NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: “KẺ NHIỀU CHỮ NGHÈO NGHĨA“ (PHẦN I)

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: “KẺ NHIỀU CHỮ NGHÈO NGHĨA“ (PHẦN I)

 VÂN THUYẾT

 .

Sau bài : “ THAM DỰ LỜI MỜI BÌNH THƠ CỦA “TRIẾT GIA” NGUYỄN HOÀNG ĐỨC “ của tôi – Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức có bài : “ TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ VÂN THUYỂT NGƯỜI ĐỌ THƠ đăng trên Blog của nhà văn Nguyễn Tường Thụy .

Tôi vô cùng ngạc nhiên đến “ khó hiểu “- tại sao một nhà phê bình văn học luôn được tôn vinh là “triết gia“ lại có những suy nghĩ thiển cận đến như vậy – NHĐ viết rằng vì bài thơ“Hoài niệm thu “ mà tôi đã viết bài đọ thơ – có thể nói đó là một cách suy nghĩ tầm thường ngộ nhận của kẻ mà không ít người gán cho NHĐ là “ bội thực – ngộ chữ “.

NHĐ đã có khá nhiều bài viết phỉ nhạo thơ – chê sự yếu kém của những nhà thơ của Hội nhà văn Việt Nam – của nền thơ Việt Nam ( điều này là bình thường ) – nay lại giả tạo ve vuốt với những người yêu thơ đưa bài thơ trên trung bình một xíu chưa đáng để lưu tâm ra thách đấu – tôi tự hỏi – tại sao một kẻ đã từng có nhiều bài thơ – có nhiều trường ca – rồi tự nhiên quay lại hạ nhục thơ – coi thơ là cảm xúc của những người có cảm xúc trí tuệ thấp kém . Rồi tự đem thơ của mình ra thách đấu – điều này ta có thể đặt câu hỏi – có phải NHĐ là kẻ hoang tưởng tâm thần phân liệt – tê liệt nội tâm – rối loạn cảm xúc – rối loạn tư duy – rối loạn tư tưởng !? .

Là kẻ tôn thờ chữ nghĩa thi ca – tôi không thể im lặng nghe NHĐ có những lời thóa mạ hạ bệ hủy diệt thơ nên đã vượt ranh giới “ vô ngôn thông “ viết bài tâm giao chân thành với NHĐ – nhưng không ngờ NHĐ dùng “hạ mưu ” để ngụy biện – bẻ cong những ý tưởng cảm xúc suy tư thơ của người khác một cách không nghiêm túc – vô trách nhiệm .

Trong hai bài viết gần đây của tôi – tôi có khen NHĐ có tài năng – có trí tuệ – có tư tưởng đó là lẽ bình thường để cổ súy cho tinh thần văn nghệ – NHĐ biết nhiều ngoại ngữ – viết khỏe – có thơ – có nhiều trường ca – tiểu luận phê bình văn học – chuyên luận triết học – truyện ngắn – tiểu thuyết – kịch – dịch thơ – khá đồ sộ – có mấy ai trong làng văn chương làm được như NHĐ ( nhưng những tác phẩm của NHĐ chưa được xuất bản ở nước ngoài để có được sự nhìn nhận quốc tế khách quan và phải chờ đợi thêm thời gian mới có thể khẳng định phán xét đúng hơn về chất lượng nghệ thuật ) – dù vậy tôi vẫn dành một sự ưu ái hơn trong nhận định tài năng của NHĐ .

NHĐ đọc nhiều – có trí nhớ tốt – thuộc rất nhiều danh ngôn – phương ngôn – thường ngôn – chợ ngôn –  tục ngôn – ca dao tục ngữ hò vè – đồng thời NHĐ có sự can đảm đấu tranh cho công lý trong văn chương . Trong tình thế suy vi của nền văn học Việt Nam – NHĐ tỏ ra có nhiệt huyết dấn thân viết nhiều bài táo bạo – sắc sảo – lên án những vấn nạn trong văn chương. Với những điều trên việc khen ngợi NHĐ là không có gì hệ trọng – không có gì là tâng bốc .

Nhưng với những gì NHĐ thể hiện sau này – ngày càng chứng tỏ NHĐ làm việc có thêm mục đích để tạo cho mình sự nổi tiếng trở thành thủ lĩnh bậc nhất trong văn chương Việt Nam – chứ chưa thực sự muốn khơi nên sự thức tỉnh mỹ học trong nghệ thuật ( nhưng cũng không sao vì đó là quyền tự do thèm khát danh tiếng của NHĐ)- điều điên rồ nhất là trong rất nhiều bài gần đây liên tục bài nào NHĐ cũng phỉ nhục phê phán thơ – đòi hủy bỏ thơ – một hình thái của nghệ thuật

NHĐ nghĩ rằng – sự im lặng của giới văn chương không tranh luận bút chiến với NHĐ là vì họ sợ NHĐ và sẽ thua cuộc – bất kể ai dám viết một bài tranh luận phản bác lại NHĐ – thì chỉ vài giờ sau sẽ có ngay những lời sấm sét làm “sụp đổ – thiêu cháy” các tác giả bài viết về NHĐ ( thực tế gần như vậy – nên hầu như giới  văn học Việt Nam trọn sự im lặng trước những lời phê phỉ cay độc của NHĐ – trong đó có cả sự hèn kém bất tài bất lực của giới văn học Việt Nam không ai có khả năng bút chiến với NHĐ ) điều này chỉ đúng tạm thời với những người ngại va chạm – bởi họ dành thời gian cho sáng tác của mình hơn là tham gia vào những cuộc tranh luận vô bổ chẳng đi đến đâu .

Tôi hy vọng rằng có không ít những bậc hiền nhân đại trí vẫn âm thầm sáng tạo – viết – viết và viết – họ chấp nhận ẩn danh – chấp nhận tác phẩm để dành lại cho hậu thế và xem nhìn NHĐ với nụ cười nơi cửa Phật .

NHĐ đâu đã có tác phẩm lớn ( có thể đã có nhưng chưa được xuất bản thì không thể đem ra bàn luận ) – triết học của NHĐ mới ở tầm các chuyên luận liệt kê về một số các quan niệm triết học kinh viện của nhân loại – đâu đã phải là một triết thuyết riêng của chính NHĐ để trở thành học thuyết cho nhân loại nghiên cứu – ngay cả những khảo cứu chuyên sâu về một học thuyết hay một triết gia cụ thể – NHĐ làm sao có đủ trí lực có đủ luận lý mà viết theo một quan điểm – một giác độ của cá nhân dù là nhỏ bé .

Cuốn sách : “ Ý hướng tính văn chương “ của NHĐ là những kiến thức vỏ ngoài thưòng nghiệm của triết học kinh viện – có thể gọi nó là tập hợp những tiểu luận triết lý về những ý tưởng căn bản như : Thượng Đế – con người – chân lý – lý tưởng – tư tưởng – siêu hình – sáng tạo – không gian – thời gian …tập trung chủ yếu là hỗn hợp hàng trăm các danh ngôn – phương ngôn – châm ngôn …của các nhà thơ – nhà văn – các triết gia …theo các trường phái triết học khác nhau – tự nó đã xung đột mâu thuẫn – ở đây chứng tỏ NHĐ chưa có một chính kiến triết học cụ thể nào – chưa theo đuổi một tư tưởng cụ thể nào làm cứu cánh cho tư tưởng triết học của NHĐ – cuốn sách mới chỉ : –“ cho ta một số hiểu biết – nhưng sự sáng suốt – những kinh nghiệm trí tuệ –  minh triết  – sự khôn ngoan thì chưa có “. Về bút pháp có ảnh hưởng văn phong của triết gia Nietzsche – đọc xong cuốn sách khá dày đến hơn 600 trang ta không biết NHĐ muốn tâm sự hay truyền bá cụ thể điều gì của NHĐ – nó không có một tư tưởng nhất quán nào của tác giả xuyên suốt cuốc sách – có lẽ lờ mờ là những khát vọng trở thành vĩ nhân của NHĐ – lý tưởng sống và niềm tin nơi Thượng Đế – điều hấp dẫn hữu hiệu nhất là ta có thêm vốn danh ngôn triết học …

Là triết gia – ông ta không thể là môn đệ của tất cả mọi học thuyết triết học – ông ta phải có một chủ thuyết chính yếu – một tư tưởng chính yếu – hoặc một triết thuyết riêng do chính ông ta lập nên xây dựng cho con đường sự nghiệp triết học của ông ta – ông ta không thể vừa là Platon vừa là Aristotle là Kant là Hegel là Kierkegard là Marks …ngay triết học hiện sinh cũng phân thành hai nhánh : – hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần  ( ví dụ như Satre là hiện sinh phi lý vô thần – Japers là hiện sinh siêu việt hữu thần ) .

NHĐ khoe có bốn trường ca – suy tư tôi tự hỏi – không hiểu nó có đạt tới “ trường cao học ca hay tiến sĩ ca “. Là thơ hay trường ca cũng đều lả vẻ đẹp của ngôn ngữ của nghệ thuật nhịp điệu ngôn từ chữ nghĩa – có triết lý sâu xa về nhân tình thế thái . Tập trường ca  :” Đợi chuyến đò đã lỡ “ của NHĐ dày khoảng 239 trang từ đầu đến cuối toàn những cảm xúc viển vông không thực tế – những câu chuyện tình yêu tẻ nhạt không thật – đậm chứa đày hóa chất vô cơ không có gì liên kết với cuộc đời – những số phận con người – những đói khổ thèm khát thật của tự do – tình yêu – tình dục – cái đẹp của thiên nhiên của tính yêu cuộc sống.

Lời mở đầu tập thơ : “ Hướng bờ ngang / bình yên đường quê / trôi như dòng sông hiền hòa chảy xiết phù xa ….đến ở giữa tập thơ :  “ Ôi em / lên đỉnh núi / cho ôm chân bức tượng / người con gái / Ôi định mệnh tình yêu / lớn lên biết nhường nào – / anh /nằm  / cửa sông / chạy miết / một hơi / này anh ơi / có lên đò em ngược / cô lái đò / mỉm cười đôn hậu -Ôi em / đúng lúc đó hình ảnh em hiện vè / khích lệ /- Ôi ba tháng / hay / ba năm / ước gì gió thổi trăng / như diều / bay từ hạ huyền / đến đỉnh thượng huyền – ở kết thúc tập thơ : Anh dìu em lên bờ / nụ hôn vừa dứt / đã kịp gieo vào vũ trụ / hai cặp môi vĩnh hằng / khao khát tình yêu – trong toàn bài thơ có vô tận từ ÔI – Ôi cám ơn !cám ơn …Ôi chao con tầu bổng lắc .. Ôi nhìn cha – hay trong bài thơ “Tình mơ bóng “ trong tập thơ “ Điệu kèn cô đơn “ : Anh / nồng nàn / thổn thức / Hững hờ mắt em / vô tình / lơ đãng … Em / hiện và tan / thấp thoáng / Mỗi bước thêm xa / vời vợi “ toàn những từ ngữ phát ngôn – mô tả – không nghe thấy những âm thanh – những giai điệu vang xa có chất u buồn xa xăm cô đơn hay chất bi hùng tráng trang nghiêm của tiếng kèn thôi thúc tâm hồn ta ưu tư với khát vọng hay trở nên sống tốt đẹp hơn .

Có thể nói thơ –  trường ca thơ của NHĐ không có nội tâm – không có những xúc cảm sâu xa – lòng nhiệt thành – sự mãnh liệt của hồn thơ – nội dung phản ảnh chủ đề thơ rất khiên cưỡng mờ nhạt – vần thơ cứng nhắc – nhịp điệu buồn chán  ( xuống dòng để tạo ra vần thơ nhịp thơ chứ không phải tự nhiên tất yếu của cảm xúc ) – kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ – nghệ thuật tu từ rất nghèo – bình thường – thô mộc – không có sự tinh túy uyên thâm minh triết của chữ nghĩa .

Thi hào Goethe viết rằng : “ Nhịp thơ nảy ra từ hồn thơ một cách gần như vô tình . Nếu đẻ tâm suy nghĩ vè nhịp điệu khi làm một bài thơ sẽ bị lạc lõng và không đi tời kết quả gì “

Thơ NHĐ không có gì đáng để bàn nếu không nói là chẳng có chút hồn thơ nào chỉ toàn chữ là chữ – nghèo nghĩa – ít cảm xúc – toàn những thán từ than ôi – trời ôi – cô đơn – đau nọ đau kia để kêu khổ cho ra vẻ có bất hạnh có cuộc đời có tư tưởng …

 

Trường ca của NHĐ chỉ thấy khẩu ngữ mô tả như kể chuyện – thế mà NHĐ luôn hãnh diện khoe – nhất châu Á . NHĐ còn chê bai các nhà thơ sáng tác trường ca không có nhân vật – ( tôi không có ý khen các trường ca của các nhà thơ Việt Nam ) – nhưng trường ca không có nhân vật điều này đâu có phải là định luật là công thức bất di bất dịch cho sáng tạo thi ca – một lối tư duy bảo thủ định kiến nặng mùi NHĐ – nếu tiếp tục viết trường ca tôi e rằng NHĐ lại muốn tiếp diễn trò “ hành hạ lưu đầy những con chữ “ .

 

Đọc trường ca NHĐ cho ta liên tưởng đến câu nói của thi hào Goethe “ Các nhà thơ hiện đại cho thêm nhiều nước là vào mực của họ “.

 

Nghệ thuật cổ điển ảnh hưởng theo tình thần của tôn giáo – của Aristotle và Platon luôn phải có con người hay thiên nhiên là chủ đề chính trong tác phẩm nghệ thuật – nhưng đến thời hiện đại các nghệ sĩ tự giải thoát khỏi những tư tưởng của truyền thống – họ khộng bị lệ thuôc vào hiện thực khách quan – sự sáng tạo nảy sinh tự do từ chủ quan suy tư của người nghệ sĩ đã có sự cách tân không ngưng nghỉ có thể bỏ qua có thể không cần đến nhân vật .. .

Triết gia Hegel đã có lời tiên đoán rằng :  “ Trong nghệ thuật – Chúng ta có thể dửng dưng với nội dung “ .

Nhà thơ thiên tài Arthur Rimbaud đã tiên tri  rằng :“ Chúng ta đến với cái đẹp bằng tất cả sự hỗn loạn của các giác quan “ .

Theo Freud : “Tác phẩm Nghệ thuật rất cần những cặp mắt khác lạ của những tâm lý khác lạ – bởi những cặp mắt cũ – những tâm lý cũ chỉ cho ta thấy những gì đã quen thấy “ .

Nhà thơ – nhà phê bình nghệ thuật danh tiếng người Pháp – Charles Baudelaire đã tuyên bố  : “ Trí tuệ con người có bổn phận luôn phải khởi động lại ““ Cái đẹp luôn khác thường “ .

Danh họa Picasso đã viết : “ Nghệ thuật không phải là áp dụng một chuẩn tắc của cái đẹp – mà là bản năng và trí óc có thể quan niệm không phụ thuộc vào chuẩn tắc “ .

Trong tiếu thuyết mới – các nhà văn với những thể nghiêm mới có thể khước tự sự hiện diện nhân vật – nhân vật có thể chỉ là ảo – mục đích của họ muốn giải phóng cách viêt – không gò bó vào những triết lý kinh viện – bỏ cả không gian thời gian để hướng tới tâm trạng hiện thực nhất của thời đại .

Trong nghệ thuật hội họa điêu khắc hiện đại – trường phái trừu tượng hoàn toàn không có  bóng dáng của con người – của thiên nhiên – không có bất kể cái gì để ta liên tưởng đến hiện thực mà chỉ biểu cảm bằng đường nét màu sắc hình khối nhưng vẫn tạo nên những cảm xúc ngây ngất cho người thưởng ngoạn . Vậy tại sao trường ca phải có nhân vật – điều quan trong của nghệ thuật có phải là nhân vật – nhân vật chỉ quan trọng trong đời sống thực – còn nghệ thuật là làm sao gây được những cảm xúc mới lạ – tạo nên những điều kỳ dị diễm ảo cho cuộc đời – tạo nên những cảm xúc triết lý sâu sắc làm thúc tỉnh tâm hồn và nhận thức thẩm mỹ chứ đâu cứ phảỉ có nhân vật .

Nghệ thuật âm nhạc chỉ có âm thanh và âm thanh – nhưng nó vẫn làm cho trái tim ta bồng bềnh bay xa bay cao – nó làm cho ta lạc vào cõi tiên mộng mị – làm ta quên đi những nỗi buồn của cuộc đời .

Mục đích tối cao của nghệ thuật là đem đến cho người thưởng ngoạn nhận biết thái độ sống như một thông điệp xác tín những phản tỉnh trong xã hội hiện đại một cách tự do sâu sắc hơn – kích thích cho chúng ta có những cảm xúc mới lạ – đánh thức tiềm năng sáng tạo mới – nó giải phóng thói quen về nhận thức cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật – giữa tác phẩm nghệ thuật và người thưởng ngoạn có sự thông giao tương tác – nó giải phóng cái không gian trật hẹp của các hệ thống nghệ thuật truyền thống – biên độ của tư duy – của cảm xúc được tự do hơn –  tạo nên các thói quen mới các chuẩn mực mới .

Vậy mà những điều tối thiễu như trên NHĐ không hiểu và liên tục viết bài nhạo báng thơ – đòi hủy bỏ thơ – nhạo báng trường ca không có nhân vật.!?

NHĐ không biết rằng những thi nhân lớn của nhân loại đều thành công ở những bài thơ chứ không phải trường ca như :  Whitman – Baudelaire – Verlaine – Mallarne – Rimboud – John Keats – Lord Byron – Tagore – Ezra Poud – Maria Rilke – Frost – Exenhin – Neruda…

Trong cuộc đời có bao nhiêu kỷ niệm – có bao nhiêu khoảnh khắc của những cảm xúc khác nhau – mỗi bài thơ là một tiếng vọng của thời khắc đó – nó trực tiếp đánh động vào tâm hồn tư tưởng – nó thỏa mãn cơn khát của những tâm trạng vui – buồn hay cô đơn.

NHĐ thách đố tôi viết trường ca là một suy nghĩ rất “ trẻ con đàn bà “ – sao bạn không nghĩ bạn có thể vẽ tranh hay làm tượng như tôi . Tôi thích viết những khoảnh khắc vô tình chợt đến – những kỷ niệm buồn vui trong đời – những đêm ta ngắm những vì sao – hay được leo lên những đỉnh núi cao – hay đứng trước đại dương bao la – hay nỗi nhớ đến mối tình xưa ta bị bỏ rơi – thất lạc …còn trường ca – tôi xin nhường lại cho NHĐ .

 .

Vân Thuyết

Tác giả gửi cho NTT blog

12 thoughts on “NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: “KẺ NHIỀU CHỮ NGHÈO NGHĨA“ (PHẦN I)

  1. Nhất trí cao với Vân Thuyết, Việc nhạo báng thơ cua Hoàng Đức chỉ có lý với tồn tại Thơ Việt Nam hiện nay, Hoàng Đức muốn lập danh điên cuồng quá…

  2. Rất hoan nghênh Vân Thuyết đã có bài phản biện với NHĐ, muốn cho nền Văn học nước nhà đúng tầm vốn dĩ nó phải có thì bộ môn Phê bình Văn học nên khởi động , không nên để mình NHĐ một mình một diễn đàn. Tôi cho rằng những người dám viết thì đã U70, U80 nên họ muốn nhường lại cho lớp trẻ, còn lớp trẻ thì… như NHĐ đã nêu trong các bài viết : Tiểu nông, chưa vượt qua Đống rơm, chưa hình thành chính kiến (hầu hết là ăn theo, nói theo) nên viết gì cũng sợ sai… Hoặc như Nguyễn Thanh Sơn chuyên lấy chính trị ra doạ nạt, chụp mũ. Vậy nên văn học của chúng ta tiêu điều như hôm nay.
    Tôi muốn các vị khi đã phê bình, tranh cãi nên tránh chụp mũ mà phải nêu ra tác phẩm,mang những ý tưởng, quan niệm… của đối phương để mà phân tích, sao cho độc giả nhìn rõ sự khác nhau, hoặc đối lập nhau giữa hai người… Riêng tôi cũng không đồng ý khi NHĐ nặng lời với loại thơ cảm xúc
    tôi quan niệm rằng thơ cảm xúc (chât lượng) là những bông hoa, khi có nhiều bông hoa thì nhìn rõ xu thế (tư tưởng) thì đó là hồn thời đại của dân tộc Việt, trên cơ sở đó mà những Thi sỹ nổi trội sẽ xây dựng nên những trường ca. Trong những bài viết của NHĐ và Vân Thuyết còn nhiều hạn chế, có lẽ đây là bước đầu , là sơ khởi cho một giai đoạn mới của văn học Việt nam.

  3. Nông dân tui thấy các bác là những người có học,gỏi giang. Còn về tác phẩm,phải có thời gian mổ xẻ thấu đáo. Tôi đọc bài này thấy bác VT cũng không phải tay vừa,quyền tranh luận,phản biện hay gì gì đó là tùy mọi người nhưng phải bình đẳng,văn hóa và không hằn học. Tôi chã biết bác NHĐ ngoài đời mà chỉ qua Net,đúng ra trình như bác VT không nên mắc cái lỗi tầm thường là nói bác NHĐ là hoang đường,tâm thần… chã để làm gì. Nếu thích mời các bác cứ thăng đài tỉ thí cùng bác Đức nhưng phải đành …trên lưng quần nha. Tác phẩm của các bác nếu có,hay những bài phản biện của các bác cứ để chúng em(cứ dân trên mạng) làm giám khảo cho nó công bằng. Tụi em ít học chưa làm đc thì con cháu tụi em sẽ làm tiếp. Công bằng mà nói,mấy bài thơ,giải thơ rồi cho tới cái ban giám…thái… mà bác NHĐ hay bác Mạnh Hão nói đến trong thời gian vừa qua tụi em cũng …không tiêu hóa được nói gì tới các bác. Chúc các bác khỏe để có nhiều trận đánh đẹp !

    • Đồng ý với bác LHH.và xin nói thêm là
      trong tranh luận thì kiểu “ad hominem” (tấn công
      cá nhân) là thấp hay hạ cấp nhất,phải tránh !

  4. Bài viết của Vân Thuyết chặt chẽ, sâu sắc, không đao to búa lớn, trí tuệ, hợp lý hợp tình, có sức thuyết phục cao.
    Thơ của Nguyễn Hoàng Đức có lẽ chỉ mình ông Đức thưởng thức, tôi không cho đó là Thơ, không đọc được hết bài của ông ta gọi là Thơ.
    Qua cách viết của ông Đức tôi khẳng định lại một lần nữa: ở đó thể hiện con người ông Đức hẹp hòi, ích kỷ, tự cao, tự đại, hằn học, cay cú – ông không thuyết phục được người đọc như tôi!
    Rất cảm ơn bài trao đổi của tác giả Vân Thuyết!

  5. Đầu đề của tác giả Vân Thuyết đã hàm chứa rất nhiều tư tưởng và con người thật của Nguyễn Hoàng Đức.
    Xin gửi lời chia sẻ đồng tình với tác giả Vân Thuyết!

  6. mong rằng Hoàng Đức nên tạm dừng như một dấu lặng trong âm nhạc, tiếp tục chống thơ rởm từ Hội nhà văn, anh em đều biết cả điều Đức muốn, những việc Đức làm từ Những người chăn kiến đến nay, cách đây khoảng15 năm nghe Đức đã đọc”trường ca” về hành trình của cậu bé từ nôi tre đi ra và …sau đó..chỉ đấu tranh với vài nhà thơ nát rượu.Chúng tôi đã nhận ra con người thực của Đức-Không phải Tư Tưởng mà chỉ là vấn đề LẬP DANH, còn nhiều điều nữa về ” kho sách” của Đức hay trích dẫn từ Nam ra … Chỉ mong Đức tiếp tuc phát huy những sở trường thực của mình, nên đề cao giá trị cảm xúc hơn nữa, Triết học giúp con người khám phá về chính mình với sự hiện hữu chứ không để ” So găng” …

  7. Rất hay! Mỗi người phải lo công việc của mình. Không ai công đâu để tranh luận với người mắc bệnh tâm thần HOANG TƯỞNG. Trên bàn của tôi có nhiều tập trường ca của bạn tặng . Tôi đọc và chỉ lặng yên vì không biết nói thế nào. Nhiều người vô công rồi nghề ngồi xếp chữ thành trường ca, hôi NV cũng vô lối không kém đem tặng thưởng cho TRƯỜNG CA nhằm KÍCH THÍCH viết trường ca. Trời ạ ! một bài thơ ngắn viết không ra hồn mà đòi TRƯỜNG CA.Đã là thơ dù thơ ngắn hay dài phải có cảm xuc, lý trí và đời sống dồn nén lắng đọng chứ đâu phải thể loại nào thích là ngồi viết. Nhất trí với VT là NHĐ đọc nhiều nhớ và đem ra phô diễn chứ không có sáng tạo gì./.

  8. Vân Thuyết đã dũng cảm chỉ ra NHĐ không phải Tư Tưởng mà chỉ là vấn đề Lập Danh, muốn tự đề cao mình, đánh bóng tên tuổi mình. Đúng là ” Vỏ quýt dày có móng tay nhọn ” ! Xin góp ý với Vân Thuyết, trong bài viết có lẫn vài hạt sạn không đáng có về lỗi sai chính tả : phù xa (sai)…sa(đúng); trật hẹp (sai)…chật hẹp (đúng). Đợi chờ xem phần 2 (

    .Vũ phượng Ngọc-Ánh trăng Ngân )

  9. -Đọc bài mới viết của Nguyễn Hoàng Đức  và những tranh luận mang phong cách VN.  Vẫn gai góc quá, khác quá so với mọi người quen nghĩ.  Nhưng thôi. Có lẽ con người chỉ giống nhau ở  một điều là không ai giống ai cả . Đúng vậy vì nếu mọi người cứ giống nhau cả thì chán chết,  nhân loại chỉ cần một người là đủ. Không, ít nhất là hai chứ. Phải có Âm Dương chứ nhỉ.

    -Thế giới của những con người nghĩa là thế giới của những chủ quan khác nhau. Con người nhìn nó giống nhau thế nào được . Họ khác nhau, chọn những góc nhìn khác nhau, ở những khoảng cách và thời điểm khác nhau nữa và mắc kẹt ở những chỗ cũng rất khác nhau. Thế mà ai nấy cũng ra vẻ, nói người khác chẳng ra gì và chỗ mình bị kẹt là ” duy nhất đúng “. Tệ nhất là không nói về những điều người ta viết, bộc lộ, xem có chỗ nào giống mình, có chỗ nào mình chấp nhận, chỗ nào khác suy nghĩ của mình mà lại nói về cá nhân, tinh cách, tiểu sử con người ta. Nên như dân KH ấy. Khi một người trình bày một vấn đề thì những người khác chỉ quan tâm đến vấn đề đó : có thật của anh ta và có gì bổ ích không thôi.
    Tuy  nhiên cũng phải thông cảm thôi vì cái anh chàng Đức mà không hội thơ văn phường xã nào có thể kết nạp làm hội viên, nói chi đến hội nhà văn VN, lại không biết điều, chuyên làm khó người ta. Hết Logic Aristottle lại đến Homer, rồi lại cả Nietzsche đến Schopenhauer… Toàn tên Tây, tiếng Tây, cái thứ tiếng âm cứ dài ngoẵng ra ấy. Thảo nào Tây tịt thơ Lục bát. Mọi người đang yên vui, khề khà dưới các khóm tre thân thuộc, chén chú chén anh khen nhau, xóm Lá, lại bảo phải ra thảo nguyên ấy, mênh mang lắm, có bầu trời lộng gió, có chim ưng, có cây sồi. Nghĩ mà đã ngại rồi. Nói chi là dong thuyền ra biển khơi xem mặt trời lặn đi đâu. Cái món đó dành cho bọn mang dòng máu thấp hèn của lũ cướp biển vậy. Xem phim cướp biển Caribe rồi đấy, Hollywood đấy, chán chết.

    -Có thể năm tháng sẽ trôi qua. Nhìn lại các nhà phê bình Văn chương đang ném đá vào nhau con cháu chúng ta chỉ biết nói ” Các cụ vui thật”

Đã đóng bình luận.