Archive | Tháng Sáu 2011

Không thể làm việc theo kiểu bắt nợ

     Hộ khẩu của tôi ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nhưng sau đó tôi lại mua nhà ở xã Vĩnh Quỳnh ở từ 18 năm nay. Tuy cùng huyện cách nhau có 5 cây số nhưng vẫn là ở một nơi, hộ khẩu một nẻo.

     Cũng vì sự cố vừa qua, Vĩnh Quỳnh không cho tôi bầu cử nữa, bảo về nơi có hộ khẩu mà bầu nên tôi quyết định chuyển hộ khẩu về nơi ở “để tiện cho Vĩnh Quỳnh quản lý”, bà xã tôi nói với các anh ở UB xã Vĩnh Quỳnh như thế. Tiếp tục đọc

This entry was posted on 30/06/2011, in Báo chí.

Nỗi nhớ

NỖI NHỚ

Thương em rồi lại thương mình
Ngàn năm máu chảy vì tình mẹ con.

(NTT)

Chợt nghe nỗi nhớ dội về
Là câu lục bát đêm hè mẹ ru
Con nằm yên giấc trẻ thơ
Gió từ tay mẹ mát như suối ngàn
À ơi con ngủ cho ngoan
Mẹ còn bao nỗi lo toan đời thường.
Một đời gom góp yêu thương
Thời gian gội tóc pha sương mỗi ngày.

Nén hương trầm thắp hôm nay
Mâm cơm cúng mẹ tự tay con làm
Ảo mờ qua dải khói lam
Ngỡ như thấy mẹ dịu dàng nhìn con
Một đời vất vả héo hon
Mẹ đi, gánh nặng như còn chực theo.
Tháng năm có mẹ chẳng nhiều
Tủi thân con những buổi chiều cút côi.

Đường về cửa Phật xa xôi
Mẹ đi.
Nước mắt đầy vơi, nhạt nhoà
Con về chăm lại cửa nhà
Vườn rau thưa lá, luống hoa khô cành
Đâu như trời đất chuyển mình
Gió heo may gọi
Mùa hanh lại về.

TƯỜNG THỤY

This entry was posted on 30/06/2011, in Thơ.

Trung Quốc mớm lời cho Việt Nam?

<= TQ cắt cáp thăm dò dầu khí của  VN – ảnh sưu tầm

Trong bài “Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận với Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam” của Xin Hua (Tân Hoa Xã 28/6/2011) có những luận điệu không thể chấp nhận được. Họ làm như VN chủ động khiêu khích TQ, không thực hiện các thỏa thuận giữa hai bên … trong khi ai cũng biết tọa độ nơi TQ hai lần cắt cáp thăm dò dầu khí của VN nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982. Tiếp tục đọc

This entry was posted on 29/06/2011, in Báo chí.

Nghề và nghiệp

Đôi khi, thấy có người kê khai vào mục nghề nghiệp: Làm thơ.
Nếu là “làm thơ” thì tôi muốn bỏ chữ nghề đi, chỉ nên để chữ nghiệp thôi.
Từ điển thì định nghĩa: nghiệp là nghề làm ăn. Mặc dù có nhiều người hay dẫn từ điển để bảo vệ cho một ý kiến nào đó nhưng tôi không thích hiểu nghề nghiệp theo nghĩa từ điển nêu. Nghề nghiệp là một từ ghép nên hai chữ ấy hẳn phải mang ý nghĩa nào đó khác nhau. Nhưng tôi không bàn về chữ nghĩa mà mục đích chỉ bàn về việc làm thơ. Tiếp tục đọc

Hai bài báo tuyệt vời

Gặp hai bài viết quá hay, đọc thích mãi, không thể không mang về nhà cất, mặc dù hạn chế sưu tầm:

1. Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải trên báo chí Trung Quốc

TP – Không phải bất cứ người Trung Quốc nào cũng tin vào những tuyên truyền về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Nam Hải” cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông) cùng những lời đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mà một số tờ báo và trang mạng quá khích tung ra. Tiếp tục đọc

This entry was posted on 28/06/2011, in Báo chí.

Công trường và em

CÔNG TRƯỜNG VÀ EM

Công trình thêm mấy tầng cao
Nắng lên hong má em đào thêm xinh
Áo ai may cứ vô tình
Trách chi em một cái nhìn bâng quơ.
Tự nhiên anh thấy mình thừa
Em còn ngắm bức tường vừa xây xong.
Mồ hôi áo mỏng đẫm lưng
Để chân anh bước ngập ngừng mãi thôi.
Đường về quê có xa xôi?
(Nào ai đã dám một lời hỏi thăm).
Công trường được mấy mùa trăng
Mấy kỳ trăng khuyết cho lòng vấn vương.
Mồ hôi ai đổ thì thương
Bóng hình ai thấy yêu hơn công trường.

                                                                                         TƯỜNG THỤY

This entry was posted on 28/06/2011, in Thơ.

Một góc nhìn trong vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Những bài báo ở bog cũ bị xóa nay thu lượm từ các nơi về cất vào mục “Những bài báo cũ”. Vì vậy việc này không làm được cùng một lúc.

Vậy là một tuần đã qua kể từ vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN VN”.

Trước sự kiện động trời này, chẳng lẽ báo chí Nhà nước không nói gì. Thôi thì mỗi tờ đưa lên một bài ngay sau phiên xử. Có những bản tin ngắn gọn, chủ yếu là trích dẫn và cũng chỉ dám đưa một nửa sự thật. Có tờ thêm chút bình luận. Còn “Sài Gòn tiếp thị” thì coi như không biết đến cái vụ xử án này.

Thế rồi thôi. “Lề phải” để mặc cho “lề trái” ra sức tung hoành. Vietnamnet quay sang đưa tin về “cụ” rùa Hồ Gươm, Hồ Gươm có 1, 2 hay 5 “cụ” làm giáo sư Hà Đình Đức cũng đau đầu. Nhiều tờ khác trở lại những tin cướp, hiếp, giết, ảnh nuy … vẫn xảy ra hàng ngày.

Cho đến bây giờ, xem chừng cánh “lề trái” vẫn chưa bớt hăng hái (“bọn này” ở đâu ra mà đông thế?). Ngoài việc chứng minh Cù Huy Hà Vũ vô tội, lên án Hội đồng xét xử không làm đúng qui định về tố tụng … , “lề trái” còn cho rằng việc phiên tòa sử dụng lực lượng bảo vệ, công an chìm, nổi và các phương tiện hỗ trợ (kể cả các phương tiện kỹ thuật hiện đại) quá mức cần thiết để bắt người, dẹp đám đông, ngăn chặn dân tụ tập, mang hoa để ủng hộ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là biểu hiện của sự sợ hãi.

Có một điều cần suy nghĩ là “lề trái” toàn viện vào những lý lẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ok. Cánh này còn trưng ra các bức ảnh chặn đường, bắt người, đăng lại cả những bài báo “lề phải” để độc giả suy ngẫm (“bọn này” có vẻ tự tin đáo để), trong khi “lề phải” chẳng bao giờ dám đăng lại bài của “lề trái”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu, niềm tự hào của người Việt Nam (và của Đảng, Nhà nước Việt nam), thần tượng của thế hệ trẻ, cũng đưa ra một câu để đời: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.

Tôi chợt nhớ đến Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975. Trước sự tiến công như vũ bão của đối phương, không khí chính trị ở Sài Gòn lúc đó vô cùng căng thẳng, an ninh rất hỗn loạn. Tất nhiên, vất vả nhất vẫn là lực lượng cảnh sát. Tôi đọc báo Hà Nội hồi ấy, thấy một câu chuyện thế này: cảnh sát Sài Gòn đàn áp, giải tán đám đông và không cho báo chí tiếp cận lấy tin, mới chĩa súng đe bắn một phóng viên Pháp (của hãng AP). Nhà báo này liền phanh ngực ra thách thức: “Bắn đi. Các anh thua rồi”.

Tác giả bài báo bình luận: “Phải nói phóng viên này có một nhãn quan rất tốt”.

11/4/2010

Nguyễn Tường Thụy

Đơn thỉnh nguyện

Một vài bài báo thu lượm từ các nơi về cất vào mục “Những bài báo cũ”. Vì vậy việc này không làm được cùng một lúc.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=====================
                                     Hà Nội ngày 13/3/2011

ĐƠN THỈNH NGUYỆN
(Về việc xin trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ)

Kính gửi:
– Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam;
– Tòa án nhân dân TP Hà nội và các cơ quan chức năng liên quan;
– Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ và các luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ.
Tôi, người ký tên dưới đây xin trân trọng gửi đơn này tới quí vị để thỉnh cầu một việc như sau:
Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết ngày 5/11/2010, cơ quan chức năng đã bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ. Ngày 17/12/2010 Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội ra cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã có lịch đưa ông Cù Huy Hà Vũ ra xét xử vào ngày 24/3/2011.
Thưa quí vị;
Chúng ta đều biết gia đình ông Cù Huy Hà Vũ là một gia đình có truyền thống yêu nước, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Qua tìm hiểu, bản thân tôi cũng thấy ông Cù Huy Hà Vũ là một người yêu nước, yêu dân tộc. Những bài viết hoặc trả lời phỏng vấn của ông đều xuất phát từ tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc và đầy trách nhiệm đối với vận mệnh của non sông đất nước. Qua những bài viết của ông và những gì ông làm, nhiều người đã hiểu thêm được quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân mà pháp luật qui định, hiểu như thế nào là sống và làm việc theo pháp luật. Ông đã có những việc làm rất hữu ích trong tiến trình xây dựng một chế độ pháp trị mà không phải bất cứ công dân nào cũng có được tinh thần và hiểu biết ấy. Về “tội” của ông, chẳng qua ông đã nói ra những điều mà nhiều người khác nghĩ tới nhưng vì lý do nào đó mà không (hoặc chưa) lên tiếng mà thôi.
Chính vì thế, tôi rất kính trọng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Tuy chưa bao giờ được gặp hay liên hệ với ông cũng như gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của ông nhưng trong tâm khảm, tôi đánh giá ông Cù Huy Hà Vũ là một người con ưu tú của dân tộc.
Tôi cho rằng, việc bắt giữ và truy tố ông Cù Huy Hà Vũ với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là không đúng vì ông không vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Vì thế, ông Cù Huy Hà Vũ cần được trả tự do.
Việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ, về đối ngoại sẽ có lợi cho hình ảnh một nước Việt Nam dân chủ, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, có luật pháp nghiêm minh để bảo vệ những quyền chính đáng của mọi công dân.
Về đối nội, việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ sẽ có tác dụng làm yên lòng dân, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, làm tăng uy tín của quí vị – những người cầm cân nảy mực trước công lý, lẽ phải và pháp luật. Việc làm này càng cấp thiết hơn trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nổi bật lên là hiểm họa xâm lăng của ngoại bang. Bất cứ người công dân nào cũng hiểu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ hàng đầu. Trước tình hình hiện nay, tôi cho rằng việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc là quan trọng hơn lúc nào hết.
Với những lý do trên, tôi tha thiết thỉnh cầu quí vị đình chỉ vụ án, giải oan và trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ.
Kính mong quí vị quan tâm xem xét thư thỉnh nguyện này và đáp ứng lời thỉnh cầu của tôi.
Xin gửi tới quí vị lời chào trân trọng.

Kính đơn

Công dân Nguyễn Tường Thụy
Cựu chiến binh Việt Nam
Số nhà 11 cụm Quỳnh Lân – xã Vĩnh
Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội.
ĐT: (04)36884297 – 0983485952
Emai: tuongthuy59@yahoo.com

PS: Đề nghị Tòa án đưa lá đơn thư vào hồ sơ “Vụ án Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Đặc sản nhà quê

                    ĐẶC SẢN NHÀ QUÊ

Đặc sản nhà quê chỉ đắt ở nhà hàng
Một cọng rau mấy chục lần giá cất
Ven đường tới những khu du lịch
Đặc sản nhà quê vẫn theo theo qui luật cung cầu
Mặc cả mua và bán, cũng tranh nhau
Bà mẹ thoáng buồn thấy khách sang hàng khác
Tôi chạnh lòng lập bập châm điếu thuốc
Hẳn bà lo trưa nay gánh hàng về.

Đặc sản nhà quê tràn ra quán vỉa hè
Thịt ếch chán rồi, người ta thèm thịt nhái
Thịt bò đắt xưa nay vẫn vậy
Nhà hàng bây giờ con trâu lại lên ngôi
Đĩa ngô đồng cũng đắt gấp mấy mươi
Rồi lươn, rắn, rồi côn trùng, đủ thấy …
Lại có phố quảng cáo toàn cơm cháy
Biển hiệu chữ to bò ra tận mép đường.
Liệu có bao giờ bắt chước nước láng giềng
Để thai nhi cũng biến thành đặc sản?
Đặc sản nhà quê mà ở quê thì hiếm
Tôi lạc loài giữa phố thị, ngu ngơ …
Đặc sản nhà quê ở cả phố đèn mờ
Gái quê bây giờ cũng trở thành đặc sản
Quần lụa xắn, chân vẫn còn bèo tấm
Tôi cố tin em vừa ở ruộng mới về.

Những chiếc xe đời mới sạch lau lia
Những khuôn mặt bóng nhờn và thỏa mãn
Người ta tiêu tiền như quăng như ném
Hẳn muốn khoe sự giàu có đã thừa
Địa vị xã hội ư, văn hóa đấy ư
Hay sành điệu, đẳng cấp, gì gì nữa.

Rời thành thị tanh nồng mùi vôi vữa
Nơi trong lành giờ còn ở những đâu
Tôi về quê gặp lũ trẻ, xoa đầu
Úy lạo mấy đồng đủ mua vài quyển vở
Các cháu thì vui, tôi thì xấu hổ
Chẳng bằng tiền bo cho mấy cậu chạy bàn
Còn với tiếp viên môi đỏ tóc vàng
Chuyện này sao khó kể.

Chị tôi ở nhà quê ra thành thị
Khi về mang theo mấy cân cà
Sản vật tươi ngon ở quê lấy đâu ra
Dẫu có được từ mô hôi của những người chân
đất.

Nông sản vào mùa, lựa những gì ngon nhất
Đổi lấy đồng tiền dành dụm chắt chiu.
Đưa con đi thi hết một con trâu
Nằm bênh viện cũng mất vài tấn lúa
Tháng năm tháng mười vào vụ
Gạo tám thơm bữa cơm phố mỗi nhà
Người nông dân đi gặt về nghỉ chút ban trưa
Lùa vội bát cơm đùng đục.

Anh chị tôi và các cháu
Một năm mấy lần có được miếng ngon
Thương đàn con đen nhẻm gầy còm
Đôi khi bữa thường cũng có thêm quả trứng
Các cháu tôi chăm đàn gà chóng lớn
Đợi chú cô ở thành phố nhỡ có về …

Tôi lớn lên ở nhà quê
Với quê hương thấy ngày càng nặng nợ
Đến bao giờ người nông dân hết khổ
Bao giờ họ đi ăn đặc sản nhà hàng
Bao giờ hết những cảnh trái ngang
Tôi nghĩ vậy
Thấy cay nơi khóe mắt.

TƯỜNG THỤY

This entry was posted on 27/06/2011, in Thơ.

Tuyên cáo đặc biệt

TUYÊN CÁO

VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC LIÊN TỤC CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, XÂM PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
Chúng tôi, những người đồng ký tên dưới đây
Nhận định rằng :
1. Trong quá trình lịch sử, Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1974 chiếm Hòang Sa, năm 1979 xua quân đánh 9 tỉnh biên giới phía Bắc, tiếp sức cho bọn diệt chủng Pôn Pốt đánh vào các tỉnh Tây Nam Việt Nam, năm 1988 đánh chiếm đảo Đá chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho đến nay mưu đồ lấn chiếm ngày càng tiếp diễn thô bạo hơn.
2.  Mặc dù năm 1991, Việt Nam Trung Quốc đã ký Hiệp định Hòa Bình, tuyên bố láng giềng hữu nghị nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang ngược cho tàu ngăn cản, bắn giết ngư dân Việt Nam trong cuộc mưu sinh trên vùng biển của mình; bắt tàu đánh cá,  phạt vạ, trấn lột, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc xông vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tấn công, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh, tiếp đến ngày 9 tháng 6 năm 2011, tàu Trung Quốc lại hung hãn xông vào cắt cáp tàu Viking đang hoạt động trong vùng  đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với ý đồ xấu xa là biến vùng đặc quyền kinh tế,vùng biển của Việt Nam thành vùng đang tranh chấp để thưc hiện cái gọi là gác bỏ tranh chấp để cùng nhau khai thác với ưu thế vượt trội của Trung Quốc; áp đặt thô bạo đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông mà không có cơ sở lịch sử, pháp lý nào. Việc làm này đã ngăn cản tự do hàng hải, đang bị các nước lên tiếng phản đối. Các hành vi nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Luật Biển và Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 của Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vi phạm tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002.
3.  Mới đây Trung Quốc lại điều tàu chiến Hải tuần 31 qua Biển Đông, tổ chức tập trận để đe dọa Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Đông Nam Á. Những hành động ngang ngược, phô trương lực lượng này đã tạo nên không khí căng thẳng, phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, ngăn cản công cuộc xây dựng hòa bình của các nước trong khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN và Việt Nam. Các hành vi nêu trên của Trung Quốc là trái ngược hoàn toàn với những gì mà Trung Quốc đã tuyên bố với thế giới và với xu thế phát triển hòa bình, tiến bộ của thời đại.
4.  Những lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 08/06/2011 tại Nha Trang: “Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ Quốc”, đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi long trọng tuyên bố:
1.Cực lực lên án và tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước: Nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn nhằm xâm chiếm Biển Đông với tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò 9 đoạn và Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam; bắt bớ cướp bóc, phá hoại tàu bè của ngư dân Việt Nam; cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam với ý đồ biến vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của Việt Nam thành vùng tranh chấp để Trung Quốc hưởng lợi; diễn tập quân sự, điều tàu chiến lớn đến Biển Đông, đe dọa hòa bình an ninh trong khu vực.
2. Chúng tôi ủng hộ những phát biểu mạnh mẽ, hợp lòng dân của những nhà lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam và rất mong các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị và xã hội, các ban ngành đoàn thể Việt Nam nhanh chóng có những biện pháp tích cực và hữu hiệu hơn nữa nhằm bảo vệ ngư dân, bảo vệ các tàu thăm dò dầu khí. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, nhưng  kiên quyết không để một tấc đất, một vùng biển, đảo nào lọt vào tay bất cứ một nước ngoài nào như Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết nhiều lần phát biểu khẳng định.
3. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy bên cạnh biện pháp chính trị, quân sự và ngoại giao, biện pháp đấu tranh hiệu quả nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước ở trong nước cũng như ở ngoài nước nhằm chống lại những hành động ngang ngược gây hấn, xăm lấn của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam mà bao đời ông cha đã gầy dựng, gìn giữ.
4. Chúng tôi nghĩ rằng không vì lý do gì ngăn chặn những hành động yêu nước của nhân dân bao gồm các cuộc biểu tình, mít tinh ôn hòa, trật tự của thanh niên, sinh viên học sinh và đồng bào Việt Nam trên toàn quốc.
Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, nối tiếp biết bao thế hệ cha ông chúng ta đã khắc sâu lời thề: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.Dựa vào sức mạnh của nhân dân là chính, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Chính nhờ vậy mà Tổ quốc Việt Nam chúng ta đã trường tồn và độc lập đến ngày hôm nay.
Làm tại TP.HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2011
Đồng ký tên
                                                                                               ..
01
Ô.NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU
–     Nhà nghiên cứu sử địa học, chuyên gia về Biển Đông
02
Ô. NGUYỄN TRỌNG VĨNH
–         Thiếu tướng, lão thành Cách Mạng
–         Nguyên ủy viên Trung Ương Đảng Khóa 3
–         Nguyên Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền Việt Nam tại Trung Quốc
03
Ô. NGUYỄN HUỆ CHI
–     Giáo sư Văn học, người sáng lập trang mạng Bauxite
      Việt Nam
04
Ô. NGUYỄN QUANG A
–         Tiến sĩ
05
Ô. PHẠM TOÀN
–         Nhà giáo, người sáng lập trang mạng  Bauxite Việt Nam
06
Ô. CHU HẢO
–         Giáo sư Tiến sĩ  Nguyên Thứ Trưởng
      Bộ Khoa Học Công Nghệ
07
Ô. NGUYỄN KHẮC MAI
–         Nguyên vụ trưởng Ban Dân Vận Trung Ương
–         Gíam Đốc Trung Tâm Minh Triết
08
Ô. PHAN ĐÌNH DIỆU
–         Giáo sư Tiến sĩ
–         Ủy viên Đoàn Chủ Tịch ủy ban Trung ương MTTQ VN
09
Bà TRẦN THỊ BĂNG THANH
–         Phó GSTS , Viện Văn học Việt Nam
10
Ô. NGUYÊN NGỌC
–         Nhà văn
–         Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Đại Học Phan Chu Trinh – tỉnh Quảng Nam
11
Ô. HỒ NGỌC NHUẬN
–         Nhà báo
–         Nguyên Gíam Đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
–         Uỷ viên TW Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
–         Phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM
12
Ô. LỮ PHƯƠNG
–         Viết văn
–         Nguyên thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin Chính Phủ CM Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN
13
Ô. NGUYỄN XUÂN DIỆN
–         Tiến sĩ, Phó GĐ Thư viện Viện Nghiên cứu  Hán Nôm VN
14
Ni sư trưởng NGOẠT LIÊN
–         Trụ trì tịnh xá Ngọc Phương
–         Ủy viên Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo VN
–         Ủy viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN
15
Ô. HUỲNH TẤN MẪM
–         Bác sĩ  Đại biểu Quốc Hội Khóa 6
–         Nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên SG trước 1975
16
Ô. TRẦN QUỐC THUẬN
–          Luật sư , Phó Ban Thường Trực Ban Liên Lạc Tù Chính Trị Việt Nam
–         Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực văn phòng Quốc Hội Việt Nam .
17
18
Ô. TƯƠNG LAI
Ô. LÊ HIẾU ĐẰNG
–         Gíao sư, Email: tnglai@gmail.com, DĐ: 0918739367
–         Nguyên phó Tổng Thư Ký Uỷ Ban TW Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ & hòa bình Việt Nam
–          Nguyên phó chủ tịch UB MTTQ TP.HCM
–         Đại biểu HĐND TP.HCM khóa 4&5
19
Ô. LÊ CÔNG GIÀU
–         Cựu tù chính trị trước 1975
–         Nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TP.HCM
–         Nguyên GĐ Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại & Đầu tư TP.HCM.
–         Nguyên Phó Tổng GĐ Saigontourist
20
Ô. ANDRÉ MENRAS- HỒ CƯƠNG QUYẾT
–         Cựu tù chính trị tại Việt Nam trước 1975
–         Nhà giáo về hưu
21
Ô. PHẠM VĂN ĐỈNH
–         Tiến sĩ quốc gia Pháp, chuyên ngành Vật Lí Khí Quyển
–         Chủ tịch hội văn hóa Trịnh Công Sơn
–         Thành viên hội đồng quản trị hội “Maison Vietnam” – Pháp
22
Ô. HÀ DƯƠNG TƯỜNG
–         Nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne (UTC, France)
23
Ô. NGUYỄN NGỌC GIAO
–    Tiến sĩ Nguyên Giáo sư Đai học Paris 7
24
Ô. HÀ SỸ PHU
–    Tiến sĩ Sinh Học ( Đà Lạt )
25
Ô. TRẦN VĂN LONG
–    Cựu tù Côn Đảo trước 1975,
–    Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn Tp.HCM
–    Nguyên Tổng thư kí UB Vận động cải thiện chế độ lao tù                    –    MNVN  (trước 1975), Nguyên phó Tổng GĐ Saigontourist
26
Ô. NGÔ ĐỨC THỌ
–    Phó GS TS ( Hà Nội ), nguyên cán bộ Viện Hán Nôm
27
Ô. HUỲNH NHẬT HẢI
–    Nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành Phố Đà Lạt
28
Ô. HUỲNH NHẬT TẤN
–         Nguyên giám đốc Trường Đảng Tỉnh Lâm Đồng
29
30
Ô. BÙI MINH QUỐC
Ô. TIÊU DAO BẢO CỰ
–         Nhà thơ, Nguyên chủ tịch Hội Văn Nghệ Lâm Đồng
–         Nhà văn tự do ( Đà Lạt )
31
Ô. MAI THÁI LĨNH
–         Nguyên phó chủ tịch HĐND Thành phố Đà Lạt
32
Ô. NGUYỄN QUANG NHÀN
–         Cán bộ công đoàn Đà Lạt ( đã nghỉ hưu )
33
Bà TRẦN THỊ THANH BIÊN
–         Nhà giáo ( đã nghỉ hưu )
34
Ô. KHA LƯƠNG NGÃI
–         Nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Gỉai Phóng thuộc Thành Uỷ TP.HCM
35
Ô. HỒ TỊNH TÌNH
( HỒ THANH)
–         Nguyên hiệu trưởng trường Phát Thanh Truyền Hình TW 2
36
Ô. HUỲNH KIM BÁU
–         Nguyên Tổng Thư Ký Hội Trí Thức Yêu Nước TP.HCM (nay là  Liên Hiệp các hội Khoa Học Kỹ Thuật TP.HCM )
37
Luật sư TRỊNH ĐÌNH BAN
–         Nguyên Chủ Tịch Phong Trào Tự Trị Đại Học Miền Nam Việt Nam
–         Nguyên thành viên Tổ Tư Vấn Chính Phủ nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam
–         Nguyên phó chủ tịch Hội Luật Gia TP.HCM
–         Nguyên Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân TPHCM Khóa 3
38
Ô.NGUYỄN XUÂN LẬP
–         Nguyên chủ tịch đoàn sinh viên Phật Tử Sài Gòn
–         Nguyên Gíam Đốc Cty Dược TP.HCM ( SAPHARCO)
–         Nguyên chủ tịch Hội Dược Học TP.HCM
39
Ni sư TUẤN LIÊN
–         Phong trào đấu tranh trước 1975
40
Ni sư trưởng LIÊN HÀN LIÊN
–         Phong trào đấu tranh trước 1975
41
Thích nữ TÍN LIÊN
–         Uỷ viên TW Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
42
Ni sư THÍCH NỮ MINH LIÊN
–         Uỷ viên Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc , quận Gò Vấp
43
Ni sư Thích nữ LỆ LIÊN
–         Phong trào đấu tranh trước 1975
44
Thích nữ HÒA LIÊN
–         Uỷ viên Hội Liên Hiệp Phụ Nữ , quận Gò Vấp
45
Thích nữ VIÊN LIÊN
–         Tịnh xá Ngọc Phương
46
Ô.HẠ ĐÌNH NGUYÊN
–         Nguyên Chủ Tịch Uỷ Ban Đấu Tranh thuộc Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn ( trước 1975)
47
Ô.PHAN LONG CÔN
–         Nguyên Tổng Thư Ký Tổng Hội Sinh Viên Liên Viện Miền Nam VN (1967)
–         Nguyên Chủ tịch Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Phú Yên
48
Bà VÕ THỊ BẠCH TUYẾT
–         Nguyên Gíam Đốc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM
49
Ô. NGUYỄN TRỌNG TẠO
–         Nhà thơ, nhạc sĩ
50
Ô. TRẦN NHƯƠNG
–         Nhà thơ, nhạc sĩ
51
Ô. LÝ TRỰC DŨNG
–         Họa sĩ
52
Ô. TRỊNH QUANG VŨ
–         Họa sĩ
53
Ô. MAI THANH HẢI
–         Blogger
54
Ô. HÀ THÚC HUY
–         Tiến sĩ Hóa học Đại học KHTN
55
Ô. PHẠM QUỐC VỸ
–         Bác sĩ, Nguyên ban đại diện SV Y Khoa Sài Gòn.
–         Nguyên trưởng phòng y tế LLTNXP
56
Ô. PHAN THANH HUÂN
–         Luật sư
57
Ô. THÁI VĨNH TRINH
–         Cựu tù Côn Đảo
58
Ô. VƯƠNG ĐÌNH CHỮ
–         CLB Phaolo NGUYỄN VĂN BÌNH
59
Ô. ĐÌNH VƯỢNG
–         CLB Phaolo NGUYỄN VĂN BÌNH
60
Ô. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
–         Thanh niên Hà Nội
61
Bà HUỲNH THỊ KIM TUYẾN
–         Nguyên Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Gíao Yêu Nước TP.HCM
–         Nguyên Cán Bộ Ban Dân Vận Thành Uỷ
62
Ô. ĐẶNG NGỌC LỆ
–          Phó giáo sư tiến sĩ , Chủ Tịch Hội Ngôn Ngữ Học TPHCM
–         Trưởng Khoa Đông Phương Học – Trường Đại Học Văn Hiến
63
Ô. HUỲNH SƠN PHƯỚC
–         Nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo TUỔI TRẺ TP.HCM
64
Ô. NGUYỄN QUỐC THÁI
–         Nhà Báo Nguyên Tổng Thư Kí báo Công Nghiệp
65
Ô. TRẦN MINH ĐỨC
–         Nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo Tuổi Trẻ TP.HCM
–         Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị CTY CỔ PHẦN THẾ KỈ 21
66
Ô. CAO LẬP
–         Cựu tù Chính trị Côn Đảo trước 1975
–          Nguyên Gíam Đốc Làng Du Lịch Bình Quới – Saigontourist
67
Ô. BÙI TIẾN AN
–         Huynh trưởng hướng đạo
–         Cựu tù Chính trị Côn Đảo trước 1975
68
Ô. NGUYỄN TUẤN KIỆT
–         Nhạc sĩ
–         Cựu tù Chính trị Côn Đảo trước 1975
69
Ô. ĐỖ TRUNG QUÂN
–         Nhà thơ
70
Ô. NGUYÊN HẠO
–         Họa sĩ
71
Ô. VŨ QUANG HÙNG
–         Cựu tù Chính trị Côn Đảo trước 1975
–         Nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo Công An TPHCM
72
Ô. ĐỖ HỮU BÚT
–         Nguyên trưởng Ban Tuyên Huấn Đảng Uỷ Sinh Viên Sài gòn Gia Định
–         Cựu sinh viên phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn Gia Định
73
Ô. TRẦN HƯNG ĐOÀN
–         Nguyên Tổng Gíam Đốc cty SAVIMEX
74
Bà TRẦN THỊ KHÁNH
–         Biên tập viên nhà xuất bản Trẻ TP.HCM
75
Ô. NGUYỄN TẤN Á
–         Nguyên quyền trưởng ty điện lực Phú Yên (trước 1975)
–         Nguyên Tổng Thư Kí Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1964
76
Bà HUỲNH QUANG THƯ
–         Nguyên Tổng Thư Kí Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1968
77
Ô. THIỀU HOÀNH CHÍ
–         Bác sĩ
78
Ô. HUỲNH NGỌC CƯƠNG
–         Dược sĩ
–         Gíam đốc công ty Dược Phú Thọ
79
Bà TRƯƠNG HỒNG LIÊN
–         Nguyên cán bộ Thành Đoàn TP.HCM
80
Bà  HUỲNH MINH NGUYỆT
–         Cựu sinh viên phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn Gia Định
81
Bà NGUYỄN THỊ XUÂN DUNG
–         Cựu sinh viên phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn Gia Định
82
Bà TẠ THỊ TƯƠI
–         Cựu sinh viên phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh
      Sài Gòn Gia Định
83
Bà NGUYỄN THỊ TRUYỀN
–         Cựu sinh viên phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh
     Sài Gòn Gia Định
84
Ô. HỒ HIẾU
–         Nguyên chánh Văn phòng ban Dân vận Thành Ùy TP.HCM
85
Ô. LÊ THÂN
–         Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Cựu tù Côn đảo trước 1975
86
Ô. HOÀNG TIẾN CƯỜNG
–         Hà Nội
87
Bà CAO THỊ VŨ HƯƠNG
–        Hà Nội
88
Ô. NGUYỄN QUANG THẠCH
–         Sáng lập Tủ sách dòng họ ở nông thôn
89
Ô. LÊ TUẤN ANH
–         Hà Nội
90
Bà ĐẶNG BÍCH PHƯƠNG
–         Hà Nội
91
Bà TRẦN THANH VÂN
–         KTS Cảnh quan, Hà Nội
92
Ô. PHẠM VIỆT CƯỜNG
–         Hà Nội
93
Ô. ĐỖ MINH TUẤN
–         Nhà thơ, Đạo diễn, Hà Nội
94
Ô. PHAN HỒNG GIANG
–    Tiến sĩ khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
95
Bà NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
–         Nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam
 i
This entry was posted on 26/06/2011, in Báo chí.

Khảo mít

Thư  giãn cuối tuần

KHẢO MÍT


Tết Đoan Ngọ, người ta có tục khảo cây trái trong vườn cho nó sai quả.

Cây mít nhà Ngốc đã mấy năm không chịu ra quả, nếu có cũng chỉ vài trái sài đẹn.
Tết Đoan Ngọ năm ấy, bố Ngốc sai Ngốc trèo lên ôm lấy cành mít, dặn dò cẩn thận rồi ông lấy roi vụt vào mông Ngốc:

– Mít!
Ngốc thưa:
– Dạ
– Năm nay có quả không?
– Có
– Có mấy quả?
– Nhiều quả.
Năm sau, cây mít nhà Ngốc ra được hơn mười quả.
Lớn lên, Ngốc lấy vợ. Ngốc thích có con lắm. Nghe kể chuyện Thánh Gióng, thấy mẹ Gióng chỉ ướm chân vào dấu chân có sẵn ở vườn cà mà mang thai, đẻ ra được Gióng, Ngốc tính chuyện bắt chước. Ngốc cho nhổ hết cây ngoài vườn, chỉ trồng mỗi cà rồi in sẵn dấu chân mình ở góc vườn, bắt vợ hàng đêm phải ra ướm vào trước khi đi ngủ. Khi vợ Ngốc lên giường thì Ngốc đã ngủ khì từ lúc nào.
Mấy năm không thấy có con, Ngốc buồn lắm. Nhớ lại chuyện khảo mít hồi bé, Ngốc nhờ anh hàng xóm sang trèo lên ôm lấy vợ mình. Ngốc cũng dặn dò cẩn thận rồi lấy roi quất vào mông anh hàng xóm, bắt đầu khảo:
– Vợ!
Anh hàng xóm thưa:
– Dạ
– Năm nay có con không?
– Có
– Có mấy đứa?
– Nhiều đứa.
Xong, Ngốc lại yên tâm làm ăn, chờ kết quả. Vợ Ngốc biết cái trò “khảo vợ” ấy của Ngốc chẳng bao giờ linh nghiệm. Thương chồng, không muốn chồng thất vọng, hôm sau chờ lúc Ngốc đi cày, vợ Ngốc gọi anh hàng xóm sang nhờ “khảo” kỹ hơn.
Năm sau, vợ Ngốc sinh cho Ngốc một lúc hai đứa con trai kháu khỉnh. Ngốc mừng rơn.

TƯỜNG THỤY

Thơ Xuân Diệu viết cho Cù Huy Hà Vũ


<= Xuân Diệu và Cù Huy Hà Vũ – ảnh sưu tầm

Chúng ta đều biết Nhà thơ Xuân Diệu từng kết hôn một lần nhưng không có con, sau một thời gian ngắn ngủi hai người chia tay. Như vậy, gần như cả đời ông sống độc thân.

Thơ tình của ông nồng nàn, tha thiết và cuồng nhiệt. Sau Cách mạng tháng Tám, gần như ông không viết thơ tình nữa. Tuy vậy ông vẫn có những bài thơ ca ngợi cuộc sống gia đình tuy đơn sơ giản dị nhưng êm đềm, hạnh phúc:

Đã bốn năm trời nghĩa với duyên
Mặt em thay đổi vẫn y nguyên
Nét thêm rờ rỡ như tơ chín
Dáng vẫn thanh thanh tựa nước hiền.

(Mặt em)

Bài “Anh đợi em về ăn cơm” cũng là một bài thơ thật đẹp:

Anh đợi em về ăn cơm
Trăng đã lên rồi trăng sáng
Mảnh ngọc trên cây hoàng lan
Chắc thấy em trên đường vắng.

Qua đó ta thấy ông khát khao cuộc sống gia đình đến chừng nào.

Có một bài thơ (mà tôi quên mất đề) nói về tình cảm cha con, xin trích mấy câu sau đây:

Con ngồi làm bài toán
Bố đang viết bài văn
Hôm nay Vũ nghịch ngợm
Cái trán vờ nhăn nhăn.

Vũ trợn mắt một mình
Dọa một người tưởng tượng
Dướn cổ như cãi nhau
Với cái con tính cộng.

Hai thêm hai là mấy
Hai sáu mấy lần ba
Bố mua cho Vũ ổi
Vũ còn thèm cả na.

Đọc bài thơ này rất thích. Cậu bé có vẻ nghịch ngợm nhưng cũng rất dễ thương còn người cha thì bao dung và yêu chiều con. Lần đầu đọc bài thơ này, tôi chỉ cho rằng Vũ là cái tên mà Xuân Diệu đặt ra, giống như các nhà tiểu thuyết đặt tên cho nhân vật của mình vậy.

Sau này tôi biết, Xuân Diệu có cháu trai gọi ông bằng bác ruột nhưng được ông nhận làm con nuôi từ bé là Cù Huy Hà Vũ, con trai cả nhà thơ Huy Cận. Việc Xuân Diệu nhận Hà Vũ làm con nuôi không phải bởi một lúc cao hứng nhận đại mà là do bà nội và bố mẹ của Vũ muốn cảm ơn cái tình của Xuân Diệu đối với Huy Cận. Trong những cái tình ấy, có việc Xuân Diệu gả em gái là Ngô Xuân Như cho Huy Cận và bản thân Xuân Diệu và gia đình đã có công nuôi nấng các em của Huy Cận khi Huy Cận đi hoạt động cách mạng.
Xuân Diệu quí và coi Hà Vũ như con từ nhỏ. Ông thường nói ông rất tự hào về Hà Vũ. Cũng như Huy Cận, ông hy vọng, gửi gắm tất cả niềm tin yêu vào Hà Vũ.

Bài thơ được Xuân Diệu viết vào khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, in trong tập “Tôi giàu đôi mắt” xuất bản năm 1970, ông đề “Kính tặng nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa”. Nghĩa là khi bài thơ ra đời, Hà Vũ chừng 7,8 tuổi, đang học cấp 1, rất phù hợp với cậu bé Vũ trong bài thơ.

Vì vậy, bây giờ nhớ lại, tôi cho rằng cậu bé Vũ trong bài thơ chính là Cù Huy Hà Vũ. Cái tính nghịch ngợm, bướng bỉnh của cậu bé Vũ trong bài thơ phát triển dần thành tính cách Cù Huy Hà Vũ bây giờ.

Không biết Xuân Diệu có bao nhiêu bài thơ viết về đứa con nuôi mà ông rất mực yêu quí, tin cậy này. Ngoài bài thơ trên, tôi biết thêm được một bài nữa:

BÁC ĐI XA NHỚ CHÁU GHÊ

Bác đi xa cháu, nhớ ghê
Thằng cu Vũ, bác chưa về được thăm.
Bây giờ cháu đã lên năm,
Từ khi nhỏ xíu cháu nằm trên tay,
Bác rất yêu cái thằng này,
Tưởng như có cháu là hay trên đời.
Bác xem là một con người
Còn non, đang bú tay, vòi đó thôi;
Có khi bác đứng bên nôi
Muốn đưa cho cháu cõi đời đẹp hơn.
Bây giờ cháu đã biết khôn
Bác ngồi làm việc, cháu luôn chạy vào
Bày trò chơi nhởi lao xao,
Đang chơi dở cuộc, lại ào chạy ra;
Lấy chăn phủ ghế chui qua,
Ngăn bàn thích lục, tranh gà thích xem:
Xếp rồi, cháu lại đảo lên,
Có ngày bác phải mười phen dọn nhà:
Khi gần, bác giận bác la,
Đi xa, bác lại nhớ mà rất thương.
***
Chiêm bao thấy cháu đêm trường
Bác hôn mặt Vũ như gương sáng bừng.
Hôm về bác cháu ta mừng,
Bác cho trăm thứ trong rừng Quì Châu.

(Quì Châu 20-5-1963)

Nguyễn Tường Thụy

Quan hệ bất chính với vợ

Tối hôm ấy, lớp tôi họp để kiểm điểm Khang. Theo anh Đại cán bộ quản lý học viên thì Khang đã vi phạm luật hôn nhân gia đình, suy thoái đạo đức, lập trường chính trị không vững vàng, làm xấu đi hình ảnh của người đảng viên, người cán bộ quản lý kinh tế tương lai, ảnh hưởng đến phong trào thi đua của toàn trường.
Anh Đại tới dự là để lái cuộc họp theo hướng chỉ đạo của trên. Thằng Lưu lớp trưởng chủ tọa cuộc họp. Thằng Khoa văn hay chữ tốt được cử làm thư ký.

Cũng nên nói qua về cái nơi chúng tôi đang theo học một chút. Đó là trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế của Bộ. Chúng tôi là những công nhân hoặc nhân viên phòng ban ở các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp trong Bộ, văn hóa tốt nghiệp phổ thông, có thành tích, được cử về học. Sau ba năm sẽ ra trường, chúng tôi lại trở về để ngồi vào các vị trí trong bộ máy quản lý xí nghiệp. Lực lượng mới được đào tạo vừa là bổ sung, vừa là dần dần thay thế cho những bác làm việc đã lâu năm theo kiểu người nọ truyền kinh nghiệm cho người kia chứ không được đào tạo bài bản.
Tôi về trường, được biên chế cùng lớp với Khang. Anh lớn hơn tôi hai tuổi, lấy vợ cùng nhà máy, vừa sinh được cô con gái đầu lòng. Anh là người cởi mở, dễ gần và tốt tính. Anh hay giúp đỡ, tìm hiểu tâm tư hoàn cảnh của mọi người. Cả lớp đều quí anh. Là đảng viên, anh được giao làm lớp phó kiêm bí thư chi đoàn. Tôi thì làm tổ trưởng một tổ. Mỗi lần bầu ban chấp hành chi đoàn, bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên, bao giờ anh cũng được số phiếu cao nhất. Hàng ngày học với nhau, anh hay nhờ tôi giảng lại bài mà trên lớp anh chưa hiểu. Có lẽ vì thế, anh rất quí mến và quan tâm đến tôi. Thấy tôi có thành tích học tập, được Bộ tặng bằng khen, anh đề nghị với chi bộ đưa tôi vào diện đối tượng kết nạp của đảng.

Nội dung cuộc họp hôm nay chúng tôi đã biết từ trước. Gần đây, sau khi vợ Khang sinh con thì có tin từ nhà máy anh lan lên trường là hình như vợ anh đã mang thai trước khi hai người lấy nhau. Đảng ủy nhà trường liền cử cán bộ về thẩm tra. Họ làm việc với nhà máy, gặp gỡ những người có liên quan, tìm hiểu dư luận quần chúng. Cuối cùng thì đưa ra được kết luận thông tin trên là đúng và anh chính là cha của đứa trẻ. Họ tính từ lúc vợ chồng anh đăng ký kết hôn đến khi con bé được sinh ra chỉ có bảy tháng hai mươi ngày. Kể ra chỉ cần như thế rồi hỏi vợ chồng anh một câu là đủ kết luận, việc gì phải mất công điều tra kỹ về những mối quan hệ khác.
Nhưng người ta làm như vậy cũng là vì anh. Nếu chỉ là người “đổ vỏ”, là nạn nhân của sự lừa dối thì anh được trở thành vô tội. Đó là cách làm việc thận trọng để bảo vệ cán bộ, đảng viên.
Sau này, có người cho anh là dại. Giá anh bàn với vợ thống nhất khai rằng đứa bé không phải của anh, khi cưới nhau anh không hề biết vợ đã có thai với người khác thì anh thoát được kỷ luật. Còn trước dư luận, vợ chồng anh vẫn công nhận sự thật thì chẳng sợ mang tai tiếng. Tổ chức biết cũng không có bằng chứng. Người ta không thể truy bức về cha đứa bé. Nhưng với người khác, có thể ai đó sẽ làm như thế được, còn với anh, tôi biết nhân cách anh không cho phép.
Ở trường, tin vợ chồng anh “ăn cơm trước kẻng” lan dần ra khắp các lớp. Giậu đổ thì bìm leo. Nhiều đứa trước đây bám lấy anh, bây giờ thì tìm cách xa lánh. Thế vẫn còn hơn những đứa quay ngoắt lại phản anh. Đứa nào ghét anh thì hỉ hả ra mặt. Thằng Hùng vẽ anh với một cái thòng lọng lơ lửng trên đầu rồi chuyền cho nhau xem trong giờ học. Nhiều đứa thương anh nhưng cũng không dám gần gũi anh như trước. Anh trở thành cô độc trong cái tập thể lớp 32 người. Trên đường lên giảng đường, học viên ở các lớp khác trông thấy anh, chúng xì xào, chỉ trỏ. Chỉ có tôi và vài đứa nữa đối với anh vẫn bình thường. Nhưng tôi không dám an ủi sợ anh buồn thêm.

Thằng Lưu nêu tóm tắt khuyết điểm của Khang rồi hướng dẫn mọi người phát biểu, phân tích cái sai để anh nhận ra, đề nghị hình thức kỷ luật, tạo điều kiện cho anh phấn đấu trở thành con người tốt. Anh Đại gợi ý: Với khuyết điểm ấy, đồng chí Khang có còn xứng đáng là đảng viên, là cán bộ lớp, cán bộ đoàn không? Cán bộ, đảng viên như thế thì có lãnh đạo nổi quần chúng không?
Cả lớp im lặng. Đứa nọ nhìn đứa kia không ai muốn phát biểu trước. Không khí cuộc họp có vẻ nặng nề. Thằng Trung cũng vậy. Nó vốn là đứa hăng hái phát biểu nhất trong các cuộc họp thế mà giờ đây nó chỉ nhìn xung quanh thăm dò. Thằng này chuyên rủ tôi đi quán. Nó thường kéo theo cả những đứa mà nó đã trót nợ miệng. Mười lần thì thì chín lần nó lấy lý do phải về trước rồi để mặc tôi ở lại giải quyết hậu quả. Hôm nay chắc nó ngại nói vì Khang chính là người được chi bộ phân công dìu dắt nó vào Đảng.
Nhưng kìa, nó đã giơ tay đứng dậy. Nó không muốn ai tranh vị trí đầu tàu của nó:
– Chúng ta thật đau lòng trước sự tha hóa của đồng chí Khang. Đồng chí cố tình giấu giếm việc đã ăn nằm với cô ấy, lừa dối tổ chức để lấy giấy đăng ký kết hôn. Nếu phát hiện ra sớm, liệu tổ chức có đồng ý cho đồng chí lấy vợ không …
Mọi người dồn mắt vào nó ngạc nhiên. Hình như nó cũng đã thấy mình nói hớ liền lái sang ý khác:
– Thử hỏi xem, nếu ai cũng như thế thì xã hội loạn à. Tại sao đồng chí không cố nhịn thêm được mấy tháng nữa. Đồng chí cống hiến chưa được bao nhiêu mà đã đòi hưởng thụ …
Cả lớp cười rúc rích. Nó chờ phòng họp trật tự trở lại rồi tiếp:
– Tôi đề nghị tổ chức xét lại động cơ lấy vợ của đồng chí Khang. Có phải là đồng chí ấy chỉ nghĩ đến chuyện chơi bời, sau biết không thoát được mới buộc phải cưới? Yêu cầu đồng chí Khang nghiêm túc nhận khuyết điểm, thành khẩn khai báo trước tập thể, trước tổ chức …
Không khí cuộc họp đã sôi nổi hơn. Thằng Trung vừa dứt thì cái Nguyệt phó bí thư chi đoàn đứng dậy:
– Chúng ta phải thấy sự việc của đồng chí Khang là rất nghiêm trọng. Chưa có đăng ký kết hôn, đồng chí đã ngủ với người ta như vợ chồng, coi thường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đồng chí vi phạm nghiêm trọng Luật hôn nhân và gia đình đã đành nhưng hậu quả có thể sẽ khôn lường. Cũng may mà đồng chí không “bỏ của chạy lấy người” hoặc là không chạy được. Nếu đồng chí bỏ rơi người ta thì cả cuộc đời con gái của cô ấy coi như bỏ đi. Rồi một đứa bé, tương lai của xã hội sẽ trở thành không cha. Gánh nặng sẽ đè lên vai người phụ nữ. Nó ra đời không có cha thì ai là người nuôi dạy nó? Liệu nó có nên người không hay là trở thành kẻ bụi đời, thêm gánh nặng cho xã hội? …
Cái Nguyệt là người cùng nhà máy với Khang. Đã có lần anh kể cho tôi nghe chuyện tự nhiên người ta thấy bụng nó lùm lùm. Thằng người yêu trở mặt bảo chưa chắc cái thai ấy đã là của nó. Nó không dám bắt đền vì thằng này rất ba trợn, lại là công nhân thời vụ, chẳng có gì để mất. Mặt khác, khi ấy cái Nguyệt đang phấn đấu vào Đảng nên đành ngậm đắng nuốt cay vào bênh viện một mình để xóa dấu vết. Chuyện này ít người biết và người ta chỉ rỉ tai nhau. Nó căm thù thằng người yêu rồi căm thù luôn cả đàn ông, Nay có dịp, nó trút mối hận ấy lên đầu Khang, làm như chính anh đã hại đời con gái của nó.
Thằng Thìn, cùng tổ với Khang thì giàu óc tưởng tượng hơn:
– Tôi đề nghị tổ chức điều tra lại xem đồng chí Khang làm chuyện ấy có được sự đồng ý của cô kia không? Nếu đồng chí ép buộc cô ấy thì rõ ràng là đã phạm tội cưỡng dâm. Khi đó, cần truy tố đồng chí ấy ra pháp luật chứ không chỉ kiểm điểm như thế này. Nếu không tìm cách làm cho cô ấy chửa, liệu cô ấy có thèm lấy người có tư cách đạo đức như đồng chí làm chồng không?
Chúng nó nhao nhao phát biểu như người ta đấu địa chủ trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Đứa thì cho rằng Khang đã biến chất, xuống cấp về đạo đức, làm giảm lòng tin của quần chúng vào đảng, đứa kết tội Khang làm mất điểm thi đua của lớp, đứa thì lại xót xa cho thân phận phụ nữ. Thẳng Hải còn nâng quan điểm cao hơn nữa. Nó cho rằng khuyết điểm của Khang đã làm suy yếu tập thể. Một tập thể nhỏ mà yếu thì làm cho tập thể lớn cũng yếu đi rồi cả xã hội yếu theo. Ai cũng như Khang thì lấy đâu ra sức mạnh để chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa là thành trì của cách mạng thế giới có sứ mệnh canh giữ hòa bình cho nhân loại … Tôi tóm tắt như thế thôi chứ thực ra nó nói dài lắm. Nói tóm lại là nó dẫn dắt, lập luận để kết luận rằng Khang đã làm ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
Nói thêm một chút về thằng Hải. Thằng này học nghiệp vụ rất kém nhưng các môn chính trị lại giỏi, thường là được điểm cao nhất lớp. Nó hiểu nhanh, làm bài không sót một ý nào, chỉ mỗi tội là diễn đạt không thoát ý. Hôm thi môn triết học, tôi được ngồi cạnh nó. Đứa nào được ngồi cạnh nó cũng đều cho là mình gặp may và nghĩ ngay đến chuyện chép bài. Tôi vừa liếc sang bài nó vừa viết lia lịa. Khi trả bài, tôi được 9 mà bài của nó chỉ được 8. Nó tức lắm, đưa bài cho tôi: “Mày xem tao làm thế này mà thầy phê tao “chú mày diễn đạt lung tung”. Tôi xem lại rồi phá lên cười: “Giời ạ, thầy bảo chỗ này mày diễn đạt lủng củng đấy”.

Khang ngồi im lặng, cúi xuống vẻ chịu đựng. Tôi biết cũng có nhiều người thấy anh bị phê phán quá mức và vô lý nhưng không dám bênh vực. Mà có bênh cũng chẳng làm được gì cho anh. Kể cả cuộc họp hôm nay, nó cũng chỉ có ý nghĩa như là phát động phong trào quần chúng mà thôi. Khang là đảng viên, mọi việc đã được quyết định ở chi bộ.
Thằng Lưu, trước cuộc họp gọi riêng tôi ra gợi ý nội dung phát biểu. Thấy tôi đến lúc ấy vẫn không chịu nói gì, nó chỉ định:
– Yêu cầu đồng chí Minh cho biết ý kiến.
Tôi buộc phải đứng dậy. Không hiểu sao những gì thằng Lưu dặn trước tôi quên hết cả. Tôi bảo:
– Đồng chi Khang có khuyết điểm, điều đó đã rõ. Nhưng tôi đề nghị các đồng chí đánh giá đúng mức độ khuyết điểm của đồng chí ấy. Chúng ta không thể đặt ra những tình huống mà nó chưa xảy ra, cũng không nên nâng lên thành vấn đề gì to tát. Về phía đồng chí Khang, đồng chí cần phải có chính kiến. Nếu ai áp đặt cái gì mà đồng chí cũng nhận hết thì đó không phải là thái độ tích cực. Nhưng dù sao thì đồng chí cũng phải thừa nhận khuyết điểm của mình. Tôi thấy đồng chí ấy có một tội mà chúng ta cần làm rõ, đó là tội quan hệ bất chính với vợ.
Tôi nói đến đây, mấy đứa trừng mắt nhìn tôi vẻ tức tối, mấy đứa che miệng khúc khích, đứa nào không nhịn được thì cười phá lên. Sao lại cười? Tôi nói thế đúng quá còn gì. Tôi đang hăng, định nói tiếp thì anh Đại yêu cầu tôi ngồi xuống:
– Đồng chí Minh phát biểu như vậy là thiếu ý thức xây dựng. Một vấn đề nghiêm trọng như thế mà đồng chí dám biến nó thành trò đùa. Đề nghị chủ tọa cho kiểm điểm luôn đồng chí Minh.
Vậy là cuộc họp tạm tha cho Khang, xoay sang kiểm điểm tôi. Tôi bị kết tội là hữu khuynh, bản lĩnh chính trị kém, có thái độ chống đối tổ chức …
Tôi chẳng quan tâm mấy đến những lời buộc tội ấy. Tôi chỉ thắc mắc là hữu khuynh hay tả khuynh, ở cực nào cũng đều là thái quá nhưng sao chỉ thấy người ta chỉ chống hữu khuynh chứ chẳng chống tả khuynh bao giờ. Nghĩ thế thôi chứ làm sao tôi cãi lại được cả một tập thể mặc dù vừa khuyên Khang cần phải có chính kiến.
Cuối cùng thì sau cuộc họp hôm ấy có hai người bị kỷ luật. Khang bị khai trừ ra khỏi Đảng. Người ta tước chức lớp phó của anh giao cho thằng Trung. Thằng Hải làm phó bí thư chi đoàn để cái Nguyệt thay Khang làm bí thư. Thằng Thìn thì chuyển sang tổ tôi thay tôi làm tổ trưởng. Tất nhiên tôi cũng bị xóa tên trong danh sách đối tượng kết nạp của Đảng.
Trong bảng tổng kết cuối năm viết trên tờ giấy rô-ki (loại giấy chúng tôi vẫn dùng làm báo tường) treo ở phòng truyền thống có đủ tên 155 đứa học viên chúng tôi. Trong đó có điểm từng môn học, đánh giá lực học, thành tích hay kỷ luật của từng đứa. Dòng của Khang, phần kỷ luật ghi: “Quan hệ với người yêu có chửa trước”. Phần của tôi thì không thấy ghi kỷ luật, chắc là do tôi chỉ bị kỷ luật miệng nhưng mục khen thưởng thì để trống mặc dù tôi được bằng khen của Bộ và chưa ai tước bằng khen hay đòi lại phần thưởng của tôi cả. Tôi không băn khoăn gì. Thôi thì lấy công bù cho tội âu cũng là sự công bằng.

Nhân dịp kỷ niệm hai mươi năm ra trường, lớp tôi tổ chức một buổi họp mặt ở khu du lịch Quảng Bá. Mấy đứa công tác trong Sài Gòn cũng bay ra. Khi Khang đến, tất cả reo lên:
– A, ông quan hệ bất chính với vợ đây rồi.
Chúng tôi cười nghiêng ngả. Khang nét mặt rạng rỡ, bắt tay mọi người rất nồng nhiệt. Anh bây giờ đã là giám đốc. Tốt nghiệp xong trở về nhà máy, ba năm sau, anh lại vào Đảng rồi được đề bạt dần dần. Cô con gái anh được sinh ra trong giai đoạn đầy sóng gió ấy sau khi tốt nghiệp đại học ngoại ngữ thì nhận việc ở sân bay Nội Bài rồi lấy chồng trong ngành công an. Cái Nguyệt ra trường về lại nhà máy được Khang vun vén cho một cậu làm việc ở phòng kế hoạch. Cuộc sống gia đình của nó khá hạnh phúc. Vợ chồng nó có một cậu con trai mười lăm tuổi và cô con gái lên mười.
Những đứa khác, đứa lên giám đốc, đứa làm chuyên viên trên Bộ. Đứa lận đận nhất cũng đã trưởng phòng. Hầu hết đã có bằng đại học, vài đứa có bằng phó tiến sĩ.
Chúng tôi vừa nhâm nhi ly rượu, vừa nhớ về kỷ niệm xưa. Chuyện của Khang là đề tài sôi nổi hơn cả. Mọi người nhắc lại chỉ để vui với nhau mà thôi. Hai mươi năm đã trôi đi đủ cho người ta bỏ qua những chuyện buồn. Mặt khác, thời nào thì nhận thức ấy, mấy ai có được con mắt nhìn đi trước thời cuộc. Những hay dở, đúng sai rồi thời gian sẽ sàng lọc. Nhưng ai cũng nhớ về nó, một thời vất vả, gian khó cùng với bao nhiêu điều ấu trĩ nhưng đầy kỷ niệm.

TƯỜNG THỤY

Con ngáo ộp chính trị

1. Năm 2003, khu dân cư ven đường nơi tôi ở nhận được liên tiếp chừng chục cái thông báo trong vòng hơn một tháng của chính quyền địa phương yêu cầu dân tự phá dỡ nhà mỗi bên 15 mét theo chiều sâu, có thông báo ghi cả ngày giờ cưỡng chế cụ thể. Lý do đưa ra là khu này do dân lấn chiếm, làm nhà trên đất canh tác nên việc phá dỡ là vô điều kiện. Người dân đi khiếu kiện cử tôi làm đại diện cho họ. Tôi dẫn đầu bà con đi từ xã lên huyện, thành phố rồi đến tận Mai Xuân Thưởng (nơi TW tiếp công dân khi đó). Vũ khí duy nhất của chúng tôi là điều 50 của Luật đất đai. Tôi được một ông đe: “Ông cẩn thận đấy, ông không sợ bị bắt à. Dính vào chính trị là phức tạp lắm”.
Cuối cùng thì cái vụ cưỡng chế ấy đã không xảy ra. Sau đó, dân được chính quyền gọi lên để kê khai làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thấy giải thích về mấy cái thông báo cưỡng chế mà không thực hiện nói trên.
2. Lại nhớ hồi mới đổi mới, xí nghiệp tôi đang trong tình trạng trì trệ có nguy cơ giải thể đến nơi thì được một giám đốc mới về vực dậy. Anh chị em công nhân đều phấn khởi. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, nghe có tin cấp trên định điều vị giám đốc này đi đơn vị khác. Tôi viết đơn lên Tư lệnh trưởng Binh đoàn 11 đề nghị để giám đốc này ở lại. Khi đi lấy chữ ký, anh em công nhân hưởng ứng rào rào. Có một đội trưởng đắn đo mãi, thấy quân của anh đều ký cả nên cuối cùng anh cũng ký nhưng không khỏi lo lắng: “Thế này thì đi tù cả nút”. Sau khi nhìn thấy tôi trao đơn tận tay Tư lệnh trưởng, vị giám đốc bảo tôi: “Ông không sợ à?” Tôi hỏi: “Sao phải sợ?” Anh bảo: “Thì đi hay ở thì tổ chức đã quyết rồi, ông lại dám làm trái ý cấp trên”. Cũng vì thế, tôi bớt ngưỡng mộ anh đi một chút dù cuối cùng anh vẫn ở lại.
3. Vừa rồi, trong một buổi gặp mặt sau mấy chủ nhật biểu tình phản đối Trung Quốc, một cô bạn bảo: “Mấy đứa sinh viên không lo học cho thành tài lại đi lo chuyện chính trị, nay ký đơn, mai biểu tình”.
Tôi nói:
– Thì tuổi trẻ bây giờ mà có nhiệt huyết với đất nước như thế là đáng mừng chứ.
Cô trừng mắt:
– Còn cả anh nữa đấy. Động vào chính trị rồi có ngày làm khổ vợ con. Anh cứ viết truyện, làm thơ tình đi cho nó lành.
4. Tôi thừa nhận là nhiều lần, vợ tôi van xin đừng đơn từ báo chí gì nữa, động đến chính trị là khổ lắm. Tôi bảo: “Anh không đủ khả năng làm chính trị, việc anh làm chỉ để góp phần dù nhỏ đem lại công lý, dân chủ, làm cho xã hội tốt đẹp hơn mà thôi, chẳng có gì sai trái, bịa đặt hay vi phạm pháp luật cả”. Vợ tôi nói: “Đồng ý là anh không sai nhưng họ có quyền chức trong tay, họ làm gì chẳng được. Họ sẽ ngấm ngầm hại anh sau lưng. Cái khổ không chỉ mình anh chịu. Anh không thương anh thì thương lấy vợ con”.
Vợ tôi có lý của cô ấy. Đơn của tôi về đủ mọi chuyện cũng hàng cân từ cơ sở lên đến tận Chính phủ nhưng chẳng có cơ quan nào giải quyết. Công lý đâu không thấy, chỉ thấy bị gây khó dễ, bị trả thù vặt.

Thì ra vậy. Theo quan niệm của nhiều người, chẳng cần phải trang bị súng ống hay thành lập đảng phái có tôn chỉ mục đích mà cứ làm cái gì khác ý lãnh đạo tức là làm chính trị. Nào là biểu tình phản đối Trung Quốc, đình công, viết đơn thỉnh nguyện, đơn kiện quan … đều được coi là dính đến chính trị tuốt.
Không hiểu cái quan niệm quái đản này được hình thành từ bao giờ, gây nên một nỗi sợ hãi bao trùm lên mọi tầng lớp xã hội. Họ cứ thế sống lầm lũi, chịu đựng, lựa chiều che gió, biết vô lý, bất công nhưng chẳng dám mở miệng ra.

Hiện nay, xã hội ta đang sinh ra một loại người rất ích kỷ. Họ chỉ biết sống cho mình mà bàng quan với vận mệnh của non sông đất nước, với những ngang trái bất công đầy rẫy trong xã hội, lúc nào họ cũng sợ, không dám thể hiện ra điều mình nghĩ. Có ai bàn luận chuyện này chuyện khác thì họ bảo: “Tôi không dính đến chính trị”.
Câu ấy cho tôi vài suy nghĩ:
Thứ nhất, họ đã được huấn luyện thành những cái máy, chỉ biết nghe và nói theo những gì đã được lập trình. Cũng có thể họ biết tất cả nhưng nói ra sẽ có hại cho địa vị của họ mà địa vị thì gắn liền với lợi ích vật chất trong khi họ mang sẵn trong người dòng máu ích kỷ.
Thứ hai, họ nói thế để bao biện cho sự hèn nhát của họ.
Có một cậu sinh viên mới ra làm việc được vài năm, cùng cơ quan với tôi buông ra một câu rất vô cảm sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 12/2007 thế này: “Mấy thằng sinh viên vớ va vớ vẩn, giăng biểu ngữ đi dọc phố hô khẩu hiệu, nhố nha nhố nhăng”.
Ý là cậu ta mới là người khôn ngoan, hiểu đời, còn các em sinh viên kia chỉ là những kẻ bốc đồng, làm những việc ấu trĩ và vô ích mà thôi. Tôi thực sự thất vọng cho việc xã hội ta đào tạo ra loại công chức như cậu ấy.
Cũng là để bao biện cho sự hèn nhát, nhiều người cho rằng mình có lên tiếng cũng chỉ là hạt cát. Họ cố tình không hiểu rằng, nhiều hạt cát có thể sa mạc hoá những vùng đất mầu mỡ, nhiều hạt muối sẽ làm nên biển cả.
Thứ ba là, tôi nhớ đọc ở đâu đó có một nhà văn hay nhà thơ nào đó viết, đại ý: “Chỉ có kẻ ngu mới cho là mình sống ngoài chính trị”
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến ấy. Nhưng những người biết tất cả mà lại bàng quan với những vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc, với những số phận của những người dân lương thiện lầm than bị oan trái thì chắc chắn họ không phải là con người chân chính.
Cụ Nguyễn Khuyến có câu:
Nếu trơ như đá thì đâu khổ
Còn chút lương tâm mới khó nguôi.

Bây giờ, bao nhiêu người trơ như đá, bao nhiêu người còn chút lương tâm đây?
Nếu cho rằng cứ làm hay nói cái gì khác ý lãnh đạo tức là làm chính trị thì rõ ràng, họ biến chính trị thành con ngáo ộp để đe dọa mọi người, làm cho người ta không dám nói ra những điều mình thấy, mình cảm, biến người dân lẽ ra là những ông bà chủ thành một bầy cừu. Thử hỏi như thế, có lợi cho đất nước, cho dân tộc không hay là chỉ lợi cho những phe nhóm nào đó?.

Nguyễn Tường Thụy

This entry was posted on 23/06/2011, in Báo chí.

Ghi chép trong những ngày đại lễ

GHI CHÉP

TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI LỄ

http://nguyentuongthuy.files.wordpress.com/2011/06/images11.jpeg

Mười ngày đại lễ
Hà Nội đẹp trời, không phải bắn mây
Cô Kếu tân thời
Xòe váy giữa ngã ba ngã bốn.
Trẻ con hớn hở
Phố phường đỏ rực cờ hoa.

Cụ rùa Hồ Gươm đầu rêu mốc
Thấy lạ ngóc cổ nhìn

Tôi trốn trong phòng
Đọc lại lịch sử Thủ đô ngàn tuổi
“Thăng Long phi chiến địa” chỉ là nguyện ước hòa bình
“Đường tới thành Thăng Long” không thể đem công chiếu.

Chợt tiếng kêu tuyệt vọng tự Miền Trung
Đất nổi giận hay rừng già nổi giận
Lũ hung hãn hơn tất cả bao giờ
cuồn cuộn
Một màu tang phủ lên khúc ruột dài.

Hai công-ten-nơ pháo hoa nổ, khói trắng trời
Kẻ tiếc ngẩn ngơ
Đêm đại lễ sẽ bớt tầm hoành tráng.

Em lo chuyến hàng cứu trợ
Lặng lẽ đi gõ cửa mỗi nhà.

10/2010
TƯỜNG THỤY

This entry was posted on 21/06/2011, in Thơ.

'Cháu càng kêu đau các chú công an càng đánh mạnh'


Một tuần sau bị công an phường Thủy Xuân (thành phố Huế) đánh, bé Ngô Đình Phát, 11 tuổi, vẫn phải nằm viện điều trị. Các vết thương đã bớt bầm tím, nhưng việc đi lại rất khó khăn.


Sáng 20/6, tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế, cháu Ngô Đình Phát đã có thể ngồi dậy, thỉnh thoảng đi lại, nhưng còn rón rén và khuôn mặt luôn nhăn nhó vì đau.

Mẹ cháu, bà Nguyễn Thị Son cho biết, 10 sáng nay các bác sĩ tiếp tục lấy máu xét nghiệm, sau đó mới xem xét có thể cho cháu về nhà điều trị ngoại trú hay không.

Vẫn chưa hết bàng hoàng từ khi rời công an phường, Phát kể, do thích chơi game trên điện thoại của bố nên cháu rất muốn có điện thoại riêng để chơi. Buổi trưa 15/6 qua nhà cô ruột Ngô Thị Ánh chơi (sát nhà Phát), thấy rất nhiều tiền để ngay dưới gối trên giường nên đã lấy đi mua điện thoại.

Cháu Ngô Đình Phát tại bệnh viện. Ảnh: Văn Nguyễn.

Bị mọi người phát hiện, cháu đã nhận lỗi với cô và mẹ. Nhưng do trót mua điện thoại nên mẹ và cô Ánh bảo cháu dẫn đến cửa hàng bán điện thoại để trả lại. Khi đến nơi, chủ cửa hàng nhất quyết bảo cháu không mua điện thoại ở đó và không chịu trả lại tiền.

Được mấy người trong thôn mách nên nhờ công an phường can thiệp để cửa hàng trả lại tiền, Phát đã ngồi lên xe đi với cô ruột đến trụ sở công an phường.

“Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh”, Phát kể.

Thấy cháu bị đánh và kêu khóc, bà Ánh chạy lại can ngăn nhưng bị công an đuổi ra. Phát không biết kêu ai nên chỉ biết đứng khóc. “Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh”, cậu bé kể rồi òa khóc.

Xác nhận lời kể của Phát, bà Ngô Thị Ánh cho biết, thời gian Phát bị đánh trong phòng gần 30 phút. “Tôi chỉ nghĩ chở cháu lên công an phường rồi mấy anh ấy giúp hai cô cháu đi trả điện thoại lấy lại tiền, chứ không nghĩ là công an lại đánh cháu đến nông nỗi này”, bà Ánh nói.

Theo bà Ánh, sau khi hỏi cung cháu Phát, công an phường Thủy Xuân mới đồng ý cùng hai cô cháu lên cửa hàng bán điện thoại và lấy lại tiền. Sau đó công an phường đã gọi điện báo cho bố cháu Phát là ông Ngô Đình Chung lên làm giấy bảo lãnh đón con về.

“Khi bố cháu đến, mấy chú công an bế cháu lên xe rồi bảo là không sao. Về nhà cháu đau quá, nằm trên giường mà toàn thân nóng ran”, Phát kể.

Các vết thương đã bớt đỏ, nhưng Phát vẫn thường nằm sấp trên giường bệnh cho đỡ đau. Ảnh: Văn Nguyễn.

Thượng tá Đặng Ngọc Sơn, Trưởng công an thành phố Huế, khẳng định: “Cháu bé có dấu vết như vậy là rõ ràng công an phường có đánh cháu, nhưng chúng tôi đang xác minh xem đánh ở đâu, những ai đánh để làm rõ và chắc chắn sẽ xử lý nghiêm, không bao che”.

Liên quan đến vụ việc, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết đã cử cán bộ đến thăm hỏi đồng thời giúp đỡ gia đình cháu Ngô Đình Phát số tiền một triệu đồng lo thuốc men, đồng thời làm việc với phía công an để nắm bắt sự việc.

Trước đó chiều 15/6, cháu Ngô Đình Phát đã ăn trộm của cô ruột 3,1 triệu đồng đi mua điện thoại. Khi cùng cô lên công an phường nhờ công an can thiệp để trả điện thoại lấy lại tiền, về nhà Phát liên tục kêu đau với các vết thương bầm tím ở mông và đùi. Gia đình phải đưa em nhập viện vào buổi tối cũng ngày.

Sau sự việc, công an thành phố Huế đã tạm đình chỉ công tác với trung úy Trần Nguyễn Hồng Quang, công an phường Thủy Xuân, người đã đánh Phát.

“Đành rằng con tôi hư, các anh công an có quyền dạy dỗ, nhưng đánh con tôi như thế thì thật là quá đáng”, ông Ngô Đình Chung, bố của cháu Phát nói.

Văn Nguyễn

Nguồn: VNEXPRESS

Link: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/chau-cang-keu-dau-cac-chu-cong-an-cang-danh-manh/

This entry was posted on 20/06/2011, in Báo chí.

Nhặt về

An đông says:

Tôi cũng là người gố Hoa 100%, năm đời chưa lai chủng, vợ tôi cũng vậy. Nhưng tôi quyết bảo vệ đất nước VN thân yêu này, vì chính nơi này đã cưu mang năm đời gia đình tôi. Đất nước này đã dung thân Cố tổ tôi khi trốn chạy tị nạn CS trung quốc và, bây giờ tôi lại gặp nạn như Cố tổ của tôi, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ chạy. Tôi phải đứng lên cùng các bạn đánh đuổi bọn Tàu cộng ra khỏi biên giới Việt nam thân yêu của tôi.
Tôi rất xấu hổ vì tôi mang dòng máu Trung hoa. Nhưng tôi hãnh diện vì tôi là người VIỆT NAM

Link: http://danlambaovn.blogspot.com/2011/06/tai-sao-toi-lai-khong.html#more

Đọc để biết Cù Huy Hà Vũ là ai


<=Chủ tịch Lê Đức Anh tặng quà cho TS Cù Huy Hà Vũ – Ảnh sưu tầm

NTT: Những ngày tình hình biển Đông căng thẳng bởi Trung Quốc, tôi đọc lại lá thư của Ts. Cù Huy Hà Vũ gửi Đại tướng Lê Đức Anh – cựu Chủ tịch nước – cuối năm 2007. Một lá thư đầy trí tuệ và đầy tâm huyết với đất nước mình. Có ai dùng lá thư này để chống lại CHHV được không? Tôi nghĩ: Không, vạn lần không. À, có chứ, bọn TQ dã tâm bành trướng sẽ chống lại lá thư này – chống lại CHHV – vì họ bị vạch mặt chỉ tên. Và ai nữa? Những ai ủng hộ TQ xâm chiếm Việt Nam sẽ hận thù lá thư của CHHV.

Tôi là một người Việt Nam, tôi đọc, và cảm động đến rơi lệ, vì tôi đã không nghĩ được sâu sắc như anh đã nghĩ trong lá thư cách đây 3 năm trước. Xin đăng lại để thay lời cám ơn anh, và cầu mong anh sớm được trở về tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cùng nhân dân mình:





Nguồn: nguyentrongtao.org

This entry was posted on 18/06/2011, in Báo chí.