Bài thơ "BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG" là của ai?

NTT blog: Trong phần phản hồi của bài viết MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ XÓA BỎ BIÊN GIỚI VIỆT TRUNGbạn Đào Tiến Thi bác bỏ ý kiến của ông Trần Mạnh Hảo và cho rằng học thuyết Mác không chủ trương xóa bỏ biên giới quốc gia.

Bạn Nguyệt Đồng Xoài thì khẳng định ngược lại, nghĩa là đồng tình với ông Trần Mạnh Hảo. Trong khi tranh luận, bạn Nguyệt Đồng Xoài có đưa ra hai câu thơ được cho là của Hồ Chí Minh:

“Bác dẫn nước nhà thoát vòng nô lệ.
Tôi dẫn năm châu đến ĐẠI ĐỒNG”

(có bản chép:

Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng)

Hôm nay qua trang điểm tin của basam, tôi vào blog Tâm Sự Y Giáo, được biết trước đó 1 ngày, 2/9/2012, blog này có bài viết đặt vấn đề Bài thơ “BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG” là của ai? Từ lâu tôi có nghi ngờ về tác giả bài thơ này, cho rằng chưa chắc đã phải là của HCM, mặt khác, cho rằng đây là việc cần làm rõ nên tôi đưa về mời các bạn thảo luận.

Tuy nhiên, dù bài thơ này có phải của Hồ Chí Minh hay không thì nó không ảnh hưởng đến vấn đề chủ nghĩa Mác có chủ trương xóa bỏ biên giới quốc gia hay không.

Bài thơ “BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG”

là của ai?

.

Hẹn nhau mãi, cuối cùng cũng tụ họp được vào chiều nay 1/9. Mình là em út xa lắc xa lơ, may mắn được các ông anh bạn già, đều là những người thành đạt, cho tham gia vào ” Hội người cao tuổi vui vẻ”.

Ông anh thứ nhất là một họa sĩ, có biệt tài về ký họa. Chỉ cần trong 2 phút, ông có thể vẽ tặng bức ký họa cho bất kỳ ai, miễn là đối với người đó ông cảm thấy thích hoặc có ấn tượng. Có đôi khi mình được chứng kiến, ông ký họa người đối diện rồi tặng, anh này đỏ mặt, lí nhí cảm ơn và bảo: sao mà lại giống cái thằng hàng xóm nhà em thế? Ông năm nay 64 tuổi, về hưu được 4 năm rồi.

Ông anh thứ hai là một nhà thơ 62 tuổi, thơ của ông được lưu truyền bằng miệng nhiều hơn bằng con đường văn chương chính thống, tức là thông qua các tác phẩm được in bởi các nhà xuất bản trong nước đàng hoàng. Độ nổi tiếng của ông tỉ lệ thuận với số tác phẩm được in, ngặt nỗi ông chỉ mới có một hai quyển thơ đem in nhưng đã lâu chưa thu hồi được vốn. Ông là người luôn ủng hộ nhiệt thành cho những sáng tác theo trường phái của một nhà thơ nổi tiếng, tỉ như:

Giống ruồi là giống hiểm nguy,
Cái chân của chúng rất vi trùng nhiều.

Mình rât ngạc nhiên, bởi lẽ ông vẫn là đương kim Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội viên Hội Nhà báo Việt nam.

Ông anh thứ ba là phó giáo sư đại học vừa về hưu. Ông dạy Vật lý ở bậc Đại học từ khi mới tốt nghiệp ĐHSP năm 1973. Ông anh này rất vui vẻ hồn nhiên. Có hôm đang nhậu, mình hỏi: anh ơi, vì sao Trái đất quay? Ông anh ngần ngừ, rồi trả lời tỉnh bơ:

Ừm…, thế mới tài, chứ nếu Trái đất không quay thì còn có chuyện chó gì mà nói nữa !

Đó là mô tả sơ qua về ba ông anh.

Câu chuyện chính hôm nay lại là chuyện khác, nhưng có liên quan đến ba ông anh hết sức quí mến nói trên.

Số là, trong buổi bia bọt chiều nay 1/9, ông anh phó giáo sư đại học ngành Vật lý có đọc một bài thơ, phân tích đủ điều, bảo rằng đây là bài thơ của ông X. Hai ông anh còn lại cũng đưa ra ý kiến, thế này, thế nọ, cũng phân tích, cũng tổng hợp, rồi đối chiếu các kiểu mọi nhẽ…, bảo rằng dứt khoát bài này là phải của ông Y, ông Z…

Mình vốn dốt về thơ văn, nên chỉ ngối há mồm nghe các bác ấy nói, cứ như uống lấy từng lời vàng ngọc của các văn nhân.

Vãn nhậu, chia tay, 3 ông bạn già sau mấy tiếng đồng hồ cãi nhau chí chóe, cũng không thống nhất được đó là bài thơ của ai.

Mình về nhà, ức chế vì câu chuyện hồi chiều nên ngủ không được. Mình ghi lại mấy dòng này, mong rằng nếu bà con nào am hiểu lịch sử thơ văn, biết tường tận lai lịch xuất xứ của bài thơ thì cho biết với. Xin đa tạ và chúc bà con nghỉ lễ vui vẻ.

Bài thơ như sau:

Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng.
Tôi bác chung nhau nghiệp kiếm cung,
Bác diệt xâm lăng, thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc giã, ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi sự nghiệp đã thành công!

PS: Mình về chép lại theo trí nhớ, có thể vài từ chưa chuẩn, mong bà con chỉnh lý giùm.

11 thoughts on “Bài thơ "BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG" là của ai?

  1. Trước 1975, ở Saigon có lưu truyền bài thơ của ông Hồ như sau :
    Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng.
    Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung,
    Bác đuổi quân Nguyên, thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
    Bác đưa đất nước qua nô lệ,
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Mừng tôi cách mạng sắp thành công!
    Lưu truyền rằng khi Hồ Chí Minh đi ngang qua đền Trần Hưng Đạo, thì cảm hứng thế. Nội dung bài thơ xác định xuất xứ và thời điềm người viết bài thơ này trước 1954.

  2. CŨNG MÀY,CŨNG MẶT,CŨNG KIẾM,CUNG
    TÔI,BÁC SO RA CŨNG ANH HÙNG!
    BÁC ĐUỔI QUÂN NGUYÊN,THANH KIẾM BẠC
    TÔI TRỪ GIẶC PHÁP,NGỌN CỜ HỒNG
    BÁC ĐƯA DÂN TỘC QUA NÔ LỆ
    TÔI DẮT NĂM CHÂU ĐẾN ĐẠI ĐỒNG
    BÁC CÓ LINH THIÊNG…CƯỜI MỘT TIẾNG
    MỪNG TÔI SỰ NGHIỆP SẮP THÀNH CÔNG!

    *Đây là bài”LUẬN ANH HÙNG” của ông thân sinh tôi ghi trong sổ tay tập huấn
    năm 1958 khi cụ đi tập huấn trong nghành C.A…không biết độ chính xác đến đâu…nhưng tôi nhớ là hồi nhỏ tôi hay được nghe cụ nhà tôi ngâm nga bài thơ này!Hỏi…thì cụ nhà tôi bảo :”Thơ của Bác khi Người ghé đền Kiếp Bạc…

    • Bài thơ 7 câu 8 chữ này có vẻ là của…các bác (không phải một đâu nhé) đây! Bởi vì các bác theo Các-Mác nên dùng ngọn cờ hồng của đảng CS như là vũ khí, mơ tưởng là bản thân mình có thể gom năm châu lại thành một đống (đại đồng) nên rất huênh hoang, lếu láo tự ví mình cũng anh hùng ngang Đức Thánh Trần, mà xưng bác bác, tôi tôi. Hãy khoan xét đến mặt văn học hay dở của bài thơ, đã là dân Việt ai cũng biết Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh trước các bác hàng nhiều thế kỷ, thuộc hàng tổ tiên ông bà các bác. Văn chương sử sách xưa nay đều nhất mực tôn vinh là Đấng Anh hùng, nhất mực tôn xưng là Ngài, là Đức Thánh. Chỉ có bọn vô học, vô dân tộc, năm cha ba mẹ không rõ nguồn gốc tổ tiên, gọi Lê-nin bằng Ông (khóc cha khóc một, khóc ông khóc mười(TH) mới dám xách mé gọi là bác xưng tôi.
      Còn luận anh hùng thì thời nào cũng có anh hùng, đã có một thời Hà nội ra ngõ cũng gặp anh hùng, và thời nay thì anh hùng nhiều như rươi. Chỉ cần dám xuống tay giết vài mạng người thì đã gọi là anh hùng. Bọn xả hội đen còn xưng hùng, xưng bá nữa kia mà.
      Nhưng rồi xả hội thời Đức Thánh Trần và xả hội thời đại HCM lại có một nghịch lý về anh hùng .
      Một Anh hùng Trần hưng Đạo đánh đuổi quân Nguyên đưa đất nước qua cảnh nô lệ ngàn năm của giặc tàu.
      Nay thì Anh hùng các bác đã dắt cả một dân tộc đến đại đồng với dân tộc đại Hán, là một kẻ thù truyền kiếp của Cha Ông ta (bên này biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương (TH). Điều mà bọn giặc phương Bắc luôn mơ ước thực hiện cả ngàn năm nay mà không được !
      Thôi thì xin mượn lời được cho là của một bác khi ngồi trên bậc thềm trước Đền Hùng “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, thì nay bác cháu ta phải giữ nước bằng cái công hàm công nhận lãnh hải TQ bao gồm Hoàng sa (do Phạm văn Đồng ký ngày 10/9/1958), cái hiệp ước biên giới (do Trần Xuân Sơn ký ngày 1/1/2001) làm mất đứt một nữa thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, cửa ải Nam Quan với vài ngàn km vuông biên giới”

  3. Tôi còn nhớ vài năm trước có một bài viết ở HK rằng bài này không phải của HCM. Hình như báo SG nhỏ thì phải.

  4. Gởi tác giả bài thơ ngạo mạn !

    Nếu bác anh hùng phải khiêm cung
    Xả thân vì nước chẳng ngại ngùng
    Đâu có lý gì so sánh hão
    Đời sau đọc được bảo bác khùng

    (cháu gái Đức Thánh Trần)

  5. Tác giả bài thơ này là người ảo tưởng và thiếu lễ giáo .

  6. Của ai thì của. Đó là 1 chuyện. Cái chuyện đáng nói ở đây là “nếu tác giả bài thơ (dù có là anh hùng thật sự đi nữa) đang sống hoặc mới chết, nghĩa là chỉ trên dưới 100 tuổi mà dám xưng “bác bác ,tôi tôi” với Đức Thánh Trần là điều không thể chấp nhận được”. (Xin nhắc lại: KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC, cho dù có ai đó muốn biện luận, biện bác kiểu nào đi chăng nữa). Lộng ngôn như thế thì cũng loạn luân được. Trẻ không tha, già không chừa…!!! Hic !!!

  7. xin lỗi bạn Hoàng,bạn thùy dung,bạn hoang tưởng nặng,đầu các bạn thật có vấn đề khi nói về Bác như vậy.1000 năm sau mọi ng vẫn goi Bác là Bác chứ có thể gọi cụ hay j j đc k.ở đây cũng thế,các bạn fai hiểu từ Bác ntn cho đúng.bài nay theo tôi thì là của Bác,khi Bác đọc xong bài thơ này thì bát nhang tại đền bốc cháy,đây là chi tiết wan trọng nhưng k thấy ai nhắc tới.thanhks.

  8. Người có tư tưởng dân chủ thì rất hạn chế nói về mình trong khi kẻ độc tài thì rất hay nói về mình, so sánh mình với người khác nhằm đề cao mình

  9. Người hiểu biết mà huênh hoang quá, hèn gì dân VN học theo lời Bác đi đâu cũng nổ cho vang trời.

Đã đóng bình luận.