Archive | 28/01/2013

Tin về gia đinh Ls Lê quốc Quân.

Tin về gia đinh Ls Lê quốc Quân.

.a5

Luật sư Lê Quốc Quân trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 8/7/2012

Sau nhiều lần đấu tranh căng thẳng, cuối cùng công an Hà Nội cũng đã phải cấp giấy chứng nhận bào chữa cho LS trần Đình triển, bào chữa cho bị can Lê Đình Quản và LS Trần Thu Nam bào chữa cho bị can Lê quốc Quân. Riêng bị can Nguyễn Thị Oanh mặc dù đang mang thai nhưng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận người bào chữa.

Điều đáng chú ý là đến nay các Ls vẫn chưa được gặp thân chủ của mình. Gia đình có hỏi thì được công an trả lời rằng khi nào chúng tôi tiến hành hỏi cung thì sẽ báo LS tham dự (?) nghe thật khôi hài!. Ai có thể biết khi nào thì CA hỏi cung, thậm chí dùng nhục hình đẻ bức cung? Xem ra câu chuyện pháp lý với CA chỉ như trò đùa?! Tiếp tục đọc

Nhà văn Y Ban lên tiếng về vụ hàm ý cho rằng bà đã đạo văn

“Trong thư ngỏ trước tôi đã đưa ra những lời cáo buộc, Hội Nhà văn VN đã ra thông báo bác bỏ, rằng đã làm đúng. Trong xã hội dân sự của chúng ta Hội Nhà văn VN hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa vì nếu sự cáo buộc không đúng sự thật. Cũng như tôi, tôi sẽ kiện hai ông Lê Quang Trang và ông Vũ Hồng ra tòa nếu hai ông này cáo buộc tôi đã đạo ý tưởng”. (Y Ban)

.

Thư ngỏ: Kính gửi Những Con Người Tử Tế. 

.

Tôi là Y Ban, Hội viên Hội Nhà văn VN từ năm 1996. Trước khi đến với văn chương tôi là Giảng viên trường Cao đẳng Y Tế Nam Định và Trường ĐH Y Thái Bình. Khi tôi bỏ trường ĐH Y để đến với văn chương Bố tôi rất buồn. Bố bảo với tôi: Bố cho con ăn học một nghề tử tế, nay con từ bỏ để đến với cái nghề Mõ này. Năm đời nhà bố không có ai theo văn chương. May bố tôi, một bác sỹ, một cựu chiến binh đã tham gia và chứng kiến chảo lửa Quảng Trị từ 1972-1975 đã mất rồi, nếu không ông sẽ đau buồn đến thế nào?   Tiếp tục đọc

Nhà văn Y Ban lên tiếng về vụ hàm ý cho rằng bà đã đạo văn

“Trong thư ngỏ trước tôi đã đưa ra những lời cáo buộc, Hội Nhà văn VN đã ra thông báo bác bỏ, rằng đã làm đúng. Trong xã hội dân sự của chúng ta Hội Nhà văn VN hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa vì nếu sự cáo buộc không đúng sự thật. Cũng như tôi, tôi sẽ kiện hai ông Lê Quang Trang và ông Vũ Hồng ra tòa nếu hai ông này cáo buộc tôi đã đạo ý tưởng”. (Y Ban)

Thư ngỏ: Kính gửi Những Con Người Tử Tế. 
Tôi là Y Ban, Hội viên Hội Nhà văn VN từ năm 1996. Trước khi đến với văn chương tôi là Giảng viên trường Cao đẳng Y Tế Nam Định và Trường ĐH Y Thái Bình. Khi tôi bỏ trường ĐH Y để đến với văn chương Bố tôi rất buồn. Bố bảo với tôi: Bố cho con ăn học một nghề tử tế, nay con từ bỏ để đến với cái nghề Mõ này. Năm đời nhà bố không có ai theo văn chương. May bố tôi, một bác sỹ, một cựu chiến binh đã tham gia và chứng kiến chảo lửa Quảng Trị từ 1972-1975 đã mất rồi, nếu không ông sẽ đau buồn đến thế nào?
Trong lá thư ngỏ trước tôi đã viết: Sau lại thấy may, vì trong quá khứ chẳng đã có đòn của đồng nghiệp mà chết cả đời người lẫn đời văn đó sao. Hiện tại tôi đang phải hứng chịu cái đòn như vậy. Nhưng tôi sẽ rũ bùn đứng dậy chói lòa vì Sự Tử Tế vẫn còn hiện diện xung quanh chúng ta. Và Sự Tử Tế đó đang bao bọc lấy tôi để không một sự Ngậm máu phun người nào làm tổn hại đến tôi. Tôi xin cúi đầu Tri Ân Sự Tử Tế. 
Nay tôi xin nói rõ quan điểm của tôi về cái sự Ngậm máu phun người của hai ông trong BCH Hội Nhà văn VN khóa 8 Lê Quang Trang (Phó chủ tịch Hội) và Vũ Hồng (UV BCH) như sau: 
1. Nếu Trò chơi hủy diệt cảm xúc đạo Ý tưởng cuốn tiểu thuyết Cưỡng cơn gió bấc như hai ông đưa lên trang web: Sông Cửu Long và Nhà vănTP Hồ Chí Minh thì điều đó đã chứng minh rằng các ông đã không chịu đọc sách. Chính các ông là thành viên ban chung khảo. Chính các ông đã bỏ phiếu cho Trò chơi hủy diệt cảm xúc để nó được bằng khen kia mà. Các ông hãy phải trả lời trước công luận về điều này. 
2. Trong thư ngỏ trước tôi đã đưa ra những lời cáo buộc, Hội Nhà văn VN đã ra thông báo bác bỏ, rằng đã làm đúng. Trong xã hội dân sự của chúng ta Hội Nhà văn VN hoàn toàn có quyền kiện tôi ra tòa vì nếu sự cáo buộc không đúng sự thật. Cũng như tôi, tôi sẽ kiện hai ông Lê Quang Trang và ông Vũ Hồng ra tòa nếu hai ông này cáo buộc tôi đã đạo ý tưởng. 
3. Hỡi Sự Tử Tế ở quanh tôi. Xin các người hãy hành động. Hãy đọc Trò chơi hủy diệt cảm xúc. Hãy chỉ ra nó có đạo ý tưởng hay không? Những tác phẩm của tôi đã ra mắt bạn đọc, có thể hay có thể không hay nhưng tuyệt đối nó là những sáng tạo của tôi. Tôi không bao giờ mượn ý tưởng của người khác. Với trò bẩn ngậm máu phun người của hai ông Lê Quang Trang và Vũ Hồng và của một số người khác nữa, bịa ra những tin nhắn nặc danh rồi nhắn cho nhau, họ không chỉ vấy máu bẩn lên tôi mà còn vấy bẩn lên cả nền văn học đương đại. Họ đánh đồng vào một cái rọ chung gọi là ăn cắp. Trong khi không bao giờ tôi là người ăn cắp. Vì cái sự bôi bẩn này tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Trong một truyện ngắn có tên là Danh Dự tôi đã từng viết: Mất danh dự là mất tất cả. 
Hà Nội ngày 27.1.2013
Bài viết nhận qua email

Nhạc vàng

Nhạc vàng

Huỳnh Văn Úc 

Viết nhân ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy 27/1/2013 

.

Tôi gọi lão là Người đàn ông hát. Lão và tôi là hai người bạn vong niên, năm nay lão đã ngấp nghé bảy mươi, còn tôi tuy đã ra trường và làm việc ở một Công ty nhưng tuổi chưa đến ba mươi, bằng tuổi con trai thứ hai của lão. Tôi mến lão trước hết vì tiếng hát. Hằng ngày lão vẫn hát với tất cả sự đam mê những ca khúc cũ của dòng nhạc bị cho là vàng, một dòng nhạc đã đi qua bầu trời văn nghệ Việt Nam với biết bao nhiêu là trầm luân khổ ải: Thành phố buồn của Lam Phương, Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, Thà như giọt mưa của Phạm Duy… Lão có chất giọng nam trung-dân sành nhạc gọi là baritone- rất trữ tình, sâu lắng, dày và đầy đặn đặc biệt ở khu vực trung âm, mỗi lần nghe lão hát lòng tôi đều xao xuyến. Lão có một hiệu ảnh nho nhỏ ở đường ven Hồ Tây, nhận làm tất cả các công việc về ảnh nên khi có nhu cầu tôi thường đến đó.  Tiếp tục đọc

Nhạc vàng

Huỳnh Văn Úc 
Viết nhân ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy 27/1/2013 
Tôi gọi lão là Người đàn ông hát. Lão và tôi là hai người bạn vong niên, năm nay lão đã ngấp nghé bảy mươi, còn tôi tuy đã ra trường và làm việc ở một Công ty nhưng tuổi chưa đến ba mươi, bằng tuổi con trai thứ hai của lão. Tôi mến lão trước hết vì tiếng hát. Hằng ngày lão vẫn hát với tất cả sự đam mê những ca khúc cũ của dòng nhạc bị cho là vàng, một dòng nhạc đã đi qua bầu trời văn nghệ Việt Nam với biết bao nhiêu là trầm luân khổ ải: Thành phố buồn của Lam Phương, Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn, Thà như giọt mưa của Phạm Duy… Lão có chất giọng nam trung-dân sành nhạc gọi là baritone- rất trữ tình, sâu lắng, dày và đầy đặn đặc biệt ở khu vực trung âm, mỗi lần nghe lão hát lòng tôi đều xao xuyến. Lão có một hiệu ảnh nho nhỏ ở đường ven Hồ Tây, nhận làm tất cả các công việc về ảnh nên khi có nhu cầu tôi thường đến đó. 
Hôm ấy chiều muộn, mặt trời chỉ còn là một hình tròn màu đỏ treo lơ lửng bên cạnh một ngôi nhà cao tầng ở phía xa xa, hắt ánh sáng yếu ớt xuống những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước Hồ Tây. Gió nhẹ nhàng lướt qua rặng liễu đứng buông xoã những mái tóc xanh. Một chút xao động, một chút bâng khuâng trong cái khoảnh khắc giao hoà giữa ngày và đêm khiến lòng người dễ trở nên mềm yếu. Trong cái không gian lâng lâng ấy môi nở một nụ cười, lão đưa tay vuốt mái tóc ra phía sau rồi cất tiếng hát, đôi mắt sáng hơi khép lại mơ màng, cây ghi ta cũ kỹ già nua trong tay bập bùng, tự sự: 
Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời 
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây 
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy 
Có lá buồn gầy, dù sao, 
dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em… 
Đợi cho âm thanh cuối cùng của bài hát lắng xuống, tôi hỏi: 
– Có phải là Niệm khúc cuối của Ngô Thuỵ Miên không bác? 
– Chính xác. Anh cũng biết bài ấy ư? 
– Vâng, cháu có biết. Dù sao đi nữa, bài hát ấy vẫn dễ hiểu hơn Thà như giọt mưa của Phạm Duy. Bác có biết bài ấy không? 
Lão không hát mà chỉ lướt qua giai điệu một vài câu đầu: 
– Có phải : “Thà như giọt mưa/Vỡ trên tượng đá/Thà như giọt mưa/Khô trên tượng đá/Thà như mưa gió/Đến ôm tượng đá/Có còn hơn không/Có còn hơn không…”. Có những bài hát mà khi hát xong giai điệu và ca từ của nó khiến ta cứ suy tư trăn trở mãi. Thà như giọt mưa của Phạm Duy là một bài như thế. Nhưng chẳng có gì khó hiểu cả nếu ta ngẫm kỹ cái câu mà tác giả cố tình láy đi láy lại: “Có còn hơn không/Có còn hơn không” . Giọt mưa đã rơi, vỡ rồi khô trên tượng đá thì thử hỏi còn lại được gì, thế nhưng có vẫn còn hơn không, anh có hiểu không? 
– Cháu hiểu. Cháu nghe nói vì hát Niệm khúc cuối mà đời bác đã rẽ sang một khúc ngoặt có phải không? 
– Anh cũng biết chuyện ấy cơ à? Đúng là có một bài hát đã làm cho đời tôi rẽ sang một khúc ngoặt vì người ta cho đó là nhạc vàng nhưng không phải bài này. Ngô Thuỵ Miên viết Niệm khúc cuối vào đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, còn sự việc xảy ra với tôi vào khoảng năm 1964 lúc tôi hai mươi tuổi. Ngày ấy sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp cơ khí tôi làm thợ tiện ở phân xưởng của Nhà máy cơ khí Hà Nội. Cây đàn này tôi mua ở phố Hàng Gai sau khi nhận những tháng lương đầu tiên. Tôi biết đánh đàn chẳng qua trường lớp nào mà do học lỏm người quen theo kiểu truyền ngón. Rồi một hôm sau cuộc họp của Chi đoàn thanh niên do sự khích lệ của bạn bè tôi ôm đàn đứng lên… 
– Và hát? 
– Cậu có biết bài Áo anh sứt chỉ đường tà của Phạm Duy không? Bài hát phổ thơ của Hữu Loan. Tôi đang hát đoạn cuối : 
Chiều hành quân qua những đồi sim 
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim 
Tím cả chiều hoang biền biệt 
Rồi mùa thu trên những dòng sông 
những dòng sông, 
những dòng sông làn gió thu sang… 
Bỗng dưng mọi người trong phòng xôn xao rồi im bặt, bí thư chi đoàn vội vàng đẩy cửa chạy ra. Chạy ra để gặp chi uỷ viên phụ trách thanh niên, hôm ấy ông ta có việc đi ngang qua đó và bắt được tại trận cả chi đoàn đang tụ tập hát nhạc vàng. 
– Sao lại coi bài hát ấy là nhạc vàng? 
– Tuỳ theo hiểu biết và quan niệm của từng người thôi cậu ạ. Mà thời ấy hát nhạc vàng là một tội nặng lắm, vì hát nhạc vàng là truyền bá văn hoá đồi truỵ của chủ nghĩa đế quốc. Hôm ấy mặt bí thư chi đoàn càng lúc càng tái đi trước cơn thịnh nộ của ông chi uỷ : “ Tôi nghe rõ cả rồi! Đồi tím hoa sim, chiều hoang biền biệt, làn gió thu sang…không lãng mạn thì nó là cái gì? Mà từ lãng mạn đến đồi truỵ khoảng cách không xa. Các anh có biết bài hát này của ai không? Của Phạm Duy! Hiểu chưa? Mà Phạm Duy là ai? Là cái thằng dinh tê, về thành đầu hàng giặc, nói xấu cách mạng và kháng chiến. Thế mà các anh lại lôi bài của nó ra mà hát. Hỏng! Nhục ơi là nhục! Điếc không sợ súng! Đoàn viên thanh niên là cánh tay phải, là đội hậu bị của Đảng mà như thế a? Chi đoàn các anh phải kiểm điểm nghiêm túc chuyện này, biên bản nộp lại cho tôi.”. Thế là tôi phải kiểm điểm nghiêm khắc trước chi đoàn và nhận án kỷ luật khai trừ. Cái án kỷ luật làm cho tôi không ngóc lên được trong cuộc đời. Người cùng thời với tôi lên bậc thợ, làm trưởng ca, có người lên quản đốc. Còn tôi mãi mới trèo lên đến bậc bốn rồi chán quá xin nghỉ chế độ, thời ấy gọi là về một cục, không có lương hưu. Tôi theo nghề ảnh vì tình cờ và may mắn mua được chiếc máy ảnh Zenith của một người đi du học Nga về bán lại, tiền mua máy ảnh kiếm được do câu cá trộm ở hồ. Tôi không phải là dân câu trộm chuyên nghiệp, đói đầu gối phải bò thôi cậu ạ! Sắm máy ảnh và đi chụp dạo ở ven hồ, tôi theo nghề ảnh và nghề ảnh nuôi tôi từ bấy đến giờ. 
Năm 2005 Phạm Duy trở về định cư ở Việt Nam. Đêm nhạc Ngày trở về hoành tráng và cảm động của ông tổ chức năm 2006 tại Sài Gòn và 2009 tại Hà Nội. Tài năng, tên tuổi cũng như ảnh hưởng to lớn của ông đối với nền âm nhạc nước nhà được khẳng định. Của Cesar phải được trả lại cho Cesar! Vào lúc tôi ngồi viết bài này, từ dàn âm thanh của nhà hàng xóm vọng lại Ngậm ngùi, phổ thơ Huy Cận, Mùa thu chết phổ thơ của Guillaume Apollinaire, những bản nhạc đầy sức lay động của Phạm Duy. Phạm Duy không còn nữa, ông mãi mãi ra đi ngày 27/1/2013 để lại cho đời nhiều nỗi tiếc thương. Trong những nhạc phẩm của ông bàng bạc một tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Đời ông gắn liền với những biến cố thăng trầm của đất nước. Chúng ta tiếc thương ông, thương một tài năng, một nhân cách.Vậy mà có lẽ nào đã có một thời, một thời như thế, những ca khúc mà tác giả của nó viết ra từ những rung động của trái tim mình và làm xúc động biết bao nhiêu trái tim khác lại có thể vùi dập số phận một thợ chỉ vì người ấy hát nhạc của Phạm Duy: 
Chiều hành quân qua những đồi sim 
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim 
Tím cả chiều hoang biền biệt 
Rồi mùa thu trên những dòng sông 
những dòng sông, 
những dòng sông làn gió thu sang… 
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 28/01/2013, in Báo chí.

Hoan hô ủy viên chấp hành Hội nhà văn Vũ Hồng xông lên tiêu diệt nạn đạo văn (đạo thơ) trong hội

Trước khi Vũ Hồng ra ngoài truy tìm bắt con chuột nhắc, xin quay về nội bộ ban lãnh đạo Hội mà hốt trọn ổ chuột cống trước nhé (TMH)

.

Ngày 27/1/2013 trên Blog : http://vanchuonglus.blogspot.com có bài viết, được trích dưới đây của tác giả Hoàng Chi Hương, nêu lên việc nhà văn ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM đương nhiệm ( Vũ Hồng) hí hửng thông báo với thế giới sắp phát hiện ra một vụ đạo văn lớn. Việc làm rất chính nghĩa của nhà văn – dũng sĩ diệt đạo văn đạo thơ của Hội tuy mới ở dạng ngửi thấy sách của bà Y Ban có mùi…đạo, còn hồ nghi vì mũi ngửi văn của vị này chưa được chuyên nghiệp cho lắm như mũi của ngài cảnh sát Javert (Gia-ve) trong “ Những người khốn khổ” của V. Hugo, thì tác giả Hoàng Chi Lan đã báo động khí sớm: Tiếp tục đọc

NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG- HÀNH TRÌNH TÌM BẠN

Bùi Thị Minh Hằng

Lê Anh Hùng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc xâm lược 

Ngày 25 tháng 1 năm 2013: 
3 giờ sáng tôi chui ra khỏi giường và 4 giờ quyết định lên đường về Hà Nội để cùng mọi người tìm đến nơi bọn bất lương đang giam giữ Lê Anh Hùng bằng một âm mưu khốn nạn
Trong đầu tôi từ đêm qua chỉ ngổn ngang những hình ảnh của 5 tháng trong hang sói và tôi luôn miệng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện cho đứa em đáng thương đang nằm trong tay lũ ác quỷ mất hết tính người kia 
Lại một chuyến xe đêm với những con người lam lũ nghèo khổ- Có người còn nhận ra tôi vì hôm trước đi Văn Giang tôi cũng đi chuyến xe sớm thế này 
Xuống bến xe khách trời còn chưa sáng. Gọi mọi người lúc này thì ngại quá, vì đã hẹn 7 giờ mà vì mình lo lắng không ngủ được nên đi sớm quá
Đành đứng tại bến xe mà chờ vậy. Trời lạnh tê tái , lại còn mưa phùn lâm thâm nên hàng quán đóng cửa hết. Chỉ vài người xe ôm đón khách chuyến sớm . Họ mời mãi vì chẳng có khách khứa gì, nhưng mình có đi đâu đâu, thấy thương họ quá
Chờ đến hơn 6 giờ mới dám nhá máy cho một em . Lúc này nó mới dậy nên phải chờ thêm cả nửa tiếng sau nó cũng mới ra đón
Mình không dám thúc giục mọi người, nhưng trong thâm tâm mình bồn chồn lo lắng và chỉ mong mọi người đi thật nhanh vào chỗ Lê Anh Hùng. Càng sớm chừng nào sẽ càng hay chừng đó
Phải cho những người giam giữ Lê Anh Hùng biết rằng họ không được hại cậu ta theo âm mưu của những kẻ tội đồ vô nhân tính kia 
Lòng vòng đi đón từng người , rút cục cũng gần 8 giờ sáng mới rời Hà Nội sau khi ghé ăn sáng và mua bán một túi quà mang cho em
Để mấy bác cháu anh em ngồi ăn phở, mình đi tìm cửa hàng tạp hóa mua đồ ngay gần khu “Làng Sinh Viên” . Cứ theo kinh nghiệm lúc mình trong trại mà lựa chọn những thứ đồ mà mình cho là phù hợp hoàn cảnh ở TÙ 
Xe lăn bánh rời Hà Nội đi về hướng Trúc Sơn- Ba Thá…Chưa ai biết đường đi , nên cứ theo địa chỉ đã thông báo của công an mọi người đăng lên mà vừa đi vừa hỏi
Vào đến thị trấn Chúc Sơn thì loanh quanh “lạc đường” .Lúc này gọi điện cho Lê Dũng vì cậu ấy “thổ dân ” vùng này. Lê Dũng một mình một xe đã ngồi chờ sẵn ngay đầu thị trấn Chúc Sơn và thật may khi xe của anh chị em vừa đi qua Lê Dũng đã phát hiện nên cũng gọi ngay cho cả đoàn quay lại để hợp nhau lại
Thống nhất nhanh ý kiến xong, cả 2 xe lên đường. Lê Dũng đúng là “tác phong chuyên nghiệp” Mặc dù vừa đám cưới xong và “bỏ” cô vợ ốm nằm nhà một mình , cậu chàng rất vui vẻ và nhanh nhẹn trước tình thế của anh em đồng đội
Vào càng sâu đến chỗ họ giữ Lê Anh Hùng thì luôn cả Lê Dũng cũng không còn làm tốt vai trò “thổ dân ” nữa…Bắt đầu lạc nhau. Rồi lạc cả đường…loanh quanh cứ đi rồi lại quay đầu , cuối cùng cũng phải hỏi đến nơi. Hóa ra nó nằm ngay cái chỗ đã đi qua rồi mà không biết
Mọi người bảo nhau chưa vào vội mà chạy vòng vòng bên ngoài quan sát
Phải công nhận rằng từ ngày bị chính quyền coi là PHẢN ĐỘNG và ” những thế lực thù địch” thì anh chị em ai cũng “trưởng thành” để có thể thích nghi với tên gọi và yêu cầu 
Xe chưa dừng, mình phát hiện ra ngay những khuôn mặt rất đặc thù….và rất nhanh cả hai bên đều như “phát hiện đối thủ”< Chuyện này quen quá rồi có gì đâu> 
Xe mình đậu bên ngoài cùng vài người. Còn xe Lê Dũng- Lã Dũng cùng bác Việt Anh vào trong trại trước hỏi thăm….
Tranh thủ đi loanh quanh khu trại bảo trợ để quan sát và ghi nhận “địa hình” , vừa tranh thủ “tác nghiệp” vòng ngoài …
Lúc này các âm binh của đảng bắt đầu kéo nhau đến quanh khu vức con đường dẫn vào trong trại
Thật nực cười…Trên cái đất nước dở điên dở dại này có bao nhiêu cái trại kiểu này? Có ở đâu mà phải cắt cử công an xã và an ninh canh chừng từ ngoài vào trong thế này không? Khi chúng tôi đứng tận bên ngoài đường quốc lộ, cách cổng trại vài trăm mét thì đã thấy liên tục những kẻ mặc quần áo dân phòng cầm dùi cui chạy ngược lên , rồi xuôi xuống nghe chừng tấp nập , khẩn trương lắm . Với kinh nghiệm của gần một năm qua liên tục bị đeo bám tôi chẳng khó khăn gì mà “phách vị” lực lượng không phải của Nhân Dân
Chừng 20 phút thì đoàn vào trước gọi điện ra. Lúc này tôi và mọi người còn lại mới vào
Vẫn để cho nhóm ” Người cao tuổi” nói chuyện với Giam đốc và phó giám đốc trung tâm. Tôi ngồi ngoài sân lẫn vào bên cạnh những người bệnh tật và quan sát họ. Ở đây họ gọi bằng cái tên TRẠI BẢO TRỢ XÃ HỘI 2 
Nơi đây họ nuôi dưỡng những người bị bệnh tâm thần nhẹ, những người lơ ngơ mà chủ yếu là neo đơn , không nơi nương tựa..Chẳng ai trong số họ giống như Lê Anh Hùng
Quan sát rộng hơn cả hàng ngũ lãnh đạo , nhân viên của cái trung tâm này thì tôi thấy : Nếu như họ nhốt Lê Anh Hùng vào đây để chữa bệnh “tâm thần” cho Lê Anh Hùng trong khi anh đang làm việc trong một công ty và có những bài viết , bài dịch như mọi người đều biết , thì chắc chắn rằng cái bọn dám “điều trị” cho Lê Anh Hùng phải đem mà xích chân xích tay chúng nó rồi chữa chạy bằng những BIỆT DƯỢC mới mong chúng nó được gọi là “người bình thường”
Trong khi đứng ngoài sân , tôi cũng tranh thủ bấm vài kiểu ghi lại sự “mẫn cán” của một bọn tâm thần có chỉ đạo đang lảng vảng quanh chỗ chúng tôi..
Một lúc thì nghe Lã Dũng lớn tiếng bên trong. Tôi tiến đến gần xem chuyện gì thấy mọi người đang tranh luận gắt gao. 
Tay giám đốc và phó giám đốc cứ bám lấy một luận điệu thật khó mà chấp nhận rằng : Chúng tôi chỉ giữ anh Hùng theo yêu cầu của cấp trên và cả đơn đề nghị của Mẹ anh ấy
Khi mọi người hỏi rằng: Những thủ tục văn bằng đó đâu thì họ không đưa ra được bất cứ thứ gì
Mọi người lại hỏi rằng : các anh có hiểu luật pháp không? Mẹ anh Hùng làm sao có quyền làm đơn đề nghị mà các anh dám đưa một người đang làm việc , đang viết sách, không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chưa được kết luận giám định vào những nơi này? 
Hầu hết các câu chất vấn họ đều không thể trả lời
Lã Dũng bắt đầu phát bực hỏi: Thế các anh có nghĩ rằng chính bà Mẹ Lê Anh Hùng mới bị tâm thần không? Họ im
Đứng bên ngoài cũng không thể nào lọt tai với những cái lý cùn của họ. Mang danh giám đốc , phó giám đốc một trung tâm , hẳn là nơi này cũng phải thường xuyên tiếp xúc với khách khứa đến thăm hay những đoàn tài trợ hoặc tổ chức này , phái đoàn kia…Nhưng xem ra bọn họ đều là những kẻ vô cùng dốt nát đần độn. Họ chỉ biết làm việc theo “chỉ đạo” của cấp trên mà họ không động não để biết rằng cái thứ cấp trên chỉ đạo họ làm sai thì chỉ toàn những cái đầu đặt trên cái ghế hoặc hơn chút là cái gáo dừa được nhồi mạt cưa 
Không kềm nổi bức xúc tôi liền tiến vào. Họ muốn ngăn cản tôi nên mấy lần đều gạt tôi ra . Xong tôi quyết phải chen vào mà nói cho tròn vành rõ chữ với cái loại cứ “cò quay cãi cùn”
Tôi nói: Tôi xin lỗi. tôi là người thân của Lê Anh Hùng
Tôi biết rằng trại các ông chỉ là nơi nhận giữ anh ta…
Nói đến đây tên phó trung tâm vội chộp lấy câu nói như cứu cánh. Ông ta nói lớn giọng
Đúng rồi, ở đây chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ giữ theo chỉ đạo của cấp trên, giữ theo quyết định của sở lao động thương binh xã hội và có đơn đề nghị của người nhà
Tôi nói: Vậy tôi hỏi các anh nhé: Nếu có người đưa quả lựu đạn rút chốt hay mấy bánh heroin các anh cũng giữ à? 
Tay giám đốc giãy nảy lên nói: Chị không thể so sánh thế, ai lại so người với những thứ đó. 
Tôi bảo hắn: Thế các ông làm cán bộ thì đã hiểu luật pháp chưa? Các ông thấy trường hợp Lê Anh Hùng bị đưa vào có đúng và đầy đủ thủ tục chưa? Vậy tại sao các ông dám nhận? Ai chỉ đạo các ông? Bây giờ chỉ đạo ông nằm vào bánh xe tăng ông cũng nằm à? Còn nếu các ông nói đúng Lê Anh Hùng bị tâm thần thì các ông làm kết luận để nếu cậu ấy có GIẾT NGƯỜI thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật…”.
Toi thông báo cho các ông biết rằng tôi sẵn sàng tài trợ đón bác sĩ ngoại quốc đủ trình độ và uy tín để khám và giám định , sau đó mới kết luận về tình hình sức khỏe của Lê Anh Hùng
Hiện nay các ông đã có kết luận chưa mà dám giữ người? 
Tôi điên tiết làm một thôi một hồi cho hả giận. Rồi tôi rút trước để các bác kia tiếp tục ….Tôi còn kịp quan sát cho đến lúc ấy mặt 2 vị “nãnh đạn” bắt đầu xụ xuống , xám như đổ chàm và đương nhiên chẳng còn cái vẻ “hung hăng ” ban đầu. Có lẽ nếu họ không có vấn đề về tâm thần thì họ đủ tỉnh ra mà nhận thấy rằng họ sẽ phải “tránh xa” vụ MƯỢN TAY GIẾT NGƯỜI này 
Phải khẳng định rằng bọn họ đã bị chỉ đạo trong mọi vấn đề mà làm sai nguyên tắc cũng như mất hết tình người . Họ thừa biết điều đó vì trước khi chúng tôi lên trại đã có anh chị em gọi điện hỏi thăm về nội quy thăm gặp thì chính họ đã trả lời CHỈ CẦN CMND 
Vả lại người bện thì lý gì mà lại không cho thăm gặp? Có phải tội phạm đâu? Bệnh nhân trong trại còn khoe với chúng tôi rằng họ sắp về ăn Tết với gia đình nữa mà…
Có lẽ ông giám đốc nơi đây hoặc là đồng lõa với những kẻ muốn sát hại Lê Anh Hùng , hoặc giả ông ta chưa tỉnh ra để nhận biết ông ta đang bị một thế lực tôi phạm lừa bằng một “chỉ thị từ cấp trên ” để rồi mượn bàn tay ông ta GIẾT NGƯỜI BỊT KHẨU 
Và như thế bọn bất lương kia coi như phủi tay vì đã “tiêu diệt” Lê Anh Hùng bằng một trò “giả nhân giả nghĩa” vô cùng tàn độc là “Đưa đi chữa bệnh không mất tiền tại trung tâm bảo trợ xã hội” được nhà nước tài trợ lo lắng, nhưng rõ ràng hoàn toàn do bàn tay tội ác của công an – an ninh hay nói rõ hơn là của tập đoàn tội ác , một liên minh ma quỷ từ trong ra ngoài


CHUYẾN XE ĐÊM VỚI NHỮNG CON NGƯỜI LAO KHỔ 
CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NƠI GIAM LÊ ANH HÙNG
GẬP GHỀNH CON ĐƯỜNG TRANH ĐẤU CHO TỰ DO 
LỐI VÀO TRẠI ĐÃ CÓ “BỌN TÂM THẦN ” PHỤC SẴN
ANH HÙNG- NGƯỜI BẠN CỦA CHÚNG TA ĐANG Ở NƠI ĐÂY
AN NINH XÃ ĐI “BẢO VỆ BỆNH NHÂN TÂM THẦN”
THẬT “KHANG TRANG” NHƯNG VỚI LÊ ANH HÙNG LÀ NHẦM ĐỊA CHỈ NHÁ!
BƯỚC CHÂN ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI
PHƯƠNG TIỆN “ĐÓN ĐOÀN”
NHÀN HẠ TRONG TRẠI TÂM THẦN
CHIẾC XE NÀY ĐƯA MẸ LÊ ANH HÙNG CÙNG 3-4 AN NINH “ÁP TẢI” LÊN TRUNG TÂM HOÀN THÀNH “THỦ TỤC” SAU MỘT NGÀY BẮT CÓC GIAM GIỮ LÊ ANH HÙNG
Còn tiếp: Hé mở những tình tiết vụ việc 

NHẬT KÝ CHUYỆN LÊ ANH HÙNG

LÊ ANH HÙNG TRONG MỘT LẦN BIỂU TÌNH VÀ HÌNH ẢNH MỘT NỮ AN NINH THAM GIA ĐÀN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH- HÃY XEM AI TÂM THẦN?

Ngày 24 tháng 1 năm 2013
Đang về quê trên Sơn Tây . Dự định ở lại vài ngày thu xếp chuyện gia đình, vì mình ra Hà Nội đã hơn 2 tháng rồi mà chưa ở cùng gia đình được một ngày trọn vẹn ngày nào. Cứ chớp chớp nhoáng nhoáng lại đi ngay. Mỗi lần xách giỏ ra đi là cậu mợ và các em lại tần ngần hỏi ” Bao giờ lại về” ?
Hôm nay nghĩ sẽ ở nhà vài ngày nên ngủ nướng cho bù lại những ngày “Ngủ một mắt” vì quá bận rộn. Thức giấc đã gần 11 giờ trưa . Định bụng hôm nay sẽ nấu cho cậu mợ và các em một bữa ăn ngon , xong tất nhiên là phải mở facebook đầu tiên đã 
Một cái nick không phải “thân thiết” nhắn tin cho mình ” Chị Hằng ơi! Anh Lê Anh Hùng bị công an bắt đi rồi”
Mình thoáng “giật mình” theo phản xạ. Nhưng ngay sau đó mình bình tĩnh lại để xác minh thông tin
Người đầu tiên mình liên lạc là Từ Anh Tú….Thế là đã có thông tin chính thức
Nhưng lạ một nỗi mình chẳng thấy ai và chẳng thấy trang nào đăng tin lên 
Liền gọi cho một vài người thì cũng chưa ai biết gì cả
Sau khi hỏi cho kỹ một số thông tin về sự kiện bắt Hùng thế nào và trao đổi với một vài người quen biết gần gũi với Lê Anh Hùng tôi đã chính thức đưa thông tin đầu tiên dựa vào tin tức những người quen biết Lê Anh Hùng gửi đến vào hồi 12h 40 phút trưa 
Rõ ràng câu chuyện vô lý đến mức ai đọc thông báo cũng phải “nhảy nhồm” lên và chẳng ai cần phải phán đoán rông dài nếu như đã từng biết và đọc những thông tin về Lê Anh Hùng 
Mọi người đều chung một nhận định: MỘT SỰ TRẢ THÙ HÈN HẠ VÀ TÀN ÁC
Thông báo S.O.S tôi đưa lên đã có 79 lượt chia xẻ trên trang facebook cá nhân của nhiều người bạn ở khắp nơi. Và không ai nói với ai, tất cả đều đồng loạt lên tiếng dù nhiều hay ít
Từ lúc đó cho đến hết đêm thứ năm này tôi không sao ngủ hay làm bất cứ điều gì
Tôi liên tưởng đến chuyện họ bắt cóc tôi và bây giờ cũng là bắt cóc Lê Anh Hùng một cách hèn hạ và mờ ám. Tại sao lại phải lừa cậu ta rằng đi lên trụ sở làm việc liên quan đến tạm trú , tạm vắng?
Một người được cho là “tâm thần” mà lại được công an, an ninh của cả nơi sinh ra là Quảng Bình cho đến bộ công an tại Hà Nội và cả công an Hưng Yên , nơi công ty Hùng đóng trụ sở làm việc phải vào cuộc? ( Chính Mẹ của Lê Anh Hùng đã nói rằng: Công an cứ đến điều tra làm bà vô cùng mệt mỏi, nên thôi làm sao để cả hai bên “cùng có lợi” …)
Một người “tâm thần” mà lại biết viết lách rất thu hút nhiều độc giả? Biết dịch sách cho nhà xuất bản và quan trọng hơn đây chính là tác giả của 70 lần gửi đơn tố cáo đích danh những tên tuổi thuộc hàng “Nguyên thủ quốc gia”
Một người “tâm thần” mà lại biết thể hiện lòng yêu nước? Biết lao động trong công ty và luôn được mọi người tin tưởng yêu quý và trân trọng bởi tài năng hơn người?
Một người bị nhà nước cho rằng “tâm thần” và bị bắt đi khi anh ta đang lao động làm ra thành quả nuôi sống chính mình và còn đóng góp phần nuôi những kẻ vô lại đến bắt anh ta…..Ha..ha…ha..thật không còn gì để nói hay chỉ có thể hiểu rằng : THẾ NÀY THÌ TÂM THẦN HẾT MẸ NÓ CÁI XÃ HỘI NÀY RỒI 
Và một điều rất khó chấp nhận nữa : Hiện nay đơn từ của anh ta vẫn chưa được bất cứ cơ quan nào phúc đáp ĐÚNG- SAI….
Rõ ràng việc cố tình đẩy Lê Anh Hùng vào trại tâm thần với danh nghĩa “đưa đi chữa bệnh” là một việc làm quá thô thiển, phô diễn một âm mưu tàn độc theo kiểu GIẾT NGƯỜI BỊT KHẨU mà lại giết người theo kiểu MƯỢN TAY
Càng suy nghĩ càng thấy thương và lo lắng cho Lê Anh Hùng và càng thấy căm giận một xã hội bất chấp mọi thứ
Không thể ngồi yên để nhìn họ ra tay giết người
Không thể ngồi yên để họ làm những trò phi pháp và vô nhân tính
Không thể ngồi yên nhìn một con người tài , đức bị bọn bất nhân vùi dập
Trăn trở lo lắng cùng sự căm giận khôn cùng khiến tôi không sao ngủ được. Bàn với các anh chị em NO-U và những người bạn từng đi biểu tình chống Trung Quốc với Hùng chúng tôi quyết định
BẰNG MỌI GIÁ VÀ SẼ LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THỂ ĐỂ HỌ PHẢI DỪNG BÀN TAY TỘI ÁC VỚI LÊ ANH HÙNG
Hẳn nhiên bên cạnh những bạn bè gần gũi, những đồng đội trong đội bóng và cả những người bạn sát cánh cùng nhau trong những lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược , thì sự kiện Lê Anh Hùng thật sự đã gây nên nỗi trấn động trong dư luận xã hôi bởi việc làm bất chấp trình tự căn cứ pháp lý của những người thừa hành
Vì thế nó không còn là chuyện riêng trong một gia đình. Cũng không còn là chuyện cho số phận của Lê Anh Hùng nữa mà nó đã trở thành một “cơn địa chấn” trong cái xã hội vốn đã vô cùng nhiễu nhương bất ổn và cũng là cơn uất giận dâng trào trút xuống cái đám sai nha ngu dốt , đần độn nhưng lại quá bội thực sự tàn ác này .
<Còn tiếp: Hành trình tìm bạn>

Hoan hô ủy viên chấp hành Hội nhà văn Vũ Hồng xông lên tiêu diệt nạn đạo văn (đạo thơ) trong hội

Trước khi Vũ Hồng ra ngoài truy tìm bắt con chuột nhắc, xin quay về nội bộ ban lãnh đạo Hội mà hốt trọn ổ chuột cống trước nhé. 

Trần Mạnh Hảo 
Ngày 27/1/2013 trên Blog : http://vanchuonglus.blogspot.com có bài viết, được trích dưới đây của tác giả Hoàng Chi Hương, nêu lên việc nhà văn ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM đương nhiệm ( Vũ Hồng) hí hửng thông báo với thế giới sắp phát hiện ra một vụ đạo văn lớn. Việc làm rất chính nghĩa của nhà văn – dũng sĩ diệt đạo văn đạo thơ của Hội tuy mới ở dạng ngửi thấy sách của bà Y Ban có mùi…đạo, còn hồ nghi vì mũi ngửi văn của vị này chưa được chuyên nghiệp cho lắm như mũi của ngài cảnh sát Javert (Gia-ve) trong “ Những người khốn khổ” của V. Hugo, thì tác giả Hoàng Chi Lan đã báo động khí sớm:
Hồi 9 h ngày 23/1/2013, trong mục MÁI NHÀ VĂN THÁNG 1.2013, trang web Sông Cửu Long (SCL – sờ cờ lờ), “con nuôi” của Hội Nhà văn VN do nhà văn Vũ Hồng, thành viên Hội đồng chung khảo xét giải thưởng năm 2012 quản lý và đưa tin nhập nhèm, vô lối, hết sức bậy bạ: 
“Vào lúc 22h51 (ngày 22.1), biên tập WSCL có nhận được tin nhắn từ một số máy lạ, chữ viết không dấu với nội dung như sau: “Thưa BCH, các ngài bị lừa vố to. Hãy đọc liền “Cưỡng cơn gió bấc” – Daniel Glattauer. Phải thu lại giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng trợn. Kính chào”. Tiếp đó là tin nhắn thứ hai vào lúc 23h19: “Y Ban ăn cắp ý tưởng thư Online của “Cưỡng cơn gió bấc” – Daniel Glattauer”. Tin này WSCL chưa kiểm chứng nên không in chính thức ở mục Tin Văn. Quý bạn đọc, bạn viết có thể đọc tác phẩm “Cưỡng cơn gió bấc” sau khi vào Google để tìm và minh định đúng sai”. (Nguồn: WSCL – 23.1). 
Có mấy cái sai: 
– Đã chưa kiểm chứng mà lại vội vàng đưa lên để hạ uy tín của nhà văn Y Ban thì thấy rõ ý đồ của một thành viên Hội đồng chung khảo xét giải thưởng năm 2012. 
– “Không in chính thức ở mục Tin văn”, nhưng lại đưa lên mục khác MÁI NHÀ VĂN thì khác đếch gì nhau, hả anh Vũ Hồng? 
– Chữ viết không có dấu trong tin nhắn điện thoại, thế là nhà văn Vũ Hồng và toàn bộ BBT đã họp và kỳ công dịch ra là “Thưa BCH, các ngài bị lừa vố to. Hãy đọc liền “Cưỡng cơn gió bấc” – Daniel Glattauer. Phải thu lại giải thưởng. Y Ban đạo văn trắng trợn. Kính chào”. 
– Trang web chính thống trực thuộc Hội Nhà văn không đi giải thích lại xúi bậy bạn đọc chui vào Google “để tìm và minh định đúng sai”, trong khi đó là trách nhiệm của Hội. Nhỡ Nhà văn Y Ban khởi kiện thì càng nhục lắm anh Vũ Hồng ạ. Phải chăng bây giờ anh Vũ Hồng và Hội đồng chung khảo xét giải đã “có tâm có tầm có tài” rồi nên hèn hạ đi tung tin bẩn trong vào số điện thoại của rất nhiều người. Làm người đã khó, làm người tử tế lại không dễ dàng gì – anh Vũ Hồng UV BCH, thành viên Hội đồng chung khảo xét giải thưởng nên thuộc nằm lòng. 
– Tiếp sức cho trang web “Sờ Cờ Lờ”, trên blog của một UV BCH khác, nhà thơ Văn Công Hùng, thành viên của Hội đồng chung khảo xét giải thưởng cũng đưa tin nhưng kín đáo, bí mật và mẹo mực hơn nhiều: “Cũng tối kia, mình, và rất nhiều người, đồng loạt nhận được tin nhắn của một số lạ, tố cáo việc đạo ý tưởng của một cuốn tiểu thuyết. Mình không tin và không coi đây là việc tử tế. Thôi kệ, nó cũng như đời sống ấy mà, có thế này thế kia, mình sống tử tế là được.” 
Anh Vũ Hồng “COI ĐÂY LÀ VIỆC TỬ TẾ” thì nên học lấy, để có THỪA TÂM THỪA TẦM THỪA TÀI, làm gì thì làm nhưng đừng làm NGỢM, nha anh? 
Thưa tác giả Hoàng Chi Lan, có thể ( bà – hay ông ?) quá có cảm tình với nữ văn sĩ Y Ban ( người vừa được tặng bằng khen của Hội nhà văn Việt Nam cho cuốn tiểu thuyết : “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” đã làm một lá đơn xin không nhận sự vinh danh này, lại được đà xin rút ra khỏi hội đồng văn xuôi của hội, làm hội ta choáng váng) mà vội vã viết bài bênh quá sớm này chăng ? 
Với 15 cái mũi vô cùng thính nhạy của các vị Ủy viên chấp hành, cộng với mấy chục vị trong các hội đồng chuyên môn cùng hè nhau ngửi văn cuốn sách trên của bà Y Ban, chắc chắn sẽ ngửi thấy sự đạo văn cho coi. Trần Mạnh Hảo tôi có cái mũi hơi bị điếc mùi, sáng sớm nay cũng tìm được cuốn : “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của Y Ban đem về nhà ngửi tít cò bợ mà chưa thấy mùi đạo văn đạo thơ gì sất. Chỉ thấy văn của Y Ban đọc khá hấp dẫn, ít ra là hấp dẫn bằng mấy lần thứ văn xuôi nước ốc được giải thưởng Hồ Chí Minh của bác Lê Văn Thảo, bác Hồ Phương…vừa đây. 
Hi vọng hội ngửi nhà ta sẽ ngửi ra mùi đạo văn của Y Ban. Phen này thì Y Ban có thể chạy lên trời, một nữ nhi quần hồng hơi bị phổi bò đang bị Hội ngửi xông vào ngửi phì phò như bễ lò rèn, sớm muộn gì cũng tòi ra tội đạo văn thôi em ơi. Tôi có ý kiến là nếu tìm ra tội đạo văn của Y Ban, xin cứ làm gương khai trừ khỏi Hội cho bà này hết dám vuốt râu hùm. Đừng vin vào câu : “ Không nên đánh phụ nữ, dù đánh bằng một cành hoa” mà làm ngơ việc này, nên ta cùng nhau cố sống cố chết ngửi cho ra mùi đạo văn của “ Trò chơi hủy diệt cảm xúc” nhá quan bác Vũ Hồng. Đã leo lên lưng cọp, xuống hơi bị khó đấy ! 
Theo quan bác Vũ Hồng, hình như nghe trong gió nói cuốn sách của bà trời gầm đất lở này dám dỡn với Hội nhà văn, coi các văn tài lãnh đạo Hội cỡ giải Nobel Hoàng Quang Thuận chỉ bằng con dế đang có vấn đề đạo ý tưởng hay style ( phong cách) của Daniel Glattauer gì gì đó… 
Trời, hoang đường thay là tội đạo ý tưởng, đạo phong cách trong văn chương. Xin mách nhỏ với quan bác chấp hành chấp tỏi Vũ Hồng nhé, nếu trong gió nói như thế thì tất cả các văn hào từ ông Dox, ông Lep, ông Vic, ông Bal…đều mắc tội đạo văn cả…hà cứ gì chỉ một mình Y Ban ?…Hay là trong gió, ( vì ngửi văn xem có đạo hay không đạo phải ngửi qua gió ) rằng Y Ban đạo lối viết văn bằng các lá thư trao qua đổi lại, mà là thư online. Nếu vậy, sẽ có hàng chục kiệt tác viết kiểu này chắc cũng đạo văn nốt ? 
Dù sao, chúng tôi cũng đánh giá cao công sức và tinh thần tìm diệt bọn đạo văn (cả đạo thơ nữa nhé) của ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH Vũ Hồng …thể hiện rõ quyết tâm làm trong sạch văn đàn của ban lãnh đạo hội thật đáng hoan nghênh. Đợt đầu ra quân, xin hàng chục NHÀ NGỬI HỌC của hội gồm toàn những bậc nam nhi oai vệ đang bí mật bao vây một kẻ quần hồng yếu đuối viết văn, quyết tìm ra tội đạo văn, nhớ đừng để cho bà ta chạy thoát… 
Trần Mạnh Hảo xin mách nhỏ với quan bác Vũ Hồng, trong ban lãnh đạo của Hội có một đồng chí X. đạo thơ vang lừng thế giới mà chiến sĩ diệt đạo văn này không biết a ? 
Trước khi Vũ Hồng ra ngoài truy tìm bắt con chuột nhắc, xin quay về nội bộ ban lãnh đạo Hội mà hốt trọn ổ chuột cống trước nhé. Đố Vũ Hồng biết đồng chí X. vua đạo thơ của Hội ta tên là gì đấy ? Chả lẽ “ ai cũng hiểu chỉ một mình không hiểu” hay sao ông Vũ Hồng ? Trần Mạnh Hảo xin chỉ đường cho hưu chạy nè : 
“Trong tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2002 có đăng bản dịch của Quang Chiến: 
Thượng đế đã làm ra mặt trời 
Tôi gọi gió 
Gió hãy trả lời tôi 
Gió nói 
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi mặt trời 
Mặt trời hãy trả lời tôi. 
Mặt trời nói 
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi các vì sao, 
Xin hãy trả lời tôi 
Các vì sao nói 
Chúng tôi ở bên em. 
Tôi gọi con người, 
Xin hãy trả lời tôi 
Tôi gọi – im lặng 
Không ai trả lời tôi. 
Quang Chiến dịch 
Trước đây, ở miền Nam cũ cũng có bản dịch tôi không nhớ của ai, xin ghi lại như sau: 
Thượng đế sinh ra mặt trời 
Tôi hỏi gió 
Gió với em thế nào? 
Gió luôn ở bên em. 
Tôi hỏi mặt trời 
Mặt trời với em thế nào? 
Mặt trời luôn ở bên em. 
Tôi hỏi các vì sao 
Các vì sao với em thế nào? 
Các vì sao luôn ở bên em. 
Tôi hỏi con người 
Con người với em thế nào? 
Con người im lặng không ai trả lời tôi 
Tình cờ, gần đây tôi cũng được biết một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ …(đồng chí X.), đó là bài Hỏi: 
Hỏi 
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? 
Chúng tôi tôn cao nhau. 
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? 
Chúng tôi làm đầy nhau. 
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? 
Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. 
Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 
Tôi hỏi người: 
Người sống với người như thế nào? 
*** 
Xin nhắc lại, tôi không phải người có thẩm quyền, mà chỉ lãng du trong lĩnh vực này, xin được ghi nhận như vậy, kính mong các nhà chuyên môn nên quan tâm đến hiện tượng văn chương độc đáo và thật thú vị này. 
Đại Lãng Du Tử

ĐẠI LÃNG DU TỬ ĐI TÌM NHỮNG BÀI THƠ PHÓNG TÁC” 
Xin đố nhà văn sắp thành dũng sĩ diệt nạn đạo văn (đạo thơ) xem tác giả bài thơ: “Hỏi” của đồng chí X. được học trong sách giáo khoa, đạo thơ của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig là ai đấy ? 
Chúc nhà văn Vũ Hồng cùng toàn thể ban lãnh đạo Hội Nhà văn phen này nhất định phải bắt được tay, day được mắt, kẻ đạo văn đạo thơ, dù họ là nữ văn sĩ Y Ban hay đồng chí X. kính mến của chúng ta đi chăng nữa .,. 
Sài Gòn 27-01-2013 
TMH

Tác giả gửi cho NTT blog