Archive | 19/12/2012

Tôi đi biểu tình ngày 9/12/2012 – Chuyện chưa kể

Tôi đi biểu tình ngày 9/12/2012

– Chuyện chưa kể

Xen lẫn đoàn biểu tình tôi gặp nữ an ninh Hoàn Kiếm tên Minh (người biểu tình quen gọi là Minh Đao) đi theo đoàn. Tôi giơ tay Minh Đao lên hô: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”. Minh Đao bất đắc dĩ phải giơ theo tôi cùng hô.

(Rất … Trương Dũng)

Trương Văn Dũng

 .

Sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu BM2, đánh đập ngư dân đến ngày 6/12/2012, trang Nhật ký yêu nước kêu gọi bểu tình phản đối TQ vào ngày chủ nhật ngày 9/12/2012. Mặc dù chỉ còn có 3 ngày nữa, nhưng tôi mong mỏi từng ngày từng giờ, để xuống đường.

Giáp ngày, bạn thân của tôi, gọi điện mời về Hải Dương dự lễ sang cát cho ông cụ đúng vào ngày chủ nhật. Tôi bố trí về từ hôm thứ 7. Đến 2 giờ chiều tôi xin phép cáo từ vì lý do nêu trên. Bạn tôi bảo, anh ơi em tin sẽ còn có nhiều cuộc biểu tình nữa, anh ở lại đây với chúng em ngày mai, vắng anh thì có nhiều người khác tham gia, vắng mặt một lần có sao đâu.

“Tiệc trần gian” Thơ hoặc kiến trúc nhạc – họa siêu hình của Vân Thuyết

 .

Thật sững sờ khi bước vào thế giới thơ của nhà điêu khắc, họa sĩ Vân Thuyết với tập “Tiệc trần gian”- hơn năm chục bài lóng lánh như những hạt kim cương lạ. Ở Việt Nam, nói chung ai cũng có thể làm thơ, lúc hứng lên, cả lúc buồn bã, hoặc thấy thời gian trống vắng đều có thể làm thơ, tả tình tả cảnh, hay như người ta vẫn nói thành công thức “tức cảnh sinh tình”. Mới đầu, dù tôi nghe thấy thơ Vân Thuyết có cái gì lắng đọng sâu xa, nhưng tôi vẫn nghĩ chắc chỉ khác hoặc cao hơn cái làng nhàng nghiệp dư một tẹo thôi.

Khi chiếc mặt nạ rơi

Khi chiếc mặt nạ rơi

Viết tặng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, người
bị xô ngã trước thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong
cuộc biểu tình ngày 9/12/2012.
.

Khi tên thanh niên xung kích áo xanh
Bất ngờ xô anh ngã xuống
Khi viên cảnh sát áo vàng luống cuống
Giật lá cờ trong tay người biểu tình
Là khi sự thật hiện nguyên hình
Để chiếc mặt nạ chơi vơi rơi xuống.
Chiếc mặt nạ che những huyền thoại sáo rỗng
Những huyền thoại cuối cùng
Lời nói dối cuối cùng
Sẽ theo nhau sụp đổ
Như bóng đêm tan vỡ
Trước ánh bình minh.

Huỳnh Văn Úc

Tác giả gửi cho NTT blog

Đêm và những khúc rời với Minh…

Đêm và những khúc rời với Minh…

(Trích chùm 15 bài thơ của Lê Vĩnh Tài)

Nó chỉ là một giấc mơ…

trong đó sự kiêu ngạo của ta lớn
tới mức trước khi ta
biết mình phạm tội

với một ngón tay
quay cuồng
sau đó xoắn vào trong mái tóc

được chải rất hoang dã

và hét lên
cho mọi người phải nghe thấy:
ta ta ta

đây đây đây

này này này…

Tiếp tục đọc

"Tiệc trần gian" Thơ hoặc kiến trúc nhạc – họa siêu hình của Vân Thuyết

Nguyễn Hoàng Đức 
Thật sững sờ khi bước vào thế giới thơ của nhà điêu khắc, họa sĩ Vân Thuyết với tập “Tiệc trần gian”- hơn năm chục bài lóng lánh như những hạt kim cương lạ. Ở Việt Nam, nói chung ai cũng có thể làm thơ, lúc hứng lên, cả lúc buồn bã, hoặc thấy thời gian trống vắng đều có thể làm thơ, tả tình tả cảnh, hay như người ta vẫn nói thành công thức “tức cảnh sinh tình”. Mới đầu, dù tôi nghe thấy thơ Vân Thuyết có cái gì lắng đọng sâu xa, nhưng tôi vẫn nghĩ chắc chỉ khác hoặc cao hơn cái làng nhàng nghiệp dư một tẹo thôi. 
Thời gian trôi đi, tôi cũng bận bởi quá nhiều việc, quá nhiều sách quí còn chưa đọc, mà thơ Vân Thuyết chắc chưa đủ độ xếp hàng để chen ngang hay ưu tiên… Nhưng khi tôi nhất quyết đọc tập thơ có cái tên không hề nhỏ “Tiệc trần gian”, tôi đã thật sự bị lôi cuốn và sững sờ, cũng như đành phải thốt lên, thơ hay và cao quá. Xem quả trước hết phải xem cây. Hãy nhìn lại tác giả một chút để hiểu thơ anh. Vân thuyết học hội họa và điêu khắc chuyên nghiệp, anh chơi violon và đã từng ngồi trong giàn nhạc cỡ vừa, một người đọc rất nhiều sách, cứ thấy cuốn sách nào mới ra anh liền không bỏ lỡ cơ hội sở hữu nó. Những bài thơ của đầu tiên của anh được viết cách đây hơn 40 năm, lúc anh mới qua tuổi “tin” (và cứ thế tiếp diễn đến năm 40 tuổi, từ 1970 đến 1994) giờ mới gộp vào để in, tức là anh đã biết sáng tác thơ vào lúc có cảm xúc tinh khôi trong sáng mãnh liệt trào vọt nhất. 

Thơ của Vân Thuyết không hề có cái nhìn trực tiếp đơn giản như nhìn núi thấy núi, nhìn sông thấy sông, mà cảnh vật trong anh luôn được đúc kết từ hội họa và âm nhạc siêu hình. Một nốt nhạc vang lên chẳng hạn, nó không chỉ là nốt Đô, mà cùng lúc cây đàn xuất hiện với nhạc công, với bản nhạc, với nhạc sĩ và có cả nhà hát đang lung linh ngất ngây âm thanh kỳ diệu muốn ngoi khỏi vòm cung bay đến những chân trời xa nhất. Thơ của anh là cuộc phiêu du lộng lẫy bay trên nhiều cung bậc, chẳng hạn: 

Những bản tình ca hoang dã… 
Dâng tặng nụ hôn vĩnh cửu 
Niềm vui lướt sóng 
Phủ kín thế gian 
Bầu trời đêm dạo chơi trên biển 
Thơ Vân Thuyết luôn muốn vươn tới một tầm nhìn rộng lớn, bao quát, lý tưởng, siêu hình, hơn thế là những giá trị vĩnh hằng của tôn giáo, còn nơi thế tục anh khao khát đến cực điểm của tự do. Tất cả được triển khai trên nền tảng của tri thức, hội họa và âm nhạc kinh điển cao cấp nhất. Chẳng hạn trong bài “Hy vọng”: 
Tôi không hy vọng mặt trời không sụp đổ 
Tôi không hy vọng nhân loại hết chiến tranh … 
Tôi không hy vọng cuộc đời hết đau khổ 
Tôi không hy vọng niềm tin là mãi mãi 
Chỉ có một điều tôi hy vọng 
Tự do của tôi – tôi tự do hy vọng 
Hội họa và điêu khắc là tay chính của anh, nên trong thơ của anh thường xuyên có hình ảnh, một thứ hình ảnh không chỉ nổi lên mặt như làn da mà nó mang nhiều chiều kích sau lắng về vẻ đẹp thị giác, chẳng hạn có thể đó là những hình ảnh mang cả chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa ấn tượng, hay lập thể, và những gì nhiều hơn thế. Đặc biệt anh giành rất nhiều quan tâm của mình cho âm nhạc. Anh viết về cây dương cầm hay vĩ cầm. Chúng ta thử đọc thứ âm thanh siêu hình của anh trong bài “Cây vĩ cầm”: 
Không gian thời gian mờ mịt bị uốn cong 
Những âm thanh của màn đêm phát sóng 
Đánh thức tâm hồn cây đàn vĩ cầm bị lãng quên 
Cất cao âm sắc của một niềm vui mơ hồ thánh thiện 
… 
Những huyền ảo da diết khoan sâu vào trái tim vũ trụ 
Lặng lẽ trầm tư gợi nhớ câu chuyện cổ muôn đời 
Thơ Vân Thuyết không chỉ nhắm về nhạc, mà ngay bản thân thơ cũng trôi chảy theo những bước chân của vũ điệu, âm nhạc hòa âm hòa sắc với ngôn từ như thể được hát lên thành ca khúc. Bài “Ảo ảnh”: 
Sân khấu cuộc đời 
Di chuyển trên bánh xe lăn tàn tật 
Loạn sắc mầu bơ vơ đi tìm chân lý 
Âm vang tiếng nhạc sầu tư 
Hoang sơ say mê chờ đợi 
Cái nhìn của Vân Thuyết luôn luôn hướng về phía xa, một chân trời, một mặt trời hay vũ trụ, hoặc một cảnh vật mang tầm vóc phổ quát. Rất ít cái nhìn cụ thể nào trước mắt được định hình, mà chúng luôn khoác lên mình một ý niệm nào đó mang tư tưởng rộng lớn bao trùm, để thỏa mãn tầm nhìn mang tư tưởng của tác giả. Trong bài “Bâng khuâng”, tác giả viết: 
Giữa các khu rừng – thung lũng 
Tất cả cỏ cây hoa lá hân hoan 
Vui mừng nhẩy múa 
Trong ban nhạc du dương của thời đại 
Chỉ có những cây đàn đam mê tưởng tượng 
… 
Các quốc gia thích vuốt ve những dòng sông chia cắt 
Biên giới chế nhạo nhau – đòi có thêm nhiều lính gác 
Hôn nhân sợ những bông hoa hồng tinh khiết… 
Với cái nhìn rộng lớn, khao khát luôn muốn chạm đích tột đỉnh của lý tưởng siêu việt, bởi thế cảnh vật của Vân Thuyết luôn trở thành tầm vóc hay bóng dáng của vũ trụ bao la. Và vũ trụ này không được hình thành một cách vu vơ như người mộng du, ảo tưởng, mà nó được kiến thiết từ những nguyên lý dường cột, một giá trị mang tính vĩnh cửu xuyên suốt cuộc sống thường hằng của nhân loại, như giá trị chân-thiện-mỹ. Bài “Mộng du” của tác giả thể hiện: 
Mặt trời luôn rộng mở nụ cười hào phóng 
Thiên nhiên màu xanh làm dịu mát tâm hồn 
Ánh lửa mùa xuân đánh thức nụ hôn say rượu 
Không gian hồn nhiên – cuộc đời lắng đọng mùa thu 
Tâm hồn và tư tưởng mộng du 
Thấp thoáng bóng hình chân – thiện –mỹ… 
Ngay cả khi nhìn trực tiếp vào cuộc đời, Vân Thuyết cũng tham chiếu với các giá trị vĩnh cửu của chân lý. Anh viết trong bài “Trần thế”: 
Bản hùng ca bi tráng 
Số phận nhân loại mang nặng nỗi đau 
Cuộc hành trình thất bại 
Có phải con người 
Là kẻ thù dối lừa 
Của những câu hỏi ưu tư tra vấn 
… 
Có phải con người là nạn nhân của chiến bại 
Sự im lặng không đáy – nguyên thủy 
Linh thiêng truy tìm chân lý 
Khi có một tầm nhìn lớn, một cách nghĩ lớn, một ưu tư lớn, một cảm xúc lớn, thì dường như tất yếu, chúng dẫn các tác giả hướng về tư tưởng. Triết gia Hegel nói “Những tư tưởng dẫn dắt thế giới”. Tư tưởng bao giờ cũng mang vai trò dẫn đạo và độc tôn. Và khởi đầu tư tưởng luôn có dấu hiệu được thể hiện cái tôi siêu ngã của mình như thể tự đề cử mình thành một nhân vật đi tiên phong dẫn đường. Vân Thuyết cũng vậy, anh có nhiều bài thơ mở màn muốn thể hiện cái tôi, khao khát về cái tôi đòi chuyển mình siêu vượt. Anh viết trong bài “Khoảnh khắc”: 
Tâm hồn ta ưu tư 
Như bay trong khoảng không hư ảo 
Ta trần trụi trong thân xác ta 
Ta ý thức sâu sắc rằng 
Bản ngã của ta là huyền bí 
Ta là một bản thể 
Một cấu trúc thiêng liêng 
Một duy nhất sinh tồn 
Không có hai cuộc đời – hai số phận 
Đỉnh cao của việc trình bày cũng như đặt câu hỏi cho bản ngã được tác giả thể hiện trong một bài thơ khá dài và đồ sộ, bài “Giấc mơ không trọn vẹn”, tác giả viết: 
Giữa ánh sáng chói lòa 
Vầng dương của ngọn lửa cao thượng 
Tôi truy tìm tự do – công lý 
Sự minh triết – khôn ngoan – và thông thái 
Tôi chỉ thấy những bức tranh huyễn tưởng 
Xám mờ – băng giá 
… 
Tự đáy lòng tôi 
Vang tiếng vọng lấp lánh 
Thế gian này 
Giấc mơ 
Không bao giờ – trọn vẹn. 
Thơ Vân thuyết không chỉ nhắm về lý tưởng xuông, một thứ tự mình lên gân muốn trở thành siêu việt, mà tâm hồn anh còn chở mang nỗi đau đáu của một đức tin có hệ thống, thứ đức tin Ki – tô giáo mà anh nhiệt huyết rửa tội và đi lễ hàng tuần. Có một phương ngôn “con người là con vật có đức tin”. Vân Thuyết là cây đã ra quả từ những hạt giống nhạc, họa, tri thức, và không lẽ gì anh không mang theo đức tin sâu xa của mình luôn được kết hợp với lý tưởng khao khát siêu việt để ra hoa kết trái thành tác phẩm. Trong bài “Bay Xa” anh trăn trở: 
Tôi biết rằng 
Một ngày nào đó 
Tôi lang thang trong vương quốc 
Của niềm vinh quang bất tử 
Tôi cảm thấy tốt đẹp 
Một cảm giác tuyệt vời 
… 
Những suy nghĩ buồn của 
Cõi đời này ngọt ngào hư ảo 
Những giây phút thần tiên chỉ thoáng qua 
Thế gian nằm trong tay trò chơi của Thượng Đế. 
Hơn năm mươi bài thơ của Vân Thuyết, có bài nhỉnh, có bài vừa, nhưng tựu chung lại bài nào cũng ở phong độ mỹ học cao, không thể tìm thấy trong đó có bài thơ nào kém đến mức “thụt hố”. Thật đáng mừng trong vô số những cây bút làm thơ “vui vẻ”, lại “lọt lưới” một Vân thuyết sáng tác thơ rất đáng nể, và không thể xem thường. Hơn thế chúng ta nên biết tôn trọng tài thơ đã đằm hết mình cho thơ với sự mãnh liệt và sâu sắc của cảm xúc dồn nén, nhiệt huyết nóng bỏng, cùng trí tuệ và khao khát cháy rực, bay lên cùng tâm hồn mỏi cánh vì lý tưởng siêu việt. 
Mặc dù đôi chỗ thơ Vân Thuyết còn bị dễ dãi, tính liệt kê chủ quan nhiều, độ suy diễn chưa trôi chảy rộng dài, quá chú tâm vào bút pháp duy mỹ mà lơ là hiện thực duy sinh của cuộc đời. Dẫu vậy, những điểm yếu chỉ là những hạt sạn nhỏ trong bức tranh tổng thể của thơ anh. Hy vọng, chúng ta sẽ vui mừng đón nhận một tài năng thơ hiếm có và đặc sắc trong cái rừng thơ chủ yếu là làng nhàng của thơ Việt Nam hiện đại. 
NHĐ 19/12/2012 
This entry was posted on 19/12/2012, in Báo chí.

Tôi đi biểu tình ngày 9/12/2012 – Chuyện chưa kể

Xen lẫn đoàn biểu tình tôi gặp nữ an ninh Hoàn Kiếm tên Minh (người biểu tình quen gọi là Minh Đao) đi theo đoàn. Tôi giơ tay Minh Đao lên hô: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”. Minh Đao bất đắc dĩ phải giơ theo tôi cùng hô.
(Rất … Trương Dũng)

Trương Văn Dũng
Sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu BM2, đánh đập ngư dân đến ngày 6/12/2012, trang Nhật ký yêu nước kêu gọi bểu tình phản đối TQ vào ngày chủ nhật ngày 9/12/2012. Mặc dù chỉ còn có 3 ngày nữa, nhưng tôi mong mỏi từng ngày từng giờ, để xuống đường. 
Giáp ngày, bạn thân của tôi, gọi điện mời về Hải Dương dự lễ sang cát cho ông cụ đúng vào ngày chủ nhật. Tôi bố trí về từ hôm thứ 7. Đến 2 giờ chiều tôi xin phép cáo từ vì lý do nêu trên. Bạn tôi bảo, anh ơi em tin sẽ còn có nhiều cuộc biểu tình nữa, anh ở lại đây với chúng em ngày mai, vắng anh thì có nhiều người khác tham gia, vắng mặt một lần có sao đâu. 
Tôi nhất quyết từ chối. Tôi bảo: 
– Em thông cảm. Nếu ngày mai anh không tham gia, tâm can anh không thể giải thoát được. 
Bạn tôi hiểu tính tôi, đành thông cảm. 
Buổi tối sau khi cơm nước xong, tôi chuẩn bị hành trang để “dạt vòm” thì vợ tôi bảo có các bác tổ trưởng dân phố cựu chiến binh, anh công an hộ khẩu đến nhà để vận động. 
Tôi đành phải tiếp đoàn một cách bất đắc dĩ. 
Bác tổ trưởng mở đầu câu chuyện theo đúng bài bản: theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng… 
Để đỡ mất thời gian bị nghe, tôi xin mạn phép cắt ngang lời bác. Tôi nêu chính kiến của tôi. 
Cuối cùng anh công an hộ khẩu nói, chúng em làm theo nhiệm vụ ở trên giao xuống anh vui vẻ ký vào biên bản, báo cáo cấp trên coi như chúng em hoàn thành nhiệm vụ. 
Tôi viết: “Bao giờ TQ không lấn chiếm, và trả lại phần đất bị lấn chiếm tôi sẽ không đi biểu tình nữa”. Ký tên. 
Khoảng 12 giờ đêm tôi đang ngủ thì bác Khánh gọi đến báo tin Dũng ơi chú dạt xuống Thịnh Liệt, bị công an bắt đưa về nhà rồi. 
8 giờ sáng hôm sau tôi đến nhà một cụ già rủ cụ đi biểu tình. Đến nơi khoảng 20 tên AN vây vòng trong vòng ngoài trước cửa nhà cụ. Tôi chờ đợi đến 8h30 cụ vẫn chưa được ra, tôi phải lên Bờ Hồ một mình. 
Đi vòng quanh Bờ Hồ không gặp ai quen. Vòng ra nhà hát lớn nhìn thấy một sân khấu ca nhạc ngoài trời. Tôi gửi xe xong, ra nhập đoàn thì đoàn đã đi được 50 mét. Mọi người khí thế hừng hực hô vang “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Hoàng Sa – Việt Nam”, “Trường Sa – Việt Nam”, “Đả đảo bè lũ bán nước”, “Đả đảo bè lũ Tập Cận Bình”. 
Bên cạnh đó, tiếng loa công suất lớn ở trên xe CA cứ ra rả về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nào là cái Nghị định 38 chết tiệt đầy đe dọa. Nói thế, nói mãi, lặp đi, lặp lại mà chả ai thèm quan tâm. 
Xen lẫn đoàn biểu tình tôi gặp nữ an ninh Hoàn Kiếm tên Minh (người biểu tình quen gọi là Minh Đao) đi theo đoàn. Tôi giơ tay Minh Đao lên hô: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”. Minh Đao bất đắc dĩ phải giơ theo tôi cùng hô. Tôi tiếp tục chạy lên đầu đoàn nói mọi người đi chậm, để cho những người đi sau theo kịp đoàn. Trên đầu đoàn có 5,6 người cầm một chiếc băng rôn lớn, dài chừng 5,6m dẫn đầu đoàn. Đó là những khuôn mặt thân quen như Bùi Hằng, Thúy Hạnh, Dương Thị Xuân, Lê Thiện Nhân. 
Đoàn đến siêu thị điện máy Nguyễn Kim thì bị đàn áp. Người đầu tiên chúng nhằm đến là Nguyễn Văn Phương. Sáu bảy tên to như con tịnh lao vào bắt cháu. Tôi có cảm tưởng chó đàn đang xâu xé một con mồi. Tôi bị 4 tên bắt lên xe buýt. Lên xe đếm tất cả có 25 người cộng thêm khoảng hơn 10 tên an ninh trên xe nữa. 
Trên xe bọn chúng vẫn tiếp tục đàn áp, đánh người biểu tình (chúng tôi đã quay được). Xe đưa chúng tôi đến nơi quen thuộc là trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. 
Chúng dồn chúng tôi vào một nhà tôn rộng khoảng 300 mét vuông. Ngay cạnh cửa ra vào, chúng đặt 1 xe phá sóng điện thoại để không liên lạc được với bên ngoài. 
Một lúc sau bọn chúng vào khoảng hơn 40 tên, bảo chúng tôi đi theo chúng để làm việc. Chúng tôi kịch liệt phản đối, tôi bảo chính các anh là những người vi phạm pháp luật, không bao giờ hợp tác ngược với các anh. Giải thích thế nào chúng tôi cũng không chấp nhận vì chúng tôi biết việc làm của mình là chính nghĩa. 
Rồi chúng tôi đồng thanh hát bài “Anh là ai” của nhạc sĩ Việt Khang. Bọn chúng tức sôi lên ngậm ngùi kéo nhau ra ngoài. Một lúc sau chúng lại kéo vào vẫn giọng điệu như cũ, nhưng vẫn không thành. 
Đến lần thứ 3 bọn chúng kéo vào huy động số lượng đông hơn chúng tôi rất nhiều để cưỡng bức chúng tôi. Tôi là người bị chúng bắt đầu tiên, khoảng 4 tên xông vào túm tôi, 1 tên túm tóc giật ngược ra đằng sau các tên còn lại bẻ tay ngược ra sau, đưa tôi vào phòng làm việc, cháu Phương cũng bị giống như tôi. 
Chuyện tôi bị thẩm vấn và bị đánh, anh Nguyễn Tường Thụy đã có phỏng vấn tôi, tôi không nhắc lại nữa. Tôi chỉ nói thêm những điều mà tôi chưa nói đến. 
Khi tôi có nhu cầu đi vệ sinh, tên an ninh ngăn lại bảo tôi cháu phải xin ý kiến chỉ huy. Tôi bảo đi đái cũng phải xin ý kiến chỉ huy à? 
Hai tên dẫn tôi sang khu nhà vệ sinh, tôi về đến phòng làm việc có một tên vào phòng bảo tôi làm việc với hắn, 
Khi hỏi tôi về chứng minh nhân dân, tôi không đưa, chúng bảo tôi vi phạm 2 lỗi: không có giấy tờ tùy thân, đi xuống dưới lòng đường biểu tình vi phạm luật giao thông. 
Tôi nói như thế vẫn là nhẹ, tội lớn hơn của tôi là bất hợp tác với cơ quan điều tra và theo như đài truyền hình nói thì còn tội lợi dùng lòng yêu nước để chống lại chế độ. 
Tôi bảo, các anh nhìn xem cái áo NO-U tôi đang mặc. Các anh nhìn hình cái lưỡi bò, đây là nỗi nhục của dân tộc. Còn nếu anh là người có can đảm, anh cởi ngay cái bộ quần áo đang mặc xuống. Hãy mặc cái áo này thì lúc ấy nhân dân mới nhìn anh là con người biết sám hối. 
Hắn bảo nhìn cái áo NO.U của bác bẩn mắt lắm. 
Dù thấy bị xúc phạm vô cùng nhưng tôi cố nén: 
– Thôi bây giờ tôi sẽ thỏa hiệp với anh. Anh viết vào tờ giấy nói về áo NO-U bẩn như thế nào, ghi rõ tên tuổi chức vụ cuối cùng ký tên, sau đó giao cho tôi, tôi sẽ đưa lên mạng, tôi sẽ hợp tác khai báo thành khẩn với anh, anh có đồng ý không? 
Hắn xua tay: 
– Không được đâu bác ơi … 
Tôi bảo: 
– Anh nói mà không dám xác nhận chứng tỏ anh là một thằng hèn. 
Những chuyện khác xung quanh buổi thẩm vấn tôi tôi đã trả lời phỏng vấn anh Nguyễn Tường Thụy. Ở đây tôi nói thêm một chút về chuyện trong đồn sau khi bị bắt lần 2. 
Như đã nói, chúng vừa bắt tôi từ cổng vào vừa đám đá túi bụi. Người tiếp tôi lần này giới thiệu tên là Đăng. Phải nói rằng, Đăng làm việc với tôi rất lễ phép, dễ chịu. tôi có cảm tình với cậu ấy. 
Đang nói chuyện thì có 2 tay máy quay ca mê ra đến quay về phía tôi, Đăng đề nghị tôi tháo pin máy ảnh ra, tháo sim điện thoại tôi vui vẻ làm theo, nói: 
– Anh đã có thiện chí với em, ngược lại em phải có thiện chí với anh. Anh yêu cầu 2 tay máy ra khỏi phòng, nếu không anh sẽ bất hợp tác với em, chúng ta làm việc nên tôn trọng bình đẳng với nhau. 
Đăng ra hiệu 2 tay máy ra khỏi phòng. 
Đăng nói: 
– Em thấy nhân dân bây giờ không có cảm tình với ngành công an phải không? 
– Điều đó hoàn toàn đúng. Những năm gần đây bao nhiêu vụ công an đánh chết dân tại đồn công an, đến vụ đàn áp cướp đất dân Văn Giang … Tuy vậy, cũng có một số chiến sĩ công an rất tốt trong đó có em. 
– Cảm ơn an đã có lời khen dành cho em. Thôi bây giờ anh em mình làm việc. 
Tôi bảo: 
– Tôi nói trước khi làm việc anh vui vẻ hợp tác với em, nhưng biên bản thì anh sẽ không ký. 
Đăng hỏi: 
– Vì sao? 
– Chính quyền vi phạm pháp luật bắt anh vào đây. Tôn chỉ “sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, chính quyền và mọi công dân phải có nghĩa vụ trách nhiệm tôn trọng. Việc áp dụng nghị định 38 cấm tụ tập đông người để bắt người biểu tình có phải là vi hiến không … 
Tất nhiên Đăng không có câu trả lời. 
Đăng hỏi tôi tên gì? Thay cho câu trả lời tôi đưa CMT cho Đăng ghi vào biên bản. 
Làm xong biên bản, Đăng đọc cho tôi nghe. 
Tôi nói: 
– Biên bản có nhiều điểm anh không thể chấp nhận được, chả lẽ anh lại đôi co với em từng câu chữ, mệt lắm, nhưng dù sao thì anh đã nói từ trước là không ký. 
Sau đó, Đăng nhờ hai anh đến đồn trình báo về việc mất trộm xe máy, đến làm chứng ký. Hai anh kia nhìn nhau ngơ ngác không hiểu chuyện gì? Tôi hỏi hai anh có chứng kiến sự việc của tôi không? Hai anh đồng loạt trả lời không biết. 
Đăng giải thích cho hai anh là tôi không ký biên bản, hai anh ký làm chứng thế thôi. 
Tôi động viên 2 anh nên ký, công an mới có động lực tìm giúp tài sản cho. 
Họ nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại, nói anh hết sức thông cảm cho chúng em, thực tình sự việc của anh chúng em không biết tý gì, anh ý chỉ nhờ bọn em chứng kiến anh không ký biên bản thôi. Tôi bảo ký hay không quyền các anh. 
Đăng bảo tôi: “Anh về được rồi đấy”, rồi tiễn tôi ra đến cổng. 
Tên đầu đinh to béo tên là Nguyễn Tiến Thăng, tra tấn tôi trong phòng. Minh hằng kể chính thằng này đã từng tra tấn Minh Hằng ở Hoàn Kiếm. Cháu Trịnh Anh Tuấn cũng xác nhận tên này bẻ tay vặn cổ và chửi cháu hôm 5/8 ở trại Lộc Hà.


Tên này bắt tôi vào trại lần thứ hai. Chúng vừa cưỡng bức tôi đi vừa đánh, ngoài ra có một số đứa đánh hôi.
Tác giả gửi cho NTT blog

Khi chiếc mặt nạ rơi

Huỳnh Văn Úc

Viết tặng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, người
bị xô ngã trước thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong
cuộc biểu tình ngày 9/12/2012.
Khi tên thanh niên xung kích áo xanh
Bất ngờ xô anh ngã xuống
Khi viên cảnh sát áo vàng luống cuống
Giật lá cờ trong tay người biểu tình
Là khi sự thật hiện nguyên hình
Để chiếc mặt nạ chơi vơi rơi xuống.
Chiếc mặt nạ che những huyền thoại sáo rỗng
Những huyền thoại cuối cùng
Lời nói dối cuối cùng
Sẽ theo nhau sụp đổ
Như bóng đêm tan vỡ
Trước ánh bình minh.
HVU
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 19/12/2012, in Thơ.

Đêm và những khúc rời với Minh…

(Trích chùm 15 bài thơ của Lê Vĩnh Tài)

Nó chỉ là một giấc mơ…

trong đó sự kiêu ngạo của ta lớn
tới mức trước khi ta
biết mình phạm tội

với một ngón tay
quay cuồng
sau đó xoắn vào trong mái tóc

được chải rất hoang dã

và hét lên
cho mọi người phải nghe thấy:
ta ta ta

đây đây đây

này này này…



Ta có thể có ý nghĩ…

trong một thời gian ngắn sau khi
thơ bị hãm hiếp

có thể thấy
năng lượng từ bộ não của ta
rớt ra
như hàm răng giả của một mụ phù thủy

mà ta cứ tưởng là Thượng Đế

ta đặt bả nằm xuống
như một con búp bê
biết nhắm và mở mắt
thở
& cứ reo lên như những âm thanh
của máy giặt
đang cố sức giặt đồ lót

ta không bao giờ ngủ
và đã làm tất cả những điều này
cho con mụ
nằm yên xuống
cùng thơ…

Đếm… 

ta muốn chạy bộ quanh các tòa nhà
để đếm những viên gạch
những chiếc lốp xe cũ chất đống trước sân
tràn ra ngoài bãi chứa…

ta muốn đếm những bong bóng
trong nước bọt mùa hè màu trắng

ta muốn đếm các thiên hà
như nốt tàn nhang trên mặt của em
ngày em còn yêu ta

và khi ta theo dõi dân số thế giới
em sẽ hỏi
nó có nhiều hơn những chiếc lốp xe
hàng ngày ta vẫn đếm?

nó có nhiều hơn
những nấm mộ ta vẫn thấy trên đời?

những đứa trẻ chui ra khỏi tử cung
so với nghĩa trang nam lào đường 9?

số lượng? số lượng?
sự sống và cái chết?

đó có phải là
tất cả chúng ta cùng đứng chung trong một cái xô
múc nước lên để tắm
vừa đúng số lượng

và nếu bạn biết đếm những con số
bạn có thể đếm đến một
bạn có một đồng
và một cái bánh bạn ăn
được lấy ra trong một tỷ người
đang chết đói…

Giấc mơ tan biến…

để quăng ra ngôn ngữ
ta đã ném hết những chữ trong tầm tay của mình
ví như hòa bình và công lý

ở nơi
mặt trời chỉ biết quay cuồng và nhảy

hô to như lửa cháy

cho đến ngày
mọi thứ công bằng được thực hiện
đêm rơi xuống dưới một tàn cây
mỏng, dịu dàng

mềm và đay nghiến
như em…

Cuối cùng…

bạn chạm vào
sự vắng mặt của chúng ta
từ bao nhiêu năm trước

hình bóng bạn đã luôn luôn có
trong giấc mơ của tôi và bạn

vẫn là lúc chúng ta gặp nhau lần đầu tiên
trước khi lòng sùng kính về Tổ Quốc phải được trả lại

cho mọi người

hay là tôi để cho cuộc sống của chúng ta nằm lại với nhau

ngả ra trên giường
và sau đó đột nhiên nhận ra
là các bài thơ của chúng ta
nếu gom lại thành một cuốn sách
nó lớn hơn rất nhiều

so với những điều chúng ta từng nghĩ…

Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 19/12/2012, in Thơ.

Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?

Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?

Lê Quốc Quân

.

Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.

Tiếp tục đọc

Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?

Lê Quốc Quân


Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.

Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.
Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền.
Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân.
Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam
Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức nhà nước, về quyền công dân, về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một cách mộc mạc thì “Hiến pháp chính là một hợp đồng trao quyền và giao việc giữa chính quyền và người dân”
Lịch sử cho thấy các quốc gia phát triển và trở thành siêu cường trong một thời gian dài thường gắn liền với nền cộng hòa, nơi con người được tự do tranh luận và khai phóng. Khi quá trình xây dựng được thảo luận kỹ với nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực được minh định rõ thì các công dân có thể yên tâm trao phó quyền lực cho cỗ máy cai trị mình.
Xưa La Mã vươn mình trùm cả vùng Địa Trung Hải và nay Hoa Kỳ có thể triển khai quân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh này trong vòng 24 tiếng; người Đức thì trù liệu cho cả những vùng đất nằm ngoài biên giới để hơn 40 sau thống nhất cũng không phải sửa đổi hay như Nhật Bản vẫn “quẫy đạp” được trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 để có được lực lượng phòng vệ mạnh trước sự gây hấn của láng giềng Trung Quốc…tất cả đều bắt nguồn từ sự cẩn trọng trong xây dựng Hiến Pháp.
Lịch sử cũng cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp hoặc chỉ do ý chí của một nhóm người tạo nên.
Thông thường phía sau những bản hiến pháp mang đầy ngôn ngữ hoành tráng và dự án viễn vông là sự rượt đuổi đến hụt hơi của các nhà lập pháp nhằm thể hiện thực tiễn phát triển vốn rất cụ thể và sinh động.
Hiến pháp quan trọng đến mức Bắc Phi vẫn là nguồn cảm hứng khi những người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại dự thảo Hiến pháp của tổng thống Ai Cập, ông Mohammed Mursi.
Rõ ràng sự thôi thúc của dân chủ và sự hãnh tiến về tương lai mạnh mẽ hơn nhiều những ràng buộc tâm linh và tôn giáo khi các bạn trẻ dù theo hồi giáo đã dám cáo buộc tổng thống hành xử như một nhà độc tài trong nỗ lực muốn phá vỡ khả năng kiểm soát và bảo vệ pháp luật của tòa án.
Điều đó cho phép ta lạc quan về nền dân chủ, một khi đã bắt rễ trong xã hội, sự quay lại của các nhà độc tài chắc chắn là gặp trở ngại.
Thật vậy, lập hiến, giống như chúng ta xây dựng một ngôi nhà, nền móng có tốt thì mới bền vững được lâu dài và có khả năng mở rộng và xây lên nhiều tầng cao.
Hiến pháp cũng có thể được coi như bộ rễ quyết định sự vững chắc và độ xum xuê của các nhánh luật pháp sau này. Ngôi nhà có cao và vững chắc hay không, cây pháp lý có nhiều cành và tỏa bóng mát được rộng khắp hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào gốc, phụ thuộc vào khả năng chịu lực, khả năng hút dinh dưỡng là những ý tưởng tự do từ đất mẹ Việt Nam.
Hiến pháp hay cương lĩnh Đảng?
Nhân dân Việt Nam chúng ta sắp sửa có một văn bản tác thành mô hình Nhà nước, một ngôi nhà để tất cả con dân Việt chung sống với nhau.
Liệu chúng ta có giao phó toàn bộ việc này cho những đảng viên đảng cộng sản mà suy cho cùng cũng chỉ có một số người cấp rất cao, với nhóm gen rất nhỏ và dấu hiệu của sự thiểu năng đã lộ rõ, áp đặt ý chí của mình lên việc thiết kế nó?
Điều này chắc chắn không ai khác ngoài các đại biểu quốc hội phải lưu tâm khi thay mặt nhân dân ký kết bản hợp đồng giao việc này.
Tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu gian khó suốt chiều dài lịch sử nhọc nhằn của mình, sẵn sàng hy sinh một phần khái niệm “Con người” để hướng đến giá trị “Công dân” khi ký kết một thỏa ước lập hiến với chính quyền với điều kiện các quyền công dân đó phải được phản ánh đúng qua những người đại diện của mình.
Nếu như các đại biểu quốc hội chỉ làm theo sự lãnh đạo của đảng mà quên đi những khát vọng thực sự của nhân dân, vốn đang ngày càng khác biệt với ý chí của đảng cộng sản thì điều đó đã hàm chứa sự phản bội hoặc lừa gạt ý chí nhân dân.
Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam, nghĩa là quốc hội đã trao cho đảng một chiếc đũa thần để toàn quyền đan rọ mà mặc nhiên quốc hội phải chui vào.
Khi đó đảng bắt đầu lấy quyền lực chính trị của mình và khái niệm “ổn định chính trị” để ngăn chặn sự thể hiện của tự do công dân bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” nằm tại rất nhiều điều của hiến pháp.
Có thể các đại biểu đã sai nhưng các Ngài cũng cần phải biết rằng “Ý chí chung của Nhân dân có thể bị nhầm lẫn, nhưng nó không thể bị phá hủy”.
Đại biểu quốc hội hiện tại gồm nhiều người tốt có thể bị dẫn dụ, mê hoặc và lâu dần tình cảm đó trở thành một niềm nuối tiếc trong tâm thức nhưng ý chí chung của nhân dân và sự đòi hỏi của tri thức, của khao khát thực thi quyền lực đúng đắn đang tiếp tục giục giã tất cả chúng ta đưa đất nước tiến lên.
Hơn lúc nào hết, các đại biểu quốc hội thay mặt người dân cần phải hiểu và đấu tranh bằng được rằng Hiến pháp là gốc của mọi sự phát triển, rằng mục đích phát triển cuối cùng của con người chính là sự bình an và triển nở các giá trị tự do trong não, trong tim của mỗi một con người chứ không phải là giới hạn tự do. Nếu làm suy giảm quyền tự do của công dân bao nhiêu thì sức lực của quốc gia chắc chắn sẽ giảm sút bấy nhiêu.
Các đại biểu cũng đừng sợ và cổ súy cho những “tên bạo chúa tập thể” gồng lên để chèn ép tự do của nhân dân. Các Ngài cần hiểu rằng không những chiếc ghế mà cả sự tự do của các Ngài cũng sẽ không còn nếu cổ súy cho ai đó “xù lông dựng cánh” với nhân dân vì đó là lúc các Ngài đang giúp kẻ thù lăm le xâm chiếm thành bang nở nụ cười đắc thắng. Và nước mất thì nhà có tan không?
Các Ngài cũng cần ý thức rằng những vương triều vinh quang chói lòa rồi cũng đã đi qua, chính trị cũng như cơ thể con người, tuổi già và cái chết đã được cài đặt ngay khi mới sinh ra.
Nếu Hiến pháp không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng để nó trẻ hóa và tự làm mới mình trước những biến cố của thời cuộc đầy đầy phiêu du thì sẽ triệt tiêu sức lực của toàn dân và dẫn đến sự tiêu vong của cả dân tộc.
Dù cho đảng có lấy vấn đề ổn định chính trị để ngăn cấm quyền dân thì các đại biểu của dân cần phải hiểu là mình có thể ôm cả đống sách và xô đổ bàn ghế đánh nhau, nhưng ngoài kia, dân chúng vẫn vui vẻ làm ăn, và luật pháp không xáo trộn mới thực là “thái bình thịnh trị”.
Đó mới là cái mà Nhân dân mong muốn ở các Ngài.
Hiến pháp không thể là một cương lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền vì bản thân Hiến pháp phải hàm chứa được việc tạo nên một thế cân bằng cho sự phát triển đa dạng.
Đảng Cộng hòa hay Dân chủ chỉ được ví như hai chân trong một cơ thể nước Mỹ, cứ chân này bước lên bốn hoặc tám năm thì chân kia bước tiếp, nó đảm bảo cho sự hài hòa trong nỗ lực đưa quốc gia tiến về phía trước.
Bởi vậy, dù không có đa nguyên Hiến pháp Việt Nam nhất thiết phải cài cắm được những điều kiện tiên quyết của phát triển, nên ngắn gọn, rộng, và bao hàm đầy đủ cho một dân tộc phát triển và tất nhiên không thể là ý chí của một nhóm người hay của một đảng phái chính trị nào.
Ý thức về tương lai
Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và quốc hội không có sức mạnh nào khác ngoài quyền lực lập pháp. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Nghị sỹ cần phải có ý thức với tiền đồ của dân tộc để thật lòng thể hiện ý chí chung của nhân dân.
Luật pháp quyết không được ban ra theo kiểu: “dự trù” hoặc “thăm dò” vì nó sẽ làm cho người dân nhờn đi, quen với thói quen của sự ăn gian, nấn ná, xem thường…Đại biểu càng không thể cố tình xuê xoa, thỏa hiệp thông qua những vấn đề quan trọng với một thái độ thờ ơ, cả nể.
Xét về mặt phát triển xã hội thì những tiến bộ của loài người gần đây cũng không đi quá xa những điều mà chính ông cha ta đã bàn từ rất lâu.
Bởi vậy, với quyết tâm và tình yêu thật sự, hãy để lại một cái gì đó cho con cháu tự hào, hoặc nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại.
Xây dựng được Hiến pháp đã khó, việc bảo vệ nó khỏi sự lạm quyền của Hành pháp và của chính Quốc hội trong việc bàn hành pháp luật càng khó hơn. Có một sự thật phải thừa nhận rằng sự ly khai khỏi nền tảng chung để hướng đến các lợi ích riêng là điều luôn luôn tồn tại trong sự phát triển của xã hội loài người.
Bởi vậy, cần phải có cơ chế bảo hiến để canh giữ hiến pháp, bảo vệ chính quốc hội khỏi ban hành những bộ luật nhằm thỏa mãn một nhóm lợi ích nào đó, bảo vệ Chính phủ khỏi sự lạm dụng quyền lực trong khi thực thi pháp luật.
Bởi thế cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập phải thực sự được coi trọng.
Tiếc thay, trong ba phương án bảo vệ Hiến pháp là thành lập tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến độc lập và Hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội thì Đảng đã chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ ba là hình thức kém độc lập nhất.
Nếu có một cơ chế bảo hiến tốt thì những cái đuôi “theo quy định của pháp luật” như lâu nay, vốn cổ súy cho việc vi hiến tràn lan, sẽ bị chặt đứt. Và đương nhiên các đạo luật sau này ban hành ra thường là để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chứ không phải để ngăn cản hoặc tước đoạt các quyền đó.
Các quyền tự do của Công dân đang ghi tại Điều 69 đương nhiên được thực hiện và sẽ mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó những Nghị định cấm người biểu tình ở Hà Nội sẽ bị tòa bảo hiến từ chối áp dụng vì vi hiến.
Như vậy thay vì nó là một hợp đồng có được thảo luận kỹ càng thì Đảng mặc nhiên coi đây là hợp đồng áp đặt theo mẫu như lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện ở Việt Nam mà người dùng hoàn toàn buộc phải ký chứ không có cơ hội được thảo luận bình đẳng.
Các hợp đồng đó tạo ra cho cá nhân sự bất lợi, còn hợp đồng Hiến pháp là cho các một quốc gia và liên quan đến một vấn đề gai góc và đầy cám dỗ là quyền lực, thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhường nào.
.

Bài viết đã được đăng trên BBC tại địa chỉ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/12/121217_hien_phap_se_ra_sao.shtml

Lê Quốc Quân

This entry was posted on 19/12/2012, in Báo chí.