Archive | 06/12/2012

3. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện KSND Thanh Trì trả lại đơn cho người khởi kiện.

Hắn phải ra tòa, hoặc là tôi đi tù về tội vu khống.
Sau 14 tháng loanh quanh, né tránh, dây dưa, ngày 03/12/2012 Viện kiểm sát Thanh Trì bất ngờ họ gọi tôi đến để trả lại hồ sơ và chỉ dẫn đi nơi khác.
Trong “Phiếu thông báo và chỉ dẫn”, họ ghi:
“Theo qui định của pháp luật, việc tố cáo trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì”.
Và hướng dẫn tôi đến Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước đây, họ nói với tôi đơn đã được chuyển cho Chi cục thi hành án huyện Thanh Trì (nơi tên Cao Thị Minh Hằng làm việc) để giải quyết.
Trong khi trả lại hồ sơ của tôi, kiểm sát viên Nguyễn Thị Thanh Hương nói, kể ra, chuyển đơn đến Chi cục Thi hành án cũng đúng.
Như vậy, chỉ cho tôi đến Cục điều tra của VKSNDTC cũng đúng mà chuyển cho đồng bọn của tên Cao Thị Minh Hằng giải quyết cũng đúng. Thật là những lời lẽ hết sức quái đản đến trẻ con cũng không nghe được.
Vậy việc VKS Thanh Trì chối không phải việc của họ có đúng không?
Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự: Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Như vậy, công dân có thể gửi đơn đến Tòa án, VKS, cơ quan điều tra của các ngành, các cơ quan tổ chức khác. Những cơ quan này có trách nhiệm báo tin ngay cho cơ quan điều tra. Qui định của pháp luật hoàn toàn không cho phép VKS Thanh Trì chối bỏ trách nhiệm của mình.
Nếu việc này do Cục điều tra VKSND tối cao xử lý thì VKS Thanh Trì phải chuyển, chứ không phải là việc của công dân.
Chẳng lẽ, trình độ của ông Viện trưởng và các chấp hành viên của cơ quan ông ta kém tới mức sau 14 tháng “nghiên cứu”, để cho công dân đi lại bao nhiêu lần, nhiều lần tiếp tục viết đơn đơn yêu cầu trả lời, VKS Thanh Trì mới phát hiện ra việc đó không phải của mình. Hay là việc xử những kẻ có lợi ích liên quan khó quá nên VKS Thanh Trì mới trả lời liều như thế? Nếu vậy, sinh ra cái viện gọi là kiểm sát, lại còn thêm cái đuôi nhân dân nữa để làm gì?
Cứ hô hào chống tham nhũng, ở nhiều nơi treo cả hòm thư tố giác tội phạm. Vậy mà công dân có địa chỉ rõ ràng đưa đơn đến tận nơi cung cấp thông tin, yêu cầu khởi tố, cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật để đảm bảo thông tin áy không phải là hoang báo. Thế mà thông tin và yêu cầu ấy họ lại lờ đi. Vậy hòm thư tố giác còn có nghĩa lý gì? Hay là chỉ treo cho có vẻ ta đây không đồng lõa hay bao che cho tội phạm?
6/12/20112
NTT
Bài liên quan:

3. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện KSND Thanh Trì trả lại đơn cho người khởi kiện.

Hắn phải ra tòa, hoặc là tôi đi tù về tội vu khống.

3. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện KSND Thanh Trì trả lại đơn cho người khởi kiện.

.

Sau 14 tháng loanh quanh, né tránh, dây dưa, ngày 03/12/2012 Viện kiểm sát Thanh Trì bất ngờ họ gọi tôi đến để trả lại hồ sơ và chỉ dẫn đi nơi khác.

Trong “Phiếu thông báo và chỉ dẫn”, họ ghi:

“Theo qui định của pháp luật, việc tố cáo trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì”.

Và hướng dẫn tôi đến Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tiếp tục đọc

Lưu Quang Vũ và Tôi

Nguyễn Ngọc Dương
Chắc quý vị có người sẽ hỏi: Ông là cái thá gì, liên quan gì đến Lưu Quang Vũ, một nhà thơ, nhà viết kịch tài năng mà “thấy người sang bắt quàng làm họ” vậy? Vâng, đúng như thế. Lưu Quang Vũ khi sinh thời chẳng hề biết đến cái thằng tôi, một kẻ sống ở tỉnh lẻ, không có tài cán gì, trong khi anh đã là một văn nghệ sĩ nổi tiếng cả nước. Và tôi cũng chưa từng gặp anh bao giờ… 
Nhưng vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi biết đến Lưu Quang Vũ là do xem vở kịch Nàng Sita của anh do một đoàn nghệ thuật biểu diễn ở thị xã Yên Bái. Đã trên 30 năm, tôi vẫn còn lờ mờ nhớ nội dung vở kịch. Tôi bị ám ảnh do sức hút của tác phẩm bởi anh đã “thổi hồn” vào câu chuyện thần thoại Ấn Độ, khiến tôi nhận ra tư duy triết học rất nhân bản của anh qua tác phẩm. Nàng Sita là một bi kịch về sai lầm do ích kỷ của con người. Khi chàng Hoàng tử Pơ liêm cùng Sita ở rừng về, do ghen mù quáng, và bị vua quỷ Ravana xúc xiểm nên dẫn đến sai lầm mà đẩy người vợ yêu quý và thủy chung của mình vào cái chết oan uổng, thương tâm… Và tôi nhớ nhất hai câu thoại trong vở kịch. Một câu do vua khỉ Hanuman (một đại diện nửa vật người nửa người) chỉ vào mặt Hoàng tử mà nói, đại ý: Hỡi con người, ta tưởng các ngươi là người ở nơi cung đình như thế này thì phải sống lương thiện, chứ độc ác như thế thì sao không vào chốn rừng xanh mà sống! Một câu nữa của chính vua quỷ, đại diện cho cái ác cũng chỉ vào mặt con người mà nói, đại ý: Các ngươi nên nhớ rằng, ta luôn luôn ở trong trái tim các ngươi. Ta bất tử như Thượng Đế! 
Qua những câu thoại ấy, tôi hiểu Lưu Quang Vũ rất trăn trở về những cái ác đang tồn tại trong xã hội đương thời. Nhưng anh cũng lại nhận ra trong chính con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: Người và Vật. Trong một trái tim nhân hậu cũng vẫn chứa đựng mầm mống của cái ác, của loài thú. Trong một con người dù độc ác đến mấy thì từ sâu thẳm của họ cũng vẫn còn chút chất người. Đó là sự cảnh báo đối với loài người, với mỗi cá thể. Và đó là bài học về phương pháp đánh giá và xử thế với con người: cần toàn diện, thấu đáo, không được tuyệt đối hóa, phải biết hướng con người vào cõi thiện… Đó là nhận thức triết học ở một con người có tầm nhìn để viết nên những tác phẩm để đời, những tác phẩm mang tính nhân loại, vượt thời gian, không gian chứ không là thứ văn nghệ minh họa, ăn xổi ở thì, chỉ có giá trị nhất thời…Đương nhiên có người bắt buộc phải làm ra những tác phẩm “bán” được để mưu sinh. Điều đó không đáng trách, bởi để tồn tại không còn cách nào khác phải ứng xử theo kiểu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Những “khuôn vàng thước ngọc” đôi khi làm thui chột tài năng. 
Năm 2004, nhân Hội nghị Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ở khách sạn La Thành, Đội Cấn, Hà Nội, tôi cũng như các đồng nghiệp được bác Trọng Khôi, chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu biếu 5 tập sách “Tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt đầu của 5 tác giả Tào Mạt, Học Phi, Đào Hồng Cẩm, Lộng Chương và Lưu Quang Vũ. Cuốn sách của Lưu Quang Vũ dày hơn 450 trang in 3 tác phẩm: Tôi và Chúng ta, Lời thề thứ chín và Hồn Trương Ba – da hàng thịt. Những vở kịch đó tôi đã từng xem. Vốn có cảm tình với Lưu Quang Vũ từ lâu, nên tôi mở trang gần cuối xem “Vài nét tiểu sử” của anh, chỉ vẻn vẹn vài trăm chữ in trên trang 440. Dòng đầu tiên ghi: “Sinh ngày 17 – 4 – 1948 tại xã Thiệu cơ, huyện Hạ Hòa…”, khiến tôi giật mình. Hóa ra Lưu Quang Vũ và tôi không những sinh cùng năm Mậu Tý, cùng cầm tinh con chuột mà còn chui ra nhìn thấy ánh sáng mặt trời cùng tháng, cùng ngày. Với một người mình quý mến, ngưỡng mộ mà cùng tuổi đã là điều lý thú, đằng này lại trùng hợp cả ngày sinh tháng đẻ… 
Nhưng nghĩ lại tôi mới thấy xấu hổ. Bởi cùng sinh ra một ngày mà sao người ta làm nên nhiều chuyện thế, trong khi mình thì như một người vô tích sự! Tôi lại tự động viên, chắc ăn nhau ở cái giờ sinh nữa. Mà có khi kể cả trùng giờ vẫn có người tài ba lỗi lạc, có kẻ vẫn vô tích sự như thường. Ấy là còn không biết bao nhiêu điều khác chi phối. Nào là hoàn cảnh sống, mối quan hệ, ảnh hưởng của những người thân như cha mẹ, anh chị em, dòng tộc… Nhưng rốt cục, cái quyết định làm nên trí tuệ và nhân cách của một con người phần lớn là do sự rèn luyện cá nhân. Không ai lười suy nghĩ, lười lao động mà có được những sản phẩm tinh thần có giá trị cho đời. Chẳng ai có nhân cách, có lòng nhân ái, vị tha, mà không biết rung cảm trước nỗi bất hạnh của con người. 
Chỉ tiếc Lưu Quang Vũ đoản mệnh, anh đột ngột ra đi bởi một tai nạn giao thông khi vừa tròn 40 xuân! Chẳng hiểu có phải là một điềm báo mà “năm 18 tuổi, chàng thanh niên Lưu Quang Vũ đã ghi những dòng nhật ký tràn đầy dự cảm lo âu về cuộc sống và cái chết: “Rất có thể một điều vô lý nào đó tới cắt đứt cuộc đời ta. Cái chết – ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt”. Và chính “tâm hồn anh dằn vật cuộc đời anh”, những dự cảm tưởng như mơ hồ ấy đã đeo đẳng anh suốt cả cuộc đời, như là một ám ảnh định mệnh”. (TS Lưu Khánh Thơ trong bài “Đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền văn học kịch Việt nam”). Thế rồi, Lưu Quang Vũ đã có nhiều thơ, truyện ngắn hay. Đặc biệt chỉ trong thập kỷ 80, trước khi ra đi, Lưu Quang Vũ đã để lại một di sản lớn: trên 50 vở kịch, trong đó có nhiều vở xuất sắc. Người ta chỉ chọn 3 vở để trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng lớn nhất của Văn học nghệ thuật Việt Nam. Lúc đó, anh là tác giả trẻ nhất được trao giải thưởng này. TS Lưu Khánh Thơ đánh giá: “Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch tài năng. Điều này không chỉ được bộc lộ ở một số lượng tác phẩm lớn mà còn thể hiện ở chất lượng của sự phản ảnh. Cùng với một số tác giả khác như : Xuân Trình, Tất Đạt, Võ Khắc Nghiêm, Doãn Hoàng Giang, Sỹ Hanh…,Lưu Quang Vũ đã góp phần đem đến cho sân khấu những năm 80 của thế kỷ XX một sức sống mới”.
05/12/2012
N.N.D
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 06/12/2012, in Báo chí.

Lưu Quang Vũ và Tôi

Lưu Quang Vũ và Tôi

                                                               Nguyễn Ngọc Dương

 .

Chắc quý vị có người sẽ hỏi: Ông là cái thá gì, liên quan gì đến Lưu Quang Vũ, một nhà thơ, nhà viết kịch tài năng mà “thấy người sang bắt quàng làm họ” vậy? Vâng, đúng như thế. Lưu Quang Vũ khi sinh thời chẳng hề biết đến cái thằng tôi, một kẻ sống ở tỉnh lẻ, không có tài cán gì, trong khi anh đã là một văn nghệ sĩ nổi tiếng cả nước. Và tôi cũng chưa từng gặp anh bao giờ…

Nhưng vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi biết đến Lưu Quang Vũ là do xem vở kịch Nàng Sita của anh do một đoàn nghệ thuật biểu diễn ở thị xã Yên Bái. Đã trên 30 năm, tôi vẫn còn lờ mờ nhớ nội dung vở kịch. Tôi bị ám ảnh do sức hút của tác phẩm bởi anh đã “thổi hồn” vào câu chuyện thần thoại Ấn Độ, khiến tôi nhận ra tư duy triết học rất nhân bản của anh qua tác phẩm. Tiếp tục đọc

Lời chia buồn tới nhà thơ Trần Mạnh Hảo và gia quyến

Được tin thân phụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

Cụ Thomas Trần Văn Hiền,
Sinh năm 1926 tại xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định,
Tạ thế hồi 19h32 ngày 5-12-2012, tức ngày 22/10 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 87 tuổi.

Chúng tôi thành kính phân ưu với nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng gia quyến.
Xin cầu nguyện cho linh hồn Cụ được thanh thản về Nước Chúa

Blog Nguyễn Tường Thụy

***********

Được biết, Lễ viếng và an táng Cụ Thomas Trần Văn Hiền sẽ được tổ chức vào hồi 7h30 ngày 7-12-2012 tại nhà thờ giáo xứ Bình Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định.

NTT

This entry was posted on 06/12/2012, in Báo chí.

Lời chia buồn tới nhà thơ Trần Mạnh Hảo và gia quyến

Lời chia buồn

tới nhà thơ Trần Mạnh Hảo và gia quyến

 .

Được tin thân phụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo:

Cụ Thomas Trần Văn Hiền,
Sinh năm 1926 tại xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định,
Tạ thế hồi 19h32 ngày 5-12-2012, tức ngày 22/10 năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 87 tuổi.

Chúng tôi thành kính phân ưu với nhà thơ Trần Mạnh Hảo cùng gia quyến.
Xin cầu nguyện cho linh hồn Cụ được thanh thản về Nước Chúa

Blog Nguyễn Tường Thụy

***********

Được biết, Lễ viếng và an táng Cụ Thomas Trần Văn Hiền sẽ được tổ chức vào hồi 7h30 ngày 7-12-2012 tại nhà thờ giáo xứ Bình Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định.

NTT

Về việc ký tên vào bản “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình “lưỡi bò” lên hộ chiếu công dân”

Theo trang Bauxite Việt Nam thì bản “TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC VỀ HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ” đến ngày 5/12/2012 đã có 788 người ký tên.
Có thể có bạn đọc chưa biết đến tuyên bố này, cũng có thể có bạn muốn ký nhưng không biết ký như thế nào, blog NTT trích đăng lại THÔNG BÁO VỀ VIỆC TIẾP NHẬN CHỮ KÝ VÀO BẢN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN đã đăng trên Bauxite Việt Nam
“Nhằm thuận tiện cho việc tiếp nhận chữ ký, chúng tôi mở một địa chỉ e-mail mới để những ai muốn ký tên vào bản Tuyên bố sẽ gửi vào đấy. Để tránh những sai sót không đáng có, đề nghị quý vị và các bạn ghi rõ họ tên, chức danh và địa chỉ trong một, hai dòng thật ngắn gọn.
Địa chỉ mới để ghi tên là: tb271112@gmail.com”
Trước tình hình nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng có những bước phiêu lưu nguy hiểm, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, coi thường Nhà nước Việt Nam, việc ký tên vào bản tuyên bố nói trên để bày tỏ ý chí và quyết tâm của mình là điều mỗi công dân Việt Nam yêu nước cần phải làm.
NTT
This entry was posted on 06/12/2012, in Báo chí.

Ông Bí thư mất chức vì chống tham nhũng

Cứ kêu gọi chống tham nhũng nhưng lại trù dập người chống tham nhũng. Tưởng chỉ dân bị trù dập thế nhưng cán bộ của Đảng cũng bị trù dập vì chống tham nhũng chứ không phải được thăng chức. Thế mới biết tham nhũng giờ nó mạnh như thế nào.
Tự nhiên, tôi muốn nhái lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Giới quan chức tiềm ẩn nguy cơ đồng lòng tham nhũng. Từ trước đến nay, mỗi khi nhà nước buông lỏng kỷ cương thì lòng tham ấy lại trỗi dậy. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó bỏ qua mọi lời can ngăn, bất chấp đạo lý, nó nhấn chìm tất cả những người dân chống tham nhũng lẫn cán bộ chống tham nhũng”
Báo Tiềnphongonline hôm qua đăng bài phỏng vấn ông Phạm Thanh Bình, bí thư đảng ủy phường Nghĩa Đô đã bị mất chức vì chống tham nhũng. Bị trù dập vì chống tham nhũng thì nhiều nhưng bí thư đảng ủy chống tham nhũng là của hiếm, cần ghi vào sách đỏ.
Ông này tuy là đảng viên có chức nhưng không tham nhũng.
Khi tôi gọi điện, đặt vấn đề trò chuyện về việc Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ vừa thông báo dành 6 tỷ đồng cho cuộc thi sáng kiến phòng chống tham nhũng, ông Phạm Thanh Bình tuyên bố: “Tôi nói thì được, nhưng chỉ sợ cô phóng viên không dám đăng thôi”.
<=”” p=”” style=”margin: 0px 0px 6px; padding: 0px; outline: none; line-height: 18px; font-family: Arial; font-size: 12px; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; letter-spacing: normal; orphans: 2; text-align: start; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: 2; word-spacing: 0px; -webkit-text-size-adjust: auto; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: rgb(255, 255, 255);”>


Ông Phạm Thanh Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô mất chức vì chống tham nhũng.

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô (Q. Cầu Giấy, Hà Nội), người từng bị mất chức vì chống tham nhũng.
Vì sao ông nói “chỉ sợ cô phóng viên không dám đăng”?
Vì tôi hiểu tham nhũng. Nếu nói thẳng về tham nhũng thì “nhạy cảm” lắm.
Cụ thể của việc “nhạy cảm” ấy là như thế nào?
Ở phường đó nhiều năm tồn tại tiêu cực tham nhũng đất đai. Những cán bộ có quyền chức bao che, chiếm đoạt đất đai, làm cho nhân dân bức xúc. Đơn từ gửi đi nhiều mà không được giải quyết, tồn tại nhiều năm. Năm 2005, tôi lên làm Bí thư Đảng ủy, tôi giải quyết triệt để vấn đề này. Khi chỉ đạo giải quyết thì động chạm đến cả đường dây tiêu cực, từ phường đến quận và cả cấp trên. Đang giải quyết thì tôi bị nghỉ chức, sau đó lại được phục chức.
Việc tìm ra bằng chứng để khẳng định một người là tham nhũng có dễ không?
Tôi nghĩ không dễ đâu. Vì tiêu cực tham nhũng tinh vi và xảo quyệt lắm! Nó lại có sự liên kết trong đường dây bao che từ trên xuống dưới nên rất khó. Chỉ khi người đứng đầu mà kiên quyết chống tiêu cực tham nhũng, khi đã nhận được thông tin thì kiên quyết chỉ đạo, xác minh, thì việc tìm ra bằng chứng là có thể.
Súng nổ rất to nhưng chẳng ai bị thương
Ngày 28-11, Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã phát động cuộc thi sáng kiến phòng chống tham nhũng với giá trị giải thưởng lên tới 6 tỷ đồng. Ông có cho rằng, đó là mấu chốt để phòng chống tham nhũng?
Không phải là luật phòng chống của chúng ta thiếu hay chưa nghiêm khắc, mà cái cơ chế của ta chưa tốt. Cơ chế là cách thực hiện chưa tốt, xử lý chưa kiên quyết, chưa có hiệu quả. Tôi rất đồng ý với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khi cho rằng, kế hoạch chống tham nhũng của ta rất hoành tráng, súng nổ rất to, nhưng chẳng ai bị thương. Vì đạn bắn không có đầu.
Theo ông thì vì sao?
Vì thiếu giải pháp triệt để. Vì như tôi nói, không có biện pháp tốt, không kiên quyết thực hiện, xử lý triệt để… thì không làm được. Ngay trong Nghị quyết Trung ương 4 đề ra như thế, một bộ phận cán bộ đảng viên tiêu cực tham nhũng thì phải kiểm điểm, phê bình thẳng thắn nhưng cuối cùng có xử lý được ai đâu. Điều này làm cho người ta nghi ngờ, phải chăng tiêu cực tham nhũng còn lớn ở trong nội bộ của chúng ta? Lợi ích nhóm quá lớn nên không làm được?
Theo ông, phải làm thế nào?
Việc lãnh đạo phải kiên quyết hơn nữa, biện pháp để triển khai thực hiện kiên quyết hơn, nghiêm khắc hơn. Chứ tham nhũng hiện nay nó vẫn chưa bị triệt tiêu, nó vẫn cứ lẩn khuất đâu đó. Trên phải làm nghiêm thì dưới sẽ làm theo.
Nếu như ông nói thì hóa ra việc tham nhũng như hiện nay là do lãnh đạo chưa đủ nghiêm?
Đúng thế. Ví dụ như vụ Vinaline, Vinashin thì cuối cùng thì trách nhiệm của ai? Ai là người phải bị xử lý, đã xử lý được triệt để, nghiêm khắc chưa? Biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng của chúng ta quá yếu, biện pháp không kiên quyết. Còn bao che, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn lớn, nên chưa tiêu diệt được.
Dân sợ chết oan, nên phải hối lộ
Có người nói, càng ở vị trí cao càng dễ tham nhũng. Khi đó, phòng chống tham nhũng lại càng khó?
Theo tôi thì tham nhũng, ở cấp bậc nào cũng có, từ trên xuống dưới. Nó mang tính phổ biến. Nên không chỉ công chức viên chức cấp thấp mà cả ở cấp cao, nếu có điều kiện thì họ vẫn cứ tham nhũng. Nó diễn ra ở xung quanh chúng ta rất ghê gớm.
Hệ quả nó sẽ là gì ạ?
Nó dẫn tới lòng tin của nhân dân bị khủng hoảng. Sự khủng hoảng niềm tin này sẽ còn kéo dài nếu chúng ta không kiên quyết xử lý. Giờ những người tham nhũng vẫn cứ nhởn nhơ không bị xử lý thì làm sao người ta tin được.
Liệu ông có nhìn tiêu cực quá không?
Tôi không phải là người tiêu cực. Tôi cho rằng đây là một điều rất thực tế và tôi tìm mọi cách để đấu tranh chống tham nhũng.
Giả sử có người hỏi: “Ông nói tham nhũng đang diễn ra có hệ thống, bằng chứng của ông đâu?”, ông sẽ trả lời thế nào?
Đầy ra rồi đấy thôi. Vụ Vinaline, Vinashin, vụ buôn lậu xăng dầu hàng không… rồi vấn đề đang nóng hổi là quản lý nhà nước về ngân hàng. Có điều gì khuất tất ở đây? Đấy, tham nhũng nó là đấy chứ đâu.
Lúc nãy ông có nói tham nhũng ở cấp thấp cũng tràn lan?
Đúng là như thế. Tất cả các khía cạnh của công việc, người ta đều có thể tham nhũng. Giả sử như đến chứng nhận một giấy tờ gì đó ở cơ quan nhà nước cấp xã phường thôi, nếu không quen biết, không hối lộ, thì có biết bao nhiêu thứ có thể bị hạch sách. Đến viện chữa bệnh, nếu không có phong bì thì có biết bao nhiêu là khó khăn. Thậm chí có bác sĩ, y tá còn vòi vĩnh tiền nong. Dân sợ chết oan, nên phải hối lộ. Hay như việc cấp sổ đỏ. Đất nông nghiệp tự nhiên đi cấp sổ đỏ, biến đất nông nghiệp thành đất ở để lấy tiền đút túi.
Đừng về hưu mới dám nói
Khi còn đương chức, ông có dám nói mạnh, làm mạnh không?
Đấu tranh với tiêu cực, với cái xấu, tôi coi đó là nhiệm vụ của mình. Đúng là có những người khi còn tại vị thì không dám nói, nhưng khi nghỉ hưu rồi mới dám phát biểu, dám phanh phui. Khi đó thì hiệu quả sẽ không cao. Tôi đã từng đấu tranh với cấp trên của mình về những tiêu cực tham nhũng ở ngay trong cơ quan mình.
Ông không sợ?
Tôi không sợ mất chức mất quyền, cũng chẳng sợ bị trù dập. Vì thực tế thì tôi đã bị trù dập và cho nghỉ chức vụ rồi.
Khi còn đương chức, ông có cơ hội để tham nhũng không?
Khi tôi làm Bí thư Đảng ủy phường, có người đem đến tận nhà tôi những khoản tiền rất lớn để yêu cầu cho chức này chức kia. Cũng có những kẻ hy vọng mình làm ăn hợp tác với nó trong đất đai, chỉ cần mình không nói gì là cũng sẽ có một số tiền không nhỏ. Nhưng tôi không làm được điều đó.
Tôi tự hỏi ông có thích tiền không?
Tiền thì ai cũng quý. Nhưng nó là vô cùng. Nhưng tôi nghĩ “Ăn cơm cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt kho thì lo ngay ngáy”. Tôi thích sống yên bình, để lại cho con cháu những điều tốt đẹp vì tôi luôn tin vào luật nhân quả.
Xin cảm ơn ông!
Theo Tô Hội
Kiến Thức
This entry was posted on 06/12/2012, in Báo chí.

Ông Bí thư mất chức vì chống tham nhũng

Cứ kêu gọi chống tham nhũng nhưng lại trù dập người chống tham nhũng. Tưởng chỉ dân bị trù dập thế nhưng cán bộ của Đảng cũng bị trù dập vì chống tham nhũng chứ không phải được thăng chức. Thế mới biết tham nhũng giờ nó mạnh như thế nào.

Tự nhiên, tôi muốn nhái lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Giới quan chức tiềm ẩn nguy cơ đồng lòng tham nhũng. Từ trước đến nay, mỗi khi nhà nước buông lỏng kỷ cương thì lòng tham ấy lại trỗi dậy. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó bỏ qua mọi lời can ngăn, bất chấp đạo lý, nó nhấn chìm tất cả những người dân chống tham nhũng lẫn cán bộ chống tham nhũng”

Báo Tiềnphongonline hôm qua đăng bài phỏng vấn ông Phạm Thanh Bình, bí thư đảng ủy phường Nghĩa Đô đã bị mất chức vì chống tham nhũng. Bị trù dập vì chống tham nhũng thì nhiều nhưng bí thư đảng ủy chống tham nhũng là của hiếm, cần ghi vào sách đỏ.

Ông này tuy là đảng viên có chức  nhưng không tham nhũng.

Ông Bí thư mất chức vì chống tham nhũng

Tiếp tục đọc

Về việc ký tên vào bản “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình “lưỡi bò” lên hộ chiếu công dân”

Về việc ký tên vào bản “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình “lưỡi bò” lên hộ chiếu công dân”

.

Theo trang Bauxite Việt Nam thì bản “TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC VỀ HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ” đến ngày 5/12/2012 đã có 788 người ký tên.

Có thể có bạn đọc chưa biết đến tuyên bố này, cũng có thể có bạn muốn ký nhưng không biết ký như thế nào, blog NTT  trích đăng lại THÔNG BÁO VỀ VIỆC TIẾP NHẬN CHỮ KÝ VÀO BẢN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN đã đăng trên Bauxite Việt Nam

“Nhằm thuận tiện cho việc tiếp nhận chữ ký, chúng tôi mở một địa chỉ e-mail mới để những ai muốn ký tên vào bản Tuyên bố sẽ gửi vào đấy. Để tránh những sai sót không đáng có, đề nghị quý vị và các bạn ghi rõ họ tên, chức danh và địa chỉ trong một, hai dòng thật ngắn gọn.

Địa chỉ mới để ghi tên là: tb271112@gmail.com”

Trước tình hình nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng có những bước phiêu lưu nguy hiểm, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, coi thường Nhà nước Việt Nam, việc ký tên vào bản tuyên bố nói trên để bày tỏ ý chí và quyết tâm của mình là điều mỗi công dân Việt Nam yêu nước cần phải làm.

NTT

“Cam kết không bán hàng Trung Quốc” thì dẹp?


Một tuần nay, cứ đều đặn buổi sáng đến công ty làm việc, buổi chiều tối bày đồ trẻ em ra bán trước cửa công ty. Từ ngày bán đồ trẻ em, ngoài việc có thể kiếm thêm được một chút tiền để ổn định cuộc sống, tôi còn cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên thơ ngây khoác lên mình những chiếc áo, chiếc váy mang xuất xứ không phải từ Trung Quốc. Những bộ đồ trẻ em mà tôi bán đều được tôi lựa chọn kĩ càng, tôi chỉ nhập hàng Việt và hàng Thái để bán cho khách. Với mong muốn “người Việt Dùng hàng Việt, tẩy chay, tránh xa các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc”, dù có hôm chỉ bán một bộ đồ, tôi vẫn cảm thấy mình đã làm được một việc có ích.

Điều mà tôi đã và đang làm chỉ là một điều vô cùng nhỏ nhoi, có thể nhiều người cho rằng vô ích trong cái “biển rác thải khổng lồ” hàng hóa Trung Quốc nhưng lại khiến tôi hứng thú và pha lẫn chút niềm vui của riêng mình. Trước đây, dù không muốn trả tiền cho nỗi đau sử dụng hàng Tàu nhưng tôi chưa nghĩ ra cách tháo gỡ cho thói quen mua sắm. Từ ngày mở quầy bán đồ trẻ em, tôi lại có thêm một cách riêng để chọn lựa, cách riêng để tẩy chay hàng hóa độc hại Trung Quốc.

Công ty tôi làm có hai mặt tiền, mặt đằng trước hướng ra phía đường, còn mặt tiền thứ 2 là vỉa hè trong hẻm. Mỗi hộ kinh doanh ở những khu vực này được để ra 1m vỉa hè dựng xe. Cứ khoảng 5 chiều mỗi ngày tôi dọn hàng ra bán trên vỉa hè trong hẻm và 11 giờ thì dẹp hàng vào trong.
Có vẻ quầy hàng của tôi rất được nhận rất nhiều sự ủng hộ của mọi người, mỗi ngày mỗi đông, người bán thì niềm nở, khách hàng thì tươi cười vui vẻ, ai cũng rất an tâm vì vừa mua được hàng rẻ, chất lượng mà lại không phải là hàng Trung Quốc. Nhiều khi thấy khách hàng thoải mái và tin tưởng, tôi lại khúc khích cười một mình.
Sau một tuần mở quầy hàng, hai tối nay chúng tôi bị “người ta” kéo đến dẹp và tịch thu đồ. Trong khi đó, ngay cạnh bên, người ta bán quán ốc, bày ra vỉa hè nhậu nhẹt thì lại không vấn đề gì. Điều lạ là ngày hôm trước có hai thanh niên nhìn mặt rất “an ninh” đến quầy hàng của chúng tôi, chọn một bộ đồ trẻ em, xem rất kĩ rồi xin tôi 2 chiếc túi nilon “tẩy chay hàng độc hại Trung Quốc”. Hôm sau và liên tiếp hôm nay xe công an phường đến dẹp hàng. Họ còn tiến thẳng đến quầy hàng của tôi giằng co đồ đem lên xe. Thậm chí họ còn xông vào nhà, cướp đồ mang ra xe, hành động không khác gì những tên cướp.
Xung quanh có biết bao nhiêu người kinh doanh vỉa hè nhưng họ không quan tâm tới, chúng tôi ngồi dẹp vào vỉa hè trong hẻm không phải vỉa hè chính nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bán hàng thì phải treo biển và tôi cảm thấy chiếc biển của tôi đề “cam kết không bán hàng Trung Quốc” không có gì là sai?
Một người phụ nữ thân hình mập mạp, còn đòi thu máy ảnh của anh Thành – chồng tôi, khi anh chụp lại cảnh họ lao vào giật đồ. Tôi bức xúc hỏi bà ta là ai? Bà ta trả lời bà ta là dân! Là dân mà lại có đặc quyền thu máy ảnh của người khác? Một anh trật tự phường đứng ra bênh vực “cô ấy là trưởng hộ kinh doanh của phường. Cô ấy không có quyền nhưng người khác có quyền ấy”. Tôi chỉ tay thẳng mặt anh ta “kể cả anh cũng không có quyền ấy, công dân có quyền giám sát cơ quan chức năng làm nhiệm vụ, nếu các anh làm đúng thì có gì mà phải sợ bị chụp lại”. Hình như họ đang cho rằng “luật là tao, tao là luật”, muốn làm gì thì làm thì phải? Thậm chí tôi treo quần áo trên tường của công ty, không bày ra vỉa hè mà họ cũng nói là không được.
Họ cố tình nhắm vào quầy hàng của tôi, tôi chắc chắn điều đó. Nhưng vì sao? Vì “cam kết không bán hàng Trung Quốc” ư?  Một câu hỏi khiến tôi nhức nhối khi nghĩ đến câu trả lời…
Trịnh Kim Tiến

Nguyễn Hoàng Đức trả lời bạn đọc blog NTT và chủ trang

Định gửi nội dung trả lời của Nguyễn Hoàng Đức vào phần phản hồi nhưng lại thôi, đưa lên thành bài cho … vui.

V.Đ: Đọc, thấy rất lý thú;
Tuy nhiên cũng muốn bác Trang chủ giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Hoàng Đức; Vì nếu không có thông tin tối thiểu thì đành dựa cột mà nghe thôi.
Mong thay.
Kính.
Chủ trang: (Im lặng)
V.Đ: Đã có câu hỏi với bác Trang chủ: Tác giả là người thế nào? – Chưa có lời đáp, nhưng tôi cũng tự “giải quyết“ bằng cách tìm các bài theo tên tác giả mà Trang nhà đã có ý để link. Có 8 bài với bài mới này là thứ 9.
Tác giả chuyên về luận lý; mà luận lý thì dễ khô khan. Người phỏng vấn (ông Hữu Lý) muốn tránh điều đó chăng, nên cố thêm phần “thư giãn“?
Chủ trang: Về câu hỏi NHĐ là ai thì chỉ có NHĐ trả lời được thôi, còn tôi không thể. Lý do: biết chưa đầy đủ, nhỡ nói sai, nhỡ nói ra điều mà bản thân người ấy không muốn.
Vậy xin phỏng vấn anh Nguyễn Hoàng Đức một câu thôi: Anh có thể cho độc giả blog NTT biết đôi nét về mình?
Nguyễn Hoàng Đức: Xin trả lời bạn đọc của trang Nguyễn Tường Thụy đôi lời.
<= Nguyễn Hoàng Đức – Ảnh blog Lê Quốc Quân.

Về bản thân tôi, những gì nhiều hơn và kỹ lưỡng hơn, trước kia đã từng đăng trên mạng chungta.com, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn xin vào trang mạng đó. Còn ở đây tôi xin trả lời vắn tắt đôi dòng.
Nguyễn Hoàng Đức sinh năm 1957. Nơi sinh Hà Nội. Quê nội Ninh Bình. Quê ngoại Hà Tĩnh.
Đã xuất bản  1 chuyên luận triết văn “Ý hướng tính văn chương”, 1 tiểu luận văn học “Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ”, 2 tập truyện ngắn “Những người chăn kiến” và “Leo gác ngược”, 2 trường ca “Kẻ hành hương từ đời đến thơ”, và “Đợi chuyến đò đã lỡ”, 1 tập thơ “Điệu kèn cô đơn”,  3 tập tiểu luận tình yêu, 2 cuốn tuyển dịch “Cẩm nang mỹ học, nghệ thuật, thi ca, phê bình”, và “Hành trình thi ca vào thế kỷ 21”. Hiện tôi có hơn một chục cuốn sách khác đang chờ in bao gồm  chuyên luận, tiểu thuyết, kịch, trường ca, và tiểu luận. Rất mong một ngày gần đây được giới thiệu cùng bạn đọc và để được chen vai thích cánh trong vườn hoa văn hóa và văn học. Có một văn hào nói “tác phẩm là quyền lực”, khi tác phẩm của mình không chào đời, mình như mang nỗi buồn bị liệt vậy…
Chủ trang: Cảm ơn nhà … (Không biết gọi là nhà gì cho chính xác hơn cả mà lại tương đối đầy đủ, kê hết ra thì ngại dài, thôi đành quay trở về cách xưng hô thường ngày) Thay mặt bạn đọc, cảm ơn anh.
06/12/2012
NTT

Ps: Định phỏng vấn tiếp: Tôi lấy ảnh trên từ blog Lê Quốc Quân vì ảnh này trông đẹp trai sáng sủa hơn cả. Tôi nhận ra ảnh này được chụp tại tư gia của anh vì tôi đã được anh mời đến giao lưu cùng anh chị em văn nhân Hà Nội. Trong ảnh có những cái bao. Hẳn bạn đọc tò mò muốn biết trong những cái bao ấy là gì? Gạo? Khoai tây? Cám lợn? Hay là sách?  Chẳng lẽ trong nhà anh không có bàn tay của phụ nữ? 🙂
This entry was posted on 06/12/2012, in Báo chí.

Nguyễn Hoàng Đức trả lời bạn đọc blog NTT và chủ trang

Định gửi nội dung trả lời của Nguyễn Hoàng Đức vào phần phản hồi nhưng lại thôi, đưa lên thành bài cho … vui.

Nguyễn Hoàng Đức trả lời bạn đọc blog NTT và chủ trang

.

V.Đ: Đọc, thấy rất lý thú;
Tuy nhiên cũng muốn bác Trang chủ giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Hoàng Đức; Vì nếu không có thông tin tối thiểu thì đành dựa cột mà nghe thôi.
Mong thay.

Kính.

Chủ trang: (Im lặng)

V.Đ: Đã có câu hỏi với bác Trang chủ: Tác giả là người thế nào? – Chưa có lời đáp, nhưng tôi cũng tự “giải quyết“ bằng cách tìm các bài theo tên tác giả mà Trang nhà đã có ý để link. Có 8 bài với bài mới này là thứ 9.

Tác giả chuyên về luận lý; mà luận lý thì dễ khô khan. Người phỏng vấn (ông Hữu Lý) muốn tránh điều đó chăng, nên cố thêm phần “thư giãn“?

Tiếp tục đọc