Archive | 06/02/2013

Mời viết bài cho số Xuân Quý Tỵ

Mời viết bài cho số Xuân Quý Tỵ

.

Hôm nay về nhận được hai bài viết của hai cộng tác viên quen thuộc, ghi là viết cho số Tết – Xuân.

Thực ra, NTT blog cũng thoáng có ý định xây dựng một chương trình Tết nhưng đan cài vào nhiều việc quá sợ không kham nổi. Tự nhủ, thôi thì mình viết được đến đâu thì viết, cố có bài viết theo chủ đề Tết chứ không nói trước làm gì.

Blog NTT mấy năm nay, tuy thay địa chỉ liên tục do gió táp mưa sa nhưng cũng được người đáo qua, tìm về. Nhiều cây bút sắc sảo, danh tiếng thường xuyên gửi bài cộng tác. Trộm nghĩ thế là hân hạnh và vinh dự lắm rồi. Tiếp tục đọc

“Giờ thứ 25” hay là hội chứng tôn vinh thơ dở của Hội Nhà văn Việt Nam

 .

Trên trang blog của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, ngày 17-01-2013, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức trong bài : “Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ năm 2012” nói về sự đạo văn trắng trợn của nhà thơ Phạm Đương, tác giả tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 :” Giờ thứ 25”, có viết như sau :

“Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ.Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.”  Tiếp tục đọc

Sự bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc

 .

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của xã hội. Hệ số này được nhà thống kê học người Ý Corrado Gini công bố năm 1912. Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1. Xã hội có hệ số Gini bằng không là một xã hội bình đẳng một cách lý tưởng, nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội có thu nhập bằng nhau. Hệ số Gini càng cao thì xã hội càng bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc được báo Pháp Le Figaro ngày 2/2/2013 phản ảnh qua hàng tựa: “Rạn nứt xã hội làm Trung Quốc quan ngại”. Tờ báo đăng lại kết quả nghiên cứu được tiến hành mới đây về thu nhập của các hộ gia đình ở Trung Quốc do Trung tâm thăm dò và nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trực thuộc Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh tiến hành và công bố hệ số Gini năm 2012 của Trung Quốc là 0,61. Tiếp tục đọc