Muốn bị bóc lột mà không được

Muốn bị bóc lột mà không được

TƯỜNG THỤY

.

Nhà tư bản bỏ tiền ra mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, thuê công nhân … làm ra hàng hóa rồi bán đi, thu về được một khoản lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Theo cụ Mác vĩ đại thì cái khoản dôi ra đó – cụ gọi là giá trị thặng dư (viết tắt là m) là do bóc lột công nhân mà có.

Vẫn theo cụ, đây là điều sinh tử của chủ nghĩa tư bản. Tư bản sinh ra từ nó và cũng sẽ chết đi vì nó. Thế nên mới có câu ví rất hay, lại mang theo màu sắc tình ái lãng mạn về bọn tư bản “sống vì em (m), mà chết cũng vì em”.

Đương nhiên, chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp không có người bóc lột người, chỉ có những người làm chủ xã hội.

Cụ Mác nói thế không biết đúng sai thế nào, chỉ biết là hiện nay, xã hội ta có rất nhiều người chưa có việc làm (nên nhớ không được gọi là không có việc làm hay thất nghiệp) nên lâm vào cảnh thiếu thốn, muốn bị bóc lột mà không ai bóc lột cho.

Hai vợ chồng đứa cháu gái mình đi học cao học bên nước Úc tư bản. Học xong thạc sĩ, nó về nước, còn chồng nó ở lại học thêm lấy bằng tiến sĩ.

Nó cầm cái bằng thạc sĩ về, muốn đi xin việc nhưng nghe ngóng phải mất trăm triệu này, trăm triệu khác nên hãi quá, nằm luôn ở nhà … Đẻ hai đứa con rồi nhưng vẫn chưa xin được việc làm.

Hồi mới về, nó mang xẻng cuốc quang gánh ra chợ người chờ ai đó đến bóc lột. Có lần họ gọi đến nó rồi nhưng lại đuổi vì phát hiện thấy tay chân nó thư sinh quá, bảo ngữ mày thì làm được cái gì. Nó lủi thủi quay về.

Có ai bóc lột tôi không nào. Ảnh: xã luận.com

Cũng may mà thằng chồng nó học tiến sĩ, chịu khó làm thuê làm mướn (đi hái trái cây gì đó) gửi tiền về nuôi vợ. Thế là cháu mình tuy không có việc làm nhưng vẫn sống được.

Kể cũng lạ, chồng tranh thủ làm thuê, bị bóc lột mà vẫn nuôi được vợ. Còn vợ thì muốn bị bóc lột nhưng chẳng ai chịu bóc lột cho, phải sống nhờ vào thằng đang bị bóc lột,

Cách đây 20 năm. Mình hay đi nhận thầu công trình (thi công toàn bằng máy). Xong công trình, cánh thợ lái máy, đứa thì mua được ti vi, đứa mua được xe máy (hồi ấy thường là cúp 81 bãi hoặc Sim son của Đức). Mình bảo, cho chúng mày thế mà tao vẫn còn khối tiền. Chúng mày thấy đấy, tao có làm gì đâu, tao bóc lột chúng mày đấy. Chúng nó bảo, thế à, nhưng khi nào có công trình mới, anh nhớ gọi tụi em đến để cho anh bóc lột nhá.

Mình cứ nghĩ mãi về chuyện sao ai cũng muốn bị người khác bóc lột, nhiều người muốn bị bóc lột mà không được. Chẳng lẽ thiên tài như cụ  Các Mác mà còn nói sai. Nghĩ mãi, hóa ra cụ “quên” béng mất, không tính đến lao động (trí óc) của nhà tư bản.

.

01/11/2013

16 thoughts on “Muốn bị bóc lột mà không được

  1. Chế độ cộng sản nói tư bản bóc lột để muốn dân yêu chế độ cộng sản chỉ có quan lãnh đạo được bóc lột

    • Bây giờ không còn Bóc Lột nữa rồi , chỉ còn BÓC LŨM thôi ! Ngày trước Bóc ra rồi còn phải lột võ nữa mới đưa vào miệng .Còn bây giờ thì BÓC ra xong thì LŨM vô miệng liền,sợ nhiều thằng khác nó giật đi !!!!

  2. Người ta quá biết cái lý thuyết Cộng sản dã lạc hậu lắm rồi. Nhưng vẫn cố giữ, là giữ cái quyền lợi của họ chứ đâu phải giữ cho dân tộc, cho đất nước. Lý thuyết Cộng sản đâu có chủ trương bán nước, mà họ ung dung bán đó đủ biết anh Thụy nè

  3. Bây giờ còn nói cụ Mác làm gì hả anh Thụy. Thời trẻ, cụ vớ được Hegel, một nhà truyền giáo vĩ đại trong cái hình thức siêu hình học, thế là cụ đẻ luôn ra cái gọi là Duy vật lịch sử. Cụ coi giai cấp vô sản là lực lượng trung tâm chi phối thời đại cụ đang sống, rằng tất cả các bộ phận dân cư, các giai tầng còn lại trên thế gian chỉ là hình ảnh của nó giống như ông đã coi trước đây, giai cấp tư sản châu âu đã phóng chiếu hình ảnh của mình sang các lục địa Á, Phi. Cụ cũng coi luôn, đấu tranh giai cấp là động lực siêu hình học của sự phát triển lịch sử; cụ lại thấy quần chúng chỉ là những củ khoai tây rời rạc, các chính đảng, các vĩ nhân là tiếng nói, là khát vọng, là ý chí, là cái đầu của họ, vì thế các vĩ nhân này có sứ mạng chỉ lối, đưa đường, lãnh đạo quần chúng, thế gian. Những quần chúng nào không nằm trong phạm vi bị lãnh đạo này đều phải xem là rác rưởi, là thế lực thù địch của vĩ nhân anh hùng. Người ta cứ bảo Mác là nhà nhân đạo chủ nghĩa. Không với tôi, Mác cũng như Thích ca màu ni, như Giê-su đều là những nhà phi nhân vĩ đại, vì các ông đã coi tất cả chúng ta chỉ là những con cừu, những củ khoai tây trong vòng tay dẫn dắt của ông, và của các anh hùng hậu thế nữa

  4. Pingback: Thứ Sáu, 01-11-2013 | Dahanhkhach's Blog

  5. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ SÁU 1-11-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  6. Không phaỉ giá trị sinh ra từ lao động tri óc của nhà tư bản đâu bác. Marx đủ thông minh để lý giải điều đó. Marx bảo tư bản mua cả lao động trí óc nữa. Nghĩa là tư bản mua tất cả lao động và chỉ ngồi hưởng lơị thôi. Thật là không công bằng tí nào, phải không?
    Marx bảo thủ, cứng nhắc, khắc khe với quan điểm về giá trị lao động, chỉ chấp nhận giá trị lao động thôi. Trong khi giá trị chính là sự đánh giá chủ quan của mỗi cá thể người, nhưng có khả năng được định lượng và ổn định trong một cộng đồng nhờ sự tương tác và trao đổi giữa các cá thể.
    Có lẽ do bảo thủ mà Marx đã bỏ qua tầm quan trọng của quản lý tư bản. Bảo rằng tư bản có thể thuê cả nhà quản lý, nhưng nên nhớ để công việc có hiệu quả thì nhà tư sản luôn trực tiếp điều hành vốn của mình.
    Marx không muốn nhìn nhân điều đó nên gạt nhà tư sản ra khỏi bàn tiệc. Sau này các nhà maxist giành chính quyền và giành luôn phần quản lý vốn đó. Ban đầu là quản lý chung, nhưng sau thấy ngày càng hao hụt, dẫn đến đói kém. Còn bây giờ thì ai cũng biết vốn xã hội đang nằm trong tay ai rồi, và ai được chia phần thặng dư nhiều nhất.
    Vốn mà trong tay tư nhân thì phát triển tốt, còn trong tay cái gọi là tập đoàn nhà nước thì hỡi ôi! Các tập đoàn này chỉ là nơi để tiêu tiền thuế của dân thôi.
    Đấy chính là nguyên nhân làm cho kinh tế lụn bại, tài nguyên môi trường kiệt quệ, và người dân không còn cơ hội tìm việc làm trên chính đất nước của mình.
    Vậy mà còn không ít TS (thiến sót) vẫn u mê ôm lấy Marx mà reo. Chán mớ đời.

      • Có những nhà tư bản tự thân lamf việc tối tăm mặt mũi, nhưng cũng có ngươì không lamf gì cả, chỉ đi chơi golf, vào casino, mà tiền vẫn chảy vào túi hằng ngày đó bác. Vậy nên nói rằng quản lý vốn là lao động trí óc thì không chính xác.
        Nguyên tăc quản lý vốn là hiệu quả. Nhà tư bản nói với ngưòi quản lý làm thuê: “Ông phaỉ chiụ trách nhiệm công việc của mình. Nếu không xong thì tôi cắt lương.” Nhà tư bản chuyển trách nhiệm lao động cho người làm thuê như vậy.
        Phương Tây thấy được điều đó, nhưng không phủ nhận vai trò quản lý vốn của chủ sở hữu, nghĩa là không đòi xóa bỏ tư hữu như Marx.
        Vấn đề còn laị là phân phối chiếc bánh mà cả xã hội làm ra, trong đó có cả phần của nhà tư bản -không-lao-động. Cơ chế phân phối chủ yếu là thị trường, cơ chế phụ là hệ thống thúê khóa và kinh tế nhà nước.
        Hiên nay nhà nươc mà chủ yếu là các “nhóm lơị ích” thò tay can thiệp khắp nơi, sinh ra một số it đại gia tỷ đô đối nghịch vơí đaị đa số dân nghèo không còn gì trong tay.
        Muốn caỉ thiện tình hình thì chẳng còn cách naò bằng con đương đấu tranh đòi quyền giám sát dân sự. Đấy là việc bác và nhiều người đang làm, tôi rất khâm phục.
        Ở các nước phát triển nhà nước phaỉ chịu aps lực thật sự trước nạn thất nghiêp, trì trệ kinh tế. Có đâu như nước ta – nghèo bền vững, tụt hậu kinh niên, mà chính quyền chỉ mỗi xin lỗi rồi thôi.

      • Hình như bạn đang nhầm lẫn giưa nhà tư bản thực sự và bọn tư bản đỏ, chỉ ỷ vào thế lực mà kiếm tiền.
        Trong cuộc chơi sòng phẳng, nhà tư bản nào trụ được mới là giỏi

    • Đồng ý với anh Thụy. Đừng bao giờ nghĩ rằng họ chơi golf, vào casino, du lịch là không làm việc hết sức. Mà cho dù có thật sự như thế, thì sự thông minh của họ (thuộc về trí óc) đã hơn người, cho nên họ có quyền được như thế. Ở tất cả các quốc gia tư bản, nơi có nền kinh tế thị trường thống trị thì bất kỳ một người nào giàu có đều thật sự có tài năng cả, vì muốn tồn tại là phải đấu tranh quyết liệt với các đối thủ của mình trong mặt trận kinh tế.. Ngoại trừ người trúng vé số, thừa hưởng gia tài từ người khác để lại mà thôi….Vì thế khi về VN tôi đã thấy rất nhiều các nhà tư bản đỏ như anh Thụy đề cập. Rất đúng, họ chả thể hiện được là người có tài năng thật sự. Chỉ là nhờ thế lực của gia đình hoặc chỉ giỏi về tài móc ngoặc, chạy chọt mà thôi. Chứ tài kinh doanh thì hoàn toàn không.

  7. Các mác, các dao, các rựa, các búa, các liềm… cùng một giuộc thôi mà.

  8. Bác Mác quên béng chuyện bóc lột nó còn đở hơn bị ăn cướp nhiều….
    Chả nghe cs thường rêu rao sao: “Lao động là vinh quanh”. Rỏ ràng chỉ chân tay thôi nha, bởi vì dưới câu đó là chỉ thấy hình anh nông dân, công nhân mà thôi. Không biết giờ bức hình đó đã có thay đổi đáng kể nào chưa. Nhưng đó là hình ảnh khi tôi còn trong nước. Thế thì cháu gái anh ko có việc làm là đúng, vì không phải là lao động chân tay đúng nghĩa của chế độ cs

  9. Che do boc lot tan bao nhat la boc lot bang quyen luc, co le chi thua thang chan lot. Truoc day do la che do chiem huu no le, bay gio co che do ta cung gan giong nhu the

  10. Đọc bài bác Thụy làm tôi nhớ tới câu chuyện…hàng nước,chuyện kể rằng : Các chuyên gia tư bản hội thảo đánh giá Việt Nam hiện tại để giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin để quyết định có sang VN bóc lột không. Rất căng thẳng nhưng có một ý kiến ngắn gọn kết thúc tức thì là VN không phải đất nước phát triển,chưa phát triển,phát triển chậm mà là đất nước … khó phát triển ! Chã ai bóc lột em mấy tháng nay rồi,lo lắm bác Thụy ơi !!!

  11. Các bác xem vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong lòng xã hội Việt Nam ngày càng lớn hơn không. Các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước bây giờ đều bình đẳng như nhau. Có còn cảnh cấm mua cấm bán nữa đâu. Sự góp phần của kinh tế nhà nước là không thể phủ nhận, kinh tế tư nhận cũng vậy. Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Nếu nói chính quyền nắm giữ chính quyền là không đúng chút nào trong thời điểm hiện tại. Chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa mở chứ không phải là cổ hủ khép kín, Marx thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Còn qua mỗi thời kì nhận thức của có thể khác nhau, lúc này coi trọng cái này cái kia. Có thể điều kiện kinh tế xã hội ở VN là chưa đủ cho việc CM XHCN nhưng nhà nước đang làm tốt việc phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Thay đổi chế độ dân không được lợi mà càng thêm khổ. Những lực lương chính trị khác cũng không đủ mạnh để quản lý đất nước và cũng không có một học thuyết khoa học để dẫn lối đưa đướng. cái quan trọng là làm cho chế độ này tốt đẹp hơn chứ không phải là lật đổ nó. Thân

Đã đóng bình luận.