Archive | 12/12/2012

Nhân xem phim “Sám hối” [1] Nghĩ về Bôrit Paxtecnăc: Tự do hay là chết!

Tặng ông bà nhà văn Nguyễn Tường Thụy và nhà đấu tranh dân chủ kiên cường Bùi Thị Minh Hằng nhân ngày NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Đâu phải bao giờ nhân dân cũng thắng
Nhà độc tài của mọi thời đại và anh
Cần phải thức, mãi mãi thức trắng
Dù anh đã nằm dưới cỏ xanh

Anh đã yêu đất nước mình như một chàng muzich
Cái cách yêu quý phái chẳng hợp thời
Anh đã yêu đến quằn quại, đến xùi bọt mép
Mà thơ anh vẫn bị đe dọa cả đời !

Những nhân vật của Đ ôxtôiepxki
Như cua bò qua văn anh lổm ngổm
Bầu trời xanh từng in dấu anh đi
Treo anh lên vầng mây sớm
Anh bay lên cùng khói bếp lầm lì
Và rơi xuống cùng tuyết trắng …

Lara của anh [2]
Mùa thu của mối tình chết
Sông hồ kia từ độ khỏa thân
Ô i lá phong vàng phủ dần gương mặt đẹp
Tiếng cú kêu thất thần
Em ở đâu con thiên nga bị giết ?
Thơ anh còn dò dẫm dấu bàn chân !

Hỡi chàng Don Quichotte Zivago [3]
Với cối xay gió số phận
Một mình anh chiến đấu đến bao giờ ?

Trái tim nhà thơ
Là trái mìn nổ chậm
Mà tình yêu đến trước hẹn giờ

Nhà độc tài bảo anh :
“- Cứ bốn người dân thì có bốn tên phản động !” [4]
Phải bỏ tù cây sồi
Ai cho mày tỏa bóng ?
Hắn định bắt đi đầy cả gió và thơ !

Ô i bầu trời kia
Anh đã vác trên vai như khổ giá
Và nước Nga- người đàn bà anh yêu
Tia nhìn nàng đóng đinh anh vào tất cả !

Anh tàn phai cùng mùa thu
Cuồng nhiệt cùng bão tuyết
Tóc anh bạc mốc sương mù
Anh là con tuần lộc già phương Bắc
Một đời nghe tiếng sói tru

Trên mồ anh cỏ tiên tri báo trước
Về sự hết thời của bọn độc tài
Ô i đất nước
Anh đã yêu đến băng hoại cả đời !

Khi nhà độc tài tìm cách bất tử
Dẫu nằm xuống đất rồi anh chẳng được yên đâu
Tôi nhìn thấy nhân dân ngồi phán xử
Các thời đại đi qua, thơ lặng lẽ bắc cầu …

Sài Gòn 21-7-1978

Trần Mạnh Hảo

=============

[1] Phim “Sám hối” : một phim hay của điện ảnh Gruzia ( Liên Xô cũ) sản xuất tại Tbilixi, lên án nhà độc tài vĩ đại ( ám chỉ Stalin- cũng là người Gruzia). Phim này khi chiếu ( nội bộ) cho giới báo chí văn nghệ sĩ ở Sài Gòn xem từ năm 1978, đã gây xúc động mạnh mẽ; mượn gió bẻ măng, xem xong phim này, ai cũng thấy hả lòng hả dạ vì được dịp “trả thù” bọn độc tài chuyên chế. Đ ến thời “mùa xuân văn nghệ cởi trói : 1986-1989, phim “Sám hối” mới được chiếu rộng rãi ở rạp cho dân xem. Nay ( 2005) phim này buồn thay, lại bị xếp vào loại phim “phản động” .
[2] Lara : người yêu của bác sĩ Zivago, những nhân vật trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” của văn hào ( kiêm thi hào) Nga : Borit Paxtecnăc
[3] Zivago : nhân vật bác sĩ trong tiểu thuyết trên .
[4] Lời tên độc tài trong phim “Sám hối”
( Bài thơ này đã in báo “TUỔI TRẺ – CHỦ NHẬT” số 37-87 ra ngày 20-9-1987)
This entry was posted on 12/12/2012, in Thơ.

Những “thiên đường bỏ hoang”

Lời Tác Giả: Tôi vô cùng ngạc nhiên vì một nước nghèo với GDP hàng năm chỉ đạt hơn 100 tỷ USD mà đã đổ ra trên 30 tỷ USD tiền của “chôn” vào bất động sản (BĐS), trong đó có đến hơn 70% các Khu Đô Thị là “của để dành” của các nhà đầu cơ hoặc không thể bán được, tạo ra trên đất nước những “thiên đường bỏ hoang” nhiều năm trời, làm lãng phí tài nguyên đất đai và tiền bạc của nhân dân. Trong khi hiện nay, phải có tới gần 400 ngàn doanh nghiệp tư nhân đang bên bờ vực phá sản vì không có tiền để đầu tư cho sản xuất khiến hàng triệu người đang có nguy cơ thất nghiệp! Vậy mà, nhiều vùng đất lúa màu mỡ vẫn đang bị các chủ dự án BĐS Tư Bản Đỏ tiếp tục cưỡng chế giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các Sân Golf và nhiều khu vui chơi giải trí cho bọn nhà giàu thừa tiền rưỡng mỡ.
Thương thay! Đa số cán bộ công nhân viên chức nghèo, những cán bộ lão thành cách mạng đã về hưu hoặc cựu chiến binh và người dân…vẫn đang phải chui rúc trong các “căn hộ ổ chuột” ở các khu tập thể cũ chật chội xuống cấp vì không lấy đâu ra tiền để mua nhà trong những “thiên đường bỏ hoang” đó!


(Kính viếng hương hồn cha dấu yêu)

Con còn nhớ
Lúc sắp qua đời
Cha nằm trong gian nhà nhỏ
Trước khi nhắm mắt xuôi tay
Cha thì thào, “Con gắng kiếm căn nhà!
“Để cho vợ con được chui ra chui vào đỡ khổ!”
Nhưng đồng lương của con chưa đủ ăn
Mua sao nổi thưa cha?

Bao nhiêu năm chui rúc tám mét vuông, nửa gian nhà tập thể
Dăm bảy tháng một năm “nhà” phải chuyển đôi lần
Cái “Thiên Đường Trên Mặt Đất” của cha sao con chờ lâu thế?
Phải ăn bo bo đợi hoài mà vẫn cứ biệt tăm!

Với chúng con
Căn phòng nhỏ biệt lập thôi đã là một thiên đường hạnh phúc
Đã nhiều năm trên bục giảng rồi mà vẫn hồi hộp mong chờ
Rồi Đổi Mới bung ra, con đã được chia một “căn hộ” nhỏ
Trong khu tập thể của trường sung sướng đến ngẩn ngơ!

Nhưng rồi con cháu rể dâu chen chúc nhau chật chội
Đành tính chuyện bán cái nọ cái kia để gom góp ít tiền
Mua nội thành thì đắt, về Hà Nội Hai dòm ngó(*)
Nhiều Khu Đô Thị vừa xây đẹp như cõi thần tiên!

Đây “thiên đường Lideco” cạnh đường 32 dang dở
Rồi “thiên đường Tân Tây Đô” những biệt thự, liền kề
Sao con chưa thấy có gia đình nào dọn về đây để ở?
Những căn nhà bỏ hoang đi qua thấy ghê ghê!

Từ Hòa Lạc quay về hai bên đường lỗ chỗ
Những An Khánh, Bảo Sơn…đây đồng lúa xưa ư?
Các dãy nhà liền kề xen nhà vườn biệt thự
Giữa “thiên đường bỏ hoang” cao vút những chung cư!

Rồi Văn Phú, Văn Khê, qua Vân Canh, Dương Nội…
Xưa ruộng lúa Hà Tây nay Đô Thị dọc ngang
Bỏ hoang đó, nhưng quả bóng BĐS này không thể nổ
Vì đây là “sân sau” của Phủ Chúa, Nhà Quan!

Chúng con may chỉ đủ tiền mua một căn hộ chung cư gần bên đường Hòa Lạc!
Nhưng ở sao được nơi đây khi trường chưa xây, không BV, khó đường về?
Chúng con lại qua Xuân Quan, Văn Giang xem “thiên đường Ecopark”
Nơi ba ngàn Công An đàn áp một ngàn dân cướp đất để ăn chia!

Ai sẽ ở các nơi này thưa cha? “Con cháu của các lão thành cách mạng!”
Như con cháu các đồng chí của cha xưa cùng bị đày đọa ở trong tù?
Ôi không phải đâu! Đây là “thiên đường” của ông Tiền, bà Của
Còn “thiên đường” của bạn bè cha nay đã quay lại Chiến Khu!

Quay lại nơi hôm nay cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc
Các “thiên thần nhỏ” trên lưng trâu chỉ ăn sắn, ăn ngô
Còn khổ hơn cả thời cha ngủ nhà sàn trên Việt Bắc!
Nơi Tố Hữu đến thăm Cụ Hồ và tức cảnh làm thơ

“Thiên đường bỏ hoang” là “của để dành” của cả bầy Tư Bản Đỏ
Chúng thừa thải tiền nong nên đầu cơ Khu Đô Thị để chờ thời
Dân nghèo đói mặc dân, quan còn bận, ai sức đâu mà lo hộ?
Nghèo thì tìm “nhà ổ chuột” mà chui cho hợp cảnh hợp nơi!

Con đã đi qua khắp Ba Miền trên đất nước mình rồi
Đâu cũng thấy các “thiên đường bỏ hoang” như thế
Đà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, TT Huế…
Những “thiên đường” đêm nối đêm nhấp nháy ánh ma trơi!

Tiền bạc “chôn” vào đây đã hơn ba chục tỷ Mỹ Kim rồi
Không biết tiền ấy lấy ở đâu ra để xây nên “các thiên đường” đó?
Trong khi các doanh nghiệp tư nhân cần tiền để sản xuất mà không có
Làm hàng triệu người làm công đang sắp thất nghiệp khắp nơi!

Hỡi những Bà Chúa, Ông Vua đầu tư và đầu cơ bất động sản!
Các người lấy đâu ra những núi tiền trên đất nước lầm than?
Khi dân đang phải bán đợ lúa non để đưa con đi bệnh viện
Thì chủ các dự án này đang cưỡng chế dân cướp đất để bỏ hoang!

Các người “chôn” cả núi tiền vào đây để nợ nước ngoài chồng chất
Ai sẽ phải trả đống nợ này hay chính xương máu của nhân dân?
Kẻ đã điều hành các dự án kia sao dám mạo danh Tổ Quốc?
Để đàn áp những người dân chống tham nhũng bất nhân!

Thôi cha ơi!
Con xin phép cha lại trở về “căn hộ” nhỏ
Bàn thờ tổ tiên cùng mẹ cha vẫn ấm áp khói hương!
Con tạ tội cùng cha vì chưa mua được nhà to để ở
Để con được rước bàn thờ mẹ cha về
Căn nhà mới yêu thương!

Hà Nội, 12/12/2012
Ts. Đặng Huy Văn

(*) Hà Nội Hai là vùng đất các huyện thị tỉnh Hà Tây cũ nay vừa sáp nhập vào Hà Nội.

Tác giả hửi cho NTT blog

This entry was posted on 12/12/2012, in Thơ.

Nhân xem phim “Sám hối” [1] Nghĩ về Bôrit Paxtecnăc: Tự do hay là chết!

Nhân xem phim “Sám hối” [1]

Nghĩ về Bôrit Paxtecnăc: Tự do hay là chết!

Tặng ông bà nhà văn Nguyễn Tường Thụy và nhà đấu tranh dân chủ kiên cường Bùi Thị Minh Hằng nhân ngày NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

.

Đâu phải bao giờ nhân dân cũng thắng
Nhà độc tài của mọi thời đại và anh
Cần phải thức, mãi mãi thức trắng
Dù anh đã nằm dưới cỏ xanh

Anh đã yêu đất nước mình như một chàng muzich
Cái cách yêu quý phái chẳng hợp thời
Anh đã yêu đến quằn quại, đến xùi bọt mép
Mà thơ anh vẫn bị đe dọa cả đời !

Những nhân vật của Đ ôxtôiepxki
Như cua bò qua văn anh lổm ngổm
Bầu trời xanh từng in dấu anh đi
Treo anh lên vầng mây sớm
Anh bay lên cùng khói bếp lầm lì
Và rơi xuống cùng tuyết trắng …

Lara của anh [2]
Mùa thu của mối tình chết
Sông hồ kia từ độ khỏa thân
Ô i lá phong vàng phủ dần gương mặt đẹp
Tiếng cú kêu thất thần
Em ở đâu con thiên nga bị giết ?
Thơ anh còn dò dẫm dấu bàn chân !

Hỡi chàng Don Quichotte Zivago [3]
Với cối xay gió số phận
Một mình anh chiến đấu đến bao giờ ?

Trái tim nhà thơ
Là trái mìn nổ chậm
Mà tình yêu đến trước hẹn giờ

Nhà độc tài bảo anh :
“- Cứ bốn người dân thì có bốn tên phản động !” [4]
Phải bỏ tù cây sồi
Ai cho mày tỏa bóng ?
Hắn định bắt đi đầy cả gió và thơ !

Ô i bầu trời kia
Anh đã vác trên vai như khổ giá
Và nước Nga- người đàn bà anh yêu
Tia nhìn nàng đóng đinh anh vào tất cả !

Anh tàn phai cùng mùa thu
Cuồng nhiệt cùng bão tuyết
Tóc anh bạc mốc sương mù
Anh là con tuần lộc già phương Bắc
Một đời nghe tiếng sói tru

Trên mồ anh cỏ tiên tri báo trước
Về sự hết thời của bọn độc tài
Ô i đất nước
Anh đã yêu đến băng hoại cả đời !

Khi nhà độc tài tìm cách bất tử
Dẫu nằm xuống đất rồi anh chẳng được yên đâu
Tôi nhìn thấy nhân dân ngồi phán xử
Các thời đại đi qua, thơ lặng lẽ bắc cầu …

Sài Gòn 21-7-1978

Trần Mạnh Hảo

=============
[1] Phim “Sám hối” : một phim hay của điện ảnh Gruzia ( Liên Xô cũ) sản xuất tại Tbilixi, lên án nhà độc tài vĩ đại ( ám chỉ Stalin- cũng là người Gruzia). Phim này khi chiếu ( nội bộ) cho giới báo chí văn nghệ sĩ ở Sài Gòn xem từ năm 1978, đã gây xúc động mạnh mẽ; mượn gió bẻ măng, xem xong phim này, ai cũng thấy hả lòng hả dạ vì được dịp “trả thù” bọn độc tài chuyên chế. Đ ến thời “mùa xuân văn nghệ cởi trói : 1986-1989, phim “Sám hối” mới được chiếu rộng rãi ở rạp cho dân xem. Nay ( 2005) phim này buồn thay, lại bị xếp vào loại phim “phản động” .
[2] Lara : người yêu của bác sĩ Zivago, những nhân vật trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” của văn hào ( kiêm thi hào) Nga : Borit Paxtecnăc
[3] Zivago : nhân vật bác sĩ trong tiểu thuyết trên .
[4] Lời tên độc tài trong phim “Sám hối”
( Bài thơ này đã in báo “TUỔI TRẺ – CHỦ NHẬT” số 37-87 ra ngày 20-9-1987)

Những “thiên đường bỏ hoang”

Lời Tác Giả: Tôi vô cùng ngạc nhiên vì một nước nghèo với GDP hàng năm chỉ đạt hơn 100 tỷ USD mà đã đổ ra trên 30 tỷ USD tiền của “chôn” vào bất động sản (BĐS), trong đó có đến hơn 70% các Khu Đô Thị là “của để dành” của các nhà đầu cơ hoặc không thể bán được, tạo ra trên đất nước những “thiên đường bỏ hoang” nhiều năm trời, làm lãng phí tài nguyên đất đai và tiền bạc của nhân dân. Trong khi hiện nay, phải có tới gần 400 ngàn doanh nghiệp tư nhân đang bên bờ vực phá sản vì không có tiền để đầu tư cho sản xuất khiến hàng triệu người đang có nguy cơ thất nghiệp! Vậy mà, nhiều vùng đất lúa màu mỡ vẫn đang bị các chủ dự án BĐS Tư Bản Đỏ tiếp tục cưỡng chế giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các Sân Golf và nhiều khu vui chơi giải trí cho bọn nhà giàu thừa tiền rưỡng mỡ.

Thương thay! Đa số cán bộ công nhân viên chức nghèo, những cán bộ lão thành cách mạng đã về hưu hoặc cựu chiến binh và người dân…vẫn đang phải chui rúc trong các “căn hộ ổ chuột” ở các khu tập thể cũ chật chội xuống cấp vì không lấy đâu ra tiền để mua nhà trong những “thiên đường bỏ hoang” đó! Tiếp tục đọc

9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 1)

Ngày 9/12/2012 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử như một sự kiện oanh liệt của những người yêu nước Sài Gòn – Hà Nội. Cuôc biểu tình tuy bị dập tắt nhanh chóng nhưng đã nổ ra, đầy mưu trí, dũng cảm. Họ bị bắt, bị đánh, bị giam giữ khi cất lên những tiếng hô phản đối nhà cầm quyền Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trong sự kiện này, nhà cầm quyền đã đi thêm một bước vô cùng nguy hiểm trong việc chà đạp lên luật pháp: đàn áp, bắt bớ, đánh đập, khám xét người bị bắt một cách hết sức trắng trợn, thô bạo và hung dữ, không có một cơ sở pháp luật nào.
Ở Việt Nam, cũng giống như các nước khác là có hiến pháp, có pháp luật, tuy còn nhiều điều bất cập. Thế nhưng, ngành công an, đươc coi là bảo vệ pháp luật lại chà đạp lên pháp luật một cách ngang nhiên nhất. Điều đó có nghĩa là, có những lực lượng đứng trên luật pháp. Khác với luật pháp được thể hiện bằng lời văn, chúng hành xử theo ý muốn cá nhân hoặc nhóm lợi ích, bằng chỉ thị miệng chứ không bao giờ bằng văn bản.

Có một điều chắc chắn là họ đã nhầm lẫn. Nhiều khi cuống lên, cách xử lý vốn đã ngu dốt, lại càng ngu dốt hơn. Những thập niên cuối của thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 21 đã khác rất nhiều so với trước đó. Dù còn đau khắp mình, tôi cố gắng gượng dậy để ghi lại những gì còn nhớ được trong cái ngày gọi là oanh liệt, căm phẫn, hèn hạ, nhục nhã … tùy theo từng đối tượng, tùy theo họ sắp xếp mình vào loại nào.
1. Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng
Chuyện canh nhà và chuyện “mặt trận” đến vận động là những việc đã trở thành bình thường mỗi khi có lời kêu gọi biểu tình. Chỉ khác là lần này đoàn đến vận động tôi chỉ có mỗi một ông phó xóm và một ông phó cựu chiến binh xã chứ không đông đảo như những lần trước. Có lẽ họ đã chán. Tôi chỉ nói: Tôi biết các anh đến nhà tôi cho xong việc trên giao chứ các anh chẳng hy vọng vận động được tôi.
Xuống xe bus mới hơn 8 giờ, tôi lang thang đến Vườn hoa Lý Thái Tổ khá sớm. Nhìn quanh chỉ thấy bác Lê Hùng. Bác nói vừa ở Nhà hát lớn đến, ở đấy không thấy ai. Bác Lê Hùng đang có một cậu bám sát, bác giới thiệu với tôi đây là anh công an khu vực.
Vườn hoa Lý Thái Tổ đang có màn thể dục thể thao nào đó, thấy đám thanh niên đang nhảy nhót theo lời hô, âm thanh được phóng hết công suất nhức óc.
Tôi bảo bác Hùng quay lại Nhà Hát lớn. Chúng tôi đứng ở vỉa hè góc ngã tư Ngô Quyền – Tràng Tiền phía Bờ Hồ. Trước thềm Nhà Hát Lớn lại thêm cảnh ca nhạc ầm ỹ. Lướt qua, thấy một vài tốp biểu tình lẻ tẻ. Tôi đã gặp được những người quen biết hoặc quen mặt. Công an chìm nổi rất nhiều. Một chiếc xe cảnh sát bắc loa yêu cầu chúng tôi giải tán. Một tay công an vác loa chĩa vào mặt mấy người bắt đi chỗ khác. Chúng tôi, người đi đi lại lại, người đứng yên, người cãi cự lại công an và an ninh.
Tình hình căng thẳng ngay từ khi chưa nổ ra biểu tinh. Linh cảm cho thấy cuộc biểu tình sẽ bị dập tắt.
Đám biểu tình đông dần. Đúng 9 giờ, đoàn người đột ngột đông hẳn lên, các băng rôn, biểu ngữ đồng loạt tung ra. Đoàn người lập tức di chuyển về phía Hàng Khay, những tiếng hô “Đả đảo Trung Quốc”, “Trường Sa – Hoàng Sa – Việt Nam” vang dậy. Tới ngã tư Hàng Khay – Hàng Bài một đoàn dân oan ém sẵn ào ra nhập đoàn. Mọi người đang hô chuyển sang vỗ tay vang dội. Trong đoàn dân oan, đáng chú ý có một chị chống nạng, đi tập tễnh cầm một băng rôn nhỏ bằng vải. Chị liên tục co vào giang ra, mỗi lần như thế, là một lần hô. Có lúc, chị ngã xuống đường, lập tức mọi người xúm lại đỡ chị dậy. Từ đó có một thanh niên luôn đi bên cạnh dìu chị.
Chúng tôi đi được hết Hàng Khay, vào Tràng Thi. Chúng tôi đi được chừng gần nửa giờ, đến siêu thị Nguyễn Kim thì rất đông quân sắc phục công an có, thường phục có ập vào bắt. Hẳn đây là vị trí chúng chọn sẵn Khi ấy, tôi đang đi trên vỉa hè bên phải bỗng giật mình nghe tiếng: “Bắt người, bắt người”. Nhìn sang trái thấy một chiếc xe bus trờ đến từ lúc nào, quang cảnh vô cùng hỗn độn. Tiếng la hét, tiếng chửi, tiếng đe dọa ầm ỹ. Tôi băng sang hô: “Phản đối bắt người”. Chợt nhớ ra chiếc máy điện thoại của tôi đang để ở túi quần, liền quay lại cất vào chiếc cặp đeo trân người, kéo khóa lại. Xong, lại xông vào giành người của mình ra tiếp tục la phản đối. Một tên nói: “Phản đối thì cũng bắt luôn”. Tôi bảo: “Bắt thì không phải cưỡng bước, để tao tự lên xe (sự “tự giác” này khác hẳn khi bi chúng khiêng đi thẩm vấn ở trại Lộc Hà mà tôi sẽ kể sau). Tôi đến cửa xe thấy chật cứng. Loay hoay mãi không lên được vì chúng đang mải giằng co với người chống lại. Một cháu gái (sau tôi mới biết cháu là sinh viên năm thứ 3) đang bị đẩy lên xe. Cháu nói: “Cháu có làm gì đâu mà các chú bắt”. Tôi bảo cháu: “Đừng sợ chúng nó, cứ lên xe đi cháu ạ”. Đợi chúng đẩy cháu lên rồi, tôi lên theo cháu trông chừng. Gói thuốc vừa bóc, bỏ vào túi áo ngực văng ra. Tôi quay lại định nhặt lên thì nó đã biến mất. Kịch bản lặp lại đúng như hôm 17/7 năm ngoái.
Quang cảnh trên xe vẫn tiếp tục hỗn độn bởi giằng co, xô xát, tiếng chửi bới giữa người bị bắt và cảnh sát, an ninh. Một giọng nói phẫn nộ: “Chúng mày làm tay sai cho Trung Quốc. Sau này nó chiếm được Việt Nam chúng mày đừng hy vọng được nó sử dụng. Không bao giờ Tàu Cộng nó lại sử dụng kẻ phản bội nhân dân, phản bội đất nước mình đâu”.
Chúng tôi kéo cửa kính vẫy chào đồng đội còn lại. Tôi hét to kêu tên nhà văn Thùy Linh: “Hãy thông tin ngay cho toàn thế giới biết nhé”. Thùy Linh mỉm cười, vẫy tay chào.
Lúc ấy là 9 giờ 30 phút. Chúng tôi kiểm quân, đếm được 24 người tất cả.
2. Trại Lộc Hà: 

Trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà là địa chỉ quen thuộc của những người biểu tình. Xuống xe, chúng tôi đứng xếp hàng chụp ảnh lưu niệm. Xong chúng lùa chúng tôi vào phòng mà những lần trước chúng tôi đã từng vào. Phòng rộng mênh mông, ước chiều dài tên 20 m, chiều rộng trên 10 mét, treo biển là “Phòng chờ xử lý vi phạm”.

Chúng để chúng tôi nghỉ ngơi uống nước chừng 30 phút rồi kéo đến yêu cầu chúng tôi đi làm việc. Chúng tôi kiên quyết không đi, đấu lý rất căng. Một tay cầm giấy bút gặp từng người hỏi tên. Không ai trả lời.
Chúng quay ra, chắc là bàn bạc. Lúc sau lại kéo đến. Lần này chúng đổi chiến thuật. Khi nãy chỉ người hỏi tên, giờ thì gọi tên tìm người:
–    Ai là Nguyễn Văn Phương nhỉ?
Im lặng
–    Ai là Hà Huy Sơn nhỉ?
Làm gì có luật sư Hà Huy Sơn ở đây. Từ sáng, tôi cũng chẳng nhìn thấy anh đâu. Chắc là cái tên Hà Huy Sơn đã ám ảnh chúng.
Mọi người cười ồ:
–    Về phát lệnh truy nã mà tìm.
Chiến thuật này thất bại. Chúng lại quay ra.
Chúng lại gọi cơm hộp như những lần trước. Thúy Hạnh động viên mọi người ăn để lấy sức chiến đấu. Người thì ăn, người thì không. Xong nghỉ ngơi, nói chuyện, động viên nhau. Tôi dành nhiều thời gian hơn nói chuyện với cháu sinh viên cho cháu an lòng.
1 giờ, đám công an lại kéo đến. Hẳn là chúng xin được chỉ thị của thượng cấp nên lần này cưỡng bức thẳng tay. Mỗi lần cưỡng bức một người, chúng tôi lại xúm lại giằng co. Tiếng la hét, tiếng chửi náo loạn cả phòng.
Nhưng chúng tôi làm sao chống lại được chúng nó khi quân chúng đông hơn chúng tôi, và tất nhiên là cơ bắp có thừa, chỉ thiếu nhân tâm và trí não.
Thế là chúng tôi bị bắt đi từng tốp, từng tốp một.
Nhóm bị bắt có 4 nữ. Sau Đoan Trang, Dương Thị Xuân và cháu sinh viên đi rồi còn lại mình Hạnh. Thấy có hai đứa nữ công an và thêm mấy đứa nam đi theo để giúp sức. Hạnh đang nói chuyện với tôi và Ngô Nhật Đăng, biết đến lượt mình, thanh thản đứng dậy:
– Thôi em đi đây.
Tôi thấy trong lời chào của Hạnh có cái gì đó vừa lạ lại vừa quen, chợt liên hệ đến đoạn hồi ký “Anh Hoàng Văn Thụ ra pháp trường”. Sự so sánh này tuy khác về mức độ nhưng có một cái gì đó rất giống nhau: thanh thản và tự tin, không chút ân hận về việc mình đã làm.
Sau đó, Hạnh có tâm sự: “Lúc chào các anh em nghĩ đến câu thơ trong bài Sóng Côn Đảo của Anh Ngọc “Các đồng chí ở lại, tôi đi Hàng Dương”. Đấy là câu chào của người tù mỗi khi bị đem đi xử bắn.

Em hay khóc, nhưng không hiểu sao những lúc tranh đấu em thấy mình thật mạnh mẽ, chẳng chút yếu đuối. Trước Đức Phật em không dám nói dối, nếu lúc ấy chúng lôi em đi bắn em cũng không mảy may sợ hãi. Đời người ai cũng chết một lần, được sống bằng ấy năm trên đời là một ân huệ rồi“.
Lần này có hai điều khác so với lần trước. Một là chúng cho xe phá sóng áp sát phòng nhốt chúng tôi nên suốt thời gian trong trại, chúng tôi không liên lạc được với ai. Thông tin trong ra và ngoài vào bị bưng kín. Trong trại, tôi không làm sao biết được sau khi chúng tôi bị bắt thì cuộc biểu tình có tiếp tục được không. Cuộc biểu tình của đồng bào Sài Gòn như thế nào, có nổ ra được không.
Hai là chúng thẩm vấn xong ai thì không cho quay lại phòng chờ mà đuổi thẳng ra ngoài cổng, muốn đi đâu thì đi nên chúng tôi không biết được chúng đã làm gì, với những ai.
Sau khi ra hết, chúng tôi mới biết được là với tất cả, chúng khám xét rất kỹ, bắt lăn tay. Ai chịu lăn tay? Ai ký vào biên bản lấy lời khai? ai ký vào biên bản xử phạt hành chính? Những điều này chưa hỏi từng người được.
Được biết, khi bắt ở Tràng Thi, Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Văn Phương bị đánh. Trương Văn Dũng sau khi làm việc xong, chúng đã thả ra nhưng rồi bắt lại. Hai lần, lần nào anh cũng bị đánh. Trường hợp bị đánh tôi chưa nắm được hết.

Phản biểu tình ở Nhà Hát lớn

 Xe phá sóng áp sát phòng chờ xử lý “vi phạm”

 Tư thế của những người bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm

 Công an áp đảo những người bị bắt

Tác giả tại phòng chờ xử lý “vi phạm”

Chị dân oan tập tễnh đi biểu tình
11/12/2012
Nguyễn Tường Thụy.
(Còn tiếp)

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12

(Nhật ký biểu tình ngày 9-12-2012)

Đào Tiến Thi

Giọt máu oan cừu đỏ núi sông
(Võ Liêm Sơn)
PHẦN I: BỊ BẮT
Sau cuộc đàn áp thô bạo ngày 5-8-2012, thì ngay cả những người tích cực nhất cũng chán nản, buông xuôi, phó mặc số phận đất nước về đâu thì về. Nhưng lòng người đâu đâu có dễ yên như thế. Liền trong thời gian rất ngắn, một khoảng một tuần, Trung Cộng giáng liền 3 đòn chí mạng vào nền độc lập chủ quyền của Việt Nam: phát hành hộ chiếu in bản đồ lưỡi bò mà trong đó Việt Nam mất gần hết phần Biển Đông của mình (22-11-2012[1]), tuyên bố khám xét tàu thuyền trong vùng “chủ quyền” (tức đường lưỡi bò, 28-11), cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta (nơi cách đảo Cồn Cỏ có 43 hải lý, 30-11). Vì vậy, cuộc biểu tình ngày 9-12-22012 nổ ra như một hành động tất yếu, tức nước vỡ bờ.
Theo thông lệ của hai kỳ biểu tình trước (hè 2011 và hè 2012), mỗi khi thằng anh Trung Cộng đánh vỗ mặt đểu quá thì Đảng và Nhà nước ta cũng để cho dân ta mở mồm tí chút, tức là thả lỏng một vài cuộc biểu tình đầu (5-6-2011, 1-7 và 8-7-2012, như tiếng “ắng” lên của con chó bị đánh đau. Tuy lần này không ai hy vọng được như thế nữa nhưng một số bác có kinh nghiệm vẫn cho rằng cuộc ngày 9-12 này cũng không đến nỗi quá rắn, tức là họ sẽ đàn áp ở mức “chấp nhận” được. Lúc đầu tôi cũng tin như thế.
Nhưng rồi tôi cảm thấy thấy lần này sẽ khủng bố mạnh hơn, bắt đầu từ trận mưa comment, dấu hiệu phá đám bất thường của an ninh diễn ra trong suốt ngày 8-12 trên Ba Sàm (entry Thông báo tổ chức mít tinh phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, ngày 7-12, cho đến giờ này – 10g ngày 11-12 – có 1421 comment !). Bọn khủng bố bằng bàn phím này giả vờ là người yêu nước để gây nhiễu, khiến ai (chưa có kinh nghiệm) muốn đi biểu tình cũng có phần hoang mang và nản lòng. (Tôi sẽ có bài bàn riêng về chuyện này, nếu có điều kiện).
Và cho đến tối 8-12, những tin tức trên mạng càng cho tôi nhận định về sự quyết tâm đàn áp của chính quyền. Đặc biệt, chiều tối, bác công an khu vực đi họp cuộc họp khẩn cấp về báo cho tôi biết, rằng ngày mai sẽ căng thẳng và khuyên tôi đừng đi nữa. Nhưng tôi vẫn quyết tâm. Tôi cho vào ba lô bàn chải răng, khăn mặt, thuốc men và cả một bộ quần áo ngủ, đề phòng bị bắt giữ qua đêm. Vợ tôi lo lắng bảo: “Biết bị bắt rồi còn đi làm gì?”. Tôi bảo: “Có những việc biết rõ là nguy hiểm nhưng không thể không làm. Nếu mình không đi thì ai đi? Hy vọng giữ được nước bây giờ thực ra chỉ còn vài phần trăm thôi, nhưng còn làm được gì thì vẫn phải làm”. Cho đỡ tủi hổ.
Sáng sớm vợ tôi đi chợ về, đã thấy hai thanh niên đầy khả nghi đứng bên kia đường, đối diện ngõ vào nhà tôi. Ngõ vào nhà tôi ngắn ngủn, chỉ độ hai chục mét nên thỉnh thoảng vợ tôi lại giả vờ ra quan sát và vẫn thấy hai tên ấy. Vợ tôi rất lo, vì hôm nay thằng bé (Đào Lê Tiến Sỹ) đi thi, lỡ nó tưởng đi biểu tình mà tóm rồi giữ chân luôn thì gay quá. Lúc thằng bé đi, vợ tôi lại theo ra. Thằng bé đi khỏi thì hai thanh niên cũng nhổ neo. Có lẽ thấy về nó đi về phía Cầu Giấy, không phải hướng Nhà hát Lớn nên chúng bỏ? Thực ra ban đầu tôi không tin họ là an ninh, vì có thể có sự ngẫu nhiên nào đó. Nhưng về sau cháy Sỹ kể: lúc đang làm bài thi, bỗng thầy giám thị hỏi: “Có Đào Lê Tiến Sỹ đi thi đây không?”. “Có. Thưa thầy có việc gì ạ?”. Giám thị: “Không biết. Thấy trên Khoa điện xuống hỏi”. Thi xong, cô giáo bí thư đoàn của Khoa Văn hỏi: “Em còn đi đâu không?”. “Không ạ”. “Ừ, đừng đi đâu đấy nhé!”. Vậy thì rất có thể hai thanh niên chầu trực nói trên là người nhà nước rồi. Họ không canh tôi mà canh cháu Sỹ. Họ sợ thanh niên hơn.
Sợ trong khi chờ xe bus sẽ gặp rắc rối, và nếu đến sớm cũng dễ gặp rắc rối, tôi đợi sát giờ mới gọi một taxi. Cậu lái xe ngạc nhiên khi thấy tôi đội mũ bảo hiểm và chỉ đến Nhà hát Lớn mà lại đeo ba lô như là đi xa. Tôi nói luôn cho cậu biết là tôi đi biểu tình. Hoá ra cậu thanh niên này chả hề biết những chuyện Trung Cộng gây hấn. Tôi nói tôi đi biểu tình nhiều lần rồi, từng bị bắt rồi, hôm nay phòng trước bị bắt nên trong ba lô này là các vật dụng tối thiểu cần dùng nếu bị bắt. Cậu hết sức ngạc nhiên. Ngạc nhiên về những sự kiện cậu chưa hề nghe. Ngạc nhiên tại sao chống xâm lược mà lại bị bắt. Lúc đến nơi, tôi bảo cho tôi xuống chỗ công viên Tao Đàn, đối diện Nhà hát Lớn, nhưng từ xa thấy nhiều công an ở đó, sợ vạ lây, cậu xin tôi xuống khi còn cách cả trăm mét. Tôi vui lòng. Lúc này là 8g45.
Các bậc cấp và khu vực trống trước Nhà hát Lớn đã được dành cho chương trình ca nhạc “Khát vọng Trẻ” (sao lại có một chủ đề chung chung như vậy?), trống nhạc đã nổi lên bì bùng, nhưng chỉ lóp ngóp vài người. Xung quanh vườn hoa Tao Đàn có một số công an áo xanh lượn lờ.
Không thấy một đám tụ tập nào có vẻ là người đi biểu tình, tôi rảo bước quanh vườn hoa Tao Đàn. Gặp được mỗi bác Tô Oanh (Bắc Ninh), người tôi đã gặp trong mấy cuộc biểu tình trước. Rủ bác ngồi đâu uống nước chờ đợi giờ G nhưng bác nói đang có việc bận. Tôi kiếm được một hàng trà chén trong công viên, vừa uống vừa quan sát. Cách giờ G vài phút vẫn không thấy ai, tôi tiến đến chỗ mép vườn hoa, tiếp cận đám thanh niên đang tụ tập ở bên kia bãi trống trước Nhà hát Lớn để xem có ai “người mình” ở đấy không. Chỉ thấy hầu hết là những thanh niên mặc bluson đen hoặc xanh sẫm, giông giống nhau cả, không có dáng dấp người đi biểu tình, có lẽ họ đi cổ động hay họ chính là các nghệ sỹ đi biểu diễn chương trình “Khát vọng Trẻ” này. Nhưng có lẽ đều không phải, vì sau này tôi thấy lực lượng bắt cóc người biểu tình cũng ăn mặc kiểu như thế. Tôi đánh bạo băng sang, hy vọng gặp “người mình” hoặc có “người mình” ở đâu đó sẽ nhận ra tôi. Thì đúng vậy. Đứng lẫn trong đám thanh niên và cảnh sát này có chị Hiền Giang, bác Lê Hùng và một vài người quen nữa. Tôi mừng rỡ, nhưng lúc này công an đã bắt đầu đuổi “người lạ” ra khỏi khu vực. Chúng tôi bắt đầu lúng túng. Đứng thì không được mà đi khỏi chỗ này thì biết ai khởi sự cho. Tôi rút lá cờ trong túi đưa cho bác Lê Hùng, bảo: “Chú lớn tuổi nhất ở đây, chú tung cờ để tập hợp đi”. Bác Lê Hùng nhận cờ nhưng còn lưỡng lự. Bỗng nhiên chúng tôi phát hiện ngay bên kia đường có khoảng hai chục người, vẻ rất quen, đã tập hợp lại. Chúng tôi ào sang. Gặp anh Nguyễn Tường Thuỵ, các em Minh Hằng, Hạnh, Lê Anh Hùng, Trương Ba Không, cháu Phương và nhiều người quen khác. Vui trào nước mắt! Cờ, biểu ngữ nhanh chóng được tung ra và những tiếng hô đanh thép “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” đã vang lên bất ngờ. Không biết nhiều người nấp ở đâu mà trong mấy phút đã lên đến năm, sáu chục người. Tuy còn ít mà tiếng hô nghe đã vang dội. Có lẽ lòng người tức tưởi bấy lâu, như cái lò xo bị nén chặt, giờ thành năng lượng bật lên, nên thật mãnh liệt. Xe công an cũng nhanh chóng áp sát và phát ra những tiếng chói gắt: “A “nô”, đồng bào chú ý… Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương rõ ràng và kiên quyết bảo vệ chủ quyền “nãnh” thổ, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại hoà bình… Yêu cầu không đứng dưới “nòng” đường… Mọi hành vi cản trở các “nực nượng nàm” nhiệm vụ, gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt…”. Chao ôi, một đoạn văn lủng củng, chẳng ra lý lẽ gì cả, chỉ nặng về đe doạ người biểu tình. Người đọc thì ngọng líu ngọng lo. Có lẽ đây là những lời củ chuối nhất so với tất cả các lời “thuyết phục” trong các cuộc biểu tình trước đó. Có người tức quá quát lên: “Giải thích thế à, hả? Tôi cũng tức nghẹn trong lòng. Biểu tình không là hoà bình, là ngoại giao thì là cái gì? Chúng tôi có ai đem vũ khí không? Có ai làm sướt một lỗ chân lông của một thằng Tàu nào không?
Đoàn người không tụ tập lâu mà tuần hành luôn dọc phố Tràng Tiền, mỗi lúc một đông. Trước khi bị khủng bố có lẽ đến 400 người (nhưng sau biết rằng trong số này có đến 1/4 là an ninh chìm). Tôi thầm nghĩ cứ tốc độ này khi về đến chỗ cắt Điện Biên Phủ – Trần Phú sẽ được đến sáu, bảy trăm. Những tiếng hô lần này nghe phẫn uất lạ thường. Bởi vì chỉ từ tháng tám đến nay Trung Cộng đã ra đòn liên tiếp, bao nhiêu là trò ÁC, BẨN, THÂM ĐỘC và chúng được MẶC SỨC TUNG HOÀNH vì người dân Việt Nam ta đã bị/ được Đảng và Nhà nước ta khoá mồm, khoá tay rồi.
Minh Hằng, sau 5 tháng tù đày (mà phần lớn thời gian ở tù, cô tuyệt thực), lúc mới ra tù thân tàn ma dại, mà hôm nay lại lẫm liệt như hè năm ngoái. Chỉ có mái tóc thì bạc đến nửa, khiến tôi vô cùng xót xa. Và câu khẩu hiệu cô hô nếu ai để ý cũng có khác năm ngoái: “Đả đảo TRUNG CỘNG xâm lược”. Tôi lại gần bảo: “Em hô vừa phải thôi, giữ sức, vì không thể khoẻ như năm ngoái được. Mà em gọi “Trung Cộng” là chính xác lắm”. Minh Hằng bảo: “Đúng thế. Mình nói Trung Cộng nghĩa là không có nhân dân Trung Quốc trong đó. Nhân dân Trung Quốc không có tội, họ cũng khốn khổ vì nhà cầm quyền Trung Cộng”. Tôi cảm phục sự nhận thức của cô.
Tôi thấy một chị có tuổi, cao lớn, chống nạng, thêm một cháu thanh niên dìu đi. Chị đi rất khó khăn, nhưng tinh thần rất hăng hái, tiếng hô của chị vang, đanh, đầy phẫn nộ. Tôi thấy chị quen quen nhưng không thể nhớ chị là ai. Hỏi cháu thanh niên dìu chị, cháu bảo cũng không biết. Nhưng rồi có người giới thiệu ngay cho tôi chị là chị Hài, người trong bức ảnh nổi tiếng về cuộc biểu tình chống Trung Cộng đầu tiên cách đây đúng 5 năm. Tôi bảo: “Chị trong bức ảnh đó thật dũng mãnh. Nhưng hôm nay trông chị già đi nhiều quá, em không nhận ra được”. Chị bảo: “Từ hai linh bảy mà lại”. Thực ra 5 năm đâu phải dài. Chị vốn là dân oan, đã từng đi khiếu kiện khắp nơi. Ngoài nỗi đau Tổ quốc, chị còn nỗi đau và nỗi nhọc nhằn vô tận của người dân oan, bảo không già nhanh sao được.
Vào đường Tràng Thi một đoạn, cuộc tuần hành đang khí thế thì bỗng nhốn nháo. Hàng loạt thanh niên chạy huỳnh huỵch, luồn lách qua đám đông. Những thanh niên này áo bluson đen hoặc xanh sẫm, không hề đeo băng đỏ, rất giống một số thanh niên lúc đứng trước sân Nhà hát Lớn. Có người hô “Bắt người. Đả đảo bắt người”. Tôi chưa rõ chúng bắt ai và bắt ở chỗ nào nhưng cũng vội hô theo “Đả đảo bắt người”. TIếng hô tiếng quát hỗn loạn. Tôi còn đang ngơ ngác thì thấy hai tên nắm hai cánh tay tôi kéo đi, nắm nhẹ thôi, như là kiểu quen nhau. Tôi quát “Làm gì thế” và vằng mạnh cánh tay theo phản xạ tự nhiên. Cả hai tên tuột ra. Chúng tuột tay hay là chúng bỏ tôi để chạy lên hỗ trợ cho đám bắt đang bị chống trả quyết liệt kia thì không rõ. Mà bọn này ở đâu ra đông thế? Chúng bắt người có vẻ rất chuyên nghiệp (sẽ nói thêm ở phần sau). Có mấy cú bắt mà tôi không thể nhìn rõ nạn nhân là ai, vì nó nhanh quá và đám an ninh chìm thì đông quá. Tôi nhận cháu Phương bị chúng bắt rất hung hãn và cháu thì chống trả rất quyết liệt. Người bị bắt thứ hai mà tôi thấy được, cũng là người sau cùng trước khi đến lượt tôi là cô Hạnh. Tôi lao cứu cô nhưng chả ăn thua gì. Rồi không khí bỗng nhiên chìm xuống bất ngờ. Chỉ có tiếng cãi cọ trên xe, còn dưới đường mọi người đã dạt đâu gần hết. Tôi có thể sẽ không bị bắt nếu yên lặng bỏ đi. Trên xe cũng có vẻ chật lắm rồi, không cần bắt thêm nữa. (Xe này bé, cỡ xe 24 chỗ, có lẽ không gọi là xe bus được). Nhưng tôi cảm thấy bỏ đi hay cứ đứng nhìn tuyệt vọng thì tủi hổ quá nên lại tiếp tục hô to: “Đả đảo bắt người trái phép! Đả đảo bắt người trái phép!”. Thế là xuất hiện ngay 3 tên nhào vào bắt tôi. Tôi quát to: “Buông ra. Chúng mày là ai?” Một tên giật biểu ngữ của tôi, nhưng tôi giữ được. Một tên bảo: “Mời bác lên xe”. Tôi nhìn thẳng vào mặt nó, quát to: “Mời hay bắt? Côn đồ thế à? Bắt người trái phép không xấu hổ à?”. Một tên bảo: “Thì mời chú lên xe mà”. Tôi bảo: “A, mời kiểu côn đồ có khác! Thôi để tôi tự đi”. Một tên nói: “Ờ, có thế chứ. Nhẹ nhàng vẫn dễ chịu hơn”. Tôi tức trào tận cổ, không thể tìm ra câu nào đáp lại cho xứng đáng, nhưng rồi cũng nói được một câu: “Ừ, nhẹ nhàng với côn đồ vậy, vì chả còn cách nào khác”. Đến sát cửa xe có một tên công an sắc phục nữa tiếp tay. Chúng ấn tôi vào chiếc ghế ngay sau ca bin.
Tôi là người bị bắt cuối cùng. Bên dưới chật ních và vẫn đang cãi cọ om sòm. Hình như cháu Phương vừa bị đánh, đang phản ứng gay gắt. Anh Tường Thuỵ vốn nho nhã điềm đạm, hôm nay cũng bừng bừng lửa giận. Anh Trương Dũng bị chúng giật máy ảnh phản ứng quyết liệt nhất. Tôi nhận ra hai tên vừa bắt mình liền lấy máy ảnh ra chụp nhưng chúng ngăn lại. Sau một hồi cãi nhau với anh Dũng, một tên bảo đồng bọn: “Thôi cho chụp thoải mái đi, có gì mà sợ”. Không khí trong xe vì thế trở nên trật tự. Tôi lấy máy ảnh chụp hai tên lúc nãy. Sau này mới biết sở dĩ chúng tự tin cho chụp là vì về trại Lộc Hà chúng thu máy ảnh và xoá hết, “không sợ” là phải. (Còn nữa)
[1] Tạm tính từ khi mình “phát hiện”.
ĐTT

Tác giả gửi cho NTT blog

Trần Trương – thứ cá ươn mắm thối của mậu dịch đòi trụ lại thành đặc sản

Khi tôi trả lời bài “Văn học mậu dịch cạn vốn hay phá sản” đăng trên Lê Thiếu Nhơn và Nguyễn Tường Thụy, thì mới đây tôi đọc thấy trên trang Trần Nhương, anh Trần Trương có viết bài “Ông Nguyễn Hoàng Đức lảm nhảm gì đấy?”
Về mặt trình độ, ông Trương toàn dẫn lại lời của tôi, và biện hộ cho cái dở không cãi nổi của các nhà văn mậu dịch, nên không đáng để tôi bàn. Tôi chỉ nêu lên hai ý:
1- Ông Trương viết “Sát nhập hai tạp chí của Hội Nhà Văn VN và tờ báo Văn Nghệ chưa hay thì chúng ta xúm vào viết cho hay đi, Nhà văn chưa tài thì đấy đâu phải là Văn học mậu dịch…”
Tôi xin bàn: Xúm vào viết hay ư, các ông bắt dân tộc này phải xúm vào nghe-xem các ông viết văn đến bao giờ nữa? Triết gia Descartes nói “Phải đổ cả thúng táo đi khi thấy nhiều quả thối”. Trình độ văn chương chữ nghĩa lèo tèo của các ông như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong cái ổ của các ông đã thừa nhận “một bọn giặc già thơ phú lăng nhăng”, bây giờ lại muốn người ta xúm vào để xem phim “hãy đậy đấy” của các ông, một bộ phim mà các ông không đủ tài và chữ để viết kịch bản. Ông cũng là một quả táo thối trong số đó đòi trụ lại để có ngày thành quả tươi ư?
2- Ông Trương viết: “Triết học cho ta sâu sắc hơn, khoa học hơn, nhưng cũng cho ta lòng vị tha hơn, lớn lao hơn và nhận ra lẽ đời trong sáng thật thà hơn, chứ không để ta lý sự với đời và tức tối với đời, thứ triết học ấy chỉ là tư tưởng của cái “lũy tre làng” hẹp khép cổ hủ và hiềm khích kiểu Chí Phèo mà thôi./.”
Ông mong mỏi người ta vị tha mãi mãi vô tận không có điểm dừng cho sự bất tài, co cụm, để các ông ăn hết bả vinh quang ảo tưởng ư? Ông không biết dân tộc ta đang kêu gọi văn hóa từ chức à? Không làm được thì rời bỏ sân khấu cho người khác làm, học hành ký xướng âm không chịu học, cứ giữ rịt sân khấu thổi kèn lá “hát hay không bằng hay hát”, đợi các ông để các ông ăn hết rồi hạ cánh an toàn, và để tương lai của dân tộc chỉ là bã mía các ông để lại à?
Thời bao cấp, nước mắm pha nước cống để có mùi thum thủm giống nhau, cá ươn đổ ra sàn, nhưng vẫn xếp hàng chen ngang để mua cho kỳ được, bởi vì “ăn hay là chết”. Trí tuệ biện hộ đòi ăn cỗ ưu tiên của hệ mậu dịch mãi mãi của ông Trương chỉ là thứ mắm thối cá ươn cứ hứa hão chờ xem sẽ thành đặc sản mà thôi. Ông Trương thử dũng cảm lùi ra sau một tẹo thôi, sẽ thấy thiên hạ bưng lên mâm cỗ không do tem phiếu dồi dào đến mức nào. Thôi văn hóa vô sản của công nông, hay đầu đường xó chợ, hãy học giống Goorki thì còn làm được cái gì cho ngòi bút, chớ lo biện hộ để giữ chỗ thì không làm được cà việc chứng tỏ sự liêm sỉ của mình đâu. Tài năng ít hãy tránh qua một bên đừng để bánh xe lịch sử nghiền thành thứ bùn lầy vô nghĩa.
.
11/12/2012
NHĐ
Tác giả gửi cho NTT blog

Trên các bờ sông Mê Kông

Giới thiệu sách 

Huỳnh Văn Úc

 .
Trên các bờ sông Mê Kông (На берегах Меконга)-bản dịch tiếng Việt của Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam  là hồi ký của đại tướng Liên Xô Filippovich Krivda (1923-1998) viết về những năm tháng giai đoạn 1982-1984 trên cương vị Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời phụ trách Đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Sau đây là một trích đoạn trong hồi ký viết về chuyến đi thị sát mặt trận phía bắc của tướng Krivda:

Hồi 7:00 h ngày 04 tháng 10/1983 chúng tôi bay bằng trực thăng về hướng Lạng Sơn. Đầu tiên chúng tôi phải có mặt tại Quân khu 1 nghe trung tướng Tư lệnh Quân khu Đàm Quang Trung báo cáo tình hình. Ông là một trong những chỉ huy quân sự lâu đời và giàu kinh nghiệm nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bộ tham mưu Quân khu đặt trụ sở tại một ngôi làng nhỏ. Chúng tôi được đón tiếp bởi Tư lệnh quân khu, cố vấn Tư lệnh quân khu tướng V.A.Kaverin, cố vấn cho Tham mưu trưởng quân khu tướng Shmelev. Đàm Quang Trung đã quen thuộc với tôi ngay từ hồi ở Ulan-Ude, và chúng tôi gặp nhau như những người bạn tốt. Sau cuộc tiếp đón, trong cuộc họp hai giờ chúng tôi nghe báo cáo tình hình của vị Tư lệnh quân khu. Qua báo cáo ta có thể cảm thấy sự hiểu biết rất tốt về tình hình ở tất cả các hướng trong các khu vực phòng thủ của quân khu. Sau báo cáo, chúng tôi đi sâu phân tích các vấn đề trang thiết bị kỹ thuật và công trình cho tuyến phòng thủ của các sư đoàn và quân đoàn, việc sử dụng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ các tỉnh và các huyện. Vấn đề này đã được đặt ra từ thời G.I.Obaturov, nhưng không được dẫn dắt tới cùng. Chúng tôi phải thảo luận về nó một lần nữa và thuyết phục các đồng chí Việt Nam, rằng tất cả bộ đội trong khu vực các sư đoàn, quân đoàn, quân khu phải hành động theo cùng một ý đồ và kế hoạch tác chiến duy nhất khi tiến hành các chiến dịch phòng thủ. Có những vấn đề khác phát sinh, đặc biệt về việc xây dựng mạng lưới đảm bảo hậu cần. Một điều rõ ràng là cách tiếp cận rập khuôn có thể tạo ra mối nguy hại lớn trong trường hợp có cuộc tấn công bất ngờ của đối phương. Kẻ thù có thể chiếm lĩnh các cao điểm khống chế cốt lõi, và từ đó đặt các đơn vị quân đội lớn và nhỏ đang phòng thủ vào vị thế khó khăn. Chúng tôi đi đến kết luận rằng xây dựng tuyến đảm bảo như vậy là không thể. Cần phải tiếp cận việc xây dựng nó một cách khôn ngoan, không nhường cho đối phương các điểm cao khống chế trên các hướng trọng yếu. Các đồng chí Việt Nam đã đồng ý với quan điểm này và tự giác ủng hộ nó.


Sau đó chúng tôi bay tới bộ tham mưu quân đoàn 1. Đón chúng tôi là Quyền Tư lệnh quân đoàn đại tá Tâm. Tại bộ tham mưu, chúng tôi nghe quyền tư lệnh quân đoàn báo cáo. Tham dự có tướng Kaverin và tướng Goldin. Theo kế hoạch thì chúng tôi phải đến thăm một sư đoàn bộ binh, nghe báo cáo của tư lệnh sư đoàn, thăm tuyến trước của khu vực phòng thủ. Trong chiếc máy bay trực thăng đầu tiên là tư lệnh quân khu Đàm Quang Trung bay cùng với một nhóm các tướng lĩnh và sĩ quan. Chúng tôi bay theo họ trong gián cách tầm nhìn thấy được. Nhưng đã có điều gì đó bất ngờ. Phi hành đoàn của chiếc máy bay trực thăng không thể tìm thấy bãi đáp đã được chuẩn bị và trong khi vòng vòng tìm kiếm nó, đã bay vào lãnh thổ của Trung Quốc sâu đến 3-4 km. Khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay trực thăng, thì thấy các chiến hào của đối phương đâm về hướng Việt Nam. Tôi ra lệnh thực hiện vòng ngoặt gấp về bên trái và ngay lập tức bay thoát ra bởi chúng tôi có thể dễ dàng bị bắn hạ bằng súng máy thông thường. Cảm ơn Chúa, chúng tôi đã không bị trừng phạt. Rõ ràng công tác phòng không của người Trung Quốc đã thiết lập sai. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy bãi đáp trong một lòng chảo nhỏ giữa các dãy núi và thực hiện hạ cánh thành công.
Đọc đoạn hồi ký này chúng ta có thể thấy:
– Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov là Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước năm 1982, người mà ông Krivda đến thay phiên.
– Cố vấn quân sự Xô Viết có mặt ở cấp Quân khu và có thể có ở cấp thấp hơn (cố vấn Tư lệnh quân khu tướng V.A.Kaverin, cố vấn cho Tham mưu trưởng quân khu tướng Shmelev)
– Cố vấn quân sự Xô Viết đích thân đi thị sát mặt trận phía bắc bằng trực thăng và trực tiếp chỉ đạo việc bố trí binh lực và khí tài.
1
<= Ảnh: Lính Trung Quốc đứng cạnh những người lính Việt Nam đã anh dũng hy sinh

Quảng thời gian 1982-1984 là giai đoạn rất căng thẳng trong cuộc chiến tranh Trung-Việt kéo dài mười năm từ 1979 đến 1989. Mặc dù có sự hỗ trợ chí tình của Liên Xô về binh khí kỹ thuật cũng như cố vấn quân sự nhưng năm 1984 Việt Nam đã không giành lại được Cao điểm 1509 (Núi Lão Sơn). Kế hoạch hành quân có mật danh “ MB84-thu hồi lãnh thổ” bắt đầu ngày 2/5/1984 và kết thúc ngày 14/7/1984 bằng một trận đánh giáp lá cà đẫm máu. Với số thương vong quá lớn Việt Nam chịu để mất cao điểm 1509 vĩnh viễn vào tay Trung Quốc.
 HVU
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 12/12/2012, in Báo chí.

9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 1)

9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 1)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

.

Ngày 9/12/2012 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử như một sự kiện oanh liệt của những người yêu nước Sài Gòn – Hà Nội. Cuôc biểu tình tuy bị dập tắt nhanh chóng nhưng đã nổ ra, đầy mưu trí, dũng cảm. Họ bị bắt, bị đánh, bị giam giữ khi cất lên những tiếng hô phản đối nhà cầm quyền Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trong sự kiện này, nhà cầm quyền đã đi thêm một bước vô cùng nguy hiểm trong việc chà đạp lên luật pháp: đàn áp, bắt bớ, đánh đập, khám xét người bị bắt một cách hết sức trắng trợn, thô bạo và hung dữ, không có một cơ sở pháp luật nào.

Ở Việt Nam, cũng giống như các nước khác là có hiến pháp, có pháp luật, tuy còn nhiều điều bất cập. Thế nhưng, ngành công an, đươc coi là bảo vệ pháp luật lại chà đạp lên pháp luật một cách ngang nhiên nhất. Điều đó có nghĩa là, có những lực lượng đứng trên luật pháp. Khác với luật pháp được thể hiện bằng lời văn, chúng hành xử theo ý muốn cá nhân hoặc nhóm lợi ích, bằng chỉ thị miệng chứ không bao giờ bằng văn bản.

Có một điều chắc chắn là họ đã nhầm lẫn. Nhiều khi cuống lên, cách xử lý vốn đã ngu dốt, lại càng ngu dốt hơn. Những thập niên cuối của thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 21 đã khác rất nhiều so với trước đó. Dù còn đau khắp mình, tôi cố gắng gượng dậy để ghi lại những gì còn nhớ được trong cái ngày gọi là oanh liệt, căm phẫn, hèn hạ, nhục nhã … tùy theo từng đối tượng, tùy theo họ xếp mình vào loại nào.

Tiếp tục đọc

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9 tháng 12

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12

(Nhật ký biểu tình ngày 9-12-2012)

Đào Tiến Thi

Giọt máu oan cừu đỏ núi sông

(Võ Liêm Sơn)

PHẦN I: BỊ BẮT

Sau cuộc đàn áp thô bạo ngày 5-8-2012, thì ngay cả những người tích cực nhất cũng chán nản, buông xuôi, phó mặc số phận đất nước về đâu thì về. Nhưng lòng người đâu đâu có dễ yên như thế. Liền trong thời gian rất ngắn, một khoảng một tuần, Trung Cộng giáng liền 3 đòn chí mạng vào nền độc lập chủ quyền của Việt Nam: phát hành hộ chiếu in bản đồ lưỡi bò mà trong đó Việt Nam mất gần hết phần Biển Đông của mình (22-11-2012[1]), tuyên bố khám xét tàu thuyền trong vùng “chủ quyền” (tức đường lưỡi bò, 28-11), cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta (nơi cách đảo Cồn Cỏ có 43 hải lý, 30-11). Vì vậy, cuộc biểu tình ngày 9-12-22012 nổ ra như một hành động tất yếu, tức nước vỡ bờ.

Tiếp tục đọc

Trần Trương – thứ cá ươn mắm thối của mậu dịch đòi trụ lại thành đặc sản

Trần Trương – thứ cá ươn mắm thối của mậu dịch đòi trụ lại thành đặc sản

                                                            Nguyễn Hoàng Đức

Khi tôi trả lời bài “Văn học mậu dịch cạn vốn hay phá sản” đăng trên Lê Thiếu Nhơn và Nguyễn Tường Thụy, thì mới đây tôi đọc thấy trên trang Trần Nhương, anh Trần Trương có viết bài “Ông Nguyễn Hoàng Đức lảm nhảm gì đấy?”

Về mặt trình độ, ông Trương toàn dẫn lại lời của tôi, và biện hộ cho cái dở không cãi nổi của các nhà văn mậu dịch, nên không đáng để tôi bàn. Tôi chỉ nêu lên hai ý:

1-    Ông Trương viết “Sát nhập  hai tạp chí của Hội Nhà Văn VN và tờ báo Văn Nghệ chưa hay thì chúng ta xúm vào viết cho hay đi, Nhà văn chưa tài thì đấy đâu phải là Văn học mậu dịch…”

 

Tiếp tục đọc

Trên các bờ sông Mê Kông

Giới thiệu sách 

Trên các bờ sông Mê Kông

Huỳnh Văn Úc

 .

Trên các bờ sông Mê Kông (На берегах Меконга)-bản dịch tiếng Việt của Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam  là hồi ký của đại tướng Liên Xô Filippovich Krivda (1923-1998) viết về những năm tháng giai đoạn 1982-1984 trên cương vị Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời phụ trách Đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Sau đây là một trích đoạn trong hồi ký viết về chuyến đi thị sát mặt trận phía bắc của tướng Krivda:

Tiếp tục đọc