Archive | 29/04/2013

Bùi Thị Minh Hằng kỷ niệm 1 năm ra tù

Bùi Thị Minh Hằng kỷ niệm 1 năm ra tù

.

Chẳng phải tôi không biết nơi giam giữ Bùi Hằng là “Cơ sở giáo dục Thanh Hà” nhưng thực chất, Bùi Hằng đi tù vì “cải tạo” ở đó còn cơ khổ hơn là đi tù.

Cũng chẳng biết việc cô ra tù là được ra hay bị ra. Chỉ biết họ cưỡng bức cô vào rồi lại cưỡng bức ra.

Kết quả 5 tháng trong trại, như Bùi Hằng nói, họ biến cô từ một người nội trợ thành người chiến sĩ.

Còn hình hài cô, họ đã biến cô từ Bùi Hằng bên phải thành Bùi Hằng bên trái tấm băng rôn dưới đây. Hãy xem kỹ để hiểu hơn và thông cảm hơn với Bùi Hằng, hỡi lương tri nhân loại: Tiếp tục đọc

GIAN MANH NHÀ THƠ MẬU DỊCH ?

 GIAN MANH NHÀ THƠ MẬU DỊCH ?

  Nguyễn Hoàng Đức

.

Tôi được mời ra quán bia. Từ xa đã nhìn thấy tiến sĩ triết học Trần Vịnh, và nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu cũng có bằng tiến sĩ triết học, hai người này vốn học cùng trường Đại học Tổng Hợp với nhau. Vừa chạm cốc, tôi liền hỏi:

–         Vệt bài tôi “đánh mậu dịch” thế nào? Nguyễn Linh Khiếu bèn cười cợt hào hứng:

–         Chẳng sao cả! Tôi vẫn nói với mọi người rằng “Nguyễn Hoàng Đức chỉ coi tôi là một nhà thơ mậu dịch thôi, dù ai có muốn cãi hộ tôi, tôi vẫn thẳng thắn xác định, tôi chỉ là một nhà thơ mậu dịch. Mậu dịch trăm phần trăm. Nói thế thôi, cũng có nhiều người ức, họ muốn bảo tôi, nghe thế mà chịu được à?!” Tiếp tục đọc

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH

(Kỉ niệm ngày 30.4 hàng năm)

Truyên Ký – Lê Xuân Quang

.
 Cứ đến kì lễ – Tết, không khi cả nước Ðức náo nhiệt tưng bừng. Hầu như các cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng đều bố trí nghỉ bắc cầu. Dân Việt ta cũng hòa nhập vào không khí đó, nhưng không đóng cửa ở trong nhà như người Đức, mà tụ tập – ”góp gạo… thổi cơm chung”.

Năm nay cuộc vui được tổ chức tại nhà ông Dần – cựu nghiên cứu sinh, nhiều tuổi, uy tin của cộng đồng người Việt ở vùng này. Trong căn phòng rộng chừng hơn ba chục mét vuông, người ngồi chặt kin. Dự vui không chỉ được ăn các món dân tộc độc đáo, ”đưa cay” bằng rượu ”cuốc lủi” tự cất, mà còn được thưởng thức các tiết mục: Hát, ngâm thơ, kể chuyện – nhất là những chuyện lượm lặt trên các nẻo đường chiến tranh…

Tôi đã ghi được một số câu chuyện ở cuộc tụ tập đó: Tiếp tục đọc

MỘT VÀI SUY NGHĨ SAU KHI ĐỌC GIÓ ĐI DƯỚI TRỜI CỦA THẾ DŨNG

MỘT VÀI SUY NGHĨ SAU KHI ĐỌC GIÓ ĐI DƯỚI TRỜI CỦA THẾ DŨNG

Đỗ Trường

.

Đúng như đã hẹn, trưa thứ bảy vừa rồi nhà thơ Thế Dũng tạt qua chỗ tôi. Anh đeo cái túi lệch cả người. Thấy vậy, tôi vỗ vỗ vào túi. Anh cười, có quà em thích. Rồi anh cởi túi đưa cho tôi, nặng như cục gạch. Vợ tôi giữ anh ở lại dùng cơm trưa. Anh bảo, phải đi ngay, sắp đến giờ làm việc với khách hàng rồi, có tập tùy bút, đối thoại vừa ra lò, tặng cho bọn em đọc chơi. Tôi lôi cục gạch của anh ra, lướt đọc Gió Đi Dưới Trời. Thế Dũng bước lên xe, tôi kéo cửa hỏi, gió nào chẳng đi dưới trời, sao lại có cái tên mập mờ, đánh đố thế này? Tiếp tục đọc

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992 – Timeline of the Amendment of Vietnam’s 1992 Constitution

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992 – Timeline of the Amendment of Vietnam’s 1992 Constitution

Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English version.
 
2011
Tháng 1: Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới”. Bản báo cáo dài hơn 100 trang, với ngôn ngữ chung chung thường lệ, không nêu cụ thể “tình hình mới” là như thế nào, nhưng có nhận định: “Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình””. Tiếp tục đọc

ANH CÓ KHỔ KHÔNG ANH TƯ?

ANH CÓ KHỔ KHÔNG ANH TƯ?

.

1. Thời gian gần đây bỗng dưng rộ lên những trang blog bậy bạ tập trung chĩa mũi dùi vào anh Tư làm tui cảm thấy thương cho anh quá.

Trong các trang bậy bạ đó lại có trang mang hẳn tên anh nữa mới đau cho anh chứ. Hình như chúng nó không kiếm ra được cái gì sai trái trong công việc của anh nên chúng xục vào chuyện riêng tư gia đình, con cháu của anh để mong bôi bác anh. Nhiều người cho rằng những chuyện chúng viết đều linh tinh hầm bà lằng chẳng đúng đâu vào đâu. Ngay cả chuyện con anh, một “hoàng tử” mà chỉ làm một công việc bình thường ở một công ty tầm tầm, không như các “hoàng tử” và “công chúa” khác, mà chúng cũng không tha, cũng mang ra bêu riếu. Tuy nhiên những chuyện “hở váy lòi lưng” thấp kém ấy lại kích thích sự tò mò của nhiều người và do vậy cũng có lắm kẻ vào xem, lắm người thích thú cười cợt sau lưng anh, trong đó không loại trừ các đồng chí thân yêu của anh. Chắc anh đau lắm nhỉ? Tiếp tục đọc