cũng khẳng định “ Cái gì không nói ra mồm thì không phải là tri thức”. Nghĩa là mọi hiểu biết của con người chỉ được chấp nhận khi phản ánh qua miệng, hay chữ viết, từ đó mới có thể cấp bản quyền.Kinh Thánh Tân Ước do Chúa Jesus phát ngôn sau đó được các môn đệ chép lại mà thành. Kinh Phật cũng do Phật Thích Ca rao giảng sau được các phật tử ghi chép lại. Chẳng lẽ ở đời lại có thứ tri thức bụng nằm sau trong dạ dầy không cất thành tiếng sao? Người Việt nói “khôn ngoan đến cửa quan mới biết”, có nghĩa là, chỉ ở nơi công quyền có người làm chứng ở tầm pháp lý, thì người khôn ngoan mới bày tỏ bằng lời sự thể hiện của mình qua đối đáp. Người Việt hiện đại nói “chèo nhiều ngã nhiều, chèo ít ngã ít, không chèo không ngã”. Còn Kinh Thánh thì hân hoan ca lời bất tử “cái gì nói trong bóng tối hãy nói nơi sáng sủa, cái gì thì thầm trong tai hãy nói trên mái nhà”. Còn có một phương ngôn mãnh liệt rằng “Mực của học giả còn hơn máu kẻ tử đạo”. Sứ mệnh bằng lời là cao cả nhất, chính thế người ta mới gọi Đấng sáng thế là “Đức Chúa Lời”. Nhà văn Andre Gide có nói: chúng ta hãy công bố sứ điệp bằng lời, chỉ có thế chúng ta mới đối diện với bản thân mình mong sám hối và hoán cải nó. Trong nhiều tôn giáo, người ta có nguyên tắc sám hối với cha hay người thứ ba là vậy, vì “công lý là người thứ ba”, người ta cần phải nói to lên lầm lỗi của mình để vọng đến tai người khác như trình diện công lý, để từ đó mới có thể sửa lỗi. Còn chuyên gia tình báo Alien Dalet tuyên bố “Bí mật là nguồn gốc của tội lỗi”. Mọi tội lỗi trên đời từ trộm cắp, lừa đảo, đánh cướp hay chính trị ám toán bẩn thỉu thì đều phải giữ bí mật. Như vậy nếu chúng ta im tiếng, không chịu nói lên hay làm chứng, thì có nghĩa chúng ta là mảnh đất mầu mỡ dung dưỡng cho những kẻ bất tài, tham nhũng, bè cánh. Mới đây, có bài đăng trên Lethieunhon, nói rằng tất cả giải thưởng văn học 5 năm của Tp. HCM thì đều rơi vào tay ban giám khảo, nghĩa là người này trao cho người kia, tôi gắp vào bát anh, anh lại gắp vào bát tôi. Các giải thưởng của ta nói chung có địa chỉ từ trước, tôi gắp cho báo anh , anh lại gắp cho báo tôi. Người có quyền thì có xu thế lạm dụng quyền để làm lợi cho mình và nhóm lợi ích. Chẳng nhẽ chúng ta có mỗi cái miệng này lại không muốn đòi công lý sao. Không! Chúng ta phải nói bằng mọi giá! Bằng mọi cách! Có một phương ngôn của triết học rằng “câu hỏi không bao giờ sai!” Nếu anh không dám hỏi, không dám nói chuyện cùng tôi, thì tôi sẽ mời một Hữu Lý khác, có thể anh ta chỉ là Hữu La, Hữu Lủ, hay Hữu Lú, thậm chí Hữu Lì… nhưng anh ta dám hỏi, dám nói chuyện, để chúng ta cùng “phanh ra”, cùng làm chứng và vỡ lở cho sự thực…
PV: Thôi, tôi xin ông, vừa qua có một “Phạm Thành”, nói rằng quyển “Ông chủ và đầy tớ” là ở cuốn Hiện tượng học tinh thần của Hegel, và anh là người “nghe hơi nồi chõ…” thì sao?
NHĐ: Trước hết đó không phải anh Phạm Thành người mở trang Bà Đầm Xòe bạn vong niên với tôi, mà là một người đội tên. Việc anh này tranh thủ khoe kiến thức rằng cuốn “Master – slave” nằm ở chương Ý thức trong cuốn sách đó là cách khoe mình đã nhìn thấy một chiếc đàn piano mầu trắng hay đen đang nằm trong nhà hát. Việc nhìn thấy cây đàn và việc biểu diễn nhạc của Hegel trên cây đàn đó là một trời một vực. Tôi đã mời anh giả danh đó, tiện đây mời cả anh, và mời tất cả bạn đọc giới thiệu (trừ Bùi Văn nam Sơn là người sọan-dịch cuốn sách, và là người hiểu biết thấu đáo Hegel) xem có ai tường tận thì xin bàn về cuốn sách “Hiện tượng học tinh thần”.
PV: Sao anh có vẻ chắc chắn thế?
NHĐ: Vì chính Hegel đã từng tuyên bố: “Cả thế giới chỉ có một người hiểu tôi, thậm chí anh ta cũng không hiểu nốt”. Ở miền Bắc này, nói chung tôi chưa gặp ai có thể hiểu cuốn “Hiện tượng học tinh thần” là cuốn theo tôi khó nhất của Hegel. Và nếu có ai dám nhảy ra, thì Việt nam lại phát hiện ra một tài năng triết học vĩ mô. Nhưng người nhảy ra xin nhảy ra bằng một bài tiểu luận, chứ đừng nhảy chân sáo kiểu comment.
PV: Thôi, chúng ta vào đề quá dài dòng rồi, xin anh đi vào cuộc cho!
NHĐ: Anh hỏi đi!
PV: Theo anh, người Trung Quốc hay người Việt ít xây dựng giá trị cá nhân mà chỉ chú trọng vào cấu kết tập đoàn, có đúng không?
NHĐ: Qua thị trường chứng khoán Việt Nam, có lẽ không ngày nào người ta không nhắc đến “hội chứng bầy đàn” của những người chơi chứng khoán. Bầy đàn ở đây là gì? Họ không có khả năng đưa ra ý tưởng của cá nhân, vì thế họ a dua, ào ào theo đuôi nhau, mua mã này, bỏ rơi mã kia, tạo ra những cơn sốt giả tạo, cũng như làm đóng băng những nhu cầu nhắm vào ai đó…
PV: Hội chứng bầy đàn xuát phát từ đâu?
NHĐ: Bầy đàn là sản phẩm của xã hội thiếu công lý. Trong một xã hội có công lý thì người nhỏ tuổi, người yếu , người già, phụ nữ, người dại dột được bảo vệ. Ngược lại trong xã hội phi lý hoang dại thì người ta lấy mạnh đè yếu, lấy khôn đè dại, lấy đàn ông ăn hiếp đàn bà, lấy quan hiếp dân, lấy giầu hiếp nghèo. Trong xã hội hoang sơ về công lý đó, người ta thường kết nghĩa hay câu kết nhau để vụ lợi cho mình và chèn ép người khác. Ở Trung Quốc, người ta có lệ kết nghĩa anh em thề thốt “dù không sinh cùng ngày, nhưng sẽ chết cùng giờ, cùng năm, cùng tháng”, có nghĩa là ai đụng đến họ thì sẽ bị anh em họ cho nếm đòn liên đới ngay, Lưu – Quan – Trương trong Tam Quốc là một bằng chứng về điều đó. Ở Việt Nam cũng giống vậy, người ta kết nghĩa ở khắp nơi, thậm chí còn mở rộng kết nghĩa đồng hương để ỷ dốc ăn hiếp người khác. Việc các nhà thơ lèo tèo mấy dòng, mấy bài ngắn tũn cũng vậy, họ rất thích kéo bè kết cánh thành hội để dìm người khác còn tâng bốc mình lên.
PV: Như vậy, Trung Quốc hay Việt Nam rất mạnh về chủ nghĩa tập thể?
NHĐ: Nếu anh nghĩ vậy thì đó là một sự lầm lẫn khủng khiếp nhất, thậm chí không thể tha thứ về mặt nhận thức.
PV: Tại sao?
NHĐ: Anh thử nhìn môn bóng đá mà khâm phục người châu Âu. Dân tộc của họ rất ít người, vài thế kỷ trước mỗi nước chỉ có vài triệu người, vậy mà người ta nghĩ ra môn bóng đá với 22 cầu thủ đá trên mặt sân rất rộng. 22 người cho một cuộc chơi, đủ thấy tầm vóc và mật độ lớn thế nào. Trong đó nước lớn như Trung Quốc cả tỉ dân không nghĩ ra trò chơi nào cỡ chục người cả, vua chúa thì còn chơi và xem chọi dế như trẻ con. Tư tưởng gia Tôn Trung Sơn ví nước Trung Quốc to lớ đông dân nhất thế giới chỉ là bãi cát rời rạc. Còn nhà văn Nguyễn Bá Dương thì ví : một con lừa cũng làm vua cả tỉ người Trung Quốc vì họ là bầy đàn giống nhau kinh khủng. Người Việt hiện có đến 90 triệu người, sân vận động thì bé tẹo, nhưng ra sân thì vắng như chùa bà đanh, làm sao khi cổ vũ có thể tạo ra hiệu ứng đám đông được? Có một phương ngôn “chỉ là mình hoàn toàn thì mới gia nhập được với người khác”. Một người chỉ có thể gia nhập giàn nhạc khi anh ta hiểu bản nhạc và chơi tốt nhạc cụ của mình. Vì yếu đuối, người Việt và người Trung Quốc mở mắt ra đã nghĩ đến bản năng cấu kết đám đông để hưởng sự an toàn và ưu tiên cho mình, nhưng vì quá ích kỷ họ chỉ tham gia một cách quấy quá đánh trống ghi tên, sau đó muốn ăn mảnh để giành phần hơn. Vì thế mà cá nhân họ cũng không hoàn thiện! Tập thể họ cũng không đạt tới.
PV: Đến đây chúng ta có nên quay về văn học không? Anh đánh giá thế nào?
NHĐ: Sao lại không! Thế nào ư, có nhiều chuyên gia nói rằng: con rết đi rất vững bởi nó đi bằng nhiều chân, nhưng không thể chạy nhanh hay bay lên được. Sáng tạo văn học hay phát minh khoa học là việc của những cái đầu độc lập, đó là chắn chắn vì như chúng ta đã bàn, sáng tạo tinh thần không bao giờ là sản phẩm cùng lúc của hai người. Nói dễ hiểu thế này, tập thể chân rết nhà văn sau vài chục năm đập cánh vẫn chỉ thấy “tép riu” thôi! Bây giờ thì lo cửa hàng mậu dịch giải thể, các tập chí sát nhập và đóng cửa, các giải thưởng bị lộ hàng vì cứ tìm ghế cao mà trao danh dự… Tất cả đó không phải là sự yếu kém của cả cá nhân và chủ nghĩa vá víu đám đông sao?
PV: Vâng. Có lẽ hiện thực đang là bằng chứng cho những gì anh nói! À còn điều này tôi suýt quên, có người nói, chúng ta chỉ giỏi tâng bốc mình?
NHĐ: Anh hãy đếm đi, trừ một lần đầu tiên tôi hỏi anh đánh giá về tôi. Chúng ta có bao giờ nói về mình mà bảo là tâng bốc lẫn nhau. Còn nếu chúng ta nói sai, báo mạng luôn luôn mở cửa đấy, xin những ai có khả năng “bảo vệ luận án” lên tiếng cho. Nhưng hãy nhớ chúng ta vẫn hằng trông mong sự bước lên khán đài chứ không muốn chống lại những gì chọc sàn từ dưới comments.
PV: Anh trả lời thế là thích đáng. Cám ơn anh!
Hữu Lý thực hiện 07/01/2013
.
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 07/01/2013, in Báo chí.

Từ Mùa xuân Praha 1968 đến Cách mạng Nhung năm 1989

Huỳnh Văn Úc
Mùa xuân Praha 1968
Mùa xuân Praha 1968 bắt đầu cách nay đã 45 năm khi nhà cải cách người Slovak của Tiệp Khắc-ông Dubcek lên nắm quyền lực trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ngày 5/1/1968 và kéo dài đến ngày 21/8/1968 khi quân đội Liên Xô và các nước thành viên Hiệp ước Warsawa tấn công Tiệp Khắc để ngăn cản cuộc cải cách. Những nỗ lực của ông Dubcek nhằm trao thêm quyền cho công dân, dân chủ hóa đất nước, nới lỏng các hạn chế với giới truyền thông, bãi bỏ các hạn chế tự do ngôn luận. Ông Dubcek cũng ủng hộ việc chia Tiệp Khắc thành hai nhà nước độc lập là Séc và Slovakia cùng tồn tại trong một liên bang.
Đêm 20 rạng ngày 21/8/1968 hai mươi vạn quân và hai nghìn xe tăng của quân đội các nước thuộc Hiệp ước Warsawa gồm Liên Xô, Bulgari, Ba Lan và Hungary vượt biên giới tiến vào Tiệp Khắc. Cuộc hành quân nhanh chóng kết thúc và tới sáng ngày 21/8/1968 Tiệp Khắc đã bị chiếm đóng hoàn toàn. Cuộc xâm lược đã gây ra một làn sóng di cư của dân chúng với con số ước tính lên đến ba chục vạn người. Dubcek mất quyền lực. Người thay thế ông là Gustav Husak đã xóa bỏ hầu hết các biện pháp cải cách. Mùa xuân Praha 1968 tuy thất bại nhưng đã trở thành bất tử trong âm nhạc và văn học với những tác phẩm để đời của Karel Kryl và Milan Kundera.
Cách mạng Nhung năm 1989
Cách mạng Nhung năm 1989 là cuộc cách mạng bất bạo động diễn ra ở Tiệp Khắc từ ngày 16/11/1989 đến ngày 29/12/1989 dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội tại nước này. Sự kiện này đã châm ngòi cho một chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước Đông Âu trong năm 1989. Opletal là một thanh niên anh hùng của Tiệp Khắc. Anh bị phát xít Đức bắn chết năm 1939. Đoàn Thanh niên Cộng sản Tiệp Khắc được phép tổ chức một cuộc biểu tình và diễu hành để kỷ niệm 50 năm ngày mất của người anh hùng. Hơn năm mươi nghìn người đã tham gia biểu tình. Đoàn diễu hành tiến về Nghĩa trang Quốc gia Vysehrad. Những khẩu hiệu được hô to nhiều lần trong cuộc biểu tình là “Hãy nhớ Mùa xuân 1968”; “Perestroika (cải tổ) ngay lập tức!”. Công an án binh bất động. Khi đến Nghĩa trang có ba nghìn người ở lại. Sáu giờ rưỡi chiều một người trong số họ hô to: “Tiến về Quảng trường Wenceslas!”. Đoàn người hưởng ứng và quay lại trung tâm thủ đô Praha, ở đó họ đối đầu với cảnh sát vũ trang chống bạo động đầu đội mũ sắt tay mang khiên bằng nhựa cứng. Sinh viên đồng loạt ngồi xuống. Họ hát quốc ca và những bài hát cổ vũ lòng yêu nước. Một đơn vị chống bạo động khác được điều đến di chuyển ra phía sau đoàn biểu tình. Đoàn biểu tình bị kẹt ở giữa hai đơn vị cảnh sát. Đến 9 giờ tối một chiếc xe thùng của cảnh sát cố tình húc vào đám đông. Cảnh sát dùng gậy đánh tới tấp vào đoàn người hoảng loạn. Máu chảy, xương gẫy. 561 người bị thương. 120 người bị hốt lên các xe thùng. Dư luận giận dữ nổ ra trên toàn Tiệp Khắc phản đối cuộc đàn áp. Hai ngày sau, ngày 19/11/1989 nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình trên khắp đất nước. Những cuộc biểu tình nối tiếp nhau cho đến tận tháng 12/1989. Đặc biệt vào ngày 20/11/1989 cuộc biểu tình ở thủ đô Praha từ con số hai chục vạn người tham gia ban đầu đã nhanh chóng tăng lên đến nửa triệu người. Ngày 27/11/1989 nổ ra cuộc đình công đồng loạt trên toàn quốc. Ngày 28/11/1989 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải thể chế độ một đảng duy nhất nắm quyền. Ngày 10/12/1989 Tổng thống Gustav Husak đã chỉ định một chính phủ không cộng sản và tuyên bố từ chức. Ông Dubcek-người từng lãnh dạo Mùa xuân Praha 1968 được cử làm phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang. Ngày 28/12/1989 ông Vaclav Havel được bầu làm Tổng thống mới trong một cuộc bầu cử dân chủ.
Từ Mùa xuân Praha 1968 đến Cách mạng Nhung năm 1989-một khoảng thời gian 21 năm. Hai mươi mốt năm, những sinh viên sinh năm 1968 đã xuống đường châm ngòi cho sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc và sau đó là sự sụp đổ của Đông Âu.
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 07/01/2013, in Báo chí.

Trước khi bị bắt, Luật sư Lê Quốc Quân đã để lại những lời tâm huyết.

Trước khi bị bắt, Luật sư Lê Quốc Quân đã để lại những lời tâm huyết.

“Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà Tổ Quốc đã trao tặng cho mình”.

(Lê Quốc Quân)

Tôi có may mắn là người gần gũi Luật sư Lê Quốc Quân nhiều hơn bình thường trong những ngày trước khi anh bị bắt. Lê Quốc Quân đã biết được những nguy hiểm sẽ đến với mình trong 1,2 ngày tới nhưng anh không hề tỏ ra nao núng hay sợ hãi. Trong những bữa tiệc mừng Giáng sinh, anh vẫn hồn nhiên, vui tươi, nhiệt tình, vẫn cất lên những tiếng hát với một tấm lòng vô cùng trong sáng đối với đất nước, với dân tộc.

Tiếp tục đọc

Xuân này con không về

Xuân này con không về

 ‘Từ nay con sẽ cố gắng tập nói “Con yêu Mẹ” mỗi ngày’

Hoàng Việt

.

Mẹ Việt Nam ơi. Một Mùa Xuân nữa lại đang đến. Con xin lỗi Mẹ vì con chưa thể về thăm Mẹ,

Mẹ biết không, con thật nhớ Mẹ, thật thương Mẹ và biết rằng Mẹ còn nhớ con, những đưa con xa Tổ quốc ngàn lần. Trái tim Mẹ đang the thắt vì quê hương mình khổ đau. Con biết Mẹ ngậm ngùi chua xót khi phải nhìn những đứa con yêu thương của Mẹ vì biển đảo quê hương, vì quyền sống của con người mà phải chịu đọa đày, đau khổ. Quê hương mình đang chảy máu, bật lên những tiếng kêu thống thiết của những người dân oan, của những đứa con mất cha, của người vợ mất chồng. Họ chết không phải vì chiến tranh loạn lạc hay rủi ro mà chết vì bàn tay của những người xưng là “công an nhân dân”. Họ đã chà đạp lên pháp luật, đã đánh, đã giết những đứa con của Mẹ bởi những lý do chẳng có gì đáng nói.

Tiếp tục đọc

Ngòi bút bầy đàn – Rết nhiều chân sao có thể bay

Ngòi bút bầy đàn – Rết nhiều chân sao có thể bay

 Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức

 .

PV: Thưa anh… thưa anh…

NHĐ: Sao hôm nay anh có vẻ ấp úng thế?

PV: Quả thật tôi có ấp úng thật, sau bài, à sau cuộc đối thoại về “Lương tâm nhà văn…” mới nhất, đã có ý comment cho rằng, ông Hữu Lý này là ai? Có thật không? Hãy dẹp tiệp ông này đi, nên tôi cũng  ái ngại… Tôi muốn hỏi anh…

NHĐ: Thôi, xin phép, tôi hiểu anh muốn nói gì rồi, tôi chơi với anh từ thủa “connaissance” còn lạ gì cách nghĩ của anh! Nhạc sĩ thiên tài Schumann nói: “không ai mời người câm dạy nói”. Đó là điều hiển nhiên. Nền học vấn châu Âu cũng khẳng định “ Cái gì không nói ra mồm thì không phải là tri thức”. Nghĩa là mọi hiểu biết của con người chỉ được chấp nhận khi phản ánh qua miệng, hay chữ viết, từ đó mới có thể cấp bản quyền. Tiếp tục đọc

Từ Mùa xuân Praha 1968 đến Cách mạng Nhung năm 1989

Từ Mùa xuân Praha 1968 đến Cách mạng Nhung năm 1989

Huỳnh Văn Úc

.

Mùa xuân Praha 1968

Mùa xuân Praha 1968 bắt đầu cách nay đã 45 năm khi nhà cải cách người Slovak của Tiệp Khắc-ông Dubcek lên nắm quyền lực trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ngày 5/1/1968 và kéo dài đến ngày 21/8/1968 khi quân đội Liên Xô và các nước thành viên Hiệp ước Warsawa tấn công Tiệp Khắc để ngăn cản cuộc cải cách. Những nỗ lực của ông Dubcek nhằm trao thêm quyền cho công dân, dân chủ hóa đất nước, nới lỏng các hạn chế với giới truyền thông, bãi bỏ các hạn chế tự do ngôn luận. Ông Dubcek cũng ủng hộ việc chia Tiệp Khắc thành hai nhà nước độc lập là Séc và Slovakia cùng tồn tại trong một liên bang.
Tiếp tục đọc

Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc?

Posted by basamnews on 06/01/2013
Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.
Câu hỏi trên đặt ra dành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.
Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói về người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không được biết kẻ nào đã giết anh?
Chỉ còn 40 ngày nữa là đến ngày tưởng niệm 34 năm trước đồng bào, chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Phải chăng đây là món quà sớm của các vị gửi tới cho chúng?
Trước tiên xin mời đọc bản tin trên VNExpress:
Anh hùng liệt sĩ 35 năm nằm lại biên giới phía Bắc
Sáng 6/1, hài cốt của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại quê hương Thanh Hóa, sau 35 năm nằm xuống khi đang chiến đấu chống quân xâm lược từ bên kia biên giới.

Sáng 6/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và UBND TP Thanh Hóa làm lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Trước đó một ngày, hài cốt của liệt sĩ Chinh đã được đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) về Thanh Hóa.
Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16/2/1975, thuộc biên chế Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội Biên phòng). Sau khi ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot, đơn vị của anh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 25/8/1978, khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược, người lính biên phòng tròn 18 tuổi đã bị sát hại. Sau đó, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.
Anh hùng Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc. Sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía Bắc, hài cốt của anh được đưa về an táng tại quê hương.
Lê Hoàng
———
– Mời đọc tiếp trích đoạn trên báo Dân trí: “Ngày 25/8/1978, trong khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội mình bị những tên ‘côn đồ‘ từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết, Lê Đình Chinh đã bị sát hại.”
– Tiếp theo, báo Nhân dân: “Lê Đình Chinh hy sinh ngày 25-8-1978 trong chiến đấu chống quân xâm lược.”
Tiền phong cũng không kém: “Ngày 25- 8- 1978, anh Lê Đình Chinh đã hy sinh khi đang chiến đấu bảo vệ đồng đội và người dân khỏi quân xâm lược từ bên kia biên giới.”
– Còn Tuổi trẻ thì sao: “Ngày 25-8-1978, khi đang chiến đấu [ với ai đó …? ] bảo vệ đồng đội và cán bộ của mình, anh Lê Đình Chinh đã hi sinh.”
– May thay, làng báo chúng ta cũng còn có nơi không đến nỗi tệ, đó là Thanh niên. Chỉ vài dòng buồn tẻ, không có ảnh, không nói được bao nhiêu về anh, nhưng vẫn còn hơn tất cả các báo khác:“Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh trên biên giới phía bắc ngày 25.8.1978 khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc.”
– Cũng thật đáng quý khi những người quản trị trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã kịp cập nhật thông tin từ các báo ngay chiều nay: “Ngày 6 tháng 1 năm 2013, hài cốt của Lê Đình Chinh đã được cất bốc và đưa từ nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.”
(19h40′, Chủ nhật, 6/1/2013. Chúng tôi xin hẹn độc giả sẽ tiếp tục cập nhật thông tin từ các báo khác … ).
– 20h15′ – Tuyệt vời Thanh niên! Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh. “Ngày 25.8.1978, Lê Đình Chinh đã hi sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc“.
Trong cái lạnh tê tái, 3 giờ 30 phút ngày 5.1, gia đình và đồng đội cũ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã có mặt tại Nghĩa trang H.Cao Lộc để chuẩn bị đón anh về quê mẹ
– 20h30′: Tìm trên báo Quân đội ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là một bàiliên quan trường THCS Lê Đình Chinh, từ 2007: Thầy giáo chống tiêu cực bị cách chức Phó hiệu trưởng (!)
– 23h40′: + Quê Choa: Ai sát hại báo Dân Trí?; + Trương Duy Nhất: Hèn hạ khiếp nhược; + Nguyễn Trọng Tạo: LÊ ĐÌNH CHINH, TÔI ĐÃ GẶP ANH; + BBC tiếng Việt: Tôn vinh liệt sĩ, tránh nhắc Trung Quốc?; + Bùi Văn Bồng: XIN ĐỪNG SÁT HẠI TIẾNG VIỆT !
– 23h55′: Tìm trên báo Công an ND bằng từ khóa “Lê Đình Chinh” thì được kết quả là 5 bài, nhưng đều về những ngôi trường mang tên Lê Đình Chinh. Xin lưu ý với các ông TBT, Phó TBT báo này: Anh hùng Lê Đình Chinh từng là chiến sĩ công an vũ trang, đồng nghiệp của các ông, hy sinh khi các ông còn đang yên ấm trên ghế giảng đường đại học.
Mời đọc thêm, một bài viết cũ rất nhiều thông tin chi tiết: Những điều chưa biết về LS Lê Đình Chinh – 1979 (VnBlognet.com/Mai Thanh Hải). – Bài từ tháng 2/2011: Lê Đình Chinh trong ký ức người mẹ (TN). “… Lê Đình Chinh đang cùng đồng đội đi thăm hỏi đồng bào tại khu vực biên giới thì bắt gặp một toán “côn đồ” từ bên kia biên giới kéo sang đánh giết cán bộ và nhân dân địa phương.”
– Thứ Hai, 7/1/2013: + VTV-Thời sự sáng (phút thứ 38’45″), lúc 6h12′ cũng đã đưa tin, hình ảnh buổi cải táng hài cốt Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, cũng có nội dung anh hy sinh “khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược bảo vệ biên giới phía Bắc”. Mời nghe: Lê Đình Chinh.
Nguồn: Ba Sàm

Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc?

Kẻ thù nào đã giết anh Lê Đình Chinh 35 năm trước ở Biên giới phía Bắc?

Posted by basamnews on 06/01/2013

Chiều nay, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt của anh, Anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1978-1979 chống bọn Trung Quốc xâm lược.

Câu hỏi trên đặt ra dành cho các báo, tưởng như ngô nghê, nhưng lại là thực.

Còn người trả lời cuối cùng phải là các vị ở Ban Tuyên giáo TƯ: Có hay không chuyện cấm các báo nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” khi nói về người Anh hùng mà thế hệ trẻ đã và đang học tập tấm gương, nhưng lại không được biết kẻ nào đã giết anh? Tiếp tục đọc

Hèn hạ khiếp nhược

le dinh chinh

Hôm nay 6/1/2013, các báo đồng loạt đưa tin cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, người anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Trung- Việt 1979. Điều kỳ lạ là hầu hết các báo đều không dám nhắc đến cái tên kẻ thù của cuộc chiến tàn khốc bi thương đó. Duy nhất một tờ Thanh Niên (có lẽ do lọt sàng) đã nêu được đích danh tên kẻ thù- đó là “quân xâm lược Trung Quốc”.

ledinhchinhChưa có thời nào bi hề và nhục nhã thế. Thủ tướng thì phải gọi trại ra là “đồng chí X”. Tàu của bọn cướp biển thì phải gọi là “tàu lạ”. Kẻ thù xâm lược tàn phá quê hương, sát hại Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh trong cuộc chiến Việt- Trung 35 năm trước thì không dám gọi thẳng tên mà phải bóng gió xa xôi ám chỉ bằng những cách chung chung khôi hài như: “quân xâm lược từ bên kia biên giới”, “những tên côn đồ từ bên kia biên giới”…
Đến mức mấy chữ “quân Trung Quốc” khắc trên tấm bia ghi chiến tích của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như bằng chứng cho một sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời:
lang-son31[11]
Xin đừng ngụy biện bằng những “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt”. Hà Nội, Điện Biên, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên… trên khắp nước Việt này vẫn còn nhiều chứng tích của các cuộc chiến tranh Việt- Pháp, Việt- Mỹ, những dòng chữ khắc ghi “tội ác thực dân Pháp, đế quốc Mỹ”… vẫn còn đầy ra đấy. Có ai đục bỏ đâu, có “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt” đâu mà tình hữu nghị Việt- Pháp, Việt- Mỹ vẫn nồng thắm. Thậm chí bao thế hệ người Pháp người Mỹ còn thích tìm đến những nơi chốn đó, thắp hương quỳ lạy và cảm thấy yêu cái nước Việt này hơn.
Thế nhưng tại sao cái chữ “quân Trung Quốc xâm lược” lại phải đục bỏ. Đến mức người dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo cũng bị đàn áp, bắt giam. Đến cái tên kẻ thù xâm lược bắn giết đồng bào mình cũng không dám gọi tên. Húy kỵ đến hèn hạ, tránh né đến khiếp nhược như thế nhưng tại sao quan hệ Việt- Trung vẫn chẳng lúc nào yên.
35 năm nằm im trong lòng đất, liệt sĩ anh hùng Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh đã ngã xuống, thấm máu vùng biên cương kia, có ngờ được rằng hôm nay tổ quốc của các anh đã không dám gọi thẳng cái tên kẻ thù đã xâm phạm bờ cõi, sát hại các anh ngày ấy.
Đọc những dòng tin trên báo hôm nay, có ai nhận ra mình đã khóc, nước mắt sót cay? Có ai phải nghiến răng bóp chặt tay thành nắm đấm căm giận…
Không có sự hèn hạ nào hèn hạ bằng. Không có sự khiếp nhược nào khiếp nhược đến thế.
ls
Cụ bà Khương Thị Chu, mẹ liệt sĩ anh hùng Lê Đình Chinh bên hài cốt con (ảnh nguồn: Báo Thanh Niên )
– Mời bấm nghe lại bài hát hào hùng một thời: Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh, nhạc Phạm Tuyên, trình bày: tốp ca Đài tiếng nói Việt Nam.
.

Hèn hạ khiếp nhược

Hèn hạ khiếp nhược

.

le dinh chinhHôm nay 6/1/2013, các báo đồng loạt đưa tin cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, người anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Trung- Việt 1979. Điều kỳ lạ là hầu hết các báo đều không dám nhắc đến cái tên kẻ thù của cuộc chiến tàn khốc bi thương đó. Duy nhất một tờ Thanh Niên (có lẽ do lọt sàng) đã nêu được đích danh tên kẻ thù- đó là “quân xâm lược Trung Quốc”. Tiếp tục đọc