
Thơ Thanh Thảo – Chuyên gia nước ốc trường ca, cỡ vạn người làm

Nguyễn Hoàng Đức
.
Thanh Thảo là nhà thơ lớp chống Mỹ rất lừng danh! Nhưng lừng danh bởi cái gì thì tôi chưa được đọc nhiều. Một lần thấy chương trình nói về thơ Thanh Thảo với bài “tủ” rất nổi tiếng của ông, tôi đã rất chăm chú lắng nghe. Tôi thấy Thanh Thảo bước ra bãi cỏ và đọc bài “Dấu chân qua trảng cỏ”. Bài thơ chẳng có cảm xúc hay cái nhìn gì đặc biệt. Ngay cái tên của nó cũng gợi lên cho ta một chủ đề hết sức bình thường. Nếu văn học là đi qua thông tin cấp một, thì đầu đề bài thơ chỉ là 1,1 thông tin, với một khung cảnh, một cảm trạng. hay một suy tư kéo theo rất nhỏ nhắn. Đi thẳng vào bài thơ nó mới là niềm thất vọng lớn. Nó nhạt không thể nào tả được. Nếu mục đích của nó không “són ra” một tí tuyên truyền thì nó chẳng có gì để nói. Một tí đó nằm ở cuối của bài thơ Tiếp tục đọc
.
Có lẽ tác giả bài này đã quên hoặc cố tình quên đi một việc là anh ta có được cuộc sống và vị trí nhất định như ngày nay nhờ do vị thế của người cha trong chính quyền, một cuộc sống mà tuyệt đại đa số những ai đã bị “cải tạo” như anh không thể có được.
Với tôi thì việc cưỡng bắt hàng chục ngàn người phục vụ chính quyền Miền Nam đi cải tạo là việc làm không có nhân tính và là một trong những việc làm dã man, tàn ác nhất của BTC sau khi chiến tranh chấm dứt trên đất nước Việt Nam. Hàng động này đã hủy diệt hạnh phúc và cuộc sống đầm ấm của bao nhiêu gia đình mà đại đa phần là nạn nhân của cuộc chiến. Hơn thế nữa, gia đình của họ ở nhà bị ép buộc đi vùng “kinh tế mới” và không ít trong số này đã phải sống một cuộc sống cùng cực, không có lối thoát. Tiếp tục đọc
Huỳnh Văn Úc
.
Ải Nam Quan có từ thời nhà Hán, thời đó gọi là Úng Kê Quan. Đến đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (cai trị Trung Quốc từ năm 1521 đến năm 1566) đổi tên là Trấn Nam Quan, ở đó có một công trình xây dựng gọi là Đài Ngưỡng Đức hai bên tả hữu lợp bằng cỏ. Năm 1774 quan Đốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Đang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch, lợp ngói. Đời nhà Thanh đến năm Ung Chính thứ ba (1725) án sát tỉnh Quảng Tây tu bổ lần nữa, các công trình xây gạch dựa theo chân núi, cửa quan ở quảng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”. Cửa này có khóa, chỉ khi nào có công việc giao dịch giữa sứ bộ hai nước mới mở. Bên trên cửa quan có trùng đài, treo biển đề bốn chữ “Trung ngoại nhất gia”. Phía bắc cửa quan có “Chiêu đức đài”, phía nam cửa quan có “Ngưỡng đức đài” dành cho sứ bộ nước Nam làm chỗ nghỉ chân. Tiếp tục đọc
.
Cửa hàng đại lý rượu đây
Rượu xịn chúc tết của tây xin mời
Toàn rượu được biếu cả thôi
Các bà ký gửi, phần tôi hoa hồng
“Rượu đèn cù ” rượu chạy vòng
Lại mua – lại biếu – lại trong cửa hàng
Rượu được tới chỗ quan sang
Chưa ấm chỗ lại vội vàng ra đi
Tình cảm lễ nghĩa là chi
Người tính ra thóc – kẻ quy ra tiền
Đào Sỹ Quý
Tác giả gửi cho NTT blog
Nguyễn Thái Sơn
.
“Hội đồng Làng” do lão Chánh Tổng làm Chủ…Trò, gồm một số vị có chức có sắc trong làng, lại có cả mấy ông Tú, cụ Đồ tham gia cho thêm phần…dân chủ.
Cứ vào dịp cuối năm, khi đông sắp hết xuân gần về, “Hội đồng Làng” lại bình xét để chọn ra những cô gái “dệt vải giỏi”, “cấy lúa cừ” trong năm trước để trao giải thưởng. Giải này có tên là HỒN LÀNG. Phải công tâm mà nhận ra rằng: phần lớn các vị tham gia xét Giải HỒN LÀNG đều có Tâm có Tầm có Tiết tháo, nhưng không “xoay chuyển” được lão Chánh Tổng “một mình một mâm” “một mình một xe”. Mà lão có chỉ làm Chủ…Trò một Hội đồng Làng nơi cư ngụ đâu, mà còn “đảm đương thêm” chức Chủ…Trò của cả Tổng (Làng của lão chỉ là một phần của cái Tổng này). Tiếp tục đọc