ĐÁNH GIÁ ĐẠI TƯỚNG VỖ NGUYÊN GIÁP LÀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CÓ NÊN THÊM GÌ KHÁC?!

ĐÁNH GIÁ ĐẠI TƯỚNG VỖ NGUYÊN GIÁP LÀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CÓ NÊN THÊM GÌ KHÁC?!

Nguyễn Hoàng Đức

 .

Trước khi đi vào chủ đề chính, tôi xin trình bày rõ chính kiến của mình. Thứ nhất, tôi không muốn cuộc chiến tranh của dân tộc kéo dài, đặc biệt đó là cuộc chiến tranh trong cùng tổ quốc giữa người Bắc với người Nam. Thứ hai, sau chiến tranh nếu không xây dựng một quốc gia cho dân và vì dân thì mọi xương máu sẽ uổng phí.

Về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã có uy tín và sự đánh giá cao của quốc tế từ lâu, mới đây có chuyên gia nước ngoài còn gọi ông là “Napoleon đỏ”. Trong một bộ phim thời sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam, tôi thấy họ bình: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tác giả của hai chiến thắng mang đặc trưng cứ điểm quân sự khổng lồ là Điện Biên Phủ và Khe Sanh”. Người Mỹ làm phim đó. Người Việt lại biên tập nó trước khi phát sóng. Như vậy ta có thể tin được sở cứ của nó.

Trong một bộ phim khác, một đại tướng người Pháp đánh giá chính thức “Việt Nam là một cường quốc hàng đầu về bộ binh”. Đó là một đánh giá chuyên môn dựa trên những con số và sở cứ chắc chắn nhất. Việt Nam có thể đội sổ về nhiều thứ như khoa học kỹ thuật hay chỉ số giáo dục và nhân bản, nhưng nước ngoài đánh giá: Việt Nam là cường quốc hàng đầu về bộ binh, là rất  chính xác. Riêng mặt quân sự thôi Việt Nam chưa thể là cường quốc về tên lửa chiến lược, cường quốc về phi cơ, cường quốc về tầu ngầm, cường quốc về khả năng phối hợp các binh chủng, nhưng chắc chắn Việt Nam là cường quốc hàng đầu về bộ binh.

Tôi được nghe kể, một số tướng tá chế độ Cộng Hòa sang Mỹ học về quân sự nhìn thấy ở phòng trung tâm ảnh chân dung tướng Giáp bèn la lên “tại sao chúng tôi lại phải học kẻ thù của mình?” thì được nghe chuyên gia Mỹ trả lời: “Các anh sang đây học về quân sự chứ không phải về chính trị mà phân biệt địch ta. Nếu học về quân sự thì các anh phải học những viên tướng thắng trận như tướng Giáp chứ không phải các tướng trong phe các anh mà thua trận”.

Tôi viết bài này hoàn toàn nhắm về khả năng thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứ không muốn bàn dính theo những tiêu chí khác. Đó cũng là khoa học. Vì khoa học thì phải thuần khiết, khử Tam, A là A, không cần bàn A là B hay C. Trong câu nói của chuyên gia Mỹ ở trên cũng hàm chứa: môn quân sự không phải môn chính trị. Nghĩa là người ta phải học binh pháp, học điều binh khiển tướng, chứ không phải học để leo ghế cai trị.

Trong câu nói của Đại tướng người Pháp “Việt Nam là cường quốc hàng đầu về bộ binh” hẳn là hàm chứa đội quân đó có một đại tướng giỏi hàng đầu thế giới trong thời hiện đại cũng như mọi thời đại. Vậy bộ binh là gì?

1-    Trong quân sự: mọi chiến thắng phải được chính thức hóa bằng bộ binh. Dù đánh to thắng lớn thế nào mà bộ binh vẫn chưa tiếp quản thì vẫn chưa được coi là chiến thắng hoàn toàn.

2-    Theo binh pháp Tôn Tử: thượng sách nhất là đánh bằng ngoại giao. Hạ sách nhất là đánh công thành, tức là tấn công thành trì của đối phương.

Tại sao đánh công thành là hạ sách? Vì khi đó đối phương ở thế thượng phong có sẵn hào cao hầm sâu, ta tấn công sẽ bị thiệt hại nặng nề khác hẳn hai bên dàn trận đánh nhau trên đồng cỏ. Thường khi tấn công lô cốt, cứ điểm của đối phương thì 3 người không địch nổi 1, thậm chí 10 người không thắng 1. Nhưng chiến thắng chiếm đỉnh chốt là gì? Dù thiệt hại bao nhiêu mà chiếm được thì vẫn là người chiến thắng. Lúc đó có thể 100 đổi 1, nhưng cánh cửa đã thông, mở toang mặt trận, đối phương vỡ trận chạy như vịt, lúc đó không thể tính về trận đột phá khẩu đã thiệt hại bao nhiêu. Dễ hiểu hơn, thời cổ khi người ta xung trận chém người cầm cờ của đối phương, người cầm cờ bao giờ cũng đi bên tướng, cây cờ ngã hay bị nhổ, đoàn quân đối phương không còn biết hiệu lệnh cũng như không còn dũng khí chiến đấu, liền tan rã.

Việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nếu có “nướng quân” trong Điện Biên Phủ hoặc Khe Sanh thì cũng là lẽ tự nhiên, bởi lẽ đó là cách tân công nhổ chốt, công thành, mở cửa cho mặt trận, không thể có chuyện một chọi một. Và dù có hy sinh, chiến thắng vẫn là chiến thắng. Còn bên Pháp thua cuộc, chẳng lẽ họ bảo, tôi thua nhưng tôi chết một còn bên anh chết năm? Không, một người lính Pháp qua Việt Nam chi phí gấp hàng nghìn lần anh bộ đội địa phương tại chỗ chỉ có việc đeo súng lên vai với vài ngày huấn luyện vội vàng. Còn một lính dù Pháp cùng đường bay từ Pháp qua đây luyện tập tốn bao nhiêu? Điện Biên Phủ không chỉ đổ mà nó còn xô đổ cả chủ nghĩa thực dân thuộc địa?! Thêm nữa, phía Việt Nam dùng quân thô sơ đấu với một cường quốc vũ khí thì sự thua thiệt hơn cũng là lẽ đương nhiên.

3-    Có rất nhiều thông tin ( chính thức và lấn át ), nhiều đoàn quân sự cao cấp của phương Tây đến Việt Nam, họ hỏi: “Mở đầu chiến dịch lịch sử giải phóng miền Nam năm 1975, ai là người đã nghĩ ra ca trận đánh điểm hỏa đầu tiên vào Ban Mê Thuột – một điểm nút chiến lược có thể mở toang cửa vào phía Nam, đó quả là thiên tài quân sự. Liền nghe trả lời “đó là sáng kiến của toàn thể Bộ chính trị”.

 

Nhưng người phương Tây bằng các tài liệu của mình vẫn chắc chắn nói: Không thể có sáng kiến bắt đầu từ hai cái đầu, nó phải bắt đầu từ một ai trước chứ? Và họ chắc chắn đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu hỏi này mới đây tôi có hỏi vài người, được nghe trả lời đó là Thượng tướng Trần Văn Trà.  Tôi liền bảo “Tướng Trà là người chịu rất nhiều ảnh hưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

4-    Quân sự luôn cần một bộ não tham mưu: Binh Pháp Tôn Tử cho rằng “người làm tướng là người ở trong màn trướng quyết việc ở ngoài ngàn dặm”. Làm tướng, hay làm tham mưu tức là bộ não của một đoàn quân. Bộ não ấy phải thông tuệ, có học. Võ Nguyên Giáp ngay thời trẻ đã là giáo viên của trường Thăng Long Hà Nội, ông vẫn được người phương Tây coi là một trong vài trí thức có học vấn nhiều nhất ban lãnh đạo tiền bối Việt Nam. Khi trả lời phóng viên phương Tây, tôi thấy rõ ở cái tuổi đã quá già mà ông vẫn nói tiếng Pháp rất trôi chảy. Tiếng Pháp rất khó, có lẽ nó chỉ đứng sau tiếng La tinh và tiếng Nga.

Như vậy chứng tỏ Đại tướng là người có học vấn khá cao. Khi viết về nguyên chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung Quốc, các nhà báo phương Tây bình luận: ông là người lãnh đạo duy nhất của Trung Quốc biết chơi piano, vì thế sẽ có nhiều chuẩn mực phóng khoáng, ngoại giao, cấp tiến và dân chủ theo lối phương Tây.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là lãnh đạo cộng sản Việt Nam duy nhất chơi piano.

Cái cuối cùng là gì? Là thuyết Nhân – Quả. Khi Khổng Minh đốt cháy nhiều quân Mạch Hoạch ở trong hang, chết đen thui, ông liền than “Ta ác quá, ta giết nhiều người thế này, chắc cũng tổn thọ?!” Quả đúng vậy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lâm trận theo lối bộ binh công thành cổ điển, lại phải đối chọi với những đội quân mạnh nhất thế giới về cả lực lượng lẫn vũ khí, chắc hẳn cũng làm cho nhiều quân địch lẫn quân ta phải chết. Vậy mà ông vẫn được số phận chúc phúc trường thọ. Đó không hiểu có phải một thông điệp của tự nhiên không?

Tôi không phải một chuyên gia quân sự, nhưng theo thói quen của lý trí tôi tìm cách viết dựa trên những gì xác đáng và chắc chắn nhất. Dẫu vậy, đây cũng chỉ là một cách viết muốn đưa ra ý kiến trao đổi với mọi người. Dù sao theo chuyên môn, tôi vẫn công nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự kiệt xuất. Đất nước cần thêm những người giỏi như ông. Còn việc ông nhẫn nhục thỏa hiệp ư? Thánh Gandhi đã nói một câu nổi tiếng dạy dân tộc Ấn Độ hãy kiên gan trong cuộc đấu tranh Bất bạo động rằng: “Nhẫn nhịn bất công, không có nghĩa là chấp nhận bất công”. Vả lại nếu ông không nhẫn nhịn, một mình ông liệu có thể chọi lại một guồng máy? Lịch sử đã sang trang bĩ cực mới. Còn vai trò làm tướng trên chiến trường của ông đã khép lại rồi. Cầu Thượng Đế ban phước cho linh hồn vị Đại tướng thiên tài của dân tộc được bình an!

NHĐ 11/10/2013

Tác giả gửi cho NTT blog

21 thoughts on “ĐÁNH GIÁ ĐẠI TƯỚNG VỖ NGUYÊN GIÁP LÀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CÓ NÊN THÊM GÌ KHÁC?!

  1. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 12-10-2013 | doithoaionline

  2. “Và dù có hy sinh, chiến thắng vẫn là chiến thắng”

    Mãnh hổ nan địch quần hồ

    Con hổ thua không có nghĩa nó dở hơn đám linh cẩu, và đám linh cẩu thắng chắc chắn không vì chúng giỏi giang mà vì chúng quá đông .

    Miền Nam thua vì không dám nướng quân ngầu như miền Bắc . Hay nói đúng hơn, dân miền Bắc không ngại hy sinh để lập đại công dâng lên Đại Tướng .

    Đúng là giác ngộ lý tưởng Cộng Sản có khác . Chợt ngẫm lại “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” mà rùng mình .

  3. Dù là người thuộc giới văn chương nhưng ông
    Nguyễn Hg Đức xứng đáng được đánh giá khá
    thuyết phục về lý lẽ qua bài viết trên.
    Lý do là ông nhận định vừa phải,có lý có tình,chứ
    không cường điệu hay ca tụng thái qúa,kiểu như
    so tướng Giáp với Trần Hưng Đạo !
    Còn ca tụng như người phương Tây thì họ cố tỏ
    ra mình lịch sự,quân tử hay thiên về ngoại giao,
    kiểu như so tướng Giáp ngang hàng Alexander
    Đại đế hoặc còn hơn cả Napoleon !!!
    Nói thẳng ra là người nước ngoài khen ngợi qúa
    lời là vì họ chưa hiểu hết bối cảnh hay thực tế chế
    độ chính trị VN.(quá xa lạ với họ).

    • D. Nhật Lệ ơi, Tướng Giáp phải so sánh với hàng tướng (ngang hàng về quyền lực) tài của tướng là trận mạc điều binh khiển tướng ngoài trận mạc. Tướng tài chứ không phải là nhà chính trị hay quân sư mưu lược như Trần Thủ Độ
      Napoleon cần cầm là vị Vua cầm quân, chứ không phải là tướng cầm quân, nếu lon tướng mà cầm quân giỏi nhất là tướng Giáp.

      Năm 1968 và năm 1972 tướng Giám không được giao nhiệm vụ cầm quân sao đổ lổi cho ông thất bại. Trên tướng có Vua ( BCT- Lê Duẩn) vua ko giao quyền cầm quân sao bảo ông thua.

      Xem phim Tam quốc diễn nghĩa chưa?? Khổng Minh đang cầm quần đánh Tào Tháo, sắp thắng Tào, nhưng quan lại trong triều gièm pha bảo Khổng minh làm phản, Luu Thiện (con trai Luu Bi) giáng chiếu gọi ông ta về. Ông KM phải về việc không thắng là tất nhiên. Ông giám chỉ là Đại tướng trên ông giáp có cả Triều đình cộng sản, có những tuong khác cuanggx ghen ghét với ông cũng muốn trổ tài với ông, 1 trong số các ông đó cầm quân trận 1968 và 1972.
      Chiến tranh TQ-VN cũng vậy , Quan triều CS lúc đó đâu dùng ông giáp nữa mà phê bình ông Giáp. Như Lưu Bị cùng Quan V trường và Trương phi cầm quân đánh Đông Ngô, cho KM ở nhà ngồi chơi xơi nước. Trận đố Luu bị nướng 700.000 quân thì ông (D.nhât lệ) bảo Khổng minh không biết gì và kém về quân sự à??
      ông Luu Bị khi nào cũng thấy khổng minh đánh thắng ông cũng muốn cầm quân đánh Đông Ngô, kết quả là 70 vạn quân bị đông Ngô thiêu cháy, theo ông (D.Nhật lệ) là đổ tội cho Khổng minh thất bại à???? sao mà […]

    • Tướng Giáp có nhiều người ủng hộ nhưng cũng bị nhiều người gièm pha. Lúc còn công tác, ông thường xuyên đụng chạm với những người gièm pha và các đối thủ của ông, những người không ngần ngại chỉ trích ông. Những người phê phán ông xuất phát từ hai động cơ : Chủ nghĩa giáo điều về mặt ý thức hệ và lòng ghen tị, sợ rằng Tướng Giáp nổi tiếng sẽ làm quyền lực của họ suy yếu. Đấy là thời kỳ lãnh đạo tập thể vô danh.

      Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Giáp từng bị chỉ trích vì đã tìm kiếm một học bổng của chính quyền thực dân Pháp, có người thậm chí còn hàm ý rằng – nếu không nói là buộc tội ông – là một nhân viên Sở Mật thám Pháp.

      Ông cũng bị đả kích vì học chương trình Pháp, có được bằng tú tài baccalauréat, học tại trường Trung học Albert Sarraut có uy tín, nơi ông đứng đầu môn triết học, và Trường Đại học Luật Hà Nội, nơi ông tốt nghiệp thủ khoa về kinh tế chính trị. Đối thủ của Tướng Giáp đã dùng thành tích học tập của ông để quật lại ông. Dẫu sao thì ông thành viên duy nhất trong ban lãnh đạo bên trong (tối cao) của Đảng có được một nền giáo dục phương Tây.

      Các yếu tố không được phép nêu lên trong sự nghiệp của Tướng Giáp cho thấy một tập thể lãnh đạo chia rẽ và sự ganh đua rõ ràng giữa các cá nhân. Cuộc đối đầu giữa Tướng Giáp với nhà ý thức hệ Trường Chinh đã thành huyền thoại, tương tự như các cuộc đụng độ sau này của ông với Tướng Nguyễn Chí Thanh và ông Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất của Đảng Cộng sản.

  4. Bài viết của bác Nguyễn Hoàng Đức hay tuyệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, mà lại do tự đào tạo. Võ Nguyên Giáp đã tiếp nối được truyền thống lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo,… đã có từ Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,… Ngày nay người ta cứ tuyên truyền ta nên khuất luỵ Tàu vì ta yếu hơn, quả là họ đã phản lại tướng Giáp trong khi họ vẫn hết lời ca ngợi tướng Giáp.

    • Anh Đào Tiến Thi ơi, đại tướng của chúng ta quả là một thiên tài quân sự vác súng Nga, Tàu, đánh Mỹ hộ Nga Tàu theo sự chỉ đạo của bác Hồ và bác Mao kính yêu: “Quyết đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng!”

      Tôi thừa nhân trận Điên Biên Phủ đã thể hiện tài năng của Bác Giáp, nhưng cũng vác súng Tàu, và chiến thắng để rồi phải chấp nhận chia đôi đất nước theo sự dàn xếp của Tàu, một kết cục bi thảm! Chính vì cái kết cục này mà người Việt hai Miền phải mất thêm hơn 4 triệu người bỏ mạng và 20 năm nồi da xáo thịt nữa mới thống nhất được đất nước. Và kết cục là, dân ta phải chấp nhận một thể chế chính trị “một vạn lần Dân Chủ hơn các nước TBCN!”, nên Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân…mới được hưởng chế độ an dưỡng đặc biệt của một chính thể thân Tàu như hiện tại!

      Bác Giáp đã vô tình trở thành vị tướng đánh thuê vĩ đại nhất và hiến dâng được nhiều người Việt nhất cho Trung Quốc và phe XHCN, so với 4 ngàn năm lịch sử của chúng ta!

      Những Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…lấy súng ta đánh Tàu, đánh Nguyên Mông cho nước ta, đánh cho chúng phải kinh hồn bạt vía làm sao có thể so sánh được với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh lừng lẫy địa cầu hả anh?

      Đó cũng chính là lý do ngày nay người ta đang phải quỵ luỵ Tàu, bởi vì các tướng do bác Giáp đào tạo đã quen vác súng Tàu đáng Tây, chứ chưa quen cách dùng súng ta đánh Tàu như các Tiết Liệt của cha ông! Năm 1979, chúng tôi đi xây phòng tuyến Sóc Sơn để chặn Tàu, nói với nhau, “nếu thêm một tháng nữa thôi, thì Đặng Tiểu Bình sẽ có thể được duyệt bình trước lăng đồng chí Hồ Chí Minh, người bạn chiến đấu trong VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH của Đặng!”

    • Bài viết của bác Nguyễn Hoàng Đức là hay nhất xuất sắc nhất khi bình luận về quân sự

  5. Dung La mo mieng ra La triet hoc! Nhung cau dau tien da sai chinh ta? Bo tay! Du sao viet de tai ni cung cho La Tam được! Chu chuoi Loan len …. Nguoi ta chi cho Minh La nguoi bi viet cong day ra ben le …. Tuc an ghet o ma chuoi dong thoi nhd a! Co len viet vai bai ve ho tap chương di! Dang La de tai nong do! Hay Chang co Kien thuc de viet! Cu len mang loi xuong ghi ten vao lo OK ma!

  6. Nhận xét của Nguyễn Hoàng Đức thật chuẩn sác, công tâm và khoa học. Đó là một lời bàn rất khoa học quân sự. Tôi rất buồn cho cái ý thiên lệch của Bùi Tín.

  7. Ong Duc oi ! Lay dong ma thang it thi co hay ho gi.do la le di nhien.neu dong ma thua it thi la qua ngu.Ai cung vay muon gioi phai hoc .con noi la gioi ma kg hoc hanh gi thi can xem ky lai. Nham mat khen la daithi la khen au.AI TIN ? Con khang dinh thi quan bao nhieu cung khong sao ! Thi khoi ban nua.Ai dong thi thang. Cai do la chac roi.Trung quoc co 1ty5 nguoi neu danh voi VN duoi 100 trieu thi ho thang la cai chac. VAY Trung quoc la anh hung vo dich

    • ông Ton ton ơi, ông quá ngu, Nhật bản trong chiến tranh thế giwois thứ hai đanh tan tác Trung quốc, hỏi trung quốc đông quân hay nhật bản đông quân

  8. Nếu không sớm hòa giải và hòa hợp dân tộc thì chia rẽ Nam- Bắc và nguy cơ nội chiến vẫn còn dài dài. Đất nước sẽ không bao giờ có được sức mạnh tổng hợp và vươn đầu dậy được đâu! DCSVN và chính quyền của mình hãy nhìn gương của Hoa Kỳ và cuộc nội chiến Nam- Bắc của họ mà học tập1

  9. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 12-10-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  10. Rất thích cách diễn giải, phân tích của bác Nguyễn Hoàng Đức. Giản dị, chuẩn mực, sâu sắc, mà chính xác… không theo kiểu a dua… hay nhìn bất cứ người nào của thế hệ ấy cũng chỉ thấy cái tệ, cái ác, cái xấu… cái “cộng sản” trong đó. Có thể nói, cuộc đời của ông như viên ngọc rốt cục vẫn tỏa sáng dù cả một guồng máy, một hệ thống toan vùi dập.

  11. Ông VNG vừa mất, thôi cứ để ông nghỉ đi đã. Tôi không muốn đăng các comment bình luận về cuộc đời, sự nghiệp của ông, điều này không có nghĩa là tôi phản đối.

  12. Pingback: Thứ Bảy, 12-10-2013 | Dahanhkhach's Blog

  13. Cứ cho rằng, bác Giáp là một thiên tài về quân sự, một danh tướng lỗi lạc, nhưg sau khi đã làm chết hơn bốn triệu đồng bào của cả hai miền trong cuộc chiến tranh Bắc Nam, nhân dân ta, nông dân ta, những người đã trực tiếp vác súng ra chiến trường hiện nay sống thế nào so với các nước láng giềng không có thiên tài quân sự như Tướng Giáp? Nông dân các nước xung quanh ta không có đảng, bác Hồ và tướng Giáp lãnh đạo, có bị tước đoạt hết ruộng đất như nông dân Việt Nam không?

    Có cần phải chờ lịch sử phán xét, lịch sử trả lời, hay chúng ta cũng có thể tự trả lời được. Nay mai, cái sự nghiệp vĩ đại của Lê Nin tại Việt Nam sẽ theo chân Liên Xô vĩnh biệt chúng ta, thử hỏi có còn ai dám tôn vinh Tướng Giáp ngang Trần Hưng Đạo nữa không?

    Sự nghiệp của một danh tướng phải hướng tới độc lập, tự do, nhân quyền và hạnh phúc của nhân dân như Vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ Giocgiơ Oasinhtơn thì mới trường tồn mãi mãi.

    Tướng Giáp vừa là anh hùng, vừa là nạn nhân của một thể chế chính trị đã lỗi thời. Tôi vì thế đã rất thương bác Giáp, chỉ ngày đêm nguyện cầu bác sớm được trở về cõi Phật để tìm lại được sự thênh thản tại cõi vĩnh hằng:

    Chúc đại tướng được trở về cõi Phật
    Để đêm ngày ngồi gõ mõ cầu kinh
    Nhằm hoá giải những mảnh đời oan trái
    Trọn trăm năm nhẫn nhịn chịu hi sinh!

    • Đánh giá tài quân sự như bạn là đúng, còn chính trị mưu lược là của người khác, thể chế chính trị có phải ông Giáp xây dwjngj đâu. Ông Giáp chỉ là Tướng hàm tướng ( như Hàn Tín) chứ có phải là Lưu Bang đâu ( Bưu Bang là Bộ chính trị- HCM Lê Duẩn). Đánh giá tướng là tài điều binh trận mạc, điều khiển các tướng duwois quyền.

      • Chính xác, không ai khác chính là Lê Duẫn, LD nắm trong tay tướng tá, điệp viên, và điều hành cả ngoại giao quá giỏi, Lê Duẩn là Vua, Tướng nghe lệnh vua, do vậy chỉ sau vua. Vua có tầm nhìn bao quát hơn,

Đã đóng bình luận.