Archive | 13/01/2013

Bà Kim Chi trả lời là đúng thời điểm

Nguyễn Tường Thụy
Lúc này, tôi không có ý định viết bài ca ngợi bà Kim Chi nữa. Đã có rất nhiều bài viết hay và tôi cũng đồng tình. Bên cạnh những lời ca ngợi, đây đó vẫn có những ý kiến chê việc bà từ chối viết báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng là “không kín kẽ và hơi bộp chộp”.
Ý kiến này của blogger Hiệu Minh đưa ra sau khi bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho rằng, đây mới là chỉ chuyện trong nội bộ “chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích”.
Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu bà Kim Chi không muốn trong nhà có chữ ký của thủ tướng thì bà nêu ý kiến vào lúc nào cho phù hợp?
Blogger Hiệu Minh “tư vấn”, đại ý là nên tìm mọi cách để có được chữ ký (khen tặng) của thủ tướng, lúc ấy hãy từ chối thì tầm ảnh hưởng mới lớn. Tôi cho rằng đây là lời xui dại, ai muốn noi gương bà Kim Chi chớ nên theo.
Nếu làm như thế thì sẽ đặt bà Kim Chi vào thế khó lòng từ chối. Kèm theo đó người ta sẽ chê bai bà về nhân cách.
Họ sẽ đặt vấn đề: Tại sao chị không muốn nhận mà lại còn viết báo cáo thành tích, vận động để được khen tặng, để có bằng được chữ ký của thủ tướng rồi chị mới từ chối. Rõ ràng là chị có ý đồ xấu xa nhằm bôi nhọ thủ tướng.
Nếu bà Kim Chi mới chỉ nghe đồn là mình có tên trong danh sách đề nghị khen thưởng mà đã nói thế thì đúng là vội vã thật.
Hoặc là người ta cứ tự động làm không hỏi ý kiến bà rồi ấn vào tay bà cái bằng khen hay huân chương gì đó, lúc ấy bà mới phản ứng là đúng.
Đằng này lại không phải như thế. Việc đưa bà vào danh sách đề nghị khen tặng có công văn hẳn hoi.
Trong thư gửi Hội điện ảnh Việt nam, bà Kim Chi cho biết: “công văn của Hội ghi cho tôi yêu cầu báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng”
Tức là bà có biết về công văn đó và người ta yêu cầu bà viết báo cáo thành tích.
Như vậy, bà Kim Chi không muốn, bà trả lời như thế là đúng lúc. Tôi nghĩ một người có tâm trong sáng như bà không thể lừa cho người ta khen thưởng rồi mới từ chối, chơi đểu lại. Khi ấy, công luận sẽ chê bai bà thủ đoạn, tiểu nhân. Điều đó không phù hợp với con người bà.
Về ý kiến cho rằng “Viết đơn và làm hồ sơ mới là bước đầu. May ra được vào danh sách rồi trình lên ban xét duyệt thi đua. Nếu may thì sẽ gửi lên VP Thủ tướng.Thủ tướng chắc gì đã xem. Mà ông xem chắc gì ông đã ký”. Tức là có được cũng chỉ là ăn may.
Nói thế chỉ giúp người ta chữa thẹn mà thôi.
Căn cứ nào đảm bảo rằng bà Kim Chi sẽ bị loại nên bà khỏi cần lo? Cứ xem thực tế từ trước đến nay, tỷ lệ đề nghị và tỷ lệ chính thức được khen là bao nhiêu? Tôi không ở trong Hội điện ảnh nên không biết nhưng tôi đoán tỷ lệ đó là cao vì khi lập danh sách, họ đã căn cứ vào tiêu chí khen thưởng, tức là đã qua một lần sàng lọc. Nếu có bỏ ai thì chỉ là những trường hợp đặc biệt.
Trong bài viết của blogger Hiệu Minh, tôi thấy có những đoạn nói về đời tư của bà Kim Chi. Tác giả kể khá cụ thể về chuyện tình duyên, chuyện chồng con của bà, về chuyện chia chác tài sản. Điều này rất không nên. Tôi không hiểu tác giả nhằm mục đích gì?
13/1/13
NTT

Đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia

Huỳnh Văn Úc
Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc thì dự trữ ngoại hối của nước này đứng thứ nhất thế giới với con số 3.290 tỷ USD. Đó là một số tiền khổng lồ. Với tiềm lực như thế Trung Quốc đẩy mạnh cuộc bành trướng ra các thị trường nước ngoài. Từ tháng Giêng đến tháng 11 năm 2012 khối lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 62,5 tỷ USD. Theo Asia Times Trung Quốc là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với số tiền lên đến 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Ngày đầu năm 1/1/2013 tờ báo The Phnom Penh Post đăng một bài báo với tựa đề China to invest $ 9.6 b in Cambodia-Trung Quốc đầu tư 9,6 tỷ USD vào Campuchia.Hơn chín tỷ đô la là số tiền Trung Quốc sẽ đổ vào Campuchia trong năm 2013 vào ba dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chế biến thép. Quặng sắt sẽ được khai thác ở Preah Vihear rồi chế biến thành sắt và thép, sau đó vận chuyển về Trung Quốc theo đường biển. Trung Quốc sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 405 km chạy xuyên qua năm tỉnh từ nơi khai thác sắt và thép là tỉnh Preah Vihear đến Kampong Thom, Kampong Chnang, Kampong Speu, và điểm đến sau cùng là tỉnh duyên hải Koh Kong, tại đây Trung Quốc còn xây dựng một hải cảng ngó ra Vịnh Thái Lan và hướng về vùng biển Trường Sa của Biển Đông.
Không phải bất kỳ người dân Campuchia nào cũng tỏ ra vui mừng trước sự đầu tư hào phóng của người Trung Quốc. Khi hai tập đoàn do Trung Quốc làm chủ công bố dự án xây dựng nhà máy luyện thép tại tỉnh Preah Vihear ông Yim Sovan-người phát ngôn của Đảng Sam Rainsy khuyến cáo chính quyền nên mở đấu thầu quốc tế chứ không nên dành ưu tiên cho các công ty Trung Quốc. Ông Yim Sovan nhắc lại việc người nghèo bị mất đất cho chủ đầu tư và bị xua đuổi khỏi nơi cư trú. Trong một thập niên trở lại đây có ít nhất 20.000 người đã lâm vào cảnh mất đất, mất nhà, cuộc sống bị đảo lộn do sự đầu tư của Trung Quốc. Trong khi đó càng ngày càng có nhiều dân Trung Quốc nhập cư đến xứ sở Chùa Tháp, báo động một tình trạng chuyển dịch dân cư mà dân địa phương không hài lòng. Tình trạng nguy hiểm này là không thể đảo ngược, chính quyền càng hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc thì dân nghèo càng không có cơ hội để sống một cuộc sống bình thường.
Tháng 11/2012 báo chí Việt Nam đưa tin, Lào chấp nhận cho Trung Quốc xây tuyến đường sắt nối tỉnh Côn Minh của Trung Quốc với các tỉnh của Lào. Công trình này trị giá 7 tỷ USD. Chắc chắn rằng tuyến đường sắt nối biên giới Nam Trung Quốc với Lào phải có liên hệ với những cây cầu mà Trung Quốc đã xây dựng tại miền Bắc Campuchia, từ đó thông đến tuyến đường sắt ở Tây Nam Campuchia và hướng đến duyên hải Koh Kong ngó ra Vịnh Thái Lan. Rõ ràng là những đồng minh thân thiết của Hà Nội đang dịch chuyển theo cái trục xoay của Trung Quốc. Và vì thế tuyến đường chạy từ Bắc Lào xuống tận tỉnh duyên hải Koh Kong sẽ đóng một vai trò to lớn khi có biến động tại Biển Đông xảy ra vì khu vực này đã nằm trong tay Trung Quốc.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, đầu tư lớn, viện trợ nhiều, mở rộng hợp tác quân sự đó là những bước đi giành ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Campuchia và Lào, hai nước trên bán đảo Đông Dương sau lưng Việt Nam.
Ảnh của Phnom Penh Post:
Liu Ziming (bên trái), chủ tịch Major Bridge Engineering Group Co Ltd của Trung Quốc và Zhang Chuan Ban, tổng giám đốc Iron & Steel Group của Campuchia bắt tay sau lễ ký kết ở Phnom Penh, 31/12/2012.
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 13/01/2013, in Báo chí.

Bà Kim Chi trả lời là đúng thời điểm

Bà Kim Chi trả lời là đúng thời điểm

Nguyễn Tường Thụy

.

Lúc này, tôi không có ý định viết bài ca ngợi bà Kim Chi nữa. Đã có rất nhiều bài viết hay và tôi cũng đồng tình. Bên cạnh những lời ca ngợi, đây đó vẫn có những  ý kiến chê việc bà từ chối viết báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng là “không kín kẽ và hơi bộp chộp“.

Ý kiến này của blogger Hiệu Minh đưa ra sau khi bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói, đây mới là chỉ chuyện trong nội bộ “chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích“.

Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu bà Kim Chi không muốn trong nhà có chữ ký của thủ tướng thì bà nêu ý kiến vào lúc nào cho phù hợp?

Tiếp tục đọc

Đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia

Đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia

Huỳnh Văn Úc

 .

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc thì dự trữ ngoại hối của nước này đứng thứ nhất thế giới với con số 3.290 tỷ USD. Đó là một số tiền khổng lồ. Với tiềm lực như thế Trung Quốc đẩy mạnh cuộc bành trướng ra các thị trường nước ngoài. Từ tháng Giêng đến tháng 11 năm 2012 khối lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 62,5 tỷ USD. Theo Asia Times Trung Quốc là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với số tiền lên đến 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Ngày đầu năm 1/1/2013 tờ báo The Phnom Penh Post đăng một bài báo với tựa đề China to invest $ 9.6 b in Cambodia-Trung Quốc đầu tư 9,6 tỷ USD vào Campuchia. Tiếp tục đọc

Vinh thành ký- phần 3

Vinh thành ký- phần 3

.

Thượng tá Đồng là người hỏi cung tôi. Mọi chuyện xoay quanh chúng tôi từ đâu đến,giờ nào, đi mấy người, mục đích gì.

Sau đó đến chuyện đêm hôm qua đến lúc bắt chúng tôi về.

Tôi trình bày đầy đủ, họ hỏi về vụ clip tung lên mạng đoạn họ gọi là đoàn công tác đang làm nhiệm vụ. Tôi nói không biết ai quay, ai tung. Họ hỏi quen ai ở Vinh, tôi cũng chẳng quen ai.

Vinh thành ký- phần 3

Thượng tá Đồng là người hỏi cung tôi. Mọi chuyện xoay quanh chúng tôi từ đâu đến,giờ nào, đi mấy người, mục đích gì.
Sau đó đến chuyện đêm hôm qua đến lúc bắt chúng tôi về.
Tôi trình bày đầy đủ, họ hỏi về vụ clip tung lên mạng đoạn họ gọi là đoàn công tác đang làm nhiệm vụ. Tôi nói không biết ai quay, ai tung. Họ hỏi quen ai ở Vinh, tôi cũng chẳng quen ai.
Chả mấy chốc đến trưa, thượng tá Duệ đứng giữa sân gọi tôi đi ăn cơm cùng ông. Khi chúng tôi ra sân thì đoàn xe đặc chủng chở phạm nhân đang ở giữa trại. Đáng phải ngăn tôi vào phòng, thì rất đông công an vây quanh xe không cho phạm nhân xuống, dù cửa xe đã mở, họ chờ tôi chậm rãi đi qua. Công an cũng không thúc tôi đi nhanh, họ cũng đứng kiên nhẫn như sẵn sàng cứ đợi như thế đến khi nào tôi đi qua xe tù , mặc dù tôi cố tình đi chậm để chờ đợi nhìn thấy các phạm nhân, nhưng hàng chục người công an đứng khoan thai như thể muốn nói là biết tỏng ý đồ của tôi và họ không hề sốt ruột cái chuyện tôi lần khần .
Thời gian ngưng đọng, tất cả im lặng khi tôi đi qua cửa xe chở phạm nhân.
Tôi nhìn lên xe chỉ thấy một cô gái rất xinh, trắng trẻo , đeo kinh trắng mặt bình thản lơ đãng nhìn xuống khuôn viên sân công an TP Vinh, nét mặt cô không hề lo sợ hay sốt ruột gì. Tôi nghĩ cô ấy là nữ cảnh sát mặc thường phục, nhưng tôi cố nghĩ thêm thì nhớ ra cô ấy là một trong mười mấy người bị đưa ra xét xử vì đã gặp hình ảnh của cô ấy trên những thông báo.
Lần đầu tiên dù qua nhiều va vấp, quan sát tôi không phân biệt được giữa công an và phạm nhân.Bởi vì thái độ người con gái đó quá đĩnh đạc, tự chủ và tự nhiên quá thể. Một người con gái đôi mươi ngồi trong xe phạm nhân, qua ô cửa sổ mà như một cô gái đang ngồi ở cửa sổ lớp học hay cửa sổ quán cà fe. À chính xác là quán cà fe đợi bạn đến, đúng rồi, y như thế mới khiến tôi phải nhầm lẫn, bất ngờ.Hình ảnh cô gái khắc sâu ám ảnh tôi vô cùng, nhưng tôi còn phải suy nghĩ về chuyện đang diễn ra với mình lúc này.
Tôi đi cùng thượng tá Duệ và thượng tá Đồng vào phòng ăn của CATP Vinh, mỗi bàn 6 người, tôi thấy Dũng và Thắng mỗi người một bàn ăn chung với các công an khác. Tôi hỏi thêm thức ăn, một thượng uý đứng dậy ra khu bếp hỏi mua. Hoá ra ở đây ăn theo tiêu chuẩn chung 15 nghìn một suất, còn ai ăn thêm thì mua. Mấy người công an ngồi ăn cùng nói ở đây còn ăn tốt hơn chỗ họ. Tôi nhìn quanh phòng ăn chật kín công an, an ninh đang ngồi ăn. Hôm nay ở đây nhiều vậy vì chắc tại họ đến tập trung bảo vệ phiên toà mà nhà nước gọi là xét xử công khai, cấm dân chúng tụ tập đông người theo nghị định 38 CP.
Ăn trưa xong, uống nước và ngồi nghỉ. Lúc hơn 1 giờ đoàn xe chở phạm nhân chuẩn bị đi. Một cô cảnh sát, một cô an ninh rất chuyên nghiệp họ đứng che luôn cửa khiến tôi không nhìn được ra ngoài.Nhưng tình cờ tôi thấy Lê Văn Sơn đi qua thoáng 1 giây đồng hồ giữa khe hở giữa hai cô gái công an, nó cứng cáp hơn lúc ở bên ngoài, ánh mắt nó nhìn rất kiên định không hề tỏ vẻ lo lắng, sợ hãi.
Chúng tôi nghỉ trưa, đến chiều họ vào hỏi cung qua quýt lại sự việc rồi đưa ra ba cái túi có khoá. Họ bảo chúng tôi bỏ cả túi chúng tôi vào túi đó, rồi khoá lại. Họ cầm chìa khoá còn chúng tôi cầm túi. Đến lúc đoàn xe chở phạm nhân xử sắp về thì họ đưa chúng tôi ra xe inova chở đến khách sạn sáng họ bắt chúng tôi. Cho chúng tôi ngồi ở quầy lễ tân uống nước, ở đây tôi thanh toán tiền khách sạn rồi cứ ngồi đó chơi. Đến 6 giờ chiều trước xe chở chúng tôi lại công an TP Vinh ăn cơm chiều.
Cơm xong chúng tôi nằm xem ti vi, ông Dũng thì cãi bem bẻm gì phòng bên. Tôi và Thắng nằm xem ti vi, đến 20 giờ thì công an bảo chúng tôi dậy đi làm việc.
Tôi đang ở phòng đầu, bỗng bị đưa đi đến phòng cuối. Tôi biết họ không muốn tôi nhìn thấy cái gì đó, có thể là họ để Thắng và Dũng đi đâu, như về trước chẳng hạn.
Tôi làm việc với một đại uý, anh ta hỏi tôi nói không làm việc. Anh ta hỏi lý do, tôi bảo anh ghi vào biên bản là tôi phản đối hỏi cung ban đêm, vì theo luật trừ trường hợp bắt khẩn cấp, bắt quả tang, cần khai thác đồng phạm, không thể trì hoãn …mới được phép hỏi cung ban đêm. Anh ta ngớ người rồi nói tôi cứ trả lời rồi anh ta ghi vào, tôi bảo anh ta ghi vào rồi tôi trả lời. Nói đi nói lại rồi chả làm gì hết. Tôi hỏi anh ta biển tên đâu, anh ta bảo chưa được cấp. Tôi bảo đại uý mà chưa được cấp biển tên là thế nào. Anh ta bỏ tôi đấy đi ra ngoài.
Lúc sau khoảng hơn 9 giờ tối, anh ta vào đọc cho tôi biên bản cảnh cáo về tội cản trở chống đối người thi hành công vụ lúc đêm qua trong khách sạn. Tôi bảo sao không lập biên bản lúc đêm mà sáng nay về đây hỏi mãi giờ mới lập, vì tôi thấy lúc đó công an mới đưa nhân viên khách sạn đến làm biên bản.Anh ta bảo tôi có ký biên bản không, tôi bảo có nhưng cho tôi xin một tờ. Một đại uý an ninh quát tôi là
– anh cứ ký rồi có một bản.
Tôi cười nhạt, bảo có một bản trong túi mới ký
Đại uý an ninh quát.
– Không ký thì thôi, cần gì.
Tôi bảo không cần thì thôi không ký, đó là các ông không cần tôi ký chứ không phải tôi không ký nhé.
Đại uý cảnh sát đi, đại uý an ninh ở lại hằm hè. Hắn nằm trên giường xem ti vi, tôi lên giường khác nằm hắn không cho. Hắn bắt tôi ngồi ghế, tôi kéo ba cái ghế ra nằm. Hình như hắn biết về tôi , nên tỏ vẻ khó chịu. Không như bao nhiêu công an từ hôm qua đến giờ họ đối xử với tôi rất đúng mực, chu đáo. Giờ trong phòng có hắn và một thượng uý an ninh trông tôi, thượng uý thấy việc bắt tôi ngồi cũng không cần thiết, nên chính anh ta kéo thêm ghế giúp để tôi nằm.
Có tiêng xe ô tô, tiếng người đi, tiếng bảo lỡ tàu. Tôi đoán Thắng và Dũng được chở ra ga.
Còn tôi ở lại, tôi thở phào, dù sao hai bạn tôi cũng đã ra. Còn tôi thì không dễ thế được, dù có thả họ cũng chả thế thả tôi ở sân ga. Tôi đâu có số được nhởn nhơ như thế, tôi đã được thả từ TP HCM khi họ đưa tôi tận cửa phòng bay, ở Lạng Sơn khi tạm thu hết đồ đạc chỉ đủ tiền về, ở Đà Nẵng khi sát giờ bay…đời nào họ thả tôi ở Vinh khi mà ngày mai phiên toà vẫn còn tiếp tục.
Tôi nằm hút thuốc, điếu thuốc cuối cùng, tôi nhờ an ninh mua. Nhưng thực sự đã 12 giờ đêm, không thể mua được nữa. Tôi đang nằm thì có người vào chụp ảnh tôi đang nằm, tôi bật dậy anh ta nói sắp chuyển giao tôi, nên chụp ảnh chứng tỏ tôi còn khoẻ, tôi ngồi ngay ngắn cho anh ta chụp bằng điện thoại.Sau đó người vào làm giấy bàn giao với nhau là tôi ở trạng thái khoẻ khoắn. Thượng tá Duệ cầm ca táp, áo khoác đứng bên ngoài. Tôi hỏi ông là di lý phải không, ông ta cười bảo làm gì có, chú cứ đoán mò. Tôi nói không di lý sao anh cầm hồ sơ của em ở tay kia. Ông ta gật đầu xác nhận.
6 người công an đưa tôi lên xe, có hai vị thượng tá, một là phó phòng PC44 tỉnh Nghệ An, một là đội trưởng đội điều tra và các cảnh sát Nghệ An và một an ninh Hà Nội. Xe đi đường mòn 1b, đến Thanh Hoá dừng lại ăn cháo gà, tôi ăn uống đi lại ở quán ăn bình thường, người trong quán đông nhưng nhìn chắc họ chả thể nghĩ tôi là người bị 6 người kia áp giải.
Tôi lúc ngủ say, lúc tỉnh, đến 7 giờ sáng xe vào Hà Đông.
Rẽ vào trụ sở cơ quan an ninh Hà Nội, một nơi tôi quen đến mức có lần tôi đi vào mà chả bị gác cổng hỏi giấy tờ. Khi đưa tôi vào trong , những người công an tỉnh Nghệ An ngạc nhiên thấy an ninh Hà Nội hỏi tôi như người quen, và tôi đi đến phòng phải làm việc không cần ai dẫn trước. Họ thốt lên.
– Ôi hoá ra Hiếu làm việc đây nhiều quá rồi à.?
Hai bên làm thủ tục bàn giao, lúc đang giao giấy tờ tôi nhìn thấy tờ công văn của công an tỉnh Nghệ An, lời lẽ rất quyết liệt đối với tôi như cáo trạng. Tôi hỏi thượng tá Duệ.
– Ai soạn công văn này thế anh.?
Ông ta nói không biết.
Nhưng có một điều tôi biết, là người mà lần thứ hai trong đêm vào khách sạn đòi khám đồ, rồi ra lệnh cấm chúng tôi đi là đại tá Hồ Xuân Hoà, trưởng công an TP Vinh. Bảo sao lúc đó những người đi theo ông ta chỉ nhìn tôi như muốn nói đừng nói gì lúc đó.
Thượng tá Duệ ra về, ông bảo tôi khi nào vào Vinh thì gọi cho ông làm bữa nhậu. Tôi bảo khi nào tôi tù ở trại Thanh Chương, Kỳ Sơn thuộc Nghệ An ông có đi qua vào thăm tôi là được. Thượng tá Duệ cười bảo tôi cố nghĩ sao mà làm ăn nuôi con, đừng cứ nghĩ chuyện làm gì khiến phải vào tù tiêu cực thế, phải nghĩ cái tích cực chứ. Tôi bắt tay cảm ơn lời khuyên của ông nói.
– Vâng cám ơn anh, em vẫn luôn nghĩ về điều tích cực.
Lúc này là sáng ngày 9/1/2013, những người công an Vinh rời đi, để tôi lại với cơ quan an ninh điều tra Hà Nội.