Tag Archive | Nguyễn Hoàng Đức

NGÓT MỘT THẾ KỶ VĂN CHƯƠNG ViỆT NAM ĐÃ BÒ QUA CHU VI THƠ MỚI?

NGÓT MỘT THẾ KỶ VĂN CHƯƠNG ViỆT NAM ĐÃ BÒ QUA CHU VI THƠ MỚI?

                                                        Nguyễn Hoàng Đức

 .

Thơ Mới xuất hiện những năm ba mươi thế kỷ 20, giờ đây đang là những ngày cuối năm 2013, như vậy là văn thơ mới Việt Nam đã hành trình ngót nghét một thế kỷ. Nhưng không có gì không có khúc dạo đầu, cũng chẳng có gì thoát nổi sự bào thai ngay trong lòng nó, Thơ Mới xuất hiện 1930-1945, cũng không ngoại lệ, thực ra nó được sửa soạn từ khi chữ quốc ngữ ra đời từ 1621 (không có chữ quốc ngữ không có thơ mới), nhưng sự mang thai khẩn thiết và chín muồi của nó bắt đầu từ ban mai thế kỷ 20, khi chí khí khao khát độc lập, tự do và tiến bộ của giới trí thức và nhân dân Việt Nam dâng rất cao.

Tiếp tục đọc

NHÀ VĂN VIỆT CÓ NÊN LOAY HOAY BÀN VỀ TÁC PHẨM LỚN ?

NHÀ VĂN VIỆT CÓ NÊN LOAY HOAY BÀN VỀ TÁC PHẨM LỚN ?

                                                                             Nguyễn Hoàng Đức

.

Vừa qua Hội Nhà văn lại kỳ công mở hội thảo bàn về việc “Làm sao để có tác phẩm lớn”. Việc này là hoàn toàn xác đáng xét theo những gì chúng ta chưa có và muốn làm, hoặc là đã có rồi thì muốn có nhiều hơn.

Nhưng có ý kiến cho rằng đây là một hội thảo hình thức đánh trống bỏ dùi, qua loa đại khái, bàn cho có chuyện, và đặc biệt lý do của hội thảo chỉ là tập chung lại, cờ quạt, đón rước, tiệc tùng để giải ngân. Tất nhiên, tôi xin nói rõ chính kiến của mình, tôi không có ý định sa đà vào việc thóc mách giải ngân hay không, mà mục đích của tôi là bàn về việc có tác phẩm lớn. Tiếp tục đọc

DANH DỰ RANH GIỚI GIỮA ÔNG CHỦ VÀ NÔ TÀI

 DANH DỰ RANH GIỚI GIỮA ÔNG CHỦ VÀ NÔ TÀI

 Nguyễn Hoàng Đức

Những áng văn chương đồ sộ bất hủ nhất là cuộc siêu vượt của nô tài lên ông chủ, cũng như cách con người muốn khẳng định danh dự của mình, chẳng hạn như cuốn tiểu thuyết Spartacus viết về một nô lệ của Đế quốc La Mã đã vùng dậy, Donquixote của văn hào Cervantes viết về chàng hiệp sĩ thôn quê đi tìm danh dự, “Vụ Kiện” của Kafka đi đòi công lý, “Tội ác và trừng phạt” của Dostoievski đi tìm công bằng, hay “Túm lều của bác Tôm”, hoặc “Không gia đình”… không thể kể hết được.

Tiếp tục đọc

DANH DỰ NĂNG LỰC VƯƠN TỚI BÌNH QUYỀN

 DANH DỰ NĂNG LỰC VƯƠN TỚI BÌNH QUYỀN

                                                                 Nguyễn Hoàng Đức

 .

Danh dự là thứ cao nhất của con người, bằng chứng là, nó là thứ cá nhân, sắc tộc hay quốc gia nhiều khi phải chứng minh và đổi bằng máu mới có được. Danh dự không hề đơn giản và dễ hiểu một chút nào, bởi vì nó là bài học có giá của sinh mệnh. Danh dự là thứ cao quí tột cùng người cao thượng buộc phải có. Và người bình thường cũng buộc phải có luôn. Triết gia Kant, người được mệnh danh là “ông hoàng của phúc âm mới”, cho rằng: muốn giữ được thanh danh tốt thì con người ta buộc phải thực hiện bổn phận của mình trong bất kể hoàn cảnh nào, cái mà ông gọi là “mệnh lệnh tuyệt đối” ( l’imperative absolue).

Tiếp tục đọc

DANH DỰ ĐỈNH CAO NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG VÀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

DANH DỰ ĐỈNH CAO NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG VÀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

                                                         Nguyễn Hoàng Đức

Cái danh là tên gọi dành cho muôn loài và muôn vật. Hòn đất phải có tên, hòn đá cũng có tên. Độ cứng của chúng rất khác nhau, tiền của viên đá sẽ khác tiền của viên đất, ngay cả đá, độ cứng của nó cũng nói lên giá trị của nó, đá tổ ong không thể bằng đá vôi, đá vôi không thể bằng đá granit, và độ rắn của đá cũng đã mở màn văn minh của loài người với các công cụ bằng đá, sau mới đến bằng đồng. Trong một vụ án hình sự chẳng hạn, phương tiện bằng đá sẽ phải khoác trọng tội nhiều hơn viên đất.

Tiếp tục đọc

MANDELA LÃNH TỤ KIỆT XUẤT CỦA NỀN LẬP HIẾN KHÁC XA THỨ CHÍNH TRỊ VỖ BÉO BẢN THÂN

MANDELA LÃNH TỤ KIỆT XUẤT CỦA NỀN LẬP HIẾN KHÁC XA THỨ CHÍNH TRỊ VỖ BÉO BẢN THÂN

Nguyễn Hoàng Đức

.

Thứ năm ngày 5/12/2913 nguyên Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela mất đi đã tạo ra cơn địa chấn mãnh liệt trong tinh thần và lương tri của thời đại. Một thời đại mà thông tin đã mở toang mọi cánh cửa tràn đi khắp các thành phố và hang cùng ngõ hẻm. Và sự kiện Mandela mất hoàn toàn mang ý nghĩa bão tố của tinh thần. Một cơn bão tố mà bề ngoài nó êm đềm như dòng sông chảy ra biển vậy, càng ra cửa biển càng rộng, càng sâu và càng thôi thúc mãnh liệt như không thể nào khác được. Tiếp tục đọc

NOBEL VÀ THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT

NOBEL VÀ THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Hoàng Đức

 .

Mỗi năm cả bảy tỉ người trên thế giới mới có một giải Nobel giành cho văn học. Vì thế khi bàn đến ước muốn giật Nobel văn học cho người Việt, chúng ta dứt khoát phải bàn đến tầm vóc con người ở thứ hạng cao nhất, vạm vỡ nhất, siêu việt nhất. Điều đó hiển nhiên ngược lại những thứ văn thơ điệu đàng làm dáng khoe mẽ vớ vẩn vui chơi không thể bén mảng đến tầm cao mà cả nhân loại phải ngưỡng mộ này.

Tiếp tục đọc

NOBEL CÓ ƯU TIÊN CHO NGƯỜI VIỆT ?

 NOBEL CÓ ƯU TIÊN CHO NGƯỜI VIỆT ?

 Nguyễn Hoàng Đức

 .

Ở đời ai chẳng khao khát vinh quang. Triết gia Aristote còn cho rằng: chỉ có hạnh phúc lớn khi đi kèm vinh quang lớn. Thế giới có một nửa đàn ông, một nửa đàn bà, nếu coi tình yêu là hợp nhất hai nửa, thì hạnh phúc của con người có ngót trăm phần trăm. Nhưng hai nửa của vinh quang gặp nhau như trai hùng – gái liệt thì tỉ lệ chỉ còn khoảng một phần nghìn. Hay nếu hoàng tử gặp công chúa thì tỉ lệ là một phần triệu. Hoặc nếu được như nàng Pelenope cứ đan xong tấm thẩm vào ban ngày lại tháo vào ban đêm để chờ người chồng Odyssey mang vinh quang là kẻ thắng trận từ thành Tơ-roa trở về thì tỉ lệ là huyền thoại từ cổ chí kim cả tỉ tỉ người chưa gặp lần thứ hai. Tiếp tục đọc

MỖI NGÔN TỪ BAO HÀM TỔNG SỐ LỊCH SỬ CỦA NÓ

Nguyễn Hoàng Đức

 .

Mới đây đọc bài “Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt” do Book Hunter sưu tầm, tôi thực sự thấy thán phục. Bởi lẽ ngôn ngữ là công cụ cao nhất của tư duy, thậm chí nó không chỉ là công cụ nhiều khi còn song hành trực tiếp ngang ngửa với tư duy như Nước và Sóng vậy. Sóng không chỉ là thuộc tính của nước dường như nó còn là đặc tính bản chất sinh ra cùng với nước. Bàn về ngôn ngữ là bàn về gốc phương tiện đầu tiên của tư duy. Có một phương ngôn “Con người là một động vật biết dùng phương tiện”. Và phương tiện để xác định đẳng cấp cao nhất của con người chắc phải là Ngôn Ngữ. Và chỉ với phương tiện ngôn ngữ con người mới vươn đến tầm tư tưởng được xem như đặc ân đỉnh cao tột bậc của các giống loài. Tiếp tục đọc

VẠCH LÁ TÌM SÂU ĐỈNH CAO NHẤT CỦA TRÍ TUỆ KHUYỂN NHO

 VẠCH LÁ TÌM SÂU ĐỈNH CAO NHẤT CỦA TRÍ TUỆ KHUYỂN NHO

                                                                            Nguyễn Hoàng Đức

 .

Người thầy dạy tôi nói tiếng Pháp, biết 13 ngoại ngữ, ngài là ứng cử viên tiềm năng cao bậc nhất cho chức Giáo Hoàng để thay thế Giáo Hoàng Jean Paul II, Hồng y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận đã nhiều lần nói với tôi: “Ngữ pháp là gì? Là nói theo cách của những nhà quí tộc”. Tất nhiên đây là một định nghĩa bất thành văn về ngữ pháp, nhưng qua cách nói của ngài, tôi hiểu đó là một phương ngôn rất thông dụng ở châu Âu. Tiếp tục đọc