Tag Archive | Phạm Thanh Nghiên

Vợ chồng Huỳnh Anh Tú – Phạm Thanh Nghiên kể về chế độ nhà tù

“Đừng sợ hãi bạn nhé”.

Đấy là lời nhắn nhủ của Phạm Thanh Nghiên khi giới thiệu video clip về chế độ nhà tù mà cô và chồng cô – Huỳnh Anh Tú đã trải qua.

Ký ức khủng khiếp về những năm tháng vợ chồng cô ở tù chỉ được kể khái lược nhưng cũng đủ để người xem rùng mình. Tuy nhiên, mục đích của clip này là nhằm tố cáo chứ không phải để làm cho ai sợ. Ngoài ra, còn có ý nghĩa chuẩn bị sẵn tinh thần cho những người tù dự bị.

“Đừng sợ hãi bạn nhé”. Lời nhắn nhủ thân ái của vợ chồng Tú – Nghiên sẽ làm tan biến nỗi sợ của tôi hay của bạn chợt nhen nhóm khi xem hai clip này, nhanh chóng biến thành tư thế sẵn sàng chấp nhận.

Rồi mọi thứ sẽ qua và khi đó, ý nghĩa, giá trị cuộc sống sẽ khác hẳn.

========== Tiếp tục đọc

ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

<= Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn.

Tiếp tục đọc

Đêm đầu tiên ở buồng biệt giam

Không phải người tù nào cũng nếm trải mùi biệt giam trong một căn buồng rộng chưa đầy 6 mét vuông với sáu lỗ nhòm (to bằng quả trứng chim cút) để nhìn ra khoảng sân và bức tường trước mặt – thế giới của người tù. Và cũng không phải mọi buồng biệt giam đều có khoảng sân để người tù có cơ hội được giải phóng tầm mắt. Nhiều buồng biệt giam mà bên ngoài cánh cửa là một bức tường kín, chừa ra một lối đi hẹp tối tăm, ẩm mốc và hôi hám như một đường cống ngầm. Đấy là nơi ở đầu tiên của tôi trong những tháng bị biệt giam. Sau vài tuần, tôi được chuyển sang buồng có khoảng sân trước mặt.

Tiếp tục đọc

Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định về Thông tư 13/2016 của Bộ Công an.

Ngày 10/3/2016, Bộ Công an đã ra Thông tư số Số: 13/2016/TT-BCA về“Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân”. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 24/4/2016. Một trong những nội dung của Thông tư 13 là cho phép công an có quyền bắt những người dân tụ tập bên ngoài phiên tòa nếu không thể thuyết phục hoặc yêu cầu họ giải tán. Nhiều người cho rằng Bộ công an ra Thông tư này là nhằm vào giới đấu tranh cho nhân quyền trong nước. Tiếp tục đọc

Ông đi nhặt rác, bà diệt loăng quăng.

Mấy hôm nọ cộng đồng phây búc rộ lên bàn tán chuyện Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm Bí thư thành ủy thành Hồ đi nhặt rác. Rồi rất nhiều ý kiến nói anh Thăng dziễn. Nghĩ cũng tội cho anh. Không xắn tay áo đi nhặc rác thì thằng dân bẩu là xa dân, thích ngồi máy lạnh chỉ tay năm ngón. Mà đi thị sát công việc như nếm lòng đường, nhặt rác hay mấy việc đại loại như vậy thì chúng cũng bẩu giả vờ, dziễn. Thật là bực mình! Tiếp tục đọc

Đừng có giàu, đảng ta cải cách cho chết đấy!

NTT blog: Giọng văn giễu cợt, mai mỉa, cay đắng, phẫn nộ hòa trộn. Càng ngày tôi càng thích bút pháp Phạm Thanh Nghiên. Mới biết, cộng sản Việt nam dành cho cô 4 năm tù là không nhầm (không nhầm chứ không phải đúng với pháp luật và đạo lý)
 .

Phạm Thanh Nghiên

“Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.

Đấy là khuôn vàng thước ngọc được phóng ra từ cửa miệng của ông Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ông Hải đã hùng hồn, tự tin và… hồn nhiên khẳng định như thế trong buổi làm việc tại Ba Vì hôm 23/2/2016. Tiếp tục đọc

Mãn hạn tù nhà?

Tôi bị bắt ngày 18.9.2008 khi đang công khai tọa kháng tại nhà với khẩu hiệu “Trường Sa-Hoàng Sa  là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14.9.1958 của Phạm Văn Đồng”. Sở dĩ phải nhấn mạnh chữ “công khai” vì trong bức tâm thư được công bố trên mạng Internet trước đó 5 ngày, tôi đã tuyên bố về việc tọa kháng. Khi một dự định, một việc làm chính danh đã được thông báo trước bàn dân thiên hạ thì không thể bị coi là lén lút để bị “bắt quả tang” như cáo buộc của phía Cơ quan an ninh điều tra. Nhưng thôi, chuyện cũ không nhắc lại. Tiếp tục đọc

“Anh” Thìn

PHẠM THANH NGHIÊN

Vợ chồng “anh” Thìn ly hôn từ nhiều năm trước. Các con của họ đều đã trưởng thành. Hôm ấy đi gặp gia đình về, “anh” Thìn vui lắm, khoe: “Tao vừa lên chức bà ngoại. Gái lớn mới sinh con trai rồi”.

Vẻ mặt hớn hở, “anh” Thìn lấy gói kẹo trong túi quà tiếp tế ra bảo tôi chia cho mọi người, coi như chung vui với “anh” được lên chức bà ngoại.

Cánh tù nữ thường gán ghép cho nhau đủ thứ danh xưng của cánh mày râu như ông, bố, chú, anh, cậu. Tuy lối xưng hô ấy chẳng giống ở đâu nhưng như thế nó…ngồ ngộ, và vui. Mà niềm vui đối với người tù thì quý giá lắm.  Tiếp tục đọc

Nguyễn Kim Nhàn, người tù chưa trở về

Bài viết nói về thân phận, nỗi cơ cực của người phụ nữ có chồng là tù chính trị, đặc biệt lại là những trường hợp không có giấy giá thú, nỗi khổ hạnh còn tăng lên rất nhiều. Hình như họ rất thích thú khi vớ phải những trường hợp như thế. Đọc bài này, tôi lại nhớ đến chị Dương Thị Tân. Đau đớn thật.

Bài viết còn mang nội dung tố cáo chế độ khắc nghiệt của nhà tù cộng sản. Tiếp tục đọc

Mười một tháng chín…

Mười một tháng chín…

(Tặng đồng đội tôi, những người bị bắt trong mùa thu 2008).

.

Mười một tháng chín năm 2001 không chỉ là ngày tồi tệ trong lịch sử nước Mỹ mà còn trở thành biểu tượng về nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Trong khi cả thế giới đang tưởng niệm bẩy năm ngày xảy ra “sự kiện 11 tháng 9” thì một chiến dịch khủng bố khác đã được thực hiện. Vụ khủng bố không xảy ra ở nước Mỹ, thủ phạm không phải Osama Bin Laden và không có ai bị chết. Mười một tháng chín năm 2008, chính quyền cộng sản đã tiến hành một chiến dịch bắt bớ với quy mô lớn nhằm vào những nhân vật đấu tranh cho Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam. Tiếp tục đọc

“Dã ngoại” cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế”(Phạm Thanh Nghiên) và “Viết cho ngày 5.5 “(Bác sĩ Nguyễn Đan Quế).

 Phạm Thanh Nghiên

“Lần nào nói chuyện với bác, cháu cũng lãi”. Đó là câu nói đùa nhưng rất thật của tôi khi kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại với bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Mà tôi không chỉ “lãi” với bác Quế. Tôi còn “lãi” khi được nói chuyện với bác Hà Sĩ Phu, bác Trần Khuê, bác Nguyễn Thanh Giang, bác Lê Hồng Hà và nhiều bậc cao niên đáng kính khác. Tôi học được rất nhiều, từ những điều bình dị trong cuộc sống đến kinh nghiệm tranh đấu và “lãi” hơn cả là những kiến thức nằm ngoài phạm vi hiểu biết của tôi. Tiếp tục đọc

Cầu xin đau cả loài người

Cầu xin đau cả loài người

 Phạm Thanh Nghiên

.

nghiênTôi vừa bóc đi tờ lịch cuối cùng của năm cũ và ngồi viết những giòng chữ vô nghĩa này như một cách tự vỗ về mình. Và cũng là để ngăn chặn nỗi ám ảnh không tràn sang năm mới. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ đang mang thai phải sống trong ngục tù. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ khác bị đánh đập, bị lột quần áo để cho những kẻ – tự nhận mình là con người –  khám xét khắp cơ thể ngay tại trụ sở phường công an, một nơi được hiểu là “làm nhiệm vụ bảo vệ công dân”. Nỗi ám ảnh về một gia đình có đến ba người bị bắt trong vòng chưa đầy ba tháng.

Tiếp tục đọc

Lan Man từ chuyện Câu Tiễn đến đền Preah Vihear

Lan Man từ chuyện Câu Tiễn

đến đền Preah Vihear

Phạm Thanh Nghiên

.

Khi giải tán cuộc biểu tình ôn hòa đầu tiên của người dân Hà Nội ngày 9-12-2007 chống bá quyền Trung Quốc (và nhiều cuộc biểu tình sau này), công an cộng sản Việt Nam đã loa rằng: “Việc này của đảng và nhà nước, để đảng và nhà nước lo, để đảng và nhà nước đòi”. Ngoài việc “loa” công khai giữa cuộc biểu tình, công an còn “mời” hoặc triệu tập những người yêu nước lên trụ sở để giải thích (thực chất là răn đe) rằng: “Trung Quốc mạnh, ta yếu, phải biết lùi. Phải tạm thời nhún họ. Yên tâm! Kiểu gì cũng lấy lại được những gì đã mất. Cho nên đừng dại mà gây rối”.

Có nghĩa là chính quyền cộng sản Việt Nam hoàn toàn biết ta đã mất, đang mất những gì. Ở đây, chỉ phân tích hai ý trong lời vỗ về, hứa hẹn của công an cộng sản Việt Nam.

Tiếp tục đọc