Archive | Tháng Mười Hai 2012

Chị Phạm Thị Hồng Điệp, mẹ cháu Nguyễn Văn Phúc tố cáo cô giáo Nguyễn Thu Thủy và những người bao che

Chị Phạm Thị Hồng Điệp, mẹ cháu Nguyễn Văn Phúc tố cáo cô giáo Nguyễn Thu Thủy và những người bao che

.

Cháu Nguyễn Văn Phúc, học sinh lớp 11A7 trường Trung học Phổ thông Lý Nhân, Hà Nam treo cổ quyên sinh ngày 30/10/2012.

Theo đơn kiến nghị của tập thể lớp 11A7 và đơn tố cáo của bố mẹ cháu Nguyễn Văn Phúc, cái chết của cháu Phúc có nguyên nhân trực tiếp từ hình phạt và cách đối xử xúc phạm nhân phẩm học sinh của cô giáo chủ nhiệm lớp – Cô Nguyễn Thu Thủy.

Clip này do những biểu tình viên chống Trung Quốc thực hiện trong ngày hôm nay 30/12/2012, ghi lại lời của chị Phạm Thị Hồng Điệp, mẹ cháu Nguyễn Văn Phúc tố cáo cô giáo Nguyễn Thu Thủy và những người bao che.

Chị Nguyễn Thị Hồng Điệp cho biết, việc tố cáo này đương nhiên không lấy lại được sự sống cho con chị nhưng là nhằm ngăn chặn những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm học sinh, không để cháu nào lâm vào tình trạng tuyệt vọng như cháu Phúc nữa. Đấy cũng là mong muốn của chúng tôi.

Tiếp tục đọc

Cần hiểu đúng về lương hưu

Thái Bình

Anh Đỗ Đức viết bài Sổ hưu đăng trên báo Tiền Phong ngày 25/12/2012 và Bauxite ViệtNam đăng lại với lời bình vào ngày 27/12/2012.

Trong bài báo, anh Đỗ Đức đã nêu rất nhiều kiểu tạo lập sổ hưu như mua vàng, mua nhà cho thuê, đầu tư cho các con ăn học… Nhưng bản chất của sổ hưu anh Đức vẫn chưa nêu.

Sổ hưu để cấp cho người lao động trong các doanh nghiệp và sổ hưu cấp cho các quan chức của chính quyền các cấp bao gồm bộ máy hành chính các cấp, quân đội, công an, giáo dục, y tế…

Lương hưu là số tiền cơ quan Bảo hiểm trả cho người lao động trong các doanh nghiệp và các quan chức chính quyền hết tuổi lao động được gọi chung là người lao động. Trong quá trình lao động ở các doanh nghiệp, người lao động đã trích một phần lương của mình cùng chủ doanh nghiệp trích một khoản lớn hơn người lao động vào chi phí sản xuất hình thành nguồn bảo hiểm xã hội nộp cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tương tự, các quan chức chính quyền các cấp cũng được đóng Bảo hiểm xã hội nguồn từ tiền thuế của dân. Khi nghỉ hưu người lao động được nhận lương hàng tháng từ nguồn tiền lương họ đã đóng góp.

Như vậy, về bản chất, lương hưu là tiền của người lao động đóng góp trong quá trình lao động và lương hưu của quan chức chính quyền các cấp kể cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng được dân nuôi, hiểu đúng như vậy thì không sợ bất cứ lời đe doạ nào, chỉ kẻ thiếu hiểu biết hoặc bịp bợm mới doạ người. Các nước tư bản họ thay chính quyền như thay áo với mục đích tìm chính quyền tốt nhất cho nước, cho dân, nhưng bất kể chính quyền nào cũng phải trả lương hưu cho người lao động và quan chức vì bản chất lương hưu được đề cập trên. Lương hưu không phải là ân huệ của chính quyền với người lao động.

Vừa qua có người mang sổ hưu ra dọa giới trí thức, có thể giải thích theo một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất anh ta là người đại bịp, coi thường người nghe.

Thứ hai anh ta mang hàm đại tá lương bổng cao ngất ngưởng, học hàm PGS, học vị TS, danh hiệu nhà giáo ưu tú mà trình độ hiểu biết kém hơn cả “phó thường dân”.

Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện có thật về lương hưu.

Tôi có anh rể ở quê, anh đi bộ đội sau 30/04/1975 và được khoảng gần hai chục năm thì được về hưu, hiện lương hưu của anh trên 3 triệu đồng một tháng. Anh khoe với tôi: “Tớ ngủ dậy là có hơn 100 ngàn đồng, đó là ân huệ của nhà nước”.

Thấy ông anh không hiểu về bản chất của lương hưu, tôi chất vấn: Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho bác hưởng? Ông anh tôi lúng túng! Tôi phải giải thích: Nhà nước chỉ đứng ra lập kế hoạch chi tiêu chứ tất cả ngân sách hình thành từ tiền thuế của dân, trong đó có cả con anh đấy. Nghe thế, ông anh tôi gật đầu: Cậu nói thế tớ hiểu rồi!

Trường hợp nhận thức về lương hưu sai lệch như ông anh tôi không phải ít, chính vì thế mới sinh ra lắm kẻ tù mù đại bịp kiểu Lý Thông thời hiện đại.

Hà Nội ngày 28/12/2012

T.B.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Cần hiểu đúng về lương hưu

Thái Bình

.

Anh Đỗ Đức viết bài Sổ hưu đăng trên báo Tiền Phong ngày 25/12/2012 và Bauxite ViệtNam đăng lại với lời bình vào ngày 27/12/2012.

Trong bài báo, anh Đỗ Đức đã nêu rất nhiều kiểu tạo lập sổ hưu như mua vàng, mua nhà cho thuê, đầu tư cho các con ăn học… Nhưng bản chất của sổ hưu anh Đức vẫn chưa nêu.

Sổ hưu để cấp cho người lao động trong các doanh nghiệp và sổ hưu cấp cho các quan  chức của chính quyền các cấp bao gồm bộ máy hành chính các cấp, quân đội, công an, giáo dục, y tế…

Tiếp tục đọc

Chuyện xảy ra trong ngày xử phúc thẩm CLBNBTD


NGUYỄN HOÀNG VI

Vượt qua vòng vây của an ninh bao quanh nhà để ra phiên tòa đã khó.
Cả đêm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm không ngủ được vì chỉ sợ mình nhắm mắt sẽ ngủ quên đi mất. Đành nằm đợi trời sáng.
4h sáng, trong lòng cảm thấy bất an, bồn chồn, lo là chỗ mình đang trú bị lộ, an ninh sẽ chặn không thể đi được. Tiếng động ngoài cửa càng làm mình lo hơn.
Ngồi dậy bật đèn, mở máy lên đọc kinh và cầu nguyện. Cứ đọc đi đọc lại mãi Kinh hòa bình.

5h30 sáng, mở cửa bước ra ngoài thấy mọi thứ đều yên bình. Thế là diện bộ đồ thể dục vào, “tót” ra đường thôi.
Sau khi cà phê cà pháo xong, gần 8h sáng lượn qua tòa án thấy toàn phe an ninh, chẳng thấy phe ta đâu cả. Quyết định dừng chân 1 nơi gần đó để đi bộ từ từ lại.
Hơn 8h, tôi bước chân từ phía ngã tư Pasteur – Lý Tự Trọng qua công viên Cổ Đa đối diện Tòa án. Khi dừng chân ngay đối diện Tòa án, bao nhiêu ánh mắt đổ dồn, camera cũng chĩa dồn về phía tôi. Dường như chỉ có mình tôi lạc lỏng giữa đám đông xa lạ với những cặp mắt hình viên đạn đang nhìn về phía tôi. Mặc kệ! Tôi chọn cho mình một chỗ ngồi đối diện với Tòa án, một mình lẩm nhẩm bài Kinh hòa bình cầu nguyện cho những người đang bị xét xử bên trong Tòa án. Ngồi đó được 1 chút, công an đến đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi bước chân qua phía bên kia Tòa án, ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buýt. Có vài người cũng ngồi đấy vì không được vào phiên tòa, chúng tôi bắt đầu trò chuyện làm quen. Được 1 chút, công an lại đuổi chúng tôi đi chỗ khác. Tôi trở lại phía công viên, cũng vừa lúc Vũ Sỹ Hoàng (Fb Hành Nhân) và Bách Việt đi tới. Chúng tôi cùng bước vào trong công viên ngồi trò chuyện với nhau. Chỉ được 1 chút, đám đông đủ loại công an, an ninh, dân phòng, trật tự đô thị đi về phía 3 người chúng tôi. Linh cảm có điều không hay, chúng tôi quyết định đứng dậy rời khỏi công viên. Một viên công an lớn tuổi đi nhanh theo tôi nói:
– Đề nghị cô cho kiểm tra giấy tờ.
– Ơ! Đi dạo công viên mà cũng bị xét giấy tờ là sao?
– Tôi là công an, tôi có quyền kiểm tra giấy tờ của bất cứ ai.
– Đúng là anh có quyền kiểm tra giấy tờ của người dân nhưng sau 23h, tôi đi lang thang ngoài đường anh mới có quyền hỏi giấy tờ của tôi. Còn bây giờ là ban ngày, tôi đi dạo chơi công viên cũng bị kiểm tra giấy tờ là sao? Các anh muốn gì?
Họ lao nhanh về phía tôi và Hành Nhân hòng túm bắt chúng tôi. Tôi chạy ra ngay ngoài đường la to lên, họ nhanh chóng tống tôi lên chiếc xe đợi gần đó một cách thô bạo. Hành Nhân bị họ dí theo, túm lấy, đè cổ xuống đất, đấm rách môi và khiêng 2 tay 2 chân tống lên xe như khiêng heo khiến quần bị rách.
Trên xe, họ tiếp tục uy hiếp và đánh đập chúng tôi. Họ giật mất điện thoại của tôi.
Tôi bị đưa đến đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Hành Nhân sau đó bị đưa đi đâu thì tôi không rõ.
Họ tống tôi vào 1 căn phòng làm việc khuất phía trong đồn công an. Một tay an ninh khác hùng hổ, vô cớ đánh vào mặt, vào 2 cổ vai tôi rất đau như tôi và hắn có thù với nhau từ kiếp nào.
Đánh xong, hắn bỏ ra ngoài hội ý với đồng bọn, bỏ tôi với 1 anh công an phường đang loay hoay làm việc và 1 cô bé làm bên Đội an ninh Quận 1. Tôi quay sang hỏi chuyện cô bé:
– Em năm nay bao nhiêu tuổi?
– Dạ 21.
– Còn trẻ vậy. Chắc mới ra trường thôi phải không?
Cô bé gật đầu. Tôi hỏi tiếp:
– Theo em, an ninh được quyền làm những việc pháp luật không cho phép không?
Cô bé chưa kịp trả lời thì anh công an cướp lời:
– Em cứ bình tĩnh! Em phải làm gì thì mới bị người ta đưa vào đây chứ. Sao ngoài đường bao nhiêu người họ không bắt mà lại bắt em? (Câu này quá quen thuộc luôn nè!)
– Em hỏi câu đó với thái độ rất nhỏ nhẹ và bình tĩnh đấy anh. Còn em cũng đang thắc mắc điều giống anh vậy đó. Tiện thể, anh đi mà hỏi họ giúp em luôn là tại sao bắt em vào đây.
Mọi người im lặng khi những người an ninh mặc thường phục bước vào phòng.
Một chị an ninh nói với tôi:
– Chúng tôi nghi ngờ em giấu tang vật phạm pháp trong người. Đề nghị em cho chúng tôi kiểm tra người.
Nghe đến đây, tôi thấy quen quen. Tôi chợt nghĩ đây là chiêu bài vu vạ ghép tội cho tôi đây mà. Thế là tôi nói luôn:
– Được! Nếu các người đã muốn vậy, hãy mang tôi ra trước sự chứng kiến khách quan của người dân, tôi sẽ tự lột đồ cho mọi người cùng chứng kiến.
– Em nói vậy sao được! Em là con gái, còn có danh dự và nhân phẩm. Mang ra đó, họ nhìn em thế nào?
– Đúng là với người phụ nữ, bao giờ danh dự và nhân phẩm của họ cũng rất quan trọng. Nhưng không vì thế mà tôi để mấy người tự ý vu vạ nhằm ghép tội tôi được.
Nói rồi, họ vẫn làm theo ý họ. Họ giữ người tôi lại, bắt đầu lột đồ tôi ra trong sự chứng kiến của những nam an ninh khác và điều đáng ngạc nhiên là họ còn ngang nhiên mang camera ra quay lại. Tôi đoán ra mục đích là họ muốn làm nhục tôi. Vừa chống cự, tôi vừa cảnh cáo họ:
– Mấy người lột đồ tôi đã khó nhưng mặc lại còn khó hơn đấy nhé.
Sau khi trên người chỉ còn bộ đồ lót, họ mới dừng lại. Camera vẫn tiếp tục chĩa về phía tôi. Tôi quay lại phía sau lưng là tấm gương, chỉnh sửa lại tóc tai rồi quay lại hướng camera với thái độ bình thản & điềm nhiên, tôi nói lớn:
– Quay đi! Quay xong nhớ up lên mạng cho tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người nha!
Xong, họ lại bỏ ra ngoài hội ý.
Tôi đau nhức và mệt mỏi vì bị đánh, vì bị làm nhục, vì cố gồng sức mà chống cự lại, tôi nằm xuống dưới nền đất nhắm mắt để suy nghĩ về sự dã man của họ. Lúc trước khi theo đạo Công giáo, tôi từng tuyên bố rằng tôi thà chết chứ không bao giờ để họ chà đạp nhân phẩm như vậy. Nếu là trước đây, chắc là tôi sẽ lao đầu vào tường chết mẹ cho rồi. Cơ thể bắt đầu cảm thấy lạnh và buồn nôn, tôi chạy vào nhà vệ sinh. Trong khi tôi đang nôn mửa như vậy mà có 1 chị phụ nữ nói là bên y tế Quận 1 đến hỏi tôi đã chồng con gì chưa rồi bắt tôi cởi quần lót ra cho chị ấy khám. Tôi hỏi lý do, chị ấy nói là nôn ói liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Tôi bảo là chỗ ấy đâu liên quan đến tiêu hóa, chỉ liên quan đến tiết niệu thôi và từ chối không cho khám gì hết. Chị ấy thấy tôi đang trong tình trạng sức khỏe như vậy, chị ra ngoài kiếm cách từ chối yêu cầu của những người an ninh. Những người an ninh vẫn cố ép chị ấy làm. Tôi từ trong nhà vệ sinh đi ra khuyên chị là không nên làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức lương tâm như vậy. Những người chỉ đạo kia sao họ không làm việc đó đi mà đẩy qua cho chị và chính họ đã dám lột đồ quay phim tôi thì việc gì mà họ không dám làm nữa. Chị ấy tháo bỏ găng tay đưa cho những người an ninh và ra ngoài. Phía an ninh lại bỏ ra ngoài. Tôi ngồi bệt xuống đất mà trong đầu chưa hết khỏi sự bàng hoàng. Tôi mong là họ đừng làm. Vì tôi sợ khi họ gây ra điều đó, tâm hồn tôi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và hận thù sẽ hiện diện trong tôi – có thể sẽ hủy diệt chính bản thân tôi và sau nữa mới đến họ. Tôi không biết làm sao để ngăn điều đó đừng xảy ra. Tôi thừ người và bất chợt hát Kinh hòa bình và rồi tôi cầu nguyện. Họ quay lại với 2 cô y tế mới trong khi tôi vẫn đang hát lời Kinh hòa bình. Họ yêu cầu tôi ngoan ngoãn hợp tác nhưng bị tôi từ chối. Họ cưỡng chế, khiêng tôi đặt nằm trên bàn rồi bắt đầu khống chế tay chân để lột hết đồ trên người tôi. Tôi cố gắng dùng hết sức chống cự lại họ khiến có mấy lần họ bị tôi đá văng vào tường. Họ cũng có bị tôi cào cấu vào tay và bị tôi nắm tóc kéo nữa. Nhưng sức 1 người không thể nào làm lại 4 người họ, cuối cùng họ cũng lột sạch đồ trên người. Họ còn dùng tay chọc vào chỗ kín khiến tôi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Xong, họ cưỡng chế để mặc đồ lại cho tôi. Tôi nhất định không chịu để cho họ mặc lại. Tôi nói:
– Cứ để y nguyên như vậy cho tôi đi về. Đã dám làm mà còn sợ sao? Tôi không ngại thì mấy người ngại điều gì?
Họ cố sức lắm mới mặc được quần lại cho tôi nhưng không mặc được áo, họ bèn lấy áo khoát của tôi trùm ngược vào người tôi rồi kéo dây kéo phía sau lại. Rồi họ bỏ ra ngoài. Có giọt nước mắt còn lăn trên mắt. Tôi nghĩ đến cái chết. Rồi tôi lại nghĩ về những lời trong Kinh hòa bình, tôi nghĩ đến cuộc đời khổ nạn của Chúa Jesus và tôi lại mỉm cười.
Trong lúc những con người đó tự viết, tự làm biên bản gì đó với nhau, tôi đã nghe cô bé an ninh nói:
– Chú Hải bảo làm như vậy.
Chú Hải mà cô bé nói đến có phải chăng là Lê Minh Hải (an ninh TP) – người đã từng cho đàn em làm với chị Tạ Phong Tần như với tôi ngày hôm nay.
Khoảng 12h, họ quay lại cưỡng chế tôi về công an phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). Trên xe tôi nhớ về những gì bạn tôi kể về sự tàn ác của Ai Cập trước ngày thay đổi, tâm cảm thấy rất bình an mà nói thẳng với tay an ninh rằng:
– Hôm nay tao rất vui vì đã 2 lần chiến thắng tụi bây. Thứ nhất là dù bọn bây cho rất nhiều người và tốn rất nhiều công sức để canh giữ hòng ngăn chặn tao từ nhà. Nhưng không, tao vẫn đi đến được nơi tao muốn đến. Thứ hai là bọn bây dùng những trò đê tiện này làm tổn thương tâm hồn tao để đánh vào tâm lý sợ hãi, khiến tao phải bỏ cuộc. Nhưng tao cũng nói cho bọn mày biết. Đúng là bạo lực và những trò đê tiện này có thể làm người ta đầu hàng trước bọn mày đấy, nhưng đó chỉ là những kẻ yếu đuối mà thôi, còn với những người như tao thì những trò đó chỉ làm ý chí và tinh thần mạnh mẽ lên mà thôi. Tụi bây cũng nên chuyển hết những lời này của tao đến những thằng nào chỉ đạo tụi bây làm những trò này và nhớ nói thêm rằng: Bản lĩnh của cả đám bọn mày kém lắm, thua cả 1 phụ nữ như tao nên mới dùng những thủ đoạn bỉ ổi này. Tao vui vì tụi bây đã làm như vậy. Bất cứ 1 cuộc vận động thay đổi xã hội nào cũng có những sự mất mát, hy sinh. Với những việc làm của bọn mày hôm nay chỉ cho tao thấy dấu hiệu của sự thay đổi thực sự đang đến rất gần. Chính bạo lực sẽ giết chết bọn bây!
Lúc đầu, khi tôi bắt đầu nói, họ đòi đánh tôi nhưng sau đó chỉ im lặng.
(Còn tiếp…)

Chuyện xảy ra trong ngày xử phúc thẩm CLBNBTD

Chuyện xảy ra trong ngày xử phúc thẩm CLBNBTD

NGUYỄN HOÀNG VI

.

HViVượt qua vòng vây của an ninh bao quanh nhà để ra phiên tòa đã khó.

Cả đêm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm không ngủ được vì chỉ sợ mình nhắm mắt sẽ ngủ quên đi mất. Đành nằm đợi trời sáng.

4h sáng, trong lòng cảm thấy bất an, bồn chồn, lo là chỗ mình đang trú bị lộ, an ninh sẽ chặn không thể đi được. Tiếng động ngoài cửa càng làm mình lo hơn.

Ngồi dậy bật đèn, mở máy lên đọc kinh và cầu nguyện. Cứ đọc đi đọc lại mãi Kinh hòa bình.

5h30 sáng, mở cửa bước ra ngoài thấy mọi thứ đều yên bình. Thế là diện bộ đồ thể dục vào, “tót” ra đường thôi.

Tiếp tục đọc

Đòi bồi thường về khoản … sợ

Chuyện tuần này:

Nguyễn Tường Thụy

cuongche<<= “Trận đánh đẹp”

Vụ Đoàn Văn Vươn lại bùng lên vì đã có kết luận điều tra.

Vụ án này đã ầm ỹ trên báo chí với rất nhiều góc cạnh khác nhau, tạo ra những cảm hứng khác nhau, trong đó có yếu tố hài qua “trận đánh đẹp cần ghi vào sử sách” của đại tá Đỗ Hữu Ca.
Chuyện về “trận đánh đẹp” người ta không nhắc đến nữa nhưng bây giờ lại nổi lên một chuyện hài không kém: Công an, bộ đội tham gia vào vụ tấn công nhà Đoàn Văn Vươn giờ lại yêu cầu anh em Vươn bồi thường tổn thất về tinh thần.
Nói thế, chẳng khác quái nào đòi anh em Vươn bồi thường vì đã làm cho họ … sợ.

Mà sợ thật còn gì. Khi mà anh em Vươn nổ mấy phát súng hoa cải, họ chạy tan tác, hồn xiêu phách lạc. Sợ tới mức độ phải lâu lắm mới tổ chức tấn công lại. Khi dò dẫm rón rén mò vào được thì anh em Vươn đã cao bay xa chạy từ lúc nào.
Số tiền đòi bồi thường do anh em Vươn làm họ sợ khiến chuyện đã khôi hài còn khôi hài thêm. Các “đồng chí” công an đòi 44.888.812 đồng, các “anh” bộ đội cụ … Trọng đòi 12.297.646 đồng, tổng cộng 57.186.458 đồng.
Nếu mà bồi thường tổn thất về vật chất thì con số lẻ có thể chấp nhận được sau khi đã làm các phép tính, cộng trừ hóa đơn mà thành. Nhưng đòi bồi thường do sợ cũng có con số lẻ đến từng đồng thì quả là chuyện lạ. Hay là họ tính theo các phép tính của sổ sách kế toán, tức là lấy số lượng “sợ” nhân với đơn giá “sợ” nhưng chẳng biết đơn giá mỗi đơn vị “sợ” nó có số lẻ như vậy không. Phen này chết anh cu Vươn rồi. Đưa chẵn trăm thì họ không thèm lấy thừa mà đưa chính xác thì lấy đâu ra tiền 1 đồng bây giờ.
Nói về mặt lý, đã có nhiều bài viết phân tích rất thuyết phục và kết luận anh em nhà Vươn chẳng chống người thi hành công vụ, vì đấy là cướp chứ có phải người thi hành công vụ đâu mà chống, cũng chẳng phạm tội giết người. Nếu có anh nào đó lăn quay ra cũng chẳng qua do sợ quá mà chết chứ vài phát súng hoa cải chỉ có tác dụng dọa thôi chứ giết làm sao được người.
Vì sao nói cái đám đến cướp phá nhà anh Vươn ấy không phải là thi hành công vụ? Vì cái lệnh cưỡng chế đã sai, và trong cái lệnh sai ấy thì nhà anh Vươn không phải là đối tượng cưỡng chế. Bạn thử tưởng tượng mình đang ở yên lành, tự nhiên có đám quân hơn trăm người rùng rùng kéo đến với đủ súng ống trong tay đến tấn công nhà bạn, bạn sẽ nghĩ đám người đó là gì? Là cướp chứ còn là gì nữa.
Trong bài Lạ thay! Kẻ đi cướp phá bắt đền nạn nhân, JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng việc đòi bồi thường này là rất ngược đời: “đám người tự dưng đến nổ mìn, nổ súng phá nhà, bắt đánh người, kia lại còn đòi nạn nhân phải bồi thường”.
Và JB NHV nhận xét: “Xưa nay trên thế giới, chẳng có quốc gia nào mà nạn nhân lại phải đền bù cho bọn cướp được coi là pháp luật. Loại trừ những toán thổ phỉ cậy mạnh hiếp yếu trong rừng sâu hoặc bọn Tàu cướp bóc ngoài biển Đông đang làm với ngư dân Việt Nam mà thôi”.
Lại còn “đồng chí” thủ trưởng đơn vị bộ đội nào đó nữa. Ai cho “đồng chí” mang quân đến cướp phá nhà dân. Chức năng của quân đội là gì? “Đồng chí” đã sai, không mang tiền lương ra để bồi thường cho lính lại còn tru tréo lên đòi người ta bồi thường về khoản sợ, thực chẳng khôn ngoan tẹo nào.
Thấy bất công, vô lý thì nói thế chứ cứ để rồi xem, khi ra tòa, anh em nhà Vươn vẫn cứ phải bối thường như thường. Lý do đơn giản là: anh em Vươn chỉ là dân thường còn đám người đòi bồi thường vì sợ kia lại là người nhà nước.
29/12/2012

Đòi bồi thường về khoản … sợ

Chuyện tuần này:

Đòi bồi thường về khoản … sợ

Nguyễn Tường Thụy

 .

cuongche

<<= “Trận đánh đẹp”

Vụ Đoàn Văn Vươn lại bùng lên vì đã có kết luận điều tra.

Vụ án này đã ầm ỹ trên báo chí với rất nhiều góc cạnh khác nhau, tạo ra những cảm hứng khác nhau, trong đó có yếu tố hài qua “trận đánh đẹp cần ghi vào sử sách” của đại tá Đỗ Hữu Ca.

Chuyện về “trận đánh đẹp” người ta không nhắc đến nữa nhưng bây giờ lại nổi lên một chuyện hài không kém: Công an, bộ đội tham gia vào vụ tấn công nhà Đoàn Văn Vươn giờ lại yêu cầu anh em Vươn bồi thường tổn thất về tinh thần.

Nói thế, chẳng khác quái nào đòi anh em Vươn bồi thường vì đã làm cho họ … sợ.

Tiếp tục đọc

Méo mó có hơn không

Méo mó có hơn không

Huỳnh Văn Úc

 .

Tân Hoa Xã đưa tin trong hai ngày 24 và 25/12/2012  ông Tập Cận Bình vừa mới đến chào lãnh đạo tám đảng phái của Trung Quốc. Điều này đã trở thành thông lệ. Mười năm trước đây sau khi đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào cũng đã từng làm như thế. Ông Quách Dũng, người đứng đầu Ban hoạt động xã hội Ủy ban trung ương Đảng Dân Minh nói rằng cơ chế hợp tác và tham vấn chính trị đa đảng được cải thiện trong những năm qua giúp cho đảng của ông thúc đẩy lý tưởng của mình.  Còn ông Vương Minh Khí, Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng Tỉnh ủy Sơn Đông  của Đảng Dân Cách thì nói rằng phát biểu của ông Tập Cận Bình “thể hiện tinh thần của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tám đảng? Đó là những đảng nào vậy?

Tiếp tục đọc

Chém gió chết cả chim trời

Chém gió chết cả chim trời

.

Nhác trông thấy họ… “vi hành”
Gần dân chẳng phải, lại thành quan liêu.
Băng rôn, cờ quạt quá nhiều.
Tiên hô, hậu ủng bao nhiêu là người.
Họ như vua chúa mất rồi.
Thấy đâu tận mắt bao người lầm than.
Thấy đâu được cảnh dân oan.
Vùng sâu xa vẫn trăm ngàn khó khăn.
Trẻ thơ rách rưới-đói ăn.
Trường thì lều lán, rét căm căm quặn lòng.
“Quỹ cơm có thịt” chẳng xong *
“Đơn xin lập quỹ” vẫn trong ngăn bàn.
Họ vô cảm đến bàng hoàng.
Mồm vẫn đạo đức-tay vung ngang lưng trời
“Chém gió” chim cũng chết thôi.
Họ siêu thế đấy ông trời cũng thua.
Dân mình đã thấy hay chưa?
Tỉnh táo kẻo bị dối lừa triền miên.

.

Đào Sĩ Quý

===========

* Ông Trần Đănh Tuấn muốn thành lập “Quỹ bữa cơm có thịt” nhằm giúp các cháu nhỏ ở vùng sâu, vùng xa bữa cơm có được miếng thịt. Vậy mà, 6 tháng trời vẫn không được xét duyệt, cấp phép lập quỹ này.

Chém gió chết cả chim trời

Nhác trông thấy họ… “vi hành”
Gần dân chẳng phải, lại thành quan liêu.
Băng rôn, cờ quạt quá nhiều.
Tiên hô, hậu ủng bao nhiêu là người.
Họ như vua chúa mất rồi.
Thấy đâu tận mắt bao người lầm than.
Thấy đâu được cảnh dân oan.
Vùng sâu xa vẫn trăm ngàn khó khăn.
Trẻ thơ rách rưới-đói ăn.
Trường thì lều lán, rét căm căm quặn lòng.
“Quỹ cơm có thịt” chẳng xong *
“Đơn xin lập quỹ” vẫn trong ngăn bàn.
Họ vô cảm đến bàng hoàng.
Mồm vẫn đạo đức-tay vung ngang lưng trời
“Chém gió” chim cũng chết thôi.
Họ siêu thế đấy ông trời cũng thua.
Dân mình đã thấy hay chưa?
Tỉnh táo kẻo bị dối lừa triền miên.

Đào Sĩ Quý
===========

* Ông Trần Đănh Tuấn muốn thành lập “Quỹ bữa cơm có thịt” nhằm giúp các cháu nhỏ ở vùng sâu, vùng xa bữa cơm có được miếng thịt. Vậy mà, 6 tháng trời vẫn không được xét duyệt, cấp phép lập quỹ này.

This entry was posted on 29/12/2012, in Thơ.

Sao nhà nước cứ cố tình gây căng thẳng cho dân?

Từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.

Nhà văn Phạm Thành

Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.
Nội dung vụ việc dẫn đến hành động chống đối có khác nhau, nhưng bản chất chỉ có một, đó là chính quyền chỉ nghĩ đến lợi ích của chính quyền mà quên đi lợi ích của dân, danh dự của người dân. Sở dĩ chính quyền dám làm thế vì lực lượng trấn áp dân, tuy đều từ con em nhân dân mà ra, nhưng lại do chính quyền điều hành, chỉ nghe lệnh của chính quyền.
Họ không biết làm như thế là cố ý dồn dân về phía đối lập với chính quyền và những hành động này nếu không “hồi tâm tu tĩnh” để dừng lại, đương nhiên chính quyền sẽ không còn là chính quyền của dân nữa. Vậy, một chính quyền không còn là của dân nữa thì dân cần nó mà làm gì?
Chính quyền nên nhớ rằng, từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Tôi cứ lan man nghĩ như vậy khi hay tin LS Lê Quốc Quân, giám đốc Công ty Giải pháp Việt Nam, vừa bị bắt sáng 27.12.2012 với lý do trốn thuế hơn 400 triệu đồng.
Chuyện trốn thuế có hay không đương nhiên là phải đợi tòa án kết luận. Nhưng điều tôi băn khoăn ở đây là, tại sao công an Việt Nam lại thích bắt người như vây? Thử hỏi, ngành thuế đã có giấy tờ gửi cho Quân, nói rõ rằng Quân trốn thuế bấy nhiêu là căn cứ vào pháp luật này, quy định kia của Việt Nam chưa? Và từ đó, Quân đã giải trình lại chưa, cái gì đúng cái gì chưa đúng chưa? Nếu hai bên không thống nhất thì cùng nhau ra tòa. Nếu hai bên ra tòa và chiếu theo quyết định của tòa tuyên Quân trốn thuế thật, nếu Quân không nộp thì cưỡng chế tài sản của Quân. Thế chả hơn sao? Thế chả thấu tình đạt lý hơn sao? Thế chẳng tâm phục, khẩu phục cho Quân và cho dân hơn sao và quan trọng hơn việc hành xử như vậy sẽ tạo ra môi trường công khai, minh bạch, làm cho dư luận khỏi ì xèo, đơm đặt. Thế chẳng hơn sao? Thế chẳng hơn là đưa công cụ chuyên chính bắt người sao? Cần phải ứng sử như vậy mới là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Vì đây hoàn toàn chỉ là vấn đề tranh chấp tiền tài. Đằng này, cứ đụng một tý là hình sự, là bắt, ai trái ý chính quyền một tí là bắt, ai làm công an bực mình một tý là bắt…
Tôi e rằng, cách hành sử như vậy, nhân dân nước mình chả mấy ai ủng hộ mà quốc tế cũng phê phán, từ đó sẽ làm giảm uy tín của chính quyền. Quốc tế phê phán ngày một nhiều, lòng tin của dân vào chính quyền ngày một suy giảm, liệu chính quyền đó có còn đứng vững?
Tát nhiên là không rồi.
Tác giả gửi cho NTT blog

Nhân cách và tài năng của nhà văn mậu dịch

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức
PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức, bài trước chúng ta có đề cập đến văn học mậu dịch, nói chung là hàng đồng loạt kém chất lượng. Như vậy có thể võ đoán quá chăng? Khi nói về tài năng và nhân cách của những người khác, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ phải chăng cũng cần rất thận trọng?
NHĐ: Tại sao lại không thận trọng?! Câu nói “phở mậu dịch, kịch ti vi” đâu có phải của tôi, mà của giới văn bút, của nhân dân và xã hội đấy chứ. Ngày nay, khi toàn bộ xã hội đã đổi mới gần ba mươi năm, trong khi cơ chế bao cấp của văn học mậu dịch vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng phải giới văn học tem phiếu là lực lượng văn bút nhưng lạc hậu nhất xã hội sao? Vả lại cả xã hội đang muốn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp bởi lý do nhà nước không thể ôm đồm làm tốt được việc kinh tế, nhà nước chỉ nên quản lý thôi. Chỉ có để cho kinh tế tư nhân phát triển thì kinh tế toàn quốc mới tăng trưởng. Để không võ đoán dẫn đến cái nhìn lệch lạc bất công, hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên bàn thật sâu mang tính nguyên lý về cái gọi là nhà văn mậu dịch.
PV: Hay quá, thế thì còn gì bằng! Tôi xin lắng nghe!
NHĐ: Tôi xin kể một câu chuyện thực 100%, nó rất giản dị nhưng ngay cả nếu được lựa chọn hay bỏ phiếu vẫn khó có cái gì cướp được giải quán quân của nó. Nó hiện diện như một phép lạ.
PV: Tôi hồi hộp quá! Nó như thế nào?
NHĐ: Hồi cuối những năm tám mươi thế kỷ trước, có một quán phở ở ngay phố Ngô Quyền nơi gần giáp phố Tràng Tiền (nếu tôi nhớ không nhầm). Đó là quán đặc trưng mậu dịch, với khách hàng lờ phờ ra vào, nhân viên lừ đừ đi lại, một mùi ẩm mốc như thứ gì bị ruồng bỏ, hoang vắng như sa mạc. Nói ngắn gọn: một cửa hàng ở nơi đắc địa bậc nhất mà rất điêu tàn. Để cứu vãn cửa hàng đó đã mời một chuyên gia bán phở ở ngoài tới làm cửa hàng trưởng kỹ thuật (tất nhiên cửa hàng trưởng thật phải là bí thư chi bộ và được nhà nước ban cho con dấu). Mọi người kể câu chuyện về chuyên gia này mắt trố ra vì kinh ngạc, những người nghe mắt cũng mở to không kém. Đó là chuyên gia này đặt ra yêu cầu: nồi nước dùng cho 500 bát phở chẳng hạn, nó được cho vào bao nhiêu cân xương loại nào, bao nhiêu mì chính, bao nhiêu muối và nước mắm. Khi bán hết 500 bát, sẽ không có chuyện đổ nước lã thêm vào nồi. Có nhiều lần, khi vài người xếp hàng đến lượt thì hết nước dùng, họ năn nỉ hãy đổ nước lã vào bán thêm cho họ mấy bát thôi mà, “vì dù có đổ thêm nước lã, phở của ông vẫn ngon hơn phở người khác”. Chuyên gia nấu phở thẳng thắn trả lời “tôi không thể làm được việc đó, mấy đồng lãi của vài bát phở không thể đổi lấy uy tín một đời của tôi”. Trời ơi, câu chuyện quả là huyền thoại. Huyền thoại thứ nhất, đó là người bán phở cũng đòi sống danh dự như chữ “tín” thường hằng. Huyền thoại thứ hai, mọi người giật mình vì lần đầu người ta được đánh động về “định tính và định lượng”. Cái lâu nay chẳng hề có khái niệm mà tất cả mọi người đều nghĩ, xếp hàng đến nơi được mua là may lắm rồi! được xin cho là may lắm rồi! ai dám nhà nghèo còn đòi xôi gấc. Câu chuyện thật giản dị, nhưng ngay đến bây giờ tôi vẫn tin nó có giá trị như một huyền thoại.
PV: Câu chuyện đó có liên quan gì đến ngày nay không?
NHĐ: Sao lại không, nhiều đằng khác! Chẳng hạn như chuyện của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi năm có nửa nghìn người đòi vào Hội, người ta xét được vài chục người. Sự kết nạp đó dựa trên định lượng và định tính nào? Và có bao nhiêu người vào hội phải kèm theo đôi giầy Italia, vé du lịch ăn chơi tỉnh nhà, rồi thứ vốn giời trồng được. Nhà thơ kia năm ngoái được bỏ 14 phiếu nhưng xướng lên là zero to tướng, năm nay lên đầu bảng vì sợ bị kiện. Có người phản pháo lại đó là tin thất thiệt vậy việc trước kia nhà văn Hồ Anh Thái, dự giải, lúc sơ khảo được hầu hết phiếu, lúc chung khảo lại rớt thì sao? Còn thình lình một ông ngang nhiên bước vào phòng hội đồng xét tuyển nữa, ông vào với tầm vóc gì hay là có khả năng can thiệp? Tóm lại, từ giải thưởng, đến kết nạp hội viên, chẳng có định tính, định lượng gì. Đã đến lúc nên nói: chính ban giám khảo phải được “kết nạp” trước khi chấm người khác. Nếu ông là phở mậu dịch ninh thuốc bắc vài chục nước liệu có thể nếm được món yến sào không? Ông là kèn lá thổi tì tèo trên miệng chưa hết một bài đã héo quắt lại, ông lấy thước đo nào để đo giàn hợp xướng?
PV: Hình ảnh tổng quát của mậu dịch là gì?
NHĐ: Tổng quát nhất, đó là cảnh xếp hàng. Xếp hàng có khi chỉ để mua nước lã tráng qua hàng xương. Nhưng vẫn phải xếp hàng, vì chỉ có xếp hàng thì cái cửa hẹp chen chúc mới đẻ ra quyền hành. Chẳng hạn, đóng dấu công chứng là thứ hiển nhiên nhưng cũng bị bắt xếp gạch rồng rắn, từ đó mới có cò công chứng. Tại cửa Hội nhà văn mới đây, người ta không thể cãi nổi việc có rất nhiều cò bu đen bu đỏ đòi “giúp đỡ” đánh quả. Và xếp hàng cũng tạo ra những hứa hẹn, nào “hãy đợi đấy”. Trước kia, vé xe vừa bán đã hết vì người ta tuồn vé cho con phe để hai bên cùng xơi. Ngày nay cũng chẳng khác mấy, có xếp hàng thì mới thấy độ quan trọng của quyền lực, mới có hứa hẹn, mới có sắp xếp. Hẹn đợt này thì phải sang năm. Hẹn sang năm thì lùi thêm vài năm nữa…
PV: Anh từng nói sáng tạo văn học là cái thuộc tư duy cá nhân. Tại sao nhiều người lại hám vào Hội đến thế, việc vào đó có làm cho văn của họ lớn lên đâu?
NHĐ: Tôi vừa bàn việc này với nhà thơ Lương Tử Đức. Anh ta khá thạo món Trung Hoa học. Anh có nói: Người Trung Quốc quan niệm, trong lục súc tranh công, tức muôn loài tranh công thì có 4 nấc:
1- Thấp nhất là loại tranh ăn. Giống muông thú rồi người ta cạnh tranh nhau giành miếng ăn để sinh tồn, hay như người Việt nói “ghen vợ ghen chồng không nồng bằng ghen ăn”.
2- Cao hơn một tí, nhưng vẫn thấp là loại tranh công danh. Là người mong có tí danh ở đời như “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Nhưng loại cầu danh để kiếm lợi như hội viên ở tỉnh có khi xin được nhà, ở trung ương thì gần gũi nên làm cò để đánh chặn đứa ở xa về.
3- Loại cao hơn là tranh làm. Đó là những người tranh làm việc khó, để người khác được nhàn. Người Việt nói “thế gian chuộng của chuộng công, nào ai có chuộng người không bao giờ”.
Xét vào giới thơ thẩn Việt thấy rõ một điều là hầu hết họ chỉ tranh nhau làm việc dễ, một bài thơ mấy câu làm trong mấy chốc, rồi thì cũng thi thố, đội vòng nguyệt quế, rồi vào hội để mơ ngày chấm người khác, hay làm cò đánh chặn?
4-Loại cao nhất là tranh khổ, như chúa Jesus tranh đóng đanh trên thập giá để cứu chuộc loài người, Đức Phật ngồi trơ xương dưới gốc bồ đề để tạo ra con đường giác ngộ chúng sinh, hay thánh Gandhi chân trần áo thụng lăn xả vào gươm giáo để đòi độc lập cho dân Ấn Độ…
Xét vào các nhà văn thơ mậu dịch, thì họ mới chỉ có vài tác phẩm ăn theo tuyên truyền, hội hè nức nở chúc tụng vui vầy, đâu có thấy những cơn trăn trở của bất công đau khổ, như chính họ đã thú nhận “chúng ta không có tác phẩm ngang tầm thời đại, chỉ có bé và vừa”. Vừa rồi có người còn thú nhận “chúng ta chỉ là tép”. Mậu dịch chỉ có phở nước nhạt! Và có thể nói, mậu dịch cũng chỉ có thể tạo ra những con tép văn chương. Những con chim sẻ vào hội bay theo đàn mà không thể là đại bàng bay cô độc. Đó là một giàn quen hát đồng ca, khó mà tìm thấy một người biết hát đơn ca.
PV: Theo anh trình độ văn học của mậu dịch ở cấp nào?
NHĐ: Tất nhiên ở mức tranh công danh rồi, họ đâu có thể tranh việc làm bởi vì phóng sự bây giờ rất thiếu, họ không muốn viết cái gì phải vất vả, họ đâu có thể tranh khổ, vì họ muốn được “thích đủ thứ” mà.
PV: Nếu thế thì khó mà có tác giả và tác phẩm lớn?
NHĐ: Câu hỏi đó đã là câu trả lời rồi.
PV:Cám ơn anh, đề tài này tôi nghĩ vẫn còn nhiều cái để nói.
NHĐ: Tất nhiên! Chúng ta đã bàn về vấn đề nguyên lý đâu.
PV: Hẹn anh lần sau. Xin cám ơn!
.
Hữu Lý thực hiện 28/12/2012
Tác giả gửi qua email
This entry was posted on 29/12/2012, in Báo chí.

Tượng đài

Huỳnh Văn Úc
Đến thập kỷ 1980 hầu như ở tất cả các thành phố lớn của Liên Xô đều có tượng Vladimir Lenin ở quảng trường trung tâm. Ngày 20/11/2012 trang mạng russia.ru đưa tin Phó Chủ tịch Ủy ban quy chế của Duma quốc gia Nga (Hạ nghị viện Nga) ông Alexander Kurdyumov (Александр Курдюмов) đã đưa ra đề nghị chuyển tất cả các tượng đài của Vladimir Lenin ra khỏi các thành phố của nước Nga. Những lý do mà ông Kurdyumov đưa ra là:
– Thứ nhất, giữ gìn tượng đài đòi hỏi không ít kinh phí, phải thường xuyên chăm sóc lau chùi các vết bẩn.
– Thứ hai, ông Kurdyumov nói rằng các tượng đài kỷ niệm một nhà hoạt động kinh tởm như thế cần đặt ở các bảo tàng hoặc những nơi riêng biệt, sẽ có người trông nom, những kẻ phá hoại sẽ không có cơ hội tiếp cận.
– Thứ ba, nước Nga còn có những vĩ nhân khác cần phải vinh danh và đặt tượng đài: Piot Đại Đế, Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov…

Đề nghị của ông Kurdyumov được ông Valeri Trapeznikov (Валерий Трапезников) nghị sĩ Hạ nghị viện Nga của Đảng Nước Nga Thống nhất ủng hộ. Ông Trapeznikov nói: “ Ở thành phố Permi bên cạnh Nhà hát opera mang tên Tsaikovski là tượng đài Lenin. Vâng! Tượng đài thật hoành tráng nhưng nó đã được đặt không đúng chỗ. Đáng lẽ ở chỗ đó phải đặt tượng đài của nhạc sĩ Nga thiên tài Tsaikovski”.

ảnh HVUÔng Kurdyumov lo lắng như thế không phải là thừa. Tháng 4/1917 sau nhiều năm lưu vong ở nước ngoài Lenin trở lại Nga. Nhiều nhân vật chính trị hàng đầu cũng như đông đảo dân chúng hân hoan chào đón ông tại nhà ga Phần Lan ở thành phố Saint Petersburg, nơi ông đã có một bài diễn thuyết hùng hồn. Để kỷ niệm sự kiện này người ta dựng tượng đài của ông bằng đồng tại chính nơi ông đã đứng diễn thuyết. Tháng 4/2009 một kẻ phá hoại đã đặt bốn trăm gam thuốc nổ vào phía lưng của tượng đài. Tượng đài không đổ nhưng vụ nổ đã để lại một lỗ hổng lớn phía sau lưng. Điều thứ hai: ông Kurdyumov khỏi phải lo không có nơi riêng biệt để cất giữ tượng Lenin. Ulyanovsk là quê hương của Lenin. Tỉnh trưởng Ulyanovsk ông Sergei Morozov tuyên bố rằng ông sẽ tiếp nhận tất cả các tượng Lenin, có bao nhiêu nhận tất kể cả những tượng đã bị kéo đổ và đập phá sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
 Câu chuyện tượng đài của nước Nga đáng để cho chúng ta suy nghĩ khi bỏ ra nhiều nghìn tỷ đồng để xây tượng đài trên khắp đất nước.
Tác giả gửi cho NTT blog

Nhà văn Phạm Thành lên tiếng về vụ bắt Ls Lê Quốc Quân:

Sao nhà nước cứ cố tình

gây căng thẳng cho dân?

Từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.

Nhà văn Phạm Thành

.

Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.

Tiếp tục đọc

Nhân cách và tài năng của nhà văn mậu dịch

Nhân cách và tài năng của nhà văn mậu dịch

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức

.

PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức, bài trước chúng ta có đề cập đến văn học mậu dịch, nói chung là hàng đồng loạt kém chất lượng. Như vậy có thể võ đoán quá chăng? Khi nói về tài năng và nhân cách của những người khác, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ phải chăng cũng cần rất thận trọng?

NHĐ: Tại sao lại không thận trọng?! Câu nói “phở mậu dịch, kịch ti vi” đâu có phải của tôi, mà của giới văn bút, của nhân dân và xã hội đấy chứ. Ngày nay, khi toàn bộ xã hội đã đổi mới gần ba mươi năm, trong khi cơ chế bao cấp của văn học mậu dịch vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng phải giới văn học tem phiếu là lực lượng văn bút nhưng lạc hậu nhất xã hội sao? Vả lại cả xã hội đang muốn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp bởi lý do nhà nước không thể ôm đồm làm tốt được việc kinh tế, nhà nước chỉ nên quản lý thôi. Chỉ có để cho kinh tế tư nhân phát triển thì kinh tế toàn quốc mới tăng trưởng. Để không võ đoán dẫn đến cái nhìn lệch lạc bất công, hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên bàn thật sâu mang tính nguyên lý về cái gọi là nhà văn mậu dịch. Tiếp tục đọc

Tượng đài

Tượng đài

Huỳnh Văn Úc

.

Đến thập kỷ 1980 hầu như ở tất cả các thành phố lớn của Liên Xô đều có tượng Vladimir Lenin ở quảng trường trung tâm. Ngày 20/11/2012 trang mạng russia.ru đưa tin Phó Chủ tịch Ủy ban quy chế của Duma quốc gia Nga (Hạ nghị viện Nga) ông Alexander Kurdyumov (Александр Курдюмов) đã đưa ra đề nghị chuyển tất cả các tượng đài của Vladimir Lenin ra khỏi các thành phố của nước Nga. Những lý do mà ông Kurdyumov đưa ra là:

– Thứ nhất, giữ gìn tượng đài đòi hỏi không ít kinh phí, phải thường xuyên chăm sóc lau chùi các vết bẩn.

– Thứ hai, ông Kurdyumov nói rằng các tượng đài kỷ niệm một nhà hoạt động kinh tởm như thế cần đặt ở các bảo tàng hoặc những nơi riêng biệt, sẽ có người trông nom, những kẻ phá hoại sẽ không có cơ hội tiếp cận.

– Thứ ba, nước Nga còn có những vĩ nhân khác cần phải vinh danh và đặt tượng đài: Piot Đại Đế, Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov…

Tiếp tục đọc

Nhiều blogger bị bắt xung quanh phiên tòa xử 3 blogger Câu lạc bộ nhà báo tự do

(Tin tổng hợp)


CA

Hôm nay nhiều blogger và những người quan tâm đến phiên tòa phúc thẩm xử 3 blogger đã bị bắt. Tin tức được cập nhật trên các trang mạng.

Tạ Khởi Phụng, em Tạ Phong Tần đến từ Bạc Liêu, có mặt tại Tòa án tối cao ở Sài Gòn lúc 06 giờ sáng, ngồi ở ghế đá đợi vào phòng xử. Nhưng đến lúc 07 giờ, khi cô Tạ khởi Phụng vào phòng xử thì bị chặn lại và không cho vào.
Nguyễn Chí Dũng con trai anh trai Điếu Cày bị bắt lúc 7 giờ khi vừa ra khỏi nhà “Nghe audio tiếng gào thét của bà Dương Thị Tân khi con trai bà, anh Nguyễn Trí Dũng, bị an ninh bắt đi: “ Chúng mày bắt con tao đi đâu? “

Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyễn Kha (Kha là người bị bắt cùng vụ với Phương Uyên) bị bắt đưa về công an P. Bến Nghé, Q 1.
Blogger Việt Bách kể anh bị bắt khi đang đi … ỉa.
Blogger Huỳnh Công Thuận đang trên đường đến tham dự phiên tòa thì bị chặn đầu xe và dẫn anh về đồn. Anh yêu cầu công an P. Tân Quý, Q. Tân Phú xác nhận là đã giam giữ anh ở đây kể từ sáng nay và đã làm mất xe của anh.
Blogger Hanh Nhân bị bắt khi lang thang ở công viên Bách Tùng Điệp cùng với Nguyễn Hoàng Vi (tức blogger An Đổ Nguyễn).
 blogger Hoàng Dũng kể:
“ An Đổ nhảy xuống giữa đường hét, rồi đi lên. Ngay lập tức 4, 5 an ninh thường phục nhảy vào đè và túm An Đổ ấn lên xe biển xanh đang chờ sẵn. Hành Nhân co giò chạy nhưng có quá nhiều an ninh đứng rải rác từ xa. Khi vấp té, 4, 5 an ninh xúm lại tóm chân, tay. Một người mặc áo màu xám đen đấm thẳng vào mặt Hành Nhân. Sự việc diễn ra ngay trước mắt quá nhanh, mình chỉ kịp hô: “Không được đánh người!’ thì Hành Nhân đã bị khênh vào xe cùng An Đổ, đi mất “
Tin nhắn khi Hanh Nhân và An Đổ Nguyễn khi mới bị bắt:
tin nhắn
tin nhắn3tin nhắn 2
Sau khi được thả về Hanh Nhân kể anh bị rách đũng quần, bầm môi, hơi bầm tím mắt, đau bao tử và cảm giác tởm lợm quá đến mức ói sạch ra những gì có trong bụng.
Còn Nguyễn Hoàng Vi sau khi ra khỏi đồn công an thì như thế này:
HTV1
HTV2
Cô  cho biết tại đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh an ninh thành phố đã làm nhục cô bằng cách lột quần áo trên người cô để quay phim. Chiếc áo khoác ngoài là chúng cũng cưỡng bức để trùm vào vì sợ Vy ra đường để trần sẽ lột mặt nạ của chúng…
Blog Nguyễn Tường Thụy xin bày tỏ lòng kính phục đối với các anh chị ra tòa ngày hôm nay cùng các bloggrer và những người ủng hộ mặc dù xác định được trước nguy hiểm nhưng vẫn đến rồi bị bắt, bị đánh và làm nhục.
Tin tổng hợp từ các trang Ba Sàm, Dòng Chúa cứu thế, Tễu và một số trang facebook khác.
28/12/2012
Nguyễn Tường Thụy