Archive | 25/04/2013

Tiễn đưa cháu Giuse Trần Huy Hoàng về với Chúa

Tiễn đưa cháu Giuse Trần Huy Hoàng

về với Chúa

.

7 tháng tuổi trong bụng mẹ, cũng là một kiếp người. Mặc dù không được ra đời nhưng cháu đã cảm nhận được tình yêu của người mẹ trẻ qua hơi thở, qua bàn tay vuốt ve, âu yếm, tiếng nựng thầm.

Mỗi khi mất đi một người thân, ai mà không đau đau đớn. Với cháu Giuse Trần Huy Hoàng, sự đau đớn ấy còn nhân lên khi biết cháu được mẹ mang thai trong tình cảnh gia đình mà mọi người đều đã biết. Đó là mẹ cháu, Nguyễn Thị Oanh và bố cháu Trần Đình Huy, các bác cháu, luật sư Lê Quốc Quân, doanh nhân Lê Đình Quản. Tôi về quê nội cháu, biết thêm được ông cháu là trưởng tộc và bố cháu là con trai duy nhất của ông. Tiếp tục đọc

Kỷ niệm 1 năm ngày cưỡng chế đất ở Văn Giang

Kỷ niệm 1 năm ngày cưỡng chế đất ở Văn Giang

.

Kỷ niệm 1 năm ngày cưỡng chế đất ở Văn Giang, từ rất sớm, nông dân bị cướp đất ở 3 xã: Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công đã đổ về nhà văn hóa thôn 1 xã Xuân Quan với đủ các băng rôn, biểu ngữ. Nhiều cây viết, tay máy có mặt để đưa tin về sự kienj này. Nhiều bà con dân oan ở các tỉnh cũng đổ về hiệp thông cùng bà con Văn Giang. Những người dân oan bị cướp ruộng đất ở các địa phương trong cả nước bây giờ không đơn thuần chỉ đi khiếu kiện nữa mà họ đang trở thành những người chiến sĩ. Tiếp tục đọc

MẮT LÁC

Tiểu phẩm của Nguyễn Tường Thụy

.

Mình vừa qua ngã tư thì một cậu cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe. Lỗi gì nhỉ? Thấy câu cảnh sát trẻ măng, tầm tuổi thằng con thứ hai nhà mình, mình liền nghĩ ra trò bắt nạt.

Mình đạp mạnh phanh “két” một cái mặc dù xe đang đi với tốc độ chậm.

– Vượt đèn đỏ à?

– Không ạ, khi bác vào ngã tư, còn hai giây nữa mới chuyển sang đèn vàng.  Tiếp tục đọc

30 tháng Tư ơi, Hồn Nước sẽ về đâu?

Lời Tác Giả: Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 30 tháng Tư, ngày mà cách đây 38 năm tôi đã nháy cẩng lên như một thằng điên vì vui sướng. Vì tôi tưởng kể từ nay, thanh niên Việt Nam sẽ không còn phải chém giết lẫn nhau nữa, bởi cuộc nội chiến tàn khốc nhất lịch sử dân tộc Việt Nam làm chết tới gần 5 triệu người đã kết thúc! Nhưng thật đáng thương sau ngày 30/4/1975 vẫn còn thù hận, hơn 1 triệu cán binh cộng hòa phải đi tù và chết đói trong lao tù hơn 16 vạn người, khoảng 60 vạn thuyền nhân bị chết chìm mất xác trên các đại dương khi vượt biển đi tỵ nạn và có tới 3 triệu người Việt phải bỏ nước ra đi không hẹn ngày trở lại. Đó là một tấn thảm kịch bi đát nhất trong lịch sử Việt Nam! Tiếp tục đọc

THƠ VIỆT – BÀI CA TẬP THỂ CỦA NÔNG DÂN

THƠ VIỆT – BÀI CA TẬP THỂ CỦA NÔNG DÂN

  Nguyễn Hoàng Đức

 .

Trong thế kỷ 20 kéo dài đến nay, công bằng nhìn nhận từ mọi nguồn tư liệu và thực tế, phải nói: giai cấp nông dân Việt Nam đã làm được hai cuộc chuyển mình mạnh hơn cả lột xác:

1-     Từ chỗ là lực lượng đông đảo đi theo cách mạng, nhưng do lực lượng áp đảo đã nhanh chóng thay máu, trở thành giai cấp điều hành lãnh đạo toàn thể bộ máy hành chính của quốc gia. Đến cơ quan nào cũng thấy tác phong nông dân xuề xòa, à uôm, hút thuốc lào, bày bừa, chè chén, cục bộ, bè nhóm, địa phương, buông thả, cảm tính cho qua, đấu đá vô tổ chức, làm việc và hành xử thiếu lý trí. Rõ nhất là tệ quan liêu. Chỗ nào cũng xếp hàng, ách tắc việc công chứng, thể hiện quyền lực hành chính tuyệt đối phiền hà, đến mức dân gọi “hành chính” tức là: “Hành là Chính”. Về điểm này triết gia Socrate đã bàn trong cuốn “Cộng Hòa” rằng: giai cấp nô tài hèn mạt do bị bóc lột rất dễ trở thành độc tài, bởi lẽ: họ mang mặc cảm phải đòi nợ. Triết gia Hegel thì nói: tất cả những ai bị cai trị bằng bạo lực thì đều trở thành kẻ ưa thích dùng bạo lực. Tiếp tục đọc