Archive | 22/12/2012

Vào cửa quan

Truyện ngắn của Nguyễn Tường Thụy

..
1Lần đầu tiên làm cái việc đi đút lót mà trên sách báo, văn bản người ta hay gọi là hối lộ, đối với hắn quả là khó khăn. Việc này trước đây hắn thường đùn đẩy cho vợ.

Nhưng hôm qua, vợ hắn bảo:

– Tới đây cái Ly đẻ, em sẽ đi Sài Gòn một thời gian trông con cho vợ chồng nó. Anh phải thay em làm tất cả nên tập lo dần là vừa. Ngày kia, anh đi nộp đơn, em đã chuẩn bị tiền nong đầy đủ.

Hắn ngạc nhiên:

– Đi nộp đơn, lít xăng, chén nước cùng lắm là vài cốc bia, có gì mà phải chuẩn bị.

– Giời ạ. Anh như người trên mây ấy. Bây giờ đi làm cái gì cũng phải có tiền, không thì đừng nghĩ đến chuyện được việc gì.


Hắn vẫn chưa thông:

– Nhà thằng Manh chiếm đất nhà mình, phạm pháp rõ ràng mà kiện nó vẫn phải mất tiền là sao. Tưởng nó muốn giảm tội thì mới phải đút lót chứ?

– Anh chẳng hiểu gì cả. Thằng bị kiện phải đút, thằng đi kiện cũng phải đút, đứa nào đút nhiều hơn thì mới mong thắng. Đúng sai là ở họ chứ đâu phải ở pháp luật. Người ta coi luật pháp là cái gì đâu.

Hắn tìm cách thoái thác:

– Anh không đi đâu, ngượng lắm. Người ta làm việc đã được trả lương. Mình làm thế, chẳng hóa ra coi thường người ta, xúc phạm đến nhân phẩm của họ, coi uy tín, danh dự cán bộ nhà nước chỉ bằng mấy triệu đồng sao?

Vợ hắn cáu:

– Chúng nó làm quái gì có nhân phẩm mà xúc phạm. Anh mà biết ngượng thì đừng sống ở cái xã hội này nữa.

Độ này vợ hắn ăn nói bừa bãi quá, mở miệng ra là nói đến tiêu cực xã hội. Hắn đi học, người ta dạy hắn rằng đó là tàn dư của chủ nghĩa tư bản. Thế mới phải trải qua thời kỳ quá độ. Vợ hắn suốt ngày lo chạy chợ rồi chúi đầu vào việc hầu hạ chồng con, làm sao hiểu được những điều sâu xa ấy.

Từ trước đến nay, bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra làm thiệt hại cho nhà hắn mà toàn do người khác gây nên cả. Vợ chồng hắn gửi đơn từ đi khắp nơi nhưng cuối cùng không cơ quan nào giải quyết. Hỏi riết thì họ trả lời rằng nội dung đơn kiện của nhà hắn “không có cơ sở” hoặc là chuyển đơn về chính cái cơ quan bị nhà hắn kiện để trả lời hắn. Những ai thạo đời thì bảo nhà hắn thua bên kia vì tiền.

Lần này, nhà hắn bị hàng xóm phá tường chiếm mất chục mét vuông đất. Vợ chồng hắn lại phải làm đơn kiện. Chẳng lẽ cứ để cho đứa nào muốn làm gì nhà hắn thì làm.

Hôm đi nộp đơn, vợ hắn dặn dò thật kỹ, còn lường trước tất cả những tình huống có thể xảy ra. Cô làm sẵn cho hắn mấy cái phong bao mỏng để xử lý ở các cửa.

Hắn tới cổng cơ quan, thấy mở liền dắt xe vào. Một tiếng gọi giật giọng:

– Anh kia! đi đâu?

Hắn giật mình đánh thót:

– Dạ! em vào nộp đơn …

– Đơn gì?

Nhớ đến lời vợ dặn, hắn vội móc ra chiếc phong bì nhét vào túi anh gác cổng. Anh ta chẳng cần đọc xem đơn gì, trả hắn rồi chỉ cho cho hắn lối vào nơi cần nộp đơn tên người cần gặp một cách cặn kẽ.

Hắn nhận chiếc vé gửi xe làm bằng vỏ bao thuốc lá vinataba, rụt tè hỏi:

– Thế để xe ở đâu anh.

Tay gác cổng nhìn cái dáng vẻ ngờ nghệch của hắn, thương hại:

– Anh mới đến lần đầu à. Cứ đi vào, để ở đâu cũng được.

Thế thì tiện, chứ cơ quan rộng mênh mông thế này, đi bộ có mà chết. Xung quanh lại có tường bao, thật an toàn. Cổng thì đã có bảo vệ kiêm thu tiền. Hắn thấy nhiều người ra vào nhưng không lấy vé, chắc là người trong cơ quan. Hắn nghĩ: vậy là cái vé của hắn là vé vào cổng chứ đâu phải là vé gửi xe. Hắn có tự trông được thì người ta vẫn bắt lấy vé cơ mà. Chẳng lẽ cả cơ quan này là một bãi giữ xe. Nhưng thôi, đấy là việc của họ, mấy nghìn đồng tiền vé chưa ảnh hưởng gì đến bát cơm nhà hắn. Hắn đang lo một việc quan trọng hơn nhiều cơ.

Hắn dựng xe trước phòng tiếp dân rồi ngồi chờ. Lúc này có sáu người ngồi ở hàng ghế kê ngoài hành lang. Cửa phòng tiếp dân bịt bằng kính trong suốt nhưng bên trong lại được che bằng rèm màu xanh lơ dìu dịu, cứ mấy phút lại hé cho một người ra để người tiếp theo vào. Kể cũng nhanh. Chừng 30 phút sau thì đến lượt hắn.

Lúc này thì hắn đã có chút kinh nghiệm. Tránh bị quát phủ đầu, hắn kẹp luôn cái phong bì vào tờ đơn. Cán bộ tiếp dân nhìn đơn đọc tên, địa chỉ của hắn rồi ghi vào giấy biên nhận. Không thấy anh ta hỏi giấy tờ tùy thân. “Chắc cái phong bì đã thay cho chứng minh thư” – tự nhiên hắn có ý nghĩ đen tối thế.

Hắn thăm dò:

– Đơn của em giải quyết có nhanh không ạ

– Cái đó còn tùy, có thể nhanh, có thể chậm.

Hắn hiểu ý, đặt lên một chiếc phong bì nữa.

Anh ra chiều suy nghĩ một lúc:

– Thôi được, đơn của anh tôi sẽ trình ngay. Chắc chỉ trong vòng dăm ngày anh sẽ nhận được giấy mời.

***

Bốn ngày hôm sau thì hắn nhận được giấy mời đến phòng số 21 tầng 2 nhà D3 gặp ông Lưu để giải quyết. Trước khi đi, vợ hắn nhét 300 đô la vào phong bì đưa cho hắn.

Tới nơi, hắn lại bị hỏi y như lần trước. Hắn ranh mãnh:

– Sếp gọi em đến để giải quyết cái đơn hôm trước mà. Chắc anh quên em rồi.

Tay gác cổng nhớ ra, gúi vào tay hắn chiếc vé gửi xe rồi cho hắn vào.

Đến chân cầu thang, hắn gặp thằng Manh, cái thằng đã cướp đất của hắn sáu hôm trước đi xuống. Không biết nó đi đâu. Chẳng lẽ nó cũng đi kiện hắn, vừa ăn cướp, vừa la làng chăng. Nó nhìn hắn, vẻ mặt vênh váo đầy thách thức. Tất nhiên chẳng đứa nào hỏi đứa nào.

Hắn tới cửa phòng làm việc có gắn số 21, gõ nhẹ hai tiếng rồi đứng chờ.

Một tiếng nói lạnh lùng và đanh gọn:

– Mời vào.

Hắn run run đẩy cửa vào:

– Dạ, chào anh … báo cáo anh, em …

Rồi khúm núm đưa giấy mời ra, lập bập trình bày nội dung sự việc.

Ông cán bộ tên Lưu hỏi:

– Đất nhà anh có sổ đỏ chưa?

– Dạ chưa, nhưng là đất ở lâu năm. Chúng em vẫn đóng thuế nhà đất hàng năm đầy đủ …

Ông ta phẩy tay ra hiệu cho hắn ngừng nói:

– Vấn đề là ở chỗ ấy. Anh chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nghĩa là nhà nước chưa công nhận quyền sử dụng đất cho anh. Thằng kia nó chiếm đất của anh, ai cũng biết. Nhưng về mặt pháp luật, bảo là đất của nhà anh thì không có cơ sở.

“Lại không có cơ sở” – hắn chán nản nghĩ. Vậy là mình dại rồi. Đúng ra hôm ấy, hắn phải đánh nhau với nhà thằng Manh không cho nó chiếm đất. Nó có kiện nhà hắn đánh nhà nó thì dựa trên cơ sở nào. Ai quay phim, chụp ảnh để làm bằng chứng.

Ấy là lúc điên điên lên thì hắn nghĩ thế thôi chứ làm sao mà hắn dám đi đánh nhau với người khác vì hắn là con người được giáo dục tử tế. Và chính cái sự tử tế ấy đã hại hắn, làm hắn khốn khổ bao nhiêu rồi.

Sực nhớ ra, hắn rút cái phong bì khẽ khàng đặt lên bàn.

Ông Lưu mở luôn phong bì ra. Đếm xong, ông ta đặt xuống bàn rồi lấy trong ngăn bàn một cái phong bì khác, rút ra xòe cho hắn xem sáu tờ bạc mệnh giá 100 đô là Mỹ:

– Của thằng kia đấy. Nó sai nhưng cái lý của nó (ông vỗ ba đầu ngón tay vào cái phong bì của thằng kia) gấp đôi lý của anh (vỗ vào phong bì của hắn). Cái chỗ đất ấy anh bảo của anh nhưng nó cũng cãi là của nó. Thế thì tốt nhất là nên hòa giải, hai bên chia đôi. Nếu anh đồng ý thì tôi cho gọi cả hai bên đến. Vậy là mỗi bên được một nửa mà tiền nó lại mất nhiều hơn anh, thế là coi như anh thắng nó. Được cái thuận cho các anh là hai bên đều biết “giá thị trường”. Nếu phải quay về lấy thêm thì mất một lần đi lại nữa. Còn nếu anh không nghe, đi kiện đâu thì đơn cũng về đây thôi. Tôi thấy anh có vẻ thật thà nên tôi cũng nói thật.

Trước khi hắn về, ông ta còn cẩn thận sờ hai túi quần của hắn xem có máy ghi âm, máy ảnh gì không rồi đẩy hắn ra, đóng sập cửa lại.

***

Hắn khoe với vợ:

– Thắng rồi em ạ. Mà nó lại phải mất nhiều tiền hơn mình. Tưởng thế nào chứ đút lót cũng dễ. Hết bao nhiêu, người ta nói thẳng, may mà hôm nay vừa đủ. Nếu thừa chắc họ trả lại. Đỡ phải băn khoăn. Thế mà em cứ dạy anh mãi.

Vợ hắn toe toét:

– Em đã bảo mà. Cái gì cũng có giá của nó. Giá cả rõ ràng như vậy lại hóa hay. Những lần trước mình thua chỉ tại vì không biết giá. Hóa ra cơ chế bây giờ cũng thoáng thật. Nói toạc, không úp mở.

Rồi cô bắt hắn kể tỉ mỉ diễn biến đưa đến cái chiến thắng hôm nay như thế nào. Nghe hắn kể xong, cô rít lên:

– Giời ơi! thế mà bảo thắng là sao?

Hắn nhớ đến lời phân tích của ông Lưu, liền giải thích lại cho vợ:

– Thì nó được năm mét vuông, mình cũng được năm mét vuông. Mà tiền nó lại mất gấp đôi mình, chả thắng là gì.

– Nó bịp anh rồi. Sao đầu óc anh tối tăm thế. Cả mười mét vuông ấy là đất của mình. Mình sử dụng ổn định từ trước khi có Luật đất đai. Nó chỉ mất sáu trăm đô mà được năm “mét”. Còn mình mất không năm “mét” cho nó lại còn tiền phong bao mấy hôm nay nữa. Vậy thắng ở đâu?

Ừ nhỉ. Tại lúc ấy hắn sợ quá nên không nghĩ ra. Hắn tức lắm. Chợt nhớ tới lời ông Lưu nói, hắn thách lại vợ:

– Nếu em không nghe thì cứ việc kiện đâu thì kiện. Cuối cùng đơn cũng về tay ông ta thôi.

Sự thật cay đắng đó không phải là vợ hắn không biết vì chính nhà hắn đã từng nhiều lần gặp phải cũng như biết bao dân oan khác. Nhưng việc hắn nhắc lại lời ông Lưu đã làm cho cô nhụt chí.

Vợ chồng hắn ngao ngán nhìn mảnh đất nhà hắn ngày càng bé đi. Liệu rồi hắn có giữ nổi phần đất còn lại không? Ai là người bênh vực hắn?

Hắn chợt nghĩ: hay là bán nhà đi chỗ khác ở. Nhưng hắn vội gạt ngay: đi đâu bây giờ? Tài cán của hắn chỉ cho phép hắn loanh quanh trong biên giới này thôi. Thôi thì đành cố chịu, chờ cho qua cái thời kỳ gọi là quá độ. Nhưng chờ đến bao giờ?

NTT

Vào cửa quan

Vào cửa quan

.Truyện ngắn của Nguyễn Tường Thụy

 .

1Lần đầu tiên làm cái việc đi đút lót mà trên sách báo, văn bản người ta hay gọi là hối lộ, đối với hắn quả là khó khăn. Việc này trước đây hắn thường đùn đẩy cho vợ.

Nhưng hôm qua, vợ hắn bảo:

– Tới đây cái Ly đẻ, em sẽ đi Sài Gòn một thời gian trông con cho vợ chồng nó. Anh phải thay em làm tất cả nên tập lo dần là vừa. Ngày kia, anh đi nộp đơn, em đã chuẩn bị tiền nong đầy đủ.

Hắn ngạc nhiên:

– Đi nộp đơn, lít xăng, chén nước cùng lắm là vài cốc bia, có gì mà phải chuẩn bị.

– Giời ạ. Anh như người trên mây ấy. Bây giờ đi làm cái gì cũng phải có tiền, không thì đừng nghĩ đến chuyện được việc gì.

Biết thì thưa thốt

Huỳnh Văn Úc

 .
Biết thì thưa thốt/Không biết thì dựa cột mà nghe là câu thành ngữ mà ai cũng biết. Riêng ông Đại tá-Phó Giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú của Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh thì không biết có câu thành ngữ này nên đã đăng đàn diễn thuyết trước cử tọa là lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên các  trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Trong bài diễn thuyết ông đã phô bày sự dốt nát của mình về nhiều phương diện mà nhiều bài viết đã phân tích. Tôi muốn viết thêm về sự thiếu hiểu biết của ông Trần Đăng Thanh qua một đoạn nhỏ sau đây trong bài nói của ông.
Trích: Hiện nay, Mỹ và Nato đang bỏ ra 170 tỷ đô la để xây một hệ thống phòng thủ tên lửa ta gọi tắt là NND. Nhưng Liên bang Nga đã chế tạo ra loại tên lửa Skender tầm bắn 11 nghìn … (không nghe rõ), 11.700 cây số có thể xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ tên lửa. Và cách đây khoảng hơn hai tháng, ông Tổng thống Putin và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố trước 50 nguyên thủ quốc gia và Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Châu Âu, Châu Á rằng: Liên bang Nga sẽ sẵn sàng tiến công chặn trước, đánh đòn phủ đầu với tất cả các cơ sở hạt nhân, các cơ sở tên lửa gồm những quốc gia nào đe dọa an ninh nước Nga. Và người Nga họ nói, họ sẽ làm được”. Chỉ trong một đoạn ngắn của bài diễn thuyết ông Trần Đăng Thanh đã phạm hai sai lầm mà một người mang quân hàm đại tá như ông không nên mắc phải:
– Thứ nhất Hệ thống Phòng thủ tên lửa của Mỹ (National Missile Defense) gọi tắt là NMD chứ không phải là NND.
– Thứ hai Liên bang Nga không có loại tên lửa nào là Skender có tầm bắn hơn mười một nghìn cây số. Tên lửa đạn đạo cấp chiến lược trang bị cho quân đội Nga có hai loại: Bulava và Topol-M. Bulava (Булава) là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân Project 955 lớp Borey của Hải quân Nga sử dụng nhiên liệu rắn, nặng 36,8 tấn, có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 8.000 km. Một số thông số: phần chiến đấu nặng 1150 kg; chiều dài 12,1 mét; đường kính tầng một 2 mét. Còn Topol-M (Тополь-М) là tên lửa đạn đạo được chế tạo sau khi Liên Xô giải thể. Nó có chiều dài 22,7 mét, đường kính thân tầng một 1,9 mét, khối lượng lúc khởi động là 47.200 kg, phần chiến đấu nặng 1200 kg, mang một đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 800 kiloton, tầm bắn tối thiểu 2000 km, tối đa 10.500 km, có thể bắn trúng mục tiêu với sai số 200 mét. Topol-M được phóng đi từ hầm hoặc từ dàn phóng di động MZKT-79.221 Universal 16 bánh.
Cũng có thể ông Trần Đăng Thanh phát âm không rõ nên người gỡ băng ghi âm ghi nhầm Iskander thành Skander. Nhưng dù cho ông đại tá có nói đúng tên của loại tên lửa Iskander thì ông cũng đã nhầm lẫn một cách tai hại. Iskander (Искандер) là tổ hợp tên lửa đường đạn cấp chiến dịch chiến thuật của Nga có tầm bắn tối đa 400 km, dùng kỹ thuật plasma để tàng hình tránh sự theo dõi của rađa đối phương. Đội hình chiến đấu của một đơn vị có trang bị Iskander gồm có: ảnh HVUcác xe mang phóng tự hành 9P78E; các xe chở đạn 9T250E; xe chỉ huy; xe đảm bảo tham số phóng; xe bảo dưỡng kỹ thuật.
Kết thúc bài viết này một lần nữa tôi muốn nhắn nhủ ông Trần Đăng Thanh: Biết thì thưa thốt/Không biết thì dựa cột mà nghe.
 Ảnh: Tên lửa Topol-M trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức 9/5/2010

HVU
Tác giả gửi cho NTT blog
This entry was posted on 22/12/2012, in Báo chí.

Biết thì thưa thốt

Biết thì thưa thốt

Huỳnh Văn Úc

 .

Biết thì thưa thốt/Không biết thì dựa cột mà nghe là câu thành ngữ mà ai cũng biết. Riêng ông Đại tá-Phó Giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú của Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh thì không biết có câu thành ngữ này nên đã đăng đàn diễn thuyết trước cử tọa là lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên các  trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Trong bài diễn thuyết ông đã phô bày sự dốt nát của mình về nhiều phương diện mà nhiều bài viết đã phân tích. Tôi muốn viết thêm về sự thiếu hiểu biết của ông Trần Đăng Thanh qua một đoạn nhỏ sau đây trong bài nói của ông.

Tiếp tục đọc

Ông Trần Đăng Thanh gặp hạn

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Cứ theo như ông Thanh khoe thì ông từng đi giảng rất nhiều nơi cho nhiều đối tượng, toàn là thành phần trí tuệ cả. Thế nhưng lần này ông mới gặp hạn.
Chẳng phải những lần giảng bài trước đó, ông giảng hay, giảng đúng. Lần này không may cho ông, có người nghe ông giảng ngứa tai quá liền ghi âm những “lời vàng ý ngọc” của ông nộp ngay cho nhật báo Ba Sàm. Thế nên trình độ của ông, tư duy của ông mới lộ ra. Chắc các bài giảng trước của ông cũng rưa rứa cả nhưng có điều người ta nghe thoáng qua, hoặc vừa nghe vừa đeo kính đọc báo, hoặc biết kiến thức của ông khiếm khuyết nhưng dễ dãi cho qua.
Nhưng lần này thì không thế. Băng ghi âm đấy, lại thêm cái ông Ba Sàm dày công và rất nhanh nhẹn nữa, gỡ đoạn băng gần 2 giờ đồng hồ huyên thuyên của ông nên mới ra cơ sự thế này.

Trong hai ngày qua, sơ sơ đã có khoảng 25 bài phản đối ông được điểm trên trang Ba Sàm. Trên mạng facebook thì khỏi phải nói. Còn bài giảng của ông đăng trên Ba Sàm thì số comment lên tới mức kỷ lục, lúc này đã 700 “còm” có lẻ. Không biết trong số ấy, có cái “còm” nào ủng hộ ông không.
Người ta phản đối ông Thanh nhiều mặt, lại còn phát hiện ra kiến thức của ông có rất nhiều điểm sai. Giáo sư Hà Văn Thịnh đã chỉ ra ông vừa ấu trĩ, vừa lú lẫn, vừa hổng về kiến thức. Tác giả Đặng Chí Hùng thì gói gọn trong ba chữ: Dốt, láo, lừa và kết luận ông “ngu toàn tập”.
Thì ra nếu chỉ nghe ông thao thao bất tuyệt trong 2 giờ đồng hồ không nghỉ, cứ tưởng ông hùng biện lắm. Đến khi nghe kỹ thì mới thấy, để nói được như ông, không cần nhiều kiến thức lắm vì ông nói vung vít. Nói vung vít trong 2 giờ thì chỉ cần có đủ hơi, đủ sức khỏe là được.
Có hai vấn đề tôi quan tâm hơn cả trong bài phát biểu của ông.
Thứ nhất là việc ông bắt người khác phải mang ơn Trung Quốc, căm thù Mỹ trong khi công luận Việt Nam thì gần như ngược lại. Không biết trong 90 triệu dân VN, có bao nhiêu người ghét TQ, bao nhiêu người ghét Mỹ nhưng tôi cho rằng, nếu làm một cuộc điều tra thì số người ghét TQ sẽ là con số áp đảo, còn số ghét Mỹ hay ghét cả hai chỉ là con số rất nhỏ. Có lẽ trang Ba Sàm nên thực hiện ngay cuộc thăm dò này.
Khi ông Thanh nói không quên TQ “từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta” thì ông lại lờ đi điều này: trước khi Mỹ rút đi đã để lại miền Nam một cơ sở vật chất (trong đó có hạ tầng) khổng lồ. Tôi có ông chú ruột (vốn là một chính ủy trung đoàn thời chống Pháp rồi chuyển ngành) sau biến cố 30/4/1975 vào miền Nam chơi. Khi trở ra, ông nói chuyện với bố tôi: riêng Mỹ đầu tư vào cảng Đà Nẵng đã bằng các nước XHCN viện trợ cho ta trong 10 năm. Không biết lời ông chú tôi nói chính xác đến đâu nhưng rõ ràng tiền của của Mỹ đổ vào miền Nam và phần để lại cho VN thừa hưởng sau chiến tranh là rất lớn. Ngoài ra, Mỹ và chế độ cũ ở miền Nam đã để lại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau này, miền Bắc áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung của CNXH nhưng tư duy kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn còn sức sống dai dẳng. Đến khi sang thời kỳ gọi là đổi mới thì quan hệ sản xuất tư bản lại có đất phát huy tuy chưa phải là mầu mỡ bởi cái đuôi định hướng XHCN. Điều đó giải thích tại sao, tư duy kinh tế của người miền Nam nhạy bén hơn người miền Bắc.
Ngoài ra, VN đã từng bị mất đất biên giới, hải đảo cho TQ và giờ đây họ gây hấn với ta từng ngày trên Biển Đông. Còn Mỹ thì không lấy đi một tấc đất nào của Việt Nam, và sau chiến tranh họ không hề đe dọa Việt Nam. Điều này không thấy ông Thanh liên hệ, so sánh.
Trong hai cuộc chiến tranh qui mô lớn với Mỹ và TQ, người VN đều chết bởi bom đạn của Mỹ và của TQ (tôi không bàn rộng ra về bản chất của các cuộc chiến tranh hay về động cơ Mỹ giúp miền Nam, TQ giúp miền Bắc, cũng không nói đến chuyện người VN giết lẫn nhau). Bây giờ chiến tranh với Mỹ đã khép lại, chẳng riêng dân tộc VN mà dân tộc nào cũng sẵn sàng bỏ lại quá khứ, hướng tới tương lai. Nhưng với TQ, qua hàng ngàn năm đô hộ nước ta, tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược VN và bây giờ, âm mưu thôn tính VN không bao giờ thôi lởn vởn trong các bộ não ở Trung Nam Hải thì thử hỏi người VN không ghét TQ sao được và mang ơn sao được. Chưa nói đến chuyện ai là người phải mang ơn, Đảng CSVN hay nhân dân VN?, chỉ cần so sánh số lượng viện trợ của TQ cho VN với hàng trăm ngàn sinh mạng binh lính và dân thường bị họ giết thì bên nào nặng hơn? Đã đủ xóa nợ chưa? Cộng thêm quần đảo Hoàng Sa, 10 đảo Trường Sa, sự thiệt thòi của VN khi chia lại Vịnh Bắc Bộ và vùng đất biên giới bị mất cho họ nữa thì VN nợ TQ hay TQ nợ VN?
Thứ hai là chuyện ông Thanh mang sổ hưu ra dọa. Ông nói:
“Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu , ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN”.
Chuyện này có khá nhiều bài viết phản ứng. Tưởng ông tuyên truyền cho thiên hạ lý tưởng gì cao đẹp, hóa ra cái logic của ông là: chế độ thay đổi => mất sổ hưu => phải bảo vệ bằng được XHCN.
Ông đã chứng tỏ lý tưởng của ông là quá tầm thường và ông tưởng người nghe cũng tầm thường như ông. Ông mang điều này ra dụ dỗ, đe dọa là một điều sỉ nhục đối với họ. Tôi xin nói thẳng với ông thế này: Tôi là một người lính về hưu. Nếu có một biến cố nào đó đem lại tương lai tươi sáng cho dân tộc, cho đất nước mà tôi mất đi nguồn lương từ bảo hiểm xã hội thì tôi sẵn sàng. Tôi tin rằng có rất nhiều người cũng sẵn sàng như tôi.
Ông Thanh còn có vẻ thèm thuồng vị thế “Chí Phèo” của Bắc Triều Tiên, cho rằng đó là “Cái điều mà chúng ta phải cần học tập”. Liệu có phải ông Thanh muốn cổ động cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang? Với một nền kinh tế kiệt quệ như hiện nay mà VN học tập Bắc Triều Tiên bỏ tiền ra mua lậu công nghệ làm tên lửa, làm bom hạt nhân thì VN sẽ đi về đâu?
Ông nói trong hai năm qua có nhiều cuộc biểu tình bất hợp pháp. Vậy thế nào là biểu tình hợp pháp, thưa ông? Ông lấy quyền gì mà bắt các thầy cô không được để các em sinh viên đi biểu tình, một quyền Hiến định và ngoài chức năng của nhà trường?
Ông xuyên tạc Bùi Thị Minh Hằng và những người khác trong sự việc ngày 16/10/2011. Hôm ấy tôi có mặt chứng kiến từ đầu đến khi Bùi Hằng bị bắt. Còn ông ở đâu, có nhìn thấy không hay là chỉ hóng hớt nói bừa? (ngày 18/9 tôi không chứng kiến nên không bàn).
Ông nói đến việc các giáo sư, tiến sĩ tham gia biểu tình. Cũng mang danh giáo sư, tiến sĩ, ông không dám xuống đường chống TQ như người ta. Ông không biết xấu hổ lại còn nêu tên người ta, xem việc xuống đường chống xâm lược như là hành vi xấu. Không thấy ông nêu tên nhà văn Nguyên Ngọc, không biết có phải là ông quên không.
Ông căn cứ vào đâu mà nói những người biểu tình khi bảo ra Hoàng Sa Trường Sa lại kêu đau dạ dày, đau khớp? Hay là ông quen suy bụng ta ra bụng người. Ông hãy tự hỏi ông, nếu cử ông ra HS, TS thì ông có ra không hay lúc đó ông bảo nói láo là nghề của tôi, ra đấy không có đất cho tôi dụng võ?
22/12/2012

Ông Trần Đăng Thanh gặp hạn

Ông Trần Đăng Thanh gặp hạn

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

.

Cứ theo như ông Thanh khoe thì ông từng đi giảng rất nhiều nơi cho nhiều đối tượng, toàn là thành phần trí tuệ cả. Thế nhưng lần này ông mới gặp hạn.

Chẳng phải những lần giảng bài trước đó, ông giảng hay, giảng đúng. Lần này không may cho ông, có người nghe ông giảng ngứa tai quá liền ghi âm những “lời vàng ý ngọc” của ông nộp ngay cho nhật báo Ba Sàm. Thế nên trình độ của ông, tư duy của ông mới lộ ra. Chắc các bài giảng trước của ông cũng rưa rứa cả nhưng có điều người ta nghe thoáng qua, hoặc vừa nghe vừa đeo kính đọc báo, hoặc biết  kiến thức của ông khiếm khuyết nhưng dễ dãi cho qua.

Tiếp tục đọc

Mang hưu ra dọa

Mang hưu ra dọa

Nguyễn Hồng Khoái

( Tặng đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh )

Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Nói với các cụ già giữ lấy sổ hưu !
Cái sổ hưu do chế độ này mang lại ?
Nên mọi người phải biết nâng niu.

Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Chẳng biết có qua chiến trân ngày nào ?
Trên bục nó hô hào hết thảy :
Hãy trung thành để mai nhận sổ hưu ?

Có một thằng tuổi còn non choẹt
Chắc chưa từng biết lịch sử Việt Nam ta:
Khát khao tự do, khát khao độc lập
Dù chẳng hưu vẫn quyết chí xông pha (*)

Có một thằng tuổi còn non choẹt
Có biết rằng khi nhà nước giảm biên
Chẳng có sổ hưu vẫn về cùng thôn xóm
Đời lại vui, vui với những mảnh vườn.
………
Những người đó Tổ quốc cần nếu gọi
Sẽ xông pha đâu tiếc máu xương mình
NHƯNG KHÔNG ĐỂ MỘT TÊN …MỌI RỢ
DÙNG CÁI SỔ HƯU ĐỂ LÀM NHỤC TẤM THÂN

Tác giả gửi cho NTT blog