’’THƠ… THỐI’’ ?!

’’THƠ… THỐI’’ ?!

Lê Xuân Quang 

Tạp bút

.

Nhân đọc bài đi trên báo Tiền Phong và các bài trên mạng xã hội, bài viết của Hiệu Minh, sụ kiện động trời của Hàng không Việt nam – Người đẹp Lý Nhã Kỳ vào buồng cùng tốp lái suýt gây tai họa kho máy bay và hành khach…Tôi lục tìm trong trí nhớ…và đã tìm thấy bài viết cách đây 7 năm (2006 – 2013) về viêc TGĐ Hàng Không VN – (nghe đồn thuộc hạ của TBT Nông Đức Mạnh) – điều hành , hành xử nghênh ngang, vô trách nhiêm, bất chấp luật lệ làm thất thoát hàng chục triệu USD cho công quỹ, bị tòa án quốc tế truy cứu một vụ kiện…, để cho tổ lái ’’ngủ’’ trong khi lái máy bay đi Berlin (Đức)… rồi TGĐ vẫn được ’’hạ cánh an toàn’’. Đến hôm nay các thuộc hạ của TGĐ HKVN lại theo gót các tiền bối: Súyt gây họa cho nhà nước và nhân dân mà vẫn được bao che, nương nhẹ …(theo Hiệu Minh trong bài viết đã đi…). Phải chăng đây là căn bệnh trầm kha hết thuốc chữa của HKVN(VNA) và lũ ’’con đẻ lêu lổng, phá gia chi tử’’ – xí nghiệp Quốc doanh bất hảo của’’ông bố’’ – Già nua, lẩm cẩm, bất lực!

Mời đọc lại bài viết đã đi 7 năm trước :

xxx

Một ông bạn – từ lâu bặt tin – đột nhiên gọi điện tới hỏi thăm, mời đến nhà chơi rồi nhấn mạnh: ’’Nhân tiện mình có câu chuyện muốn ’’thỉnh giáo’’.

– Có quan trọng lắm không – tôi thắc mắc.

Bạn ngập ngừng: Cũng… ông… cứ đến sẽ rõ. Vả lại ngày mai tôi sinh nhật, đến nâng chén cùng mình cho vui !

Tôi đành phải đồng ý, hẹn giờ.

… Sau vài ba tuần bia, thuốc, nhắm gắp – (món ăn bày la liệt trên bàn) – bạn đưa cho xem bài viết, in đặc trên 2 trang A4, bảo: Ông đọc trước đi, tôi sẽ nói sau.

Đọc lướt…

Đó là những bài thơ viết về những vụ tham nhũng loại ’’Tầy đình’’ đã đăng tải trên các báo thời gian qua. Đáng chú ý có một bài nói về vụ bê bối của một Tổng công ty kinh doanh thuộc loại lớn của Việt Nam thời hội nhập. Người viết chỉ như nhắc lại vụ việc các phương tiện truyền thông đăng tải rồi lồng cảm nghĩ của kẻ ’’đồng cảm với dư luận trước những tiêu cực đang diễn ra’’, rồi lí giải – ’’tôi không phải nhà thơ’’ nên viết có thể chưa đạt… muốn ông là độc gỉa đầu tiên, góp ý – bạn nhấn mạnh.

Thấy chủ nhà thực sự cầu thị, tôi thẳng thắn góp ý…

Bạn nghe chăm chú, gật gù đoạn từ tốn bày tỏ: Thơ không phải nghiệp của tôi nhưng có sức hút kì lạ. Tôi đến với Thơ tự nhiên, từ bao giờ cũng không nhớ nữa. Thơ ám vào ở mọi nơi, mọi lúc, khi ngủ, khi ăn kể cả khi làm việc. Vì trong đầu vẫn đầy tràn thơ, dẫn tới chểnh mảng, đến độ khi đứng bán hàng cho bà xã, khách mua, lấy hàng không trả tiền – vẫn không phát hiện ra. Nguy hơn, còn nghi ngờ tôi viết thơ tình cho ’’Mèo’’ rồi lần mò USB (chứa các bài lưu trữ), đọc, kiểm tra. Tai hại thay: Trong đó có bài của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết về Hoa Thủy Tiên. Bài này đối với các bà – như vợ tôi – chẳng quan tâm lắm đến nội dung nhưng lại lên giọng đọc vùa cười, ngúng nguẩy – 4 câu lục bát :

Vợ tôi nủa tỉnh nửa mơ

Hôm qua nó bảo dí thơ vào l…

Vợ tôi nủa dại nưa khôn

Hôm nay lại bảo dí l… vào thơ – mà NHT trích (của Bùi Hoàng Tám) để minh chứng cho luận thuyết của mình. Cũng còn may! Bà xã không đến nỗi như vợ của nhà thơ kia đem ’’dí’’ sản phẩm trí tuệ của chồng vào của qúy của mình – như Nguyễn Huy Thiệp đã dẫn trong Hoa Thủy Tiên. Tuy vậy, bà ấy vẫn xếp tôi vào hạng ’’vô tích sự’’ trong việc kiếm tiền để đảm bảo tương lai cho 3 đứa con. Chúng đang ăn, tiêu như tằm ăn rỗi, chi phí cho học tập, giải trí cho bọn nó (làm bà ấy) – rút tiền hầu bao – soàn soạt, trong khi tôi cứ bằng chân như vại làm ’’Nhà …(ăn) Báo’’ – chẳng sốt tiết, nổi quặu…

– Khi người đàn bà qúan xuyến gia đình, đầu tắt mặt tối, lam lũ mà người chồng chỉ suốt ngày mơ mơ màng màng, ’’thơ với chả thẩn’’ như câu ca dao: ’’Chồng người đi ngược về xuôi. Chồng tôi ngồi bếp vuốt đuôi con mèo’’. Cảnh đó cứ diễn ra … diễn ra… triền miên trách nào bà ấy chả tức nước vỡ bờ. Đó là kết qủa tất yếu: Điều không muốn, phải đến – đã đến!

Bạn được dịp trút bầu tâm sự…

Tôi hỏi nhằm dứt giòng bức xúc kia: Từ hồi làm thợ, chung xưởng, có thấy ông làm thơ, thích thơ đâu? Sao bây giờ lại ’’đổ đốn’’ thế?

– Chính tôi cũng không nghĩ mình lại rơi vào ’’cái họa’’ này. Mà lại là làm loại ’’Thơ thối’’ – như thằng bạn chỉ thích loại thơ Tình – cưới mũi, chê. Thế mới rầu ruột.

– Ai chê mặc ai. Ông cứ phải có chính kiến của mình. Nếu không sẽ giống kẻ ’’Đẽo cầy giữa đường’’, hoặc anh chàng ’’Bán cá’’. Tuy chưa thật cao siêu nhưng đọc lên, suy gẫm, vấn đề đặt ra trong bài thơ – cũng được chứ!

– Cám ơn lời khuyến khích. Thực ra bạn ấy nói vậy là có nguyên do: Hồi gần 40 năm trước, một lần đọc được bài viết của cụ Tú Mỡ – nhà thơ trào phúng xuất sắc của VN kể về kinh nghiệm đến với nghiệp thơ. Bài viết đã hằn sâu trong tiềm thức. Đặc biệt nhớ chuyện cụ kể lúc còn học tiểu học, cụ hay nhìn người, sự vật, nắm bắt thuộc tính cơ bản của đối tượng, ghép vần thành những bài (cho là thơ) rồi hãnh diện đem khoe bạn bè trong lớp. Có lần ’’đặc tả’’ hình hài tính nết, cuộc sống của bạn bè, nhằm đùa tếu. Lũ bạn có đứa vui, khen nhưng có đứa tức giận, suýt bị nó cho ăn đòn vì ’’bôi xấu bạn’’. Cụ cho rằng, kỉ niệm sâu sắc nhất trong đời làm ’’Thơ thối’’ là vịnh về 2 thầy giám thị khá nghiêm khắc với học trò – có hình hài và tính nết đặc trưng… thế là 4 câu vịnh ’’thối’’ kia loang ra cả trường, đến tai 2 thầy:

Bâng khuâng tôi nhớ cụ Phèn

Cái thói sờ đít đã quen chẳng chừa

Suy tư tôi nhớ cụ Rùa

Cái chân khạng khạng, cái mu lặc lè….

cũng may các bạn giữ cho, không khai ra tác giả, Thi sĩ trào phúng tương lai mới ’’thoát nạn’’ và hôm nay chúng ta mới được đọc tập Dòng Nước Ngược trứ danh của cụ. Cùng dịp, một nhà thơ đàn anh Hoàng Ngọc Phách – thời đó đã nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam – về thăm trường cũ. Cậu bé Hồ Trọng Hiếu mê thần tượng, bầy tỏ, muốn được anh dậy làm thơ. Ông anh nghiêm nghị bảo: Cậu muốn làm được thơ thì lập tức bỏ ngay thứ ’’thơ thối’’ kia đi, nghiêm chỉnh lại . Thơ gì mà Bâng khuâng… Suy tư… hay đại loại như vậy?

Hồ Trọng Hiếu nghe như nuốt từng lời, cố gắng học làm thơ ngiêm chỉnh… Thế nhưng ’’Chứng nào, tật ấy’’ anh không bỏ được thơ thối, trái lại sáng tác nhiều hơn, đề tài rộng hơn…

Rồi năm tháng trôi đi…

Cậu học trò Hồ Trọng Hiếu trở thành Tú Mỡ – đệ tử trung thành của Đại thi hào giòng Trào Phúng của Văn học Việt Nam đương đại – Tú Xương. Mình học, tự nguyện làm đồ đệ cho cậu bé Hồ Trọng Hiếu khi xưa – cũng đáng. Bây giờ, ngần này tuổi rồi, chẳng hi vọng có danh gì với… Thơ đàn. Cái chính, viết để giãi bầy tâm can dù đó là loại thơ bạn cho là ’’Thối’’. Dù thế nào, khi viết ra được, tôi cũng thấy như trút xong nỗi bức xúc đang ’’anh ách’’ trong lòng…

Cuộc đàm đạo của chúng tôi cứ thế lăn, trượt đi… Đã hơn 3 giờ trôi qua. Giật mình xem đồng hồ mới nhớ tới lời bà xã dặn… tôi cáo từ, hẹn gặp lại, nhắc nhở: Ông cố sửa những đoạn kia, ngày mai đưa cho tôi ’’bản thảo’’

xxx

Hôm sau, bạn đến tận nhà đưa bài thơ đã được sửa…

Đọc, tôi nhận ra, đúng hơn đó là bài văn xuôi có vần…

Qủa thật thơ từ cõi lòng… rút từ tâm can, người viết chộp lấy, ghi lại những xao động của trái tim. Nếu đạt được cảnh giới đó, người đọc sẽ đồng cảm. Bài ’’Thơ Thối’’ của bạn tôi ít ra có thể được những người đang bức xúc về nạn Tham Nhũng của đất nước – đồng tình.

– Toàn bộ sự kiện, chi tiết – bạn giải thich – của bài thơ tôi dựa trên thông tin của các tờ: Công an nhân dân, Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ và được trực tiếp nghe bài phỏng vấn của BBC với người đứng đầu đơn vị kinh doanh kia. Tôi chỉ là người đọc ké, nghe ké rồi ghi lại cảm xúc…

– Người ta hay dùng điệp khúc ở ’’Vĩ’’ thanh. Tại sao ông lại chuyển, dùng ở ’’Thủ’’ thanh? Lại nữa: mấy câu trong bài Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thì can gì đến chuyện Tham Nhũng?

– Mình thích đảo ’’Vĩ’’ lên ’’Thủ’’, như vậy sẽ gây được ấn tượng cho người khác hơn là nhét nó xuống dưới. Còn nhại thơ PTD laị chính là vị TGĐ kia khi trả lời BBC:”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích” (1), ông ta đã dùng để lí giải cho việc không muốn mở đường bay trực tiếp Việt Nam – Hoa Kỳ là vì ông ta chưa thich vì chưa thỏa mãn điều gì đó… (trong khi nhu cầu của đất nước và nhân dân đang rất cần):’’.

Thơ của ông Duật… hồi xưa – khi còn là lính – mình đã mê những bài thơ cùng tác gỉa này. Khi nghe trả lời phỏng vấn, mình có cảm tưởng TGĐ HKVN – cũng đã từng mê Tiểu đội xe không kính… thấy lời nói kia hao hao giống thơ của ông Duật nên mượn tạm để gây chú ý thôi…

Nhớ đên Công ước Berne – (Bản quyền – tiền) – vội cắt ngang ngay: Tôi muốn xử dụng thơ của ông cho bài ’’Tạp… Thơ’’ để tăng sức thuyết phục. Nhưng… ’’hơi bị’’ – nghèo, hay là cho không tôi đi?

Bạn tươi cười: Ồ! Nếu có ai đó thích, đồng cảm, phổ biến rộng rãi loại thơ này thì… tớ lấy làm mãn nguyện lắm rồi. Từ khi cụ Tú Mỡ về trời, cụ Thợ Rèn buông búa (rèn), ít người tiếp nối bước đi của các cụ. Bây giờ được ông ủng hộ, nếu dư dật mình còn ’’biếu’’ thêm ông nữa chứ. Thực ra tôi cũng nghèo như ông. Thằng nghèo bọn mình không coi trọng tiền bằng các vị tỉ phú… Bản quyền đối với cánh nghiệp dư – là chuyện vặt. Như vậy được chưa?

– Cám ơn! Hoan nghênh!

Tôi xin chuyển ngay đến bạn đọc ’’của chùa’’ – nguyên văn bài thơ của tác gỉa dân gian hăng hái, dấn thân – mang bút danh: Người Đọc Ké ’’. và bài THƠ THỐI:

Phạm Tiến Duật viết trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của ông:

”Xe không kính, không phải vì xe không có kinh

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi…”)

xxx

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích” (1)

Dù đường bay Mỹ, Việt – đã chắp nối rồi

Ung dung ”Sà Lỏn” (2) xổm ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, trông sau, trông trước…

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Làm gì mà cứ hoắng cả lên

Vì lòng tham của mấy cha phóng viên

Muôn nổi danh, hay muốn chia chác…

Nhưng không được – nên tỏ ra ghen tưc

Viết ’’ẩu’’, khui ’’bừa’’ – nhằm hạ bệ nhau!

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Năm triệu hai (3)- phạt vạ – có thấm tháp gì.

Đâu phải lần đầu, tôi ki Séc – chi…

Trả những khoản trời ơi đất hỡi!

Tòa Ý, Pháp dùng luật ” Rừng”, luật ”Rú”

Mới gặp nhau đã đánh phủ đầu

Thời thế này là thời thế ’’tiền đâu’’?

Tiền có thể đổi trắng thay đen tất tật!

Thiếu gì cách – làm vừa lòng khách sộp

Miễn có tiền, cộng với giang hồ – luật

Nếu không xong, dùng phi vụ thuyết phục

Tôi sẽ vẫn lại xài luật ’’OMETA’’ (4)

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Coi thường – phê chuẩn – của trên

Cái kế hoạch dù có đúng trăm phần

Gò ép, nhiễu nhương… làm tôi bó, bức

Tôi có quyền, tiền – lòng đầy bức xúc

Bất chấp, cứ làm theo ý mình: Phớt tuốt!

Vài chuyến công du, dăm ca đội gía…

Chuyển Động cơ này thành Động cơ kia…

Xúc được một mớ ’’nghìn’’ đô – ’’lính tráng’’ cùng chia…

Ở các vụ tuyển người – bé teo bé tẹo

So với người ta lấy Đô: chơi gái, đánh bạc

Đó chỉ như con kiến – chuyện vặt !

Cứ mói, xoi chỉ mất thời gian

Phí lời, tốn mực, lại tốn công, sức!

Lại mất lòng nhau trên – dứơi cùng buồn

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Đã là bạn hàng càng phải chiều nhau

Đẩy gía thuê lên một chút – có sao ?

Ta lấy lại ở phi vụ khác.

Cho họ lợi – mình đâu có thiệt

Ta mất ”của này”, Họ chìa ”của khác”

Lợi cả đôi đường : Lợi họ, lợi mình

Hà cớ gì : Chọc ngoáy linh tinh?

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Làm việc ở tít tận 9 tầng cao

Tổ lái mơ màng rồi nhè nhẹ thiếp đi

Cho gái đẹp vào buồng lái – Có sao?

Bởi Boeing có thiết bị tự động lái

Phải cảm thông – dù máy bay có tan xác pháo

Thì cũng do Trời – vì tới số thôi !

Chỉ trích vừa vừa , kỉ luật nhẹ thôi

Kẻo lại mếch lòng dưới trên đều bất lợi…

”Tôi không thích bởi vì tôi chưa thích”

Bởi vì tôi có lực, có quyền

Bởi vì tôi có sở thích khác, riêng

Tiền bạc trong tay bao la, bát ngát

Được sư phụ, quân sư, ’’yêu’’ , dù có biết

Khuất tất trong nhiều vụ việc

Vẫn khuyên: Cứ vững tin và hãy yên lòng

Mặc muỗi, ruồi kêu, mặc điều Ve, tiếng ong

Mặc tất cả: Lặng im – Tiếp bước!

Tôi cóc sợ: Thách các người tiếp tục!

Nhất là mấy cha ’’mắu’’ Vịt, ’’tiết ’’ Ngan

Hãy coi chừng ngòi bút và khuôn mặt các anh !

Sao không nhìn những tấm gương – gã Thành chẳng hạn…(4b)

Hãy học cách im lặng – im lặng là vàng, bạc

Đừng như mấy tay ”ngựa non”,

mấy gã ”Dê cỏn buồn sừng” (5)

Cứ đá bừa, húc bậy – ’’dậu’’… bê tông

Chẳng biết trời cao đất rộng – quậy phá tứ tung

Hung hăng – khui… viết – nhơn nhơn tự đắc!

Có ngày sẽ thiệt !

Hả?

Mấy cha?

”Hòa khí sinh tài” – Hãy nhớ kĩ cho!

1.10.2006

Ghi Chú:

(1) Nguyên văn câu trả lời đài BBC của tổng giám đốc Hàng Không Việt Nam (VNA) khi dư luận đang mong ngóng đường bay thẳng VN – HK sẽ nhanh và tiết kiêm…

(2) Sà lỏn – quần đùi – Sa lông (ghế bành)

(3)Tòa án Ý- Pháp, phạt VNA 5,2 triệu EU về tội coi thường tòa (gọi nhưng không đến hầu kiện)…

(4) OMETA – Luật Im lặng – của các tổ chức Mafia Ý. Khi các thành viên bị bắt không được khai báo. Không nghe, khai ra, sẽ bị tổ chức xử chết. Khi chêt, gia đình nhận được con cá thối gói trong áo lót của nan nhân – con em mình.

(4b) – Phóng viên Đai THVN vì viết bài chống tham nhũng nên bị bọn chúng trả thu: Tạt axit vào mặt…

(5) Thơ Hồ Xuân Hương: ‘’Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa’’.

Tục ngữ: Ngựa non hắu đá!


Tác giả gửi cho NTT blog