Archive | 03/12/2012

Danh vọng bịt mắt tầm nhìn văn hóa của mấy nhà thơ

Tôi trao đổi với Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đặc biệt thích cái tít này ở mệnh đề thứ nhất “Danh vọng bịt mắt tầm nhìn văn hóa“. Còn mệnh đề “của mấy nhà thơ” thì vừa chưa đủ, lại vừa chung chung.

.

Danh vọng bịt mắt tầm nhìn văn hóa của mấy nhà thơ

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức

.

PV: Chào Nguyễn Hoàng Đức, tôi cho rằng văn chương thì phải dấn thân.

NHĐ: Hiển nhiên rồi. Vì văn chương duy nhất là bác sĩ của tâm hồn, nếu văn chương ngại ngùng thì ai sẽ bắt bệnh cho tâm hồn của người ta. Chẳng hạn, tu sĩ thì cứu rỗi linh hồn, thầy giáo thì dạy chữ làm khôn cho tâm hồn, nhạc sĩ thì sáng tác nhạc làm vui cho tâm hồn, còn họa sĩ thì vẽ tranh tạo ra vẻ đẹp mầu sắc cũng làm vui tâm hồn. Nhưng còn cái tâm hồn sâu kín ở bên trong, nó bị oan trái hay đau khổ, thì ai có thể bắt bệnh, chạy chữa an ủi nó nhiều bằng văn chương?!

Danh vọng bịt mắt tầm nhìn văn hóa của mấy nhà thơ

Tôi trao đổi với Nguyễn Hoàng Đức: Tôi đặc biệt thích cái tít này ở mệnh đề thứ nhất “Danh vọng bịt mắt tầm nhìn văn hóa“. Còn mệnh đề “của mấy nhà thơ” thì vừa chưa đủ, lại vừa chung chung.

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức

PV: Chào Nguyễn Hoàng Đức, tôi cho rằng văn chương thì phải dấn thân. 
NHĐ: Hiển nhiên rồi. Vì văn chương duy nhất là bác sĩ của tâm hồn, nếu văn chương ngại ngùng thì ai sẽ bắt bệnh cho tâm hồn của người ta. Chẳng hạn, tu sĩ thì cứu rỗi linh hồn, thầy giáo thì dạy chữ làm khôn cho tâm hồn, nhạc sĩ thì sáng tác nhạc làm vui cho tâm hồn, còn họa sĩ thì vẽ tranh tạo ra vẻ đẹp mầu sắc cũng làm vui tâm hồn. Nhưng còn cái tâm hồn sâu kín ở bên trong, nó bị oan trái hay đau khổ, thì ai có thể bắt bệnh, chạy chữa an ủi nó nhiều bằng văn chương?! 
PV: Tôi muốn tin như vậy. Đó là lý do tại sao lẽ ra hôm nay tôi muốn hỏi anh tiếp về bút pháp và tư tưởng. Nhưng có một sự kiện khá là sự kiện, nó hot, nhà thơ Vi Thùy Linh tối 1/12/2012 mới đây có biểu diễn thơ tại nơi hoành tráng long lanh nhất Việt Nam là Nhà hát lớn. Tôi thấy việc này không ổn về mặt văn hóa nên muốn hỏi anh cho rõ ràng hơn. Không biết anh có sẵn sàng cho chuyện này không? 
NHĐ: Thực ra tôi không sẵn sàng lắm, vì khi bàn về các cây bút ở Việt Nam, tôi cảm thấy nó rất nặng nề, y như mình đang chơi khăm họ vậy. Mặc dù mình chỉ nói sự thật. Nhưng sự thật là cái người Việt không bao giờ muốn làm quen, họ chỉ thích sống à uôm, tình cảm bao che xuê xoa lẫn nhau. Tóm lại họ rất muốn được ưu tiên tha bổng cho nhau. Chính thế mà cái nước Việt Nam mới nhếch nhác, yếu ớt, hổ lốn và lạc hậu như ngày nay. 
PV: Tôi và nhiều người vẫn đánh giá anh là người dũng cảm. Nếu bản thân anh còn sợ sệt không dám vượt qua mặc cảm bị thù ghét, thì ai trong chúng tôi phải làm điều đó đây. Thôi anh là người đang xung phong rồi, tiện thể anh xung phong luôn. 
NHĐ: Và tiện thể tôi cũng hy sinh luôn ấy gì? 
PV: Đấy có phải thứ thiếu văn hóa không? 
NHĐ: Thật ra nên gọi đó là lạc điệu về văn hóa. Rất thấp! Thấp đến mức không thể thể tất được. Việc này khởi đầu từ nhà thơ Nguyễn Duy. Ông là người triển lãm thơ đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nguyễn Duy là một nhà thơ đại ca của hệ mậu dịch, hầu hết các bài thơ của ông được đăng đi đăng lại nhiều nhất như có thể, vậy mà ông còn khao khát triển lãm thơ, đủ thấy ông “mót nổi tiếng” đến thế nào? Ở đời có câu “Được lòng ta xót xa lòng người”, thơ ông tem phiếu làng nhàng gọi là, lại được đăng ngược đăng xuôi, thử hỏi những người như ông có bao giờ đặt câu hỏi, còn những người khác bị đánh chặn từ mọi kẽ hở quản lý của mậu dịch thì người ta thiệt thòi cỡ nào? 
Về mặt kinh điển không cãi được (có nghĩa mấy anh nho nhe nho học đừng có ti toe định nghĩa theo cách của mình). Có hai loại nghệ thuật: 
1- Nghệ thuật sáng tạo: là chủ nhân đứng cao nhất. 
2- Nghệ thuật biểu diễn: là diễn xướng theo sáng tạo. Là thứ hạng hai, nô bộc. Dù người hát, người chơi đàn, người biểu diễn có được vỗ tay bao nhiêu thì cũng chẳng bao giờ được đặt ngang hàng nhạc sĩ sáng tác hay tác giả của tác phẩm. 
Thơ là nghệ thuật sáng tạo! Việc Nguyễn Duy mót nổi tiếng quá lại đem nó đi triển lãm là sai lầm và thấp kém, về hai lý do: 
Một: Triển lãm là loại hình giành cho tranh ảnh hay đồ vật. 
Hai: Thơ là chữ nghĩa, nó xâm chiếm chinh phục bạn đọc qua não qua tim như những lớp sóng ngầm. Khi người ta ngừng xem biểu diễn dư âm còn rất ít. Nhưng khi người ta gấp cuốn sách lại thì những con chữ tiếp tục sống còn ăn sâu vào não vào tim người ta. Chính thế văn học mới được coi là cao nhất. Ngay cái tên Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật toàn quốc Việt nam đã được nhiều nghệ sĩ bàn rằng: một mình văn học còn đứng trên tất cả các môn nghệ thuật. Vậy mà nhà thơ Nguyễn Duy chỉ vì khao khát mót danh của mình, lại đem mạch máu bên trong của văn học ra muốn phô như làn da bên ngoài, chẳng phải thấp kém tột bậc về văn hóa sao? Chính triết gia kinh điển Aristote đã nói : “Văn học cao nhất chỉ vì mình nó đạt tới vẻ đẹp bên trong của tâm hồn”. 
PV: Như vậy, việc nhà thơ Vi Li đem thơ của mình ra trình diễn có phải cũng là đem nghệ thuật giá trị bên trong của ông chủ ra đổi lấy nghệ thuật khoe mẽ môi miệng của nô bộc? 
NHĐ: Bên trên tôi đã nói ra phần thước cứng rồi. Tôi cũng không theo dõi sự việc này nhiều, xin bạn hãy tự soi chiếu và áp dụng. 
PV: Có một phóng viên viết Vi Li làm việc này để chứng tỏ, thời của mình chưa hết. Đó là cách bắn pháo hoa cho sự bế mạc không? 
NHĐ: Về thơ ca muốn thành công như bà Sym-bos-ka của Ba lan ấy, bà ấy lầm lũi đi tới đích cho đến cuối đời, dăm bảy chục năm hành trình mới có thể giành giải Nobel. Bà ấy luôn luôn để thơ sống như mạch máu của chữ nghĩa chứ có bao giờ biểu diễn thơ như thứ ngoài da đâu. Hơn ba mươi tuổi mà đã bắn pháo hoa bế mạc trong cao trào phóng hỏa tiễn đến vòm cung Nhà hát lớn thì lần sau chẳng nhẽ đứng trên nóc nhà hát đội mưa đọc thơ? 
PV: Tuổi ba muơi với nhà thơ là đã quá già hay còn quá trẻ, theo anh? 
NHĐ: Điều đó tùy thuộc vào hành trình văn hóa của nhà thơ. Nếu con đường còn dài, thì tuổi đó còn quá trẻ, nhưng nếu anh biến nhà thơ thành một ngôi sao ca nhạc hay bóng đá, thì tuổi ba mươi đã bị gọi là lão tướng. Tôi hy vọng nhà thơ Vi Thùy Linh sẽ kịp cứu vãn giấc mộng “sân khấu thơ” của mình để tìm những vỉa quặng thơ sâu hơn dưới những lớp vỏ của cuộc sống. Không phải sự khao khát danh vọng, cũng không phải marketing, chính sự kiên nhẫn với là mẹ của thành công. 
PV: Tôi xin hỏi anh thêm câu này nữa… 
NHĐ: Thôi xin anh tha cho tôi, đây là cuộc phỏng vấn mà tôi miễn cưỡng, như đã nói tôi rất ngại bàn về tài năng của những người khác, đặc biệt những cây bút thuộc tầm cao mậu dịch thuộc Hội nhà văn. Văn hóa cơ bản chưa có nói gì đến những chân trời siêu việt. Càng nói về họ có nghĩa là càng moi cái kém của họ ra. Anh tha cho tôi đi! 
PV: Lần này tôi tạm tha cho anh. Lần sau tôi vẫn tiếp tục bắt anh phải dấn thân. 
NHĐ: Tại sao? 
PV: Vì ở tầm cao kinh điển như anh mới có thể thấu suốt những giá trị của các tranh-tre-nứa-lá… Tôi vẫn nhớ anh nói “mây tre đan xuất khẩu không cách gì cho ra lò tầu vũ trụ”… 
Hữu Lý thực hiện 03/12/2012

Bài viết gửi qua email 

Nhóm lò

Nhóm lò

Huỳnh Văn Úc

.

 

.

Nào anh em ơi! Ta nhóm lò lên

Ta nhóm lò bằng bầu nhiệt huyết

Củi khô, củi tươi cho vào cháy hết

Có sá gì lúc nhúc bầy sâu.

Ngọn lửa thiêng tưởng sẽ bền lâu

Và bầy sâu sẽ đến ngày tận số

Bỗng dưng từ đâu ào ào nước đổ

Người buồn, lửa tắt, sâu cười.

.

HVU

Tác giả gửi cho NTT blog

Nhóm lò

Huỳnh Văn Úc

Nào anh em ơi! Ta nhóm lò lên
Ta nhóm lò bằng bầu nhiệt huyết
Củi khô, củi tươi cho vào cháy hết
Có sá gì lúc nhúc bầy sâu.
Ngọn lửa thiêng tưởng sẽ bền lâu
Và bầy sâu sẽ đến ngày tận số
Bỗng dưng từ đâu ào ào nước đổ
Người buồn, lửa tắt, sâu cười.

HVU

Tác giả gửi cho NTT blog


This entry was posted on 03/12/2012, in Thơ.

Viễn tưởng từ chức

Viễn tưởng từ chức

.

1. Tình hình kinh tế và xã hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa. Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ.Lãnh đạo ở tầng cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân.Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho trách nhiệm cá nhân . Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để bao biện cho cả tổ chức .

Đối diện với khủng hoảng trầm trọng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tiến hành một chiến dịch kiểm điểm hiếm có. Dư luận chờ đợi có ai đó ở thượng tầng sẽ bị cách chức, hay buộc phải từ chức, để giải tỏa một phần bức xúc của Nhân dân và cho họ một lý do để hy vọng. Song kết cục còn bất ngờ hơn cả vở kịch đầy kịch tính nhất: Đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã bỏ phiếu không chấp nhận đề nghị kỷ luật của Bộ Chính trị . Tiếp tục đọc

Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

.

Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu cá Trung Quốc xâm hại, gây đứt cáp thu nổ địa chấn.

Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.

PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?  Tiếp tục đọc

Viễn tưởng từ chức

1. Tình hình kinh tế và xã hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa. Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ.Lãnh đạo ở tầng cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân.Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho trách nhiệm cá nhân . Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để bao biện cho cả tổ chức . 
Đối diện với khủng hoảng trầm trọng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tiến hành một chiến dịch kiểm điểm hiếm có. Dư luận chờ đợi có ai đó ở thượng tầng sẽ bị cách chức, hay buộc phải từ chức, để giải tỏa một phần bức xúc của Nhân dân và cho họ một lý do để hy vọng. Song kết cục còn bất ngờ hơn cả vở kịch đầy kịch tính nhất: Đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã bỏ phiếu không chấp nhận đề nghị kỷ luật của Bộ Chính trị . 
Nhiều người tưởng rằng: Chỉ vì cái đa số ấy mà ý định xử lý nghiêm túc của Bộ Chính trị đã không trở thành hiện thực.Thật ra, theo Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI , thì 
“Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị . ” 
Nghĩa là Bộ Chính trị chỉ đề nghị Ban Chấp hành Trung ương “khiển trách về trách nhiệm chính trị” , chứ không hề đề nghị cách chức “một đồng chí trong Bộ Chính trị” . Chỉ “khiển trách” tức là mọi người vẫn yên vị , vẫn làm việc với nhau trong quan hệ trên–dưới như cũ. Vậy thì “khiển trách” phỏng có ích gì? Và việc gộp “khiển trách” cả “tập thể Bộ Chính trị” với“khiển trách” cá nhân “một đồng chí trong Bộ Chính trị” thành một gói cũng khiến cho kết cục hạ màn càng trở nên tất yếu, không nằm ngoài ý đồ đạo diễn . 
Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 làm bao người thất vọng, nhưng không phải là hoàn toàn vô ích, vì nó giúp trả lời mấy câu hỏi then chốt: 
– Bảo bối “tự phê bình và phê bình” có còn hiệu quả, hợp thời nữa không ? Có thể dùng nó làm biệt dược để khử trùng, tẩy uế cho bộ máy cầm quyền, khi tham nhũng là quốc nạn, hay không ? 
– Đội ngũ lãnh đạo hiện nay có đủ thiện tâm và năng lực để tự cải tạo , khắc phục lỗi lầm và đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ điều hành đất nước hay không ? 
2. Để lý giải với dư luận về kết quả nửa vời của cuộc đọ sức trong giới lãnh đạo, họ thường biện hộ rằng đó chỉ là hoạt động phê bình “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ” , nhằm mục đích “giáo dục, răn đe” , nên cuối cùng thì không cách chức, mà còn cho đồng chí… “thêm một cơ hội” . Nghe có vẻ bao dung và nhân ái , nhưng ngẫm kỹ thì thấy ngược lại . 
Tại sao một nhóm nhỏ lại dành hết mọi cơ hội về mình , rồi ban phát cho nhau , hết lần này đến lần khác, trong khi hầu hết90 triệu Dân , kể cả hàng triệu đảng viên, đều không hề nhận được một cơ hội nào cả ? 
Tại sao những người đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Dân, cho Nước, lại được nhận thêm cơ hội để tái diễn tội lỗi , màkhông cho 90 triệu Dân cơ hội để thoát khỏi tai họa do những người đó gây ra? 
Trớ trêu thay, lãnh đạo 
– càng bao dung với nhau bao nhiêu, thì càng ích kỷ với Dân bấy nhiêu, và 
– càng nhân ái nội bộ bao nhiêu, thì càng tệ bạc với Dân bấy nhiêu. 
3. Khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã quyết định không cách chức ai, thì Quốc hội, với đa số là đảng viên, cũng không thể ra nghị quyết cách chức ai. Thành thử, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chỉ có thể ám chỉ xa gần về chuyện “từ chức”, và ông đã kết thúc đoạn chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng hai câu hỏi: 
Chất vấn kể trên gây chấn động dư luận. Mọi người thường tập trung bàn luận về “văn hóa từ chức” . Nhưng còn hai khía cạnh nữa cũng đáng lưu tâm. 
Căn cứ vào lời văn, câu hỏi thứ nhất chứa đựng nội dung: Có trách nhiệm với Đảng CSVN không có nghĩa là có trách nhiệm với Dân, mà có thể còn ngược lại. Điều đó có nghĩa là: Đảng không còn vì Dân . Bởi lẽ, nếu “Đảng vì Dân” thì “vì Đảng” cũng kéo theo “vì Dân” , và “có trách nhiệm với Đảng” cũng có nghĩa là “có trách nhiệm với Dân” . Đối với nhiều người thì đấy không phải là điều mới lạ, nhưng vẫn mới ở chỗ là nó được nói ra tại diễn đàn Quốc hội và không có ý kiến nào phản đối . 
Câu hỏi thứ hai chứa đựng đề nghị “đoạn tuyệt với lời xin lỗi” . Tại sao lại nên “đoạn tuyệt với lời xin lỗi” , trong khi “xin lỗi”là một biểu hiện của nếp sống văn minh? Trước kia thì khó mà nghe được lời xin lỗi của các vị lãnh đạo. Bây giờ thì đã… loáng thoáng lời xin lỗi, nhưng chỉ xin lỗi khi không thể thoái thác . Xin lỗi để thoát tội, thoát khỏi vòng chất vấn , chứkhông phải thành tâm, để rồi sửa lỗi . “Xin” nhưng dù Dân “không cho” thì họ vẫn mặc nhiên coi như đã xong chuyện, như thể đã hết lỗi, để rồi lại vênh vang mắc tội tiếp. Nói theo dân dã thì đó là một kiểu “xin… đểu” . Điều mà các vị lãnh đạo cần phải đoạn tuyệt là “xin lỗi” kiểu như vậy. 
4. “Văn hóa từ chức” chỉ tồn tại khi có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm , không chỉ trách nhiệm với đảng của mình, mà trách nhiệm với cả Dân, với cả Nước. Nhưng nếu có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm thì đã không phạm tội lỗi triền miên và liên tiếp gây ra bao hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như vậy . Tức là: Mong có “văn hóa từ chức” để khắc phục thực trạng, nhưng chính thực trạng lại chỉ ra rằng không thể tồn tại “văn hóa từ chức” trong hoàn cảnh ấy. 
5. Sở dĩ mong ai đó từ chức, hay bị cách chức, là vì hy vọng rằng người kế nhiệm sẽ tử tế hơn. Trong hoàn cảnh lành mạnh thì kỳ vọng đó là hoàn toàn hiện thực, bởi lẽ dù vị đương nhiệm cao siêu đến đâu đi nữa, thì trong xã hội luôn tồn tại những người còn hơn cả tài lẫn đức. Song, nếu rơi vào một hoàn cảnh kỳ dị, khi chỉ tuyển chọn người kế nhiệm từ một vòng cực hẹp , trong đó không tồn tại một ai có tài đức nhỉnh hơn vị đương nhiệm , thì thay “vỏ dưa” bằng “vỏ dừa” để làm gì? Phải chăng cũng chính vì vậy, mà bất chấp tội lỗi trầm trọng, họ cũng chỉ rón rén đề xuất “khiển trách” , chứ không dám biểu quyết “cách chức” , hay nhẹ nhàng hơn là gợi ý “từ chức” ? 
6. Đáp lại câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về chuyện “từ chức” , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời rằng: 
Khẳng định trên làm cho hàng triệu đảng viên sững sờ, bởi lẽ ai trong số họ cũng đã từng “xin” ít nhất một lần, ấy là lần viết “Đơn xin vào Đảng” . Nó làm cho hàng chục triệu người dân ngỡ ngàng, bởi họ thường chứng kiến nạn mua quan–bán chức, đã trở thành thông lệ phổ biến. Nếu ông chưa bao giờ “xin” , kể cả trong đợt kiểm điểm ma-ra-tông gay cấn vừa qua, thì khi Thủ tướng giãi bày tại Quốc hội, sao các đồng chí gần gũi không chăm chú lắng nghe và gật gù tán thưởng, mà mắt lại tròn xoe, hay lơ đãng quay đi, hoặc giả tảng cúi đầu, làm như thể đang mải miết đọc gì đó? 
Để lý giải tại sao không khước từ chức vụ, tại sao không từ chức, ông Nguyễn Tấn Dũng lập luận rằng: 
Nghe có vẻ đúng chuẩn, nhưng đó là chuẩn của mấy chục năm về trước . Khuôn mẫu “không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì…” chẳng còn phù hợp với cuộc sống hôm nay, 
– khi so sánh trình độ giữa người dân và lãnh đạo thì chưa biết ai hơn ai , 
– khi không tồn tại ai có đủ khả năng để tư duy thay cho toàn dân , và 
– khi Đảng và Nhà nước hay bị mạo danh để mưu lợi cá nhân, thay vì lo cho Dân, cho Nước. 
Nếu một người luôn chấp nhận bất cứ việc gì được giao , kể cả những nhiệm vụ mà bản thân không đủ khả năng hoàn thành, tức là thuộc loại “chỉ đâu đánh đấy” , thì người đó chỉ phù hợp với cương vị lính gác , chuyên thi hành những mệnh lệnh đơn giản, chứ không thể “đứng mũi chịu sào”, không thể làm lãnh đạo được. 
Giữa thời “chính trị thị trường” , những người đã leo lên đến thượng tầng lãnh đạo thì không thể ngụy biện là “tổ chức đặt đâu, tôi nằm đấy”. 
Trong bài “ Thủ tướng – Quyền lực cho che khuất thuở hàn vi? ” nhà báo Minh Diện đã bình luận rằng: 
“Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.” 
“Có điều qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác, mà không quan tâm đến hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ông đã tách cặp phạm trù ra, lờ đi cái cơ bản nhất của một cán bộ là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.” 
Rõ ràng, hùng biện không thay thế nổi trung thực, nên càng cố biện minh thì càng không thuyết phục . Đó là biểu hiện của sự đuối lý . Nhưng chẳng hề chi, khi yếu tố quyết định là lực , chứ không phải là lý. Thế lực còn đủ mạnh thì vẫn còn tại vị. Nói trắng ra như vậy thì khó nghe, nhưng có khi lại vớt vát được chút lòng tin . 
7. Từ chức là chuyện thường gặp trong các chế độ văn minh. Đối với những người có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm cao , thì từ chức là một văn hóa . Họ tự giác từ chức nếu xảy ra sự cố trong lĩnh vực do mình quản lý, ngay cả khi họ không hề dính líu trực tiếp đến nguyên nhân gây ra sự cố. 
Đối với phần lớn các nhà chính trị, quản lý , thì từ chức là một tập quán mang tính bắt buộc, được quyết định bởi tình thế .Nếu không từ chức đủ sớm, thì không thể yên thân và hậu quả phải gánh chịu có thể còn nặng nề hơn. Hoặc nếu không từ chức thì sẽ gây hậu quả xấu cho tổ chức đang tham gia, nên dù cá nhân không muốn thì tổ chức cũng ép buộc phải từ chức. 
Tình huống kể trên là đặc sản của chế độ dân chủ, pháp quyền. Còn ở chế độ độc quyền, cưỡi lên pháp luật, thì các nhà lãnh đạo thần thế không lo bị trừng phạt, và đảng của họ cũng không lo bị mất quyền lãnh đạo. Nghĩa là tình thế không bắt buộc. Trong khi đó, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm ngày càng teo biến . Vì vậy, trong thể chế ấy, chuyện từ chức thuộc phạm trù… viễn tưởng . 
Hà Nội, 2.12.2012 
This entry was posted on 03/12/2012, in Báo chí.

Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu cá Trung Quốc xâm hại, gây đứt cáp thu nổ địa chấn. 
Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này. 
PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể? 

Cáp tàu BM02 bị cắt 
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m. 
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây. 
PV: Xin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này? 
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02 
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. 
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam. 
PV: Vậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông? 
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường. 
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN. 
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. 
PV: Xin cảm ơn ông. 
Theo Tiến Dũng Petrotimes