Chế độ điều tra và tạm giam ở Czech

Chế độ điều tra và tạm giam ở Czech

 .

Ngoài công việc của mình thì tôi còn một chức năng nữa là phiên dịch quốc gia (theo cách gọi của cộng đồng Việt Nam ở Czech hay phiên dịch tòa án theo cách gọi chính thức ở bên này). Với chức năng này tôi đã có mặt nhiều lần trong những cuộc hỏi cung, thẩm vấn giữa cơ quan điều tra của cảnh sát Czech với các phạm nhân người Việt, hoặc ngay tại đồn cảnh sát hoặc trong trại tạm giam, khi việc điều tra chưa kết thúc.

Gần hai chục năm trời, kể từ khi bắt đầu với công việc này cho đến nay thì chưa bao giờ tôi thấy nhân viên điều tra có bất kỳ hành vi nào trái với luật pháp, cho dù những phạm nhân người Việt đã gây ra những tội phạm nghiêm trọng như trồng cần sa, buôn lậu ma túy, đâm chém người thậm chí giết người. Giống như những gì mọi người vẫn thường thấy trong các bộ phim hình sự của Mỹ (hoặc các nước dân chủ khác) thì việc đầu tiên nhân viên điều tra đọc trách nhiệm và quyền lợi của phạm nhân. Một trong những quyền lợi cơ bản và cũng là quyền lợi đầu tiên là phạm nhân được phép lựa chọn luật sư bào chữa cho mình hoặc tòa án có thể phân bố luật sư xã hội và trong trường hợp này, tất cả mọi kinh phí cho luật sư đều do nhà nước chịu trách nhiệm. Phạm nhân có quyền không khai báo nếu không có mặt luật sư của mình và trong trường hợp không diễn đạt được bằng tiếng Czech thì được phép trả lời bằng tiếng mẹ đẻ và phiên dịch sẽ là người trung gian trong những cuộc hỏi cung hoặc tại phiên xử án. Cũng như với luật sư xã hội thì tất cả các kinh phí cho phiên dịch đều do nhà nước thanh toán. Chưa bao giờ tôi gặp cảnh phạm nhân bị cùm tay, chân trong lúc hỏi cung. Nếu phạm nhân là người có thái độ hung hăng thì cuộc hỏi cung sẽ được tiến hành trong phòng có khung sắt ngăn cách nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Tùy theo yêu cầu hoặc tính chất nghiêm trọng của vụ án mà thời gian hỏi cung có thể kéo dài trong một vài giờ hoặc cả ngày như nguyên tắc là không bao giờ hỏi cung thông tầm và không bao giờ hỏi cung vào các buổi tối, trừ lúc phải tiến hành hỏi cung ngay tại hiện trường, nơi đã xẩy ra vụ án thì dù đêm cũng vẫn phải tiến hành bởi vì luật pháp của Czech chỉ cho phép giữ nghi phạm trong vòng 48 tiếng nếu ủy viên công tố nhà nước không đồng ý cấp lệnh tạm giam. Một nguyên tắc nữa là phạm nhân (hay nghi phạm) phải được đảm bảo quyền lợi được cấp đồ ăn, thức uống 3 lần trong một ngày. Sau mỗi lần hỏi cung thì phạm nhân hoặc luật sư bào chữa của mình được quyền yêu cầu có bản sao biên bản, có đóng dấu và chữ ký của hai bên. Chưa bao giờ tôi thấy nhân viên điều tra từ chối điều này. Thật ra cũng không thể từ chối được vì điều này đã có trong qui định. Trong suốt quá trình điều tra thì luật sư bào chữa có quyền xem hồ sơ bất kỳ lúc nào và có quyền yêu cầu nhân viên điều tra làm copy toàn bộ hồ sơ, kể cả đĩa CD ghi âm hội thoại hay những hình ảnh có liên quan đến phạm nhân được mình bào chữa. Trong thời gian phạm nhân (hoặc nghi phạm) bị tạm giữ trong trại tam giam thì luật sư có quyền đến gặp họ bất cứ lúc nào với điều kiện báo trước thời gian làm việc cho nhân viên điều tra để tránh khả năng trùng lặp nếu thời điểm đó cũng là lúc nhân viên điều tra cần sự có mặt của phạm nhân để hỏi thêm một số vấn đề. Suốt thời gian gặp gỡ giữa luật sư với phạm nhân thì không có bất kỳ nhân viên cảnh sát nào được phép ngồi bên cạnh và nhân viên điều tra cũng không được phépyêu cầu luật sư hay phạm nhân tường thuật lại nội dung cuộc gặp gỡ đó. Tất nhiên, sau những cuộc gặp gỡ, hỏi cung đó thì phạm nhân sẽ bị khám rất kỹ để tránh tình trạng luật sư hay một ai khác lợi dụng cơ hội này để đưa bất kỳ vật dụng gì từ bên ngoài vào.

Trong thời gian tạm giam,  khi chưa thành án thì phạm nhân có quyền được thăm thân với tiêu chuẩn 2 tuần một lần, mỗi lần 90 phút và không quá 4 người trong mỗi lần. Được phép nhận quà từ bên ngoài gửi vào. Thân nhân  hoặc bạn bè có thể gửi tiền cho phạm nhân vào tài khoản riêng của từng người trong trại tạm giam và phạm nhân có thể sử dụng số tiền đó  để mua các đồ dùng cá nhân cần thiết hoặc đồ ăn trong căng tin của trại giam. Phạm nhân được đảm bảo chế độ thuốc men theo bệnh trạng của mình mà không phải thanh toán bất kỳ một đồng tiền túi nào. Nếu phạm nhân không bị xếp ở diện B, tức là diện nghi vấn có thể cung cấp thông tin ra ngoài hoặc nhận tin từ ngoài vào để gây phức tạp thêm cho việc điều tra thì cảnh sát không có quyền có mặt tại các buổi thăm thân đó. Tất nhiên diện B cũng chỉ được giới hạn trong vòng 3 tháng đầu, kể từ khi phạm nhân bị tạm giam.

Nếu nghi phạm được tại ngoại thì sẽ phải có mặt tại sở cảnh sát mỗi khi họ yêu cầu nhưng bao giờ cũng được báo trước ít nhất là 2 tuần và nghi phạm có quyền từ chối thời gian đó và đề nghị vào thời gian khác nếu có lý do chính đáng. Có một lần, khi ngồi tào lao với mấy cậu bạn bên cảnh sát thì tôi có kể cách thức triệu tập của cơ quan công quyền ở Việt Nam, từ dân sự đến cảnh sát về cách triệu tập người, dù rằng người đó không phạm bất kỳ tội gì. Tôi kể rằng ở Việt Nam, cơ quan hành chính gửi giấy hôm trước yêu cầu đương sự phải có mặt ngay trong ngày hôm sau hoặc thậm chí kéo cả đoàn, cả lũ đến khiêng đương sự đi như khiêng lợn làm mấy đứa bò ra cười vì ở Czech thì chuyện đó không thể nào có được vì sẽ bị kiện ngay lập tức. Đồng thời mấy đứa hỏi tôi là các cơ quan công quyền ở Việt Nam chắc không có việc làm, toàn người ngồi chơi xơi nước hay sao  mà có thể triệu tập người nhanh đến mức như vậy? Chắc vậy.

Đọc những bài viết về cách hành sử của cơ quan công quyền Việt Nam mà thấy ngán để rồi tự hỏi là khi nào quyền con người mới được trả về đúng vị trí của nó.

.

Czech, 14.3.2013

Phú Hòa

Tác giả gửi cho NTT blog

15 thoughts on “Chế độ điều tra và tạm giam ở Czech

  1. Bác Phú Hòa ơi, hôm trước có tin (quên trang nào) là tháng 08/2013 Huy Đức se sang thăm bạn bè VN ở Đông Âu. Bác nhớ nắm lịch trình mà thông báo sớm qua bác Nguyến Tường Thụy cho bà con ở các nước láng giềng biết với nhé.
    Còn chế độ bắt tạm giam, bỏ tù ở châu Âu so với “nước VN ta dân chủ gấp họ vạn lần” như chị Doan PCT đã nói, mà lại “mềm” hơn bác nhỉ.

  2. Chào bác Biển Đen, tôi đâu có nắm được lịch trình của Osin Huy Đức sang hay không sang Châu Âu mà thông báo và tôi cũng chẳng có chân trong hiệp hội, đoàn thể nào cả bác ạ. Tin mà bác đọc là tin tặc đấy. 🙂

    • Thế à, xin lỗi Phú Hòa nhé. Tôi dính tin tặc mất rồi. Nhưng vẫn mong có ngày gặp Huy Đức trên đất châu Âu, bởi vì tôi tất ngưỡng mộ HĐ, và hơn nữa lại là dân Hà Tĩnh với nhau mà.

  3. Pingback: Tin thứ Bảy, 16-03-2013 « Ba Sàm

  4. Pingback: TIN THỨ BẢY, 16-3-2013 « BA SÀM

  5. Pingback: ***TIN NGÀY 16/3/2013 -Thứ Bảy « ttxcc6

  6. Pingback: TIN THỨ BẢY, 16-3-2013 « THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

  7. Pingback: TIN THỨ BẢY, 16-3-2013 | HỒN NƯỚC

  8. Pingback: TIN THỨ BẢY, 16-3-2013- BA SÀM Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ | Hoàngquang’s Blog1

  9. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 16-03-2013 | doithoaionline

  10. Chế độ đều tra và tạm giam ở Czech nói như các nhà lãnh đạo xứ thiên đường ta là ” hữu khuynh” đấy các bác ạ. Dốt thì hèn thôi.

  11. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 16-3-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  12. Chế độ tạm giam và điều tra của Cộng Hòa Czech sao ưu việt bằng CHXHCN Việt Nam cho được. Tôi vẫn nhớ lúc còn ở Việt Nam, khi bị bắt, công an điều tra cứ khẳng định như đinh đóng cột: Cách mạng bắt là đúng người đúng tội, cách anh bảo cách mạng bắt sai à! Thế là a lê hấp mời anh vào nhà biệt giam. Đến như LS Lê Công Định cũng phải khai nhận cái tội mà mình không phạm, rồi cháu Phương Uyên…Cứ lên truyền hình đọc bản nhận tội, nếu không mời vào xà lim ngủ với dán, chuột. Đấy chế độ ưu việt hơn cả trăm lần bọn tư bản giẫy chết. Phải nói thẳng ra rằng, không có nhà tù nào hành hạ tù nhân khủng khiếp hơn nhà tù của CS. Ngay cả các nhà tù của thực dân, đế quốc cũng nhân đạo khắp trăm lần nhà tù của các chế độ CS Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba…Vì thế bất cứ người tù nào khi được chế độ CS giam giữ cải tạo, thay vì cám ơn, họ lại càng căm thù cái chế độ nầy hơn.

  13. Pingback: TIN THỨ BẢY, 16-3-2013 | Dahanhkhach's Blog

  14. Tôi đã ở séc (Tiệp khăc cũ) những năm 80 thế kỷ trước. Hồi đó bọn tôi thường nói với nhau “khen tiệp thì khen cả ngày”

    Sự khác biệt giữa 2 đất nước là: Một bên ngồi lên pháp luật. Còn một bên đội pháp luật lên đầu.

    Những người CSVN thực chất vẫn hành xử như vua quan thời phong kiến, thậm chí còn xảo quyệt hơn phong kiến cả ngàn lần.

Đã đóng bình luận.