BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” ( PHẦN II )

BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” ( PHẦN II )

 VÂN THUYẾT

.

Nguyễn Hoàng Đức viết : “Cụ thể hơn các chuyên gia nước ngoài đánh giá chúng ta thế nào ? Về lãnh đạo – họ cho rằng người Việt thương ôm những ảo tưởng vĩ đại như những dự án tiến tỉ USD như Vinashine “.

Tôi cho rằng nếu các nhà lãnh đạo mà luôn có ý thức tư duy và hành động cho những việc vĩ đại là cực kỳ may mắn lớn cho dân tộc – vì tôi cho rằng : “con người của trí tuệ là người luôn hướng ý nghĩ và hành động cho những ý tưởng vĩ đại “ – Nhưng sự thật đó là gì thì bạn đọc đã biết hết – tôi không phải viết thêm về điều này .

 

Ở bài : “VÕ NGUYÊN GIÁP QUA LĂNG KÍNH TỔNG PHỔ LỊCH SỬ “ – NHĐ đưa ngay câu nói của triết gia Nietzsch để bảo vệ quan nệm của mình ( tôi nhớ có một lần tôi tranh luận với NHĐ về tư tưởng và tôi đưa ra một câu nói của Nietzsch để ví dụ cho suy nghĩ của tôi – NHĐ cho ngay một câu xanh rợn là : “ Nietzsch là triết gia hạng hai – không bàn “

Khi cần – NHĐ lấy Trung Quốc và gọi TQ là nước lớn có hơn một tỷ dân làm ví dụ chứng minh cho luận điểm của NHĐ – khi không cần NHĐ gán ngay cho TQ là bọn “hủ nho – âm lịch – tiểu nông -ngũ âm – vô cảm – không có khái niệm tự do dân chủ ”.

Khi cần Nietzsch – lấy danh ngôn của ông ra để dùng – khi người khác lấy Nietzsch là ví dụ thì sẵn sàng gọi Nietzsch là “triết gia hạng hai không bàn” – thử hỏi tại sao NHĐ lại dùng “triết gia hạng hai”đó để chứng minh cho luận điểm của NHĐ là coi Đại tướng VNG là một thiên tài quân sự !? .

Chỗ này có thể gọi là NHĐ là “kẻ xảo ngôn – xảo trá – bất tín ” trong tranh biện – NHĐ không hiểu rằng – có sự lưu manh của kẻ ít học và có cả sự lưu manh của kẻ tri thức có học vấn cao – có nhiều bằng cấp – có địa vị quyền lực – chứ đừng nghĩ rằng – dân trí cao thì không lưu manh – có lương tri hơn dân trí thấp .

Tôi cho rằng :

Thực tế ở đời bọn lưu manh tri thức mới thực sự là đáng sợ – nguy hiểm vào bậc nhất – nó có thể tàn phá – làm đảo điên xã hội gấp ngàn triệu lần những kẻ ít học dân trí thấp “

NHĐ nhiều chữ đến thế mà còn xảo ngôn biển lận bất tín – thử hỏi làm sao có đủ nhân cách phẩm hạnh tối thiểu để chúng ta có thể tin tưởng vào những gì mà NHĐ phát ngôn .

Chúng ta ai cũng đều hiểu rằng : để trở nên thiên tài hay vĩ nhân đều phải có tri thức học vấn  – nhưng không có nghĩa rằng có tri thức học vấn cao mà có thể trở nên thiên tài vĩ nhân – nó còn có một chút may mắn – đó là thứ không thể lý giải bằng lý trí – mà chỉ có thể là niềm tin Tôn giáo – niềm tin có trợ giúp của Hồng Ân Thiên Chúa – của Thượng Đế – và rất có thể nó là sứ mệnh mà người đó được gánh vác trên vai mình …

Lương tri cũng vậy – đâu phải có tri thức học vấn cao mà có lương tri hơn người có tri thức học vấn thấp . Cổ nhân đã nói “ Cha mẹ sinh con – trời sinh tính “- Một người không có căn tu hành – có tu nghiệp cả đời hay nhiều kiếp cũng không thể đắc đạo – còn bậc có nhân duyên của trí huệ bát nhã – sự giác ngộ đến nhanh như gió thoảng qua …

Trong hệ thống quyền lực cai trị của các Quốc gia trên toàn thế giới có mấy ai nghèo tri thức – học vấn thấp mà có thể làm lãnh tụ được – nhưng sự xung đột tranh giành vẫn luôn xảy ra thường xuyên liên tục không bao giờ chấm dứt giữa các dân tộc – các Quốc gia – và làm hao tổn biết bao nhiêu của cải vật chất – gây ra bao nhiêu cái chết thương tâm cho hàng vạn sinh mang – những người dân lương thiện vô tội .

Một sai lầm lớn nữa của NHĐ là dùng quá nhiều danh ngôn phương ngôn loạn xạ – để ngụy biện cho tư duy của mình . Chính điều này đã làm cho NHĐ rối loạn tư tưởng – rất ít khả năng sáng tạo – các tác phẩm văn xuôi đều ở tầm kiến thức mô tả hiện thực ở mức thông thường – mọi sáng tạo của NHĐ luôn bị các danh ngôn “cầm tù” – cùng với gu thẩm mỹ thấp kém – nên NHĐ không thể tạo nên cái gì mới lạ – ấn tượng – sâu sắc – độc đáo – gây bất ngờ cho văn học làm phong phú thêm cho nhận thức về cái hay cái đẹp của ý nghĩa – của nghệ thuật chữ nghĩa văn chương thi ca .

Tôi rất hiểu rằng – danh ngôn là những suy tưởng – suy niệm – những lời diệu tâm diệu trí cốt tủy của những vĩ nhân – thiên tài – của những bậc minh triết hiền nhân đại trí đã quá trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời với nghề nghiệp viết về tất cả mọi lĩnh vực của con người – nó có thể gọi là những “ nguyên lý – đinh luật – công thức” của cuộc sống – nó đánh động vào tâm hồn tư tưởng ta – kích thích tâm trí ta – trí tưởng tượng ta – nó có thể hướng đạo nhận thức và hành động của ta cho đúng hơn đẹp hơn tốt hơn – nó hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm trình độ khả năng nhận biết của mỗi người và mỗi người tự do lựa chọn không bắt buộc phải nghe theo làm theo . Dĩ nhiên ta cũng cần một số danh ngôn để lập luận của ta có sự cộng hưởng của những tư tưởng lớn – nó chứng tỏ tầm tri thức hiểu biết của người viết – nhưng không vì thế mà ta làm mất đi những tư tưởng sáng tạo – sự trải nghiệm trong cuộc đời do quá trình học hỏi của chính ta tạo nên – bản thân các thiên tài cũng ứng xử như vậy .

Tôi cho rằng bất đắc dĩ mới phải dùng đến danh ngôn – mà nếu dùng cũng phải có lựa chọn – không thể bài viết nào cũng tùy tiện liên tục dùng la liệt danh ngôn của những bậc thiên tài vĩ nhân sau đó lại đi kèm những câu ca dao tục ngữ hò vè đường phố  “nói phải củ cải phải nghe “ vô cùng hạ cấp làm mất đi vẻ cao quý cao sang của danh ngôn – làm cho các “linh hồn” của các vị thiên tài vĩ nhân cũng cảm thấy xấu hổ bị NHĐ xếp vào đứng cùng với những hạng tiểu nhân tiểu trí .

Khi ta viết ta là “ Hoàng đế” của những con chữ do chính trí tuệ suy tư cảm xúc của ta điều khiển chứ không phải do tư duy của người khác điều hành dẫn dắt ta – cho dù họ là những thiên tài hay vĩ nhân – NHĐ phải lôi kéo rất nhiều danh ngôn để bảo vệ sự yếu đuối kém cỏi hèn nhát của mình – không dàm tuyên xưng một cách đàng hoàng như một bậc “Đế vương” của trí tuệ cảm xúc chữ nghĩa – và cho rằng đó là lý trí là học vấn là “nói có sách mách có chứng “ đúng là tư duy của bọn “hủ nhỏ hiện đại” – sao mà NHĐ có phẩm tính giống hệt những kẻ “thông thái” mà triết gia Nieztsch đã phán xét đến thế !?

Có thể gọi NHĐ là một kẻ “thông thái tiểu trí “- NHĐ không biết rằng triết gia Nietzsch cực kỳ coi thường những người được gọi là thông thái – ông đưa ra khoảng 13 tính chất phán xét về những kẻ thông thái .

Ví dụ ở tính chất thứ 2 : “ Thị kính của họ nói chung rất thu hẹp – nên họ phải nhìn sát đối tượng …họ không bao giờ có ấn tượng gì về tổng quát – chẳng hạn khi họ phê phán một văn tập – họ không có khả năng bao quát toàn bộ văn tập đó – họ phê phán bằng một vài đoạn nhỏ ..”

Tính chất thứ 3 : “ Đặc tính thứ 3 của nhà thông thái là bản tính tầm thường phàm tục trong những khuynh hướng – trong những thị hiếu và trong các mối đố kỵ hiêm khích …”

 

Tính chất  thứ tư 4 : “ Tình cảnh nghèo nàn và sự khô khan của tâm hồn ..họ lạnh lùng lắm và vì thế họ có vẻ tàn nhẫn … Người ta tưởng họ can đảm – kỳ thực họ chỉ là con La không biết chóng mặt là gì .. “

Tính chất thứ 6 : “ Lòng trung thành với các bậc thầy đã khai tâm cho họ – họ hết lòng mong mỏi dược phục vụ các vị ấy …”

Tính chất thứ 7 : ‘ Họ tìm tòi sự vật một cách máy móc – hoàn toàn theo thói quen …”

Tính chất thứ 12 : “ Thông thái để chơi – làm những vấn đề nhỏ nhặt mà họ giải quyết được … không bao giờ đào sâu vấn đề đến tận gốc rễ – không bao giờ khám phá ra điều gì …”

 

Và Nietzsch khẳng định : “ Chính vì thế mà luôn luôn trong mọi thời – thiên tài và nhà thông thái thường thù nghịch …” .

Qua những điều trên của triết gia Nietzsch chúng ta có thể thấy thiên tài của ông phán xét quá thông tuệ sâu sắc về những kẻ “thông thái tiểu trí ”như NHĐ – nếu tôi liệt kê đủ 13 tính chất mà Nieztsch đưa ra thì NHĐ có hơn một nửa chính xác với tính cách của NHĐ – NHĐ rất giỏi nhặt nhặn rất nhiều chi tiết rất nhiều danh ngôn để hù dọa những kẻ sáng tạo – lý lẽ của NHĐ là lý lẽ các bậc tổ sư lâu đời có thể đã trở nên già nua cằn cỗi không không còn trẻ trung hồn nhiên như những thiếu nữ xinh đẹp mà thi hào triết gia Goethe đã nói rằng : “ người đàn bà đẹp là kiệt tác cuối cùng của vũ trụ “

Và tôi cũng đành phải dùng những danh ngôn của Nieztsch để cho NHĐ thấy rằng bọn “ thông thái” cũng rất gần gũi với bọn “hủ nho” – bất kể có ai đó sáng tạo một điều gì mới mẻ xa lạ với con mắt nhận thức của bọn họ là họ lại ùa lên với bao danh ngôn – phương ngôn châm ngôn – đại ngôn tiểu ngôn – thượng ngôn hạ ngôn – điển tích nọ điển tích kia trích dẫn nhiều như “châu chấu” …được dàn trận đồ bát quái để ngăn cản hù dọa muốn tàn phá đè bẹp bất kể đó là những ý tưởng đẹp hay xấu của đối thủ – miễn là NHĐ chiến thắng .!?

Theo các học giả phương tây – sự thông thái được xem như là mục đích của giáo dục khai phóng .Thực chất theo quan điểm của Aristote – “sự thông thái phải gắn liền với đạo đức” – bởi nếu không có đạo đức – những kẻ thông thái sẽ nhân danh cả thánh thần để có những hành động phi nhân cho mục đích quyền lực của họ . rất có thể trong sâu thẳm con tim – NHĐ là kẻ như vậy – muốn thống trị chữ nghĩa và lấy sự thông thái làm trò tiêu khiển với chữ nghĩa – chứ không đi đến rốt ráo của đạo lý con người – không nhìn những kẻ bị thất học như số phận lầm than của dân tộc mà đổ lỗi cho người Việt thấp kém trí tuệ . Bản thân trí tuệ NHĐ cũng loạn chữ loạn nghĩa nhận xét phán đoán bừa bài như thế thì lam sao mà những kẻ ít học hơn lại có thể “ thông thái tiểu trí “như NHĐ . Con người là một tấm gương cho kẻ khác – ta chẳng thấy ở NHĐ là một tấm gương mà chỉ là bóng của miếng sắt tây đầy gỉ sét …

Tôi đã từng có vinh hạnh được làm giảng viên nhiều năm ở một trường đại học – tôi có am tường chút ít kiến thức về phương pháp sư phạm – tôi hiểu rằng – một người thầy dạy học – ngoài việc thủ đắc về chuyên môn – khi đứng trước một học sinh kém – ông ta không thể mắng nhiếc học sinh đó là ngu dốt – là trí tuệ thấp bé – lười biếng … mà người thầy phải biết khơi dậy nên niềm đam mê với môn học của ông ta – khơi gợi nên vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ con người về một lĩnh vực nào đó do ý nghĩa sâu xa của việc học hành đem lại – người thầy mở rộng cách nhận thức – phán đoán phán xét để học sinh có khả năng tự nhận biết sự thật – và tạo nên sự đối thoại bình đẳng cho học trò có điều kiện nảy sinh phát triển nhưng ý tưởng cá nhân – người thầy không phải chỉ là kẻ phổ biến tuyên truyền thông tin kiến thức – mà còn phải biết đánh động tâm trí – khơi nên sự tra vấn trong nội tâm và lòng trắc ẩn của học trò đó để khơi nên lòng tự trọng và danh dự – người thầy không thể không quan tâm đến phẩm chất của tình yêu thương nhân ái – sự dịu dàng nhẫn lại – sự kiên nhẫn khiêm tốn – sự hòa nhã khiêm nhường – và biết tôn trọng nhận thức cảm xúc của học trò – người thầy luôn phải trau dồi kỹ năng tiếp xúc với những tình cảm – cảm xúc khác nhau của học trò – sự áp đặt nhồi nhét các ý tưởng – kiến thức – tri thức hay tư tưởng của người thầy chỉ làm cho học sinh chán nản và hoảng sợ – dần dần trở nên  thù gét môn học – ở đây đòi hỏi người thầy phải có sự nhậy cảm tối thiểu để phát hiện ra tâm trí năng lực của học trò với môn học của mình – và sự biểu hiện cao quý nhất của người thầy với học trò là tình yêu thương – sau đó mới là sự truyền đạt tri thức nghề nghiệp – là sở đắc trí tuệ chuyên môn của người thầy – khi đó mối liên hệ giữa người thầy và học trò trở nên gần gũi hơn – gắn bó hơn – và mọi sự sẽ đến nhanh hơn mà không phải thuần túy bằng những lý thuyết khô cứng giáo điều .

Sai lầm lớn nhất của NHĐ là chỉ đưa ra những ví dụ giống như của kẻ đi xem các “võ sĩ thi đấu“cho thấy NHĐ không có cái nhìn siêu việt của một triết gia – của người có tư tưởng nhân văn vượt thế tục – siêu xuất thế gian – không có khả năng đưa ra những đánh giá táo bạo bất ngờ độc đáo bắng chính tư tưởng của mình – mà chỉ là những ví dụ rất tầm thường – và nói theo những gì thiên hạ đã nói quá nhiều với một thái độ hết sức vô cảm vô trách nhiệm – ở tầm như NHĐ phải viết điều gì lớn lao hơn – sao lại quanh quẩn hết phê phán thơ rồi hết lời ca ngơi VNG mà VNG đã có hàng trăm bài báo – hàng chục cuốn sách ca ngợi đâu đến lượt NHĐ ca ngợi người đời mới nhân ra tài năng của Đại tướng VNG – sau đó lại nhìn vào nỗi thống khổ của những người đi làm thuê vì cuộc sống nay chết thê thảm lại còn đưa họ ra mà sỉ nhục – ở đây đã lộ rõ NHĐ làm gì có lương tri mà phán xét hồ đồ vậy . ( Tôi đã viết một bài có nhan đề “ Người lính thiên tài hay vị tướng thiên tài !? – tôi phê phán cả hai tác giả BS và NHĐ – và để bạn đọc có thêm một cách nhìn nhận khác – một giác độ khác của tư tưởng khách quan không thiên tả không thiên hữu như NHĐ ca ngợi hết lời đưa Đại tướng lên mây xanh ( tôi biết Đại tướng VNG là một trí thức tâm tính cao nhã – lịch lãm – khiêm nhường không thích những lời tâng bốc qua mức ) – hay như tác giả BS lại hạ thấp tài năng bản lĩnh phi thường có thực của Đại tướng VNG – nhưng rất tiếc là nhà văn Nguyễn Tường Thụy đã cho dừng đăng những bài có liên quan đến Đại tướng VNG ).

NHĐ không nghĩ rằng – có rất nhiều những bí ẩn cơ mật ngoài sự hiểu biết am tường của ta – ta không phải là người ở sâu trong cuộc mà có thể thấu suốt tận đáy của những sự kiện sự việc mang tính lịch sử – ta không thể thấu hiểu sâu sắc con người của sự kiện đó đến đâu (mỗi người đều có cái lưng của mình ở phía sau ) – mà có thể khẳng định phát ngôn tranh biện trực tiếp trên diễn đàn bàn luận phải trái – đúng sai để ca ngợi hay phê phán về những sự việc sự kiện – những nhân vật lịch sử – NHĐ chỉ có một vài tấm gương thường với chiếc ống nhòm “du lịch” và vài trăm câu danh ngôn làm bảo bối – làm sao ta có thể biết hết được vạn vật ở quanh ta – có thể nhìn xa vạn dặm !?(chưa kể có rất nhiều tấm gương bị mờ nhòe không phản chiếu đúng sự thật và ống nhòm “ hàng nhái “ )chỉ hậu thế hay lịch sử mới hé mở thêm sự thật mới có thể phán xét công bằng chính xác hơn .

NHĐ không nghĩ rằng – mọi sự kiện lớn của Quốc gia sẽ ảnh hướng rất lớn đến sự vận hành phát triển tiến bộ văn minh của Quốc gia đó – như Tôn giáo – Hệ tư tưởng – Nền tảng chính trị – Quốc hội – Hiến pháp – Luật pháp – Tòa án – Tự do – Dân chủ – Công lý – Bình đẳng – Bác ái – … rất nhiều những điều hệ trọng mà chưa bao giờ thấy NHĐ bàn luận chuyên sâu một cách tri thức như một học giả uyên thâm thông tuệ – chứ không cần đến phải có sự đối lập mang tính phản kháng hay bất đồng chính kiến – để tránh những phức tạp về chính trị .

Tôi lấy ví dụ – tôi cho rằng tên nước : “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa “- Đó là một cái tên rất đẹp – rất thơ – rất đáng tự hào – nó nên mãi mãi trường tồn. ( âm thanh nghe thuận êm theo ngôn ngữ tiếng Việt mà vẫn hàm chứa đầy đủ chính xác bản chất nội dung .). Chúng ta gọi Chủ tich Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại – lấy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng chính trị , nhưng chúng ta lại từ bỏ Quốc hiệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập !? .Với Quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam “- có thêm ngôn từ : “ Xã hội chủ nghĩa “ nghe quá đẹp – thật lý tưởng – nhưng ý nghĩa thực tế của nó còn quá xa – rất rất xa hiện thực – năng lượng của nó chưa đủ sức mạnh hữu hiệu để tạo niềm tin – tạo cho tâm trí và đôi mắt của chúng ta nhìn thấy nó có thật – hiện hữu thật trên cõi đời này (!?).

Năm 1945 dân số Việt nam có khoảng 25 triệu người – đến nay là 68 năm , dân số Việt nam đã tăng lên 90 triệu người ( tăng 3, 6 lần – chưa kể đến 2 chiến tranh làm suy giảm dân số )  – đến 68 năm sau là vào khoảng năm 2081 dân số Việt nam có thể tăng từ 200 – 250 triệu dân ( nếu lấy theo tỉ lệ 3,6 sẽ lên đến hơn 300 triệu người ) – thử hỏi nền kinh tế Việt nam lúc đó ( cho dù có phát triển bằng như Hàn Quốc và Nhật bản hiện nay cũng không thể thực hiện được như tiêu chí của Chủ nghĩa xã hội đặt ra ) không có nợ nần chồng chất – không có tham ô tham nhũng – không có suy thoái kinh tế – nạn thất nghiệp thấp – không có thiên tai , động đất , sóng thần – không có sự cố , thảm họa điện hạt nhân – không có khủng hoảng kinh tế thế giới – không có chiến tranh đe dọa – thế giới bình yên…để nuôi được số người đông như vậy và tuyên bố với thế giới Việt nam là Quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh đủ cung cấp cho hơn 200 triệu con người “ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” như cái tên mà Chủ nghĩa xã hội đề ra trên mảnh đất hình chữ S có ¾ là đồi núi – tài nguyên thì cạn kiệt dần – biển Đông thì luôn bị tranh chấp – khi đó dân số thế giới sẽ tăng trên 10 tỷ người – chắc chắn rằng sự cạnh tranh kinh tế sẽ khốc liệt hơn hiện nay rất rất nhiều – và chúng ta lại ở sát ngay cạnh anh hàng xóm khổng lồ (khi đó dân số có thể lên tới 2 tỷ người ) luôn có tham vọng bành chướng – một dân tộc nổi tiếng với học thuyết “ quân tử – tiểu nhân “ của Khổng Tử , nhưng trong lịch sử với Việt nam thì luôn bắt chúng ta phải cống nạp như một kẻ không quân tử !?Còn kể về khả năng tố chất trí tuệ của số đông con người Việt nam – mỗi chúng ta hãy tự tra vấn !?

Trong khi đó đến hơn một nửa trong tổng số gần 90 triệu người Việt Nam hiện nay phần đông đang sinh sống chật vật – thiếu thốn – vất vả và ngày càng khó khăn – giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực – điện – nước – xăng dầu chỉ có tăng không có giảm – giá cả thị trường tăng liên tục …suy thoái – lạm phát – nợ xấu – tham ô – tham nhũng – những nhóm lợi ích hoạt động không ngưng nghỉ – tệ nạn xã hội ngày càng nhiều hơn đến mức có cả một kênh truyền hình ANTV phát sóng hàng ngày chuyên về các loại tội phạm…nhiều vô kể…phải chăng điều này đòi hỏi mỗi chúng ta cùng phải có nỗ lực có bổn phận và trách nhiệm với xã hội …!? – rồi sẽ có thêm hàng triệu con người sẽ phải bị rơi vào tình cảnh của “ chế độ nô lệ hiện đại “.

Còn như khái niệm : “ Dân chủ – Công hòa “ – chúng ta có thể thấy nó hiển hiện như ánh sáng ban ngày – như hai chữ : “ Tình yêu !!! “ – yêu là yêu – không yêu là không yêu – rất rõ ràng – rất cụ thể ). Thật tiếc rằng Quốc hội Việt Nam đã tự hủy đi một Quốc hiệu đẹp tuyệt vời nhất trong lịch sử của tất cả các Quốc hiệu của dân tộc Việt nam .

Nhìn vào bức tranh hiện thực , nhìn vào tương lai – tôi nhớ đến tên một bức tranh của danh họa người Pháp Paul Gauguin : “Chúng ta là ai !? Chúng ta từ đâu tới !? Chúng ta đi về đâu “…!?.Chúng ta thừa rất nhiều và chúng ta thiếu và thiếu rất rất nhiều …!?

Văn hào Gogol đã nói rằng : “ Không ai trên đời mà không có tội lỗi “ – ở đây nên hiểu một cách nhân văn để phản tỉnh tư tưởng chứ không phải là “bới lông tìm vết “ NHĐ chỉ xoáy vào những chi tiết vỏ ngoài để chê bai mà không có năng lực nhìn sâu – triết gia Schopenhauer đã viết : “Nghệ sĩ cho chúng ta mượn đôi mắt của anh ta để nhìn thế giới “- qua rất nhiều bài viết của NHĐ chúng ta không thấy NHĐ cho chúng ta mượn đôi mắt của NHĐ để ngắm nhìn hiện thực sâu xa của cuộc đời cực kỳ bi hài …

Mang danh là kẻ có học đọc nhiều triết học – thuộc rất nhiều những câu danh ngôn của các triết gia – nhưng NHĐ không ngoài mục đích củng cố địa vị cho ngòi bút tung hoành gây “bạo loạn” chữ nghĩa – chứ không phải để khai sáng nhận thức vẻ đẹp duy mỹ nhân văn của chữ nghĩa – của ánh sáng tư tưởng văn minh của nhân loại . Trong tất cả các bài viết của NHĐ không thấy ánh sáng của lòng tốt nhân hậu – của lòng “Từ – Bi – Hỉ – Xả “- không thấy cái hay cái đẹp của nghệ thuật chữ nghĩa cao sang cao nhã – quý phái lịch lãm tao nhã uyên thâm mà chỉ toàn thấy những danh ngôn phương ngộn … xen rất nhiều những ví dụ của vỉa hè đường phố chợ búa làm cho bài viết của NHĐ như một nồi lẩu thập cẩm bình dân ngồ ngộ quai quái dị dạng pha chút điên điên – và sự ám ảnh của những định kiến – hẹp hòi – bon chen – ích kỷ – đố kỵ – hận thù cùng với tham vọng danh tiếng của NHĐ – nó biến NHĐ trở thành kẻ “ triết giả “ của phê bình văn học .

Mang danh là kẻ hay lý sự về triết học – có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề An ninh – mà toàn bàn những chuyên hiển nhiên tầm phào ai cũng biết – phải công băng ư – phải có giáo dục ư – phải học tận gốc ư – phải nói có sách mách có chứng ư – nói phải củ cải phải nghe ư – học nhiều học ít ư – cầu thú bóng đá ư – con nợ chủ nợ ư

NHĐ là kẻ không bao giờ công bằng trong ứng xử chữ nghĩa với mọi người nhưng lại rất thích từ “công bằng” hay “ công lý “ – văn học hay phải công bằng – thơ hay phải công bằng – tiểu thuyết hay phải công băng – chữ nghĩa hay phải công bằng – mỹ học phải công lý – âm nhạc hay phải công lý – chơi đàn hay phải công bằng – hát hay phải công lý – du hý ăn chơi hưởng thụ phải công lý – ngủ đẹp phải công bằng – ăn ngon phải công lý – làm tình đẹp phải công bằng …tất tần tật mọi cái đều phải “công bằng và công lý ” – quá đúng không sai – rất NHĐ !?

NHĐ không có cảm xúc mãnh liệt – tâm hồn tư tưởng mãnh liệt lại càng không – bởi luôn đòi hỏi sự công bằng – muốn chiếm hữu chinh phục được cái đẹp – người phụ nữ đẹp – hay bất cứ khát vọng gì ta mơ ước nếu ta đòi hỏi sự công bằng – nó phải yêu ta như ta yêu nó – ta cho nó bao nhiêu thì nó phải cho lại ta bấy nhiêu – có thể nói “rất hồn nhiên trẻ con “ – thì vĩnh viễn đừng hy vọng ta có thể đạt được – dù ta là bậc Đế Vương là thiên tài hay vĩ nhân .

NHĐ lại có một phát ngôn mới :

“ Công bằng là vẻ đẹp cao nhất của văn học “ .

Tôi xin thưa rằng :

Giải thưởng Nobel văn học chưa bao giờ dùng khái niệm công bằng để trao giải cho những tác giả văn học – bởi sự công bằng là lẽ đương nhiên của cuộc sống con người – chẳng có nhà văn nhà thơ nào mà không phê phán cái ác và ca ngợi sự công bằng – công lý . Hầu hết gần như tuyệt đối các nhà thơ nhà văn – nghệ sĩ của nhân loại ai cũng đầy ắp sự công bằng trong trái tim – trong tác phẩm – nếu dùng tiêu chí này để xét giải thưởng Nobel thì chắc chắn rằng ý nghĩa giá trị của giải thưởng Nobel sẽ thua đứt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam .

 

Tôi cho rằng :

Điều quan trọng nhất để một nhà thơ – hay nhà văn được vinh dự nhận được giải thưởng Nobel văn học – là tài năng của ông ta trong việc thể hiện được những quan niệm riêng của thẩm mỹ văn học – những suy tưởng – những triết lý sâu sắc về cuộc sống nhân loại và tài nghệ – nghệ thuật của bút pháp trong việc sử lý tác phẩm có thể gây ấn tượng – có sự táo bạo – bất ngờ – độc đáo – nó khai phá những cảm nhận mới về những biến cố bất thường kỳ lạ của tâm trạng – của nội tâm – của vẻ đẹp tâm hồn tư tưởng con người – khai phá những cảm nhận về cái đẹp của ngôn ngữ chữ nghĩa còn chưa được biết tới của kinh nghiệm con người về ngôn ngữ chữ nghĩa – nó làm lung lay những xác tín – làm rung chuyển những điịnh kiến hẹp hòi – ích  kỷ – đố kỵ – sự hận thù – những mặt đen tối tiêu cực của xã hội hiện đại – những mặt trái của những hệ tư tưởng cực đoan – những ý thức hệ tập thể giả tạo làm xói mòn tự do cá nhân – nó là tiếng vọng khẩn thiết – là cứu cánh của thời đại cầu nguyện cho sự gắn kết – cho các cộng đồng trong xã hội hiệp nhất xích lại gần nhau .

Tôi lấy ví dụ :

Giải Nobel Văn học đầu tiên được trao cho nhà thơ người Pháp Sully Prudhomme bởi tác phẩm của ông được đánh giá là : “kết hợp được phẩm chất tốt đẹp của con người thể hiện trong trái tim và trí tuệ”.

Giải Nobel năm 2008 được trao cho nhà văn người Pháp – Le clezio được nhận xét là :“Tác giả của những sự khởi đầu mới – của cuộc phiêu lưu đầy chất thơ – của đam mê thể xác – và là người khai phá nền văn minh đang ngự trị của nhân loại – là nhà văn của sự đa dạng vì những trải nghiệm qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng như tiếp xúc với các nền văn minh – các lối sống khác nhau của ông”.

Giải Nobel năm 2013 – Viện Hàn lâm Thụy Điển đánh giá ngắn gọn: “Alice Munro là bậc thầy của truyện ngắn hiện đại. Bà có lối kể chuyện tinh tế, đặc trưng bởi sự rõ ràng và trung thành với chủ nghĩa hiện thực”.

 

Nhà văn Cao Hành Kiện – Giải Nobel năm 2000 – đã tâm sự : “ Tôi viết cho chính tôi . Tôi không viết để lưu lại chút gì sau này – nhưng chỉ làm dịu đi những khổ đau của tôi .”

Đương nhiên ở mọi thời đại – con người luôn đấu tranh cho công bằng – công lý – nhưng trong nghệ thuật không ai mang khái niệm công bằng để đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm – thật vô cùng ngớn ngẩn – lẩn thẩn – già nua quê mùa. Với trình độ mỹ học ẫu trĩ vớ vỉn như thế không thể hiểu nổi tại sao NHĐ vẫn bạo gan có thể viết thơ và tiểu thuyết được !?- không hiểu nó sẽ dành cho những độc giả ở hạng dân trí nào !? –

Bàn về sự công bằng chỉ dành cho luật pháp – là tiêu chí cho những ban giám khảo chấm thi giải thưởng – chấm thi nghệ nghiệp – nghiệp vụ – sinh viên học hành …hay nghề làm trọng tài – trong ứng xử đời sống của con người với con người – và sự công bằng ở mỗi Quốc gia được quy định theo luật pháp của nước đó quy định – và tòa án sẽ dựa vào luật pháp đó mà phán sử đối những người phạm luật của nước đó – điều này quá giản đơn tôi khômg phải lấy ví dụ .

Nghệ thuật bản chất cao nhất đầu tiên là hướng đến cái đẹp – sau là triết lý về cuộc sống – triết lý về những sự thật bi hài của cuộc đời …nghệ thuật luôn đòi hỏi cái đẹp sau là vẻ đẹp của sự thật – sau nữa mới đến sự công bằng và có thể không bàn đến sự công bằng – không bắt buộc đòi hỏi sự công bằng – bởi sự công bằng để cho khách quan xã hội – bạn đọc và người thưởng ngoạn phán xét …chỉ có NHĐ viết đòi sự công bằng cho NHĐ – hãy đợi đấy mà lĩnh giải Nobel !? Chẳng có giải thưởng nào lại phát ngôn một cách thô thiển như NHĐ .

Viết về sự công bằng có thể rất nhàm chán đôi khi vô duyên – nhưng viết về sự thật – dù văn chương không hay những vẫn có thể hấp dẫn bởi nó có thể được viết băng máu của chính kẻ đó .

Tôi cho rằng :

Sự thật là một trong những vẻ đẹp cao quý nhất của văn học – đó chính là “ Chân “ ( CHÂN – THIỆN – MỸ ) – Nếu không biết sự thật làm sao có thể tạo nên sự công bằng – công lý – kẻ viết về sự công bằng công lý quá đơn giản bởi hiến pháp luật pháp của mọi quốc gia đếu lấy sự công bằng công lý nên hàng đầu – nhưng viết về sự thật – nó đòi hỏi bản lĩnh – sự can đảm – lòng dũng cảm phi thường – kẻ đó sẽ phải đối đầu với bao hiểm nguy và có thể phải hy sinh tính mạng của kẻ đó và có thể của cả những người thân của kẻ đó .

 

Vẻ đẹp duy mỹ – cùng với sự thật bi hài của cuộc  đời – chỉ cần một trong hai tiêu chí này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật cũng đủ tôn vinh nhà thơ – nhà văn – nghệ sĩ là thiên tài vĩ nhân của nghệ thuật – nếu hội tụ đủ cả hai – nghệ sĩ càng trở nên vĩ đại hơn .

Sự thành công của những thiên tài – vĩ nhân – những tài năng bất hạnh – đều vượt qua sự công bằng để có được những tác phẩm vĩ đại – những thành tựu vĩ đại .

Chính bởi vậy mà NHĐ không bao giờ có tình yêu – bởi tình yêu luôn đòi hỏi sự mãnh liệt – đã mãnh liệt thì phải bỏ qua sự công bằng – dù nàng không yêu ta nhưng ta vẫn yêu nàng say đắm và ts có thể chết vì nàng và ngược lại – và điều này đã làm cho toàn bộ những tác phẩm thơ văn của NHĐ không bao giờ có cảm xúc – mà cảm xúc là cái đầu tiên phải có ở nghệ thuật sau đó là trí tuệ .

Triết gia Hegel viết rằng : ‘ Sứ mệnh của Triết học là quan tâm giải thích những ý niệm vĩnh cửu – và sự dấn thân của các ý niệm trong các sự vật “-

“Cái thiêng liêng là gì “ ? và thi hào triết gia Goethe tự trả lời : “ Đó là cái lối liền các tâm hồn “

Ta thấy NHĐ toàn lo những chuyện thời sự mà dân nghiền báo hay tìm đọc chứ không phải tầm cỡ của kẻ đam mê triết học . Chúng ta không hề thấy các bài viết của NHĐ có sự “thiêng liêng “- có sự ”lối liền các tâm hồn” – sứ mệnh của triết gia là tìm cách đưa con người xích lại gần nhau – đưa các dân tộc xích lại gần nhau – cách viết của NHĐ chỉ làm tăng thêm sự xa cách – tăng thêm lòng hận thù chia rẽ – giỏi lắm là được mấy bạn rượu cổ súy càng đưa NHĐ dấn sâu vào vũng lầy của ngộ nhận và hoang tưởng .

Trong văn học – giới học thuật xếp các nhà văn vào một sồ trừơng phái như :

1 – chủ nghĩa tự nhiên

2 – chủ nghĩa lãng mạn

3 – Chủ nghĩa hiện thực

4 – duy mỹ

5 – cao sang

6 – Tân hiện thực

7 – Hiện đại ( siêu thực – biểu hiện – hiện thực huyền ảo – tiểu thuyết mới – thơ Tân hình thức …)

NHĐ có thể nằm trong dòng hiện thực nhưng là “hiện thực thô thiển” chứ không phải “hiện thưc huyền ảo” của nhà văn Marquez ( giải Nobel văn học 1982 ) – do ảnh hưởng của nghề phê bình nên văn xuôi và thơ của NHĐ mang nặng tính : “mô tả – giải thích – lý giải – lý sự “- những diễn tả tình cảm rất thô thiển khô khan – không có chút xíu cảm xúc nào – buồn tẻ nhạt thếch – không có tính triết lý sâu xa về nhân tình thế thái – không có vẻ đẹp ám ảnh của nỗi cô đơn – không có chất lãng mạn bay bổng trữ tình sâu lắng – không có chất biểu hiện kỳ dị huyền ảo hiện đại là những yếu tố làm cho tác phẩm văn học trở nên hấp dẫn quyến rũ – không có tâm trạng nội tâm – sự lạnh lùng của lý trí cũng không có – sự ngạo nghễ buông thả phong túng cũng không có – cao sang quý phái  lại càng không có – chất siêu thực trừu tượng thì dù có đi tu nghiệp mỹ học ở Pháp và MỸ 20 năm cũng không thể thẩm thấu được ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của nó bởi trong dòng máu NHĐ không có lấy một giọt mỹ học hiện đại nào – điều chắc chắn rằng những ai đọc nhiều – am tường văn chương thì không thể đọc nổi văn chương của NHĐ – có thể nói là tầm thường bậc nhất hạ giới .

Phê bình văn học cũng vậy không hề có vẻ tri thức cao nhã cao sang thâm thúy nho nhã minh triết của chữ nghĩa – chỉ duy nhất ưu điểm là có nhiều danh ngôn phương ngôn – đại ngôn tiểu ngôn – thượng ngôn hạ ngôn….

Tôi cho rằng :

Vẻ đẹp cao quý nhất của văn học là luôn khám phá cái đẹp duy mỹ của nghệ thuật chữ nghĩa – cái đẹp thăng hoa của cảm xúc – tâm hồn – trí tuệ – tư tưởng hướng đến những hành động vĩ đại của con người – cùng với những suy tư triết lý sâu xa về sự thật cuộc đời – tất cả ngầm dẫn đến khát vọng tự do cao nhất – và trả lời câu hỏi : “ Ý nghĩa cuộc sống là gì ?”.

Tự do là quà tặng của Thượng Đế ban cho con người – là khát vọng cao nhất của con người – nó bình đẳng với tất cả mọi người – không một ai –  không một thế lực quyền lực nào có thể độc quyền tự do – mất tự do là mất đi di sản thiêng liêng cao quý nhất .

Có thể gọi NHĐ là kẻ “thông thái tiểu trí” – có sắc nhưng không sâu ( chỉ như con dao bài được mài sắc để thái gọt bề ngoài của đồ vật thông thường không có độ cứng và rất nhanh cùn –  và không thể chặt sâu được như con dao phay hay dao rựa ) – có thông nhưng không tuệ – có tri không có thức – có đàm không có đạo – có yêu nhưng không có tình – chỉ biết tranh mà không biết luận – hầu hết là ngụy biện những điều nhỏ nhặt tầm thường nhầm lẫn cả khài niệm . Không viết một đề tài nào rốt ráo đến nơi đến chốn – nhảy loạn xạ đang từ đề tài nô lệ lại nhảy sang bóng đá – đang từ thơ chuyển ngay sang củ cải tép diu – đang từ học nhiều học ít chuyên ngay sang chủ nợ con nợ …- thật vô lối hết sức tưởng tượng .

NHĐ liên tục mang 2 câu thơ ra thách đấu – cho đó là câu phương ngôn “bất sánh” của NHĐ và rất muốn tôi đưa ra 2 câu thơ để “so găng” với NHĐ – nhưng tôi nhận thấy 2 câu thơ của NHĐ không khêu gợi bất cứ một “triết lý” nào để nó được gọi là “phương ngôn”“ – hình như nó lai lai những câu của những bài học chính trị Mác Lê nin – thời tôi còn là sinh viên – rất công thức – nguyên tắc – có vẻ dạy đời – nhưng rất tối nghĩa – không gây ấn tượng – không tạo nên luồng điện lan truyển cảm xúc làm cho ta phải thấy bất ngờ – thú thực tôi không làm sao mà tiêu hóa được 2 câu thơ này  :

“Bàn chân đau chặng đường chưa tới

Và chân lý hằng đau mua gặt “

 

Đúng là kẻ ủy mị trẻ con đàn bà – chưa ra khỏi nhà đã đau chân đau cẳng thì làm sao mà hành khất trên con đương thiên lý truy tìm cái đẹp – đi tìm chân lý …mà “Tim đau – Óc đau – Cuộc đời đau – Tình yêu đau “ mới là hệ trọng đau đớn bất hạnh – mới tương ứng “chân lý đau” – chứ bàn chân đau là quá tầm thường thô lậu …( chẳng khác nào như kẻ lần đầu được đi chơi với người đàn bà đẹp lại kêu đau bàn chân … có đau một chút cũng vờ như không đau mà đi để được hướng ái ân với người đẹp!?)

Chân lý là thuộc khái niệm triết học – thuộc phạm trú mang tính lý tưởng – vĩnh cửu bàn đến rốt ráo sẽ dẫn đến siêu hình – vượt qua nhận thức thông thường của tâm lý con người – lại đi gắn với từ “mùa gặt” – nghe sao mà như lão nông dân “làm thuê cuốc mướn “ ở huyện lẻ lõm bõm nghe trộm được khái niệm chân lý về nhà làm ngay mấy câu thơ gắn ngay vào thói quen nghề nông hay phải cuốc bộ ôm liềm vác cuốc – trộ hàng xóm ra vẻ có triết học triết lý – thật tối tăm tối nghĩa – vô cảm xúc…

Cụm từ “bàn chân đau” đi với cụm từ “chân lý đau ”- cùng đi với cụm từ “mùa gặt” – chẳng khác nào đem âm thanh của cây đàn Dương cầm hay Violin đặt cạnh những âm thanh của gốc tre làng và tiếng rít thuốc lào của lão nông dân chân đất mắt toét – sao mà chối tỷ quá quá – thế mà còn mang ra khoe tiếp …”chịu thua bó tay” .

Có thể nói NHĐ không có khả năng và cực kỳ kém về cấu trúc nghệ thuật tu từ …

NHĐ luôn thách đố yêu cầu tôi đưa ra hai câu thơ mang tính phương ngôn – tôi đành chiều theo không NHĐ sẽ nói tôi trốn tránh – tôi xin mạn phép đưa 2 bài thơ ngắn và tự coi đó là “phương ngôn” của cuộc đời trần thế ( rất mong bạn đọc cảm thông ) :

MINH TRIẾT

    “Lòng cao thượng chiến thắng sự suy đồi

    Chiều sâu minh triết chiến thắng u mê . “

    ĐI TÌM SỰ BẤT TỬ .

Cuộc đời đau những vết chân lang thang đi tìm tự do – đi tìm sự bất tử

Nơi chân trời xa vắng – vầng mây quyền lực niềm tin cầm ngọn đuốc chiếu sáng hoàng hôn

Gió mùa thu buồn hát theo nhịp luân hồi – chờ đợi những thiên tài cô đơn bất hạnh 

Chân lý thất tình – khoác chiếc áo choàng thời gian đi du ngoạn miền hư vô vĩnh cửu

Bỏ rơi không gian lạc lõng bơ vơ giữa dòng đời lâm ly buông xuôi trôi dạt .

Nơi

Tôi không đánh giá thấp tài năng viết nhiều của NHĐ – nhưng với sự vô cảm của tâm hồn – sự khô cháy của cảm xúc – đi kèm với gu thẩm mỹ văn chương tầm thường – với những tham sân si – định kiến – độc tài – bảo thủ – hẹp hòi – đố kỵ – ích kỷ – hai mang biết đến bao giờ NHĐ có thể đạt thành tựu văn chương !? – và có linh hồn tự do như lời của  Đức Khổng Tử đã dạy rằng :

“Gìn giữ lòng tốt là gìn giữ linh hồn tự do “.

 

Tôi hoàn toàn không muốn tranh luận về bất cứ điều gì với NHĐ – nhưng NHĐ đã có những câu nói mang tính xúc phạm chung đến cả dân tộc – mà bản thân NHĐ cũng chưa làm được bất kỳ một điều gì lớn lao – chưa có bất kỳ một tác phẩm nào có tư tưởng lớn để chúng ta chiêm ngưỡng học hỏi – những bài viết ngày càng trở nên có sự ám ảnh của “ma quỷ” ăn sâu vào não trạng của NHĐ – nó trở nên trắng trợn hơn thô bạo hơn – và chỉ làm cho các tâm hồn xa cách nhau – chỉ làm cho NHĐ có thêm nụ cười khinh rẻ là kẻ “ngộ chữ “. Trong giây phút “ngang tai chướng mắt ” bởi những lời phàm phu của kẻ “nhiều chữ ít nghĩa” – bởi vậy tôi đành phải tạm dừng bút vẽ – dành chút thời gian viết đôi lời với bạn đọc thấy những sai lầm của NHĐ và có thêm những tham khảo về NHĐ – “ kẻ thông thái tiểu trí – triết giả “ .

Lời của Bồ Tát dạy rằng : “ Trí tuệ ngoài đạo đức là một thứ trí tuệ không có giá trị “

Triết gia Nieztsch đã viết rằng : “Trí thức thuộc về trí tuệ cũng như đức hạnh thuộc về thánh tính “ – Nếu nỗ lực cố gắng đến cuối cuộc đời – NHĐ có thể có tri thức thuộc về trí tuệ – nhưng đức hạnh thuộc về thánh tính – hy vọng NHĐ cố gắng chạy Maraton đến cuối cuộc đời để có thể có được !?

Thật buồn khi NHĐ mượn danh “người khác” để có những lời rất khiêm nhã xúc phạm bôi nhọ phẩm tính lương tri – trí tuệ – đạo hạnh con người Việt Nam .

Tôi có đôi lời chân thành với NHĐ :

Tôi luôn ủng hộ và quý trọng bạn khi bạn viết phê phán về những thói hư tật xấu của ngượi Việt chúng ta ( bởi tôi hiểu rằng ai cũng có cái lưng của nình ) – viết về những vấn nạn xấu của nền văn học VN – những tiêu cực đen tối trong sự “phân chia” giải thưởng văn học của Hội nhà văn VN …- bạn viết vô tư thoải mái và tôi hy vọng cũng được học hỏi thêm về những sở trướng đó của bạn (nhân vô thập toàn ).

Theo tôi – một điều cực kỳ hệ trọng – ta không bao giờ nên phỉ nhục chính dân tộc mình – bởi ta có bao nhiêu người thân của ta rồi người thân của ta sẽ có bao nhiêu người thân khác …cũng là những thành viên của dân tộc này – nếu ta không có lòng tự trọng cá nhân – lớn hơn là lòng tự trọng dân tộc (Tôi chỉ nói đến lòng “tự trọng” mà chưa dám bàn đến lòng “Tự hào” bởi tiêu chí của nó luôn đòi hỏi cao hơn nhiều !?) – ta sẽ mất hết nhân tính – mất tình yêu thương với đồng loại – nó có thể sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm chỉ vì hận thù cá nhân mà ta có thể mù quáng quỳ gối trước kẻ thù để hủy diệt cả dân tộc làm nô lệ cho ngoại bang .

Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ bạn phải phê phán dân tộc – bạn nên dùng từ “ NGHI VẤN “ chứ không nên phát ngôn bằng những từ “ KHẲNG ĐỊNH và PHỦ ĐÌNH “.

 

Bạn có tri thức học vấn – trí nhớ bạn rất tốt – đó là những ưu điểm của những người làm nghề “lý luận phê bình” hay “học giả” – bạn sử dụng nó để truyền bá những tư tưởng lớn văn minh của nhân loại là một việc vô cùng hữu ích và cao quý  – nó khai sáng và mở mang thêm nhiều kiến thức tri thức cho chúng ta – nó giúp chúng ta biết thêm những quan niệm – những suy nghĩ – tư tưởng trái chiều của nhân loại – giúp chúng ta hiểu thêm tri thức của nhân loại – qua đó chúng ta bớt đi sự bảo thủ – định kiền – hẹp hòi – ích kỷ – đố kỵ và cả sự hận thù – giúp dân tộc chúng ta vươn lên – có sự gắn kết “nối liền các tâm hồn“ với nhân loại và có thể với cả “kẻ thù “ của dân tộc – như lời của thi hào Goethe .

Một điều hệ trọng không kém – là bạn không nên phát ngôn những câu có tính chất đột phá của lĩnh vực nghề nghiệp chuyên sâu – của tư duy tư tưởng – nếu bạn “thèm” muốn có vài câu nói giống như “danh ngôn phương ngôn ”của những thiên tài vĩ nhân – bạn hãy nên cố gắng kiềm chế nó – bởi nó không phải là sở trường của bạn – bởi nó đòi hỏi sự sâu sắc trải nghiệm dài lâu vượt trội của kẻ đam mê sáng tạo – bạn có thể nên sống “ẩn dật” và có thêm thời gian tu hành khổ luyện “Kung fu”của chữ nghĩa – đến khi nào bạn cảm thấy tình yêu chữ nghĩa đến với bạn một cách hồn nhiên thánh thiện nhất – là khi đó chắc chắn rằng bạn sẽ đạt thành tựu – nhưng thiên hướng của bạn là “học giả” nhiều hơn nên bạn rất khó kiên nhẫn rèn luyện mà luôn muốn nhanh “xuất chiêu”chữ nghĩa – thật nghich lý cho bạn – số phận của bạn hình như đã bị “cầm tù” trong “khu rừng thượng uyển” dầy đặc những kiến thức tri thức của những “nàng tiên” “danh ngôn phương ngôn” bạn luôn đắm chìm trong đó – giống như những người đắm chìm trong một hệ tư tưởng không cần biết đến những hệ tư tưởng khác của nhân loại –

– bạn đã từng si mê cuồng tín lẽo đẽo lê lết theo những “cô nàng xinh đẹp quyến rũ mê hồn” đến tận gần xế chiều của cuộc đời bạn – bởi vậy khi làm bất cứ việc gì bạn cũng bị các “cô nàng “điều tra xét hỏi” – bởi họ cũng có tình yêu say đắm cuồng điên với bạn – bạn cũng biết rằng khi quá yêu say đắm mãnh liệt – người đàn bà đẹp cũng tỏ ra có khá nhiều thủ đoạn để bảo vệ tính yêu của mình  – họ ghen tuông khủng khiếp nếu bạn “ phản bội “ lại họ – họ có sức mạnh quyền lực “siêu nhiên” với bạn – với nụ cười quyến rũ – làn da mịn màng mát lịm – và sắc đẹp ngây ngất mê hồn của họ sẽ “đe dọa” bạn – làm sao mà bạn cưỡng nổi khi họ khỏa thân khiêu vũ trước bạn và lao vào bạn với những cụ hôn điên cuồng cháy bỏng – và bạn cũng mãnh liệt như một con mãnh sư – một người đàn ông sung mãn thể chất tinh thần – sung mãn thèm khát có trí tuệ “bất sánh” – họ sẵn sàng dùng rất nhiều “nghị quyết” mới để bắt bạn phải tuân theo những sở thích “ độc quyền “ của nó “ – nên bạn chẳng còn tâm trí đâu mà sáng tạo – nếu bạn cố gắng sáng tạo – bạn sẽ bị những luật lệ hà khắc “độc tài” của họ áp đặt hành hạ “đè đầu cưỡi cổ” bạn – làm nhụt khí chất của bạn như chính bạn đã từng làm cho những người khác – và “ đứa con tinh thần của bạn được sinh ra theo đúng “khuôn mẫu” của những bậc thầy mà bạn đã tôn thờ – về phía bạn – bạn cũng rất thịch thú sĩ diện với bạn bè về “sắc đẹp mê hồn” của họ – nên đi bất kỳ đâu – bạn cũng mang theo để khoe với mọi người rằng bạn sở hữu rất nhiều những “phụ nữ xinh đẹp” – và họ trở thành những vệ sĩ trung thành bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của những kẻ khác – rồi bạn vẫn phải tồn tại – và vì không chấp nhận đi theo sau những người khác và đi sau thời đại ( bạn thấy bất công và đau khổ bởi bạn luôn tự cho mình là kẻ có tài năng hơn – có học vấn tri thức nhiều hơn – cao hơn những người đó ) – bởi ý chí và lòng quyết tâm – bạn luôn đòi hỏi sự “công bằng” nên tâm trí bạn luôn ở trong tình trạng như một “võ sĩ giác đấu “ – nếu dấn sâu hơn nữa bạn càng trở nên bế tắc hơn – điên khùng và mất trí hơn – chính nó đã xui khiến bạn phát ngôn những câu nói rất khiếm nhã với dân tộc – và những câu nói mang tính nghề nghiệp chuyên sâu rất lố bịch điên rồ . Nếu ai cũng có những suy nghĩ và ứng xử như bạn làm sao nhân loại có thêm những hoa hậu mới – những thiên tài – vĩ nhân mới được ra đời – được tôn vinh .

Bạn hãy viết bằng lương tri theo đúng nghĩa của nó – bạn không cần phải tỏ ra có sự “can đảm sĩ diện“ để trở thành : “ kẻ phản kháng – kẻ bất đồng chính kiến “ – bởi những “học giả phản biện chân chính ” cũng luôn rất cần thiết cho sự phát triển – tiến bộ  văn minh của xã hội con người ở mọi thời đại .

Hy vọng bạn sâu sắc điều này …

Tôi chúc bạn may mắn đạt thành tựu để trở nên một “học giả chân chính”

Tôi cho rằng :

Bậc trí đức cao siêu “vô đắc bất tư nghị “ không mải mê a dua tham dự vào việc khen chê ca ngợi người đời ở thời suy vi tao loạn – tâm tĩnh bình thản – ý trong – sống sáng tỏ và trong sạch – không còn bị ô nhiễm ràng buộc bởi những ý niệm “được thua – hơn kém – còn mất “ – luôn thực hành đạo hạnh – bút lực siêu việt nhân ái thiện tâm đàm đạo cái đẹp cái hay của nghệ thuật – của chữ nghĩa ngôn từ – triết lý thâm sâu vi diệu – phản tỉnh giáo hóa nhân sinh ôm trọn đạo lý ở đời .

Chân thành cảm ơn đến bạn đọc có lời tâm giao với bài viết !

Chào Thân ái !

Vân Thuyết

Tác giả gửi cho NTT blog

18 thoughts on “BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” ( PHẦN II )

  1. Đọc được bài viết này, tôi càng thêm yên tâm về quan điểm của cá nhân tôi về cái gọi là “học giả – nhà triết học- nhà lý luận” Nguyễn Hoàng Đức. Không ! tuyệt đối không thể có chuyện “chân” ” giả” lẫn lộn về học vấn và tri thức trong giới cầm bút chân chính được. Càng lúc xã hội nhiễu nhương, đạo đức suy vi, thì cái giả càng hiện rõ dần.

  2. Bài viết hơi dài nhưng hay!

    Xin cảm ơn Bác Vân Thuyết!

    Và tôi cũng thành thật xin lỗi Bác Vân Thuyết! (vì hôm trước chưa hiểu được ý của Bác)

  3. Tôi xin lỗi cả 2 ông để nói câu tục ngữ: ” Chó chê mèo lắm lông” cả 2 ông có những điểm yếu kém giống nhau, khi VT chê NHĐ điểm nào thì y rằng độc giả nhìn thấy rõ VT yếu , kém đúng ở điểm ấy. Nhưng không vì thế mà 2 ông bằng nhau, những bài của NHĐ có nhiều bài hay, chấp nhận được, số bài chưa hay ít thôi, Bài của VT tôi chưa thấy bài nào xưng đáng gọi là tranh luận, phản biện, nó chỉ toát lên tác giả viết ra nó không có trình độ mà cứ cho mình tài giỏi. Từ nay nhìn thấy Vân Thuyết là tôi lảng…

  4. đề nghị bác VT, lần sau viết ngắn hơn, không lòng vòng, lan man ra ngoài vấn đề. Bác NHĐ chắc sẽ mệt mỏi đọc bài này trước khi phản biện!
    Nhìn chung bài viết rất cảm tính, không bàn đúng bản chất của vấn đề, quy kết khá phiến diện, và khuyên nhủ người khác một cách không phải lối!

  5. NHD dung nhu VT nhan dinh. Hoang hit vo van, ham danh, ngong cuong va do dai.
    Nhung luan thuyet anh ta vay muon va ban luan nghe nhu tre con tho lo mui rai

  6. Bạn đọc Thân Mến !

    Tôi và NHĐ đã đối thoại trức tiếp rất nhiều lần – và đều có chung một lý tưởng hướng đên văn minh cao nhất của nhân loại – và mỗi người đều có những suy tưởng – có nhận thức riêng trong cách truyền bá nó ….nhưng phần lớn đều xung đột mãnh liệt trong nhận thức con người – sự kiện – cách tư duy và hành động …

    Tôi và NHĐ đã có một “thỏa thuận” rằng khi lên diễn đàn tranh luận sẽ giống như hai võ sĩ quyền anh – có thể “đấm vỡ quai hàm – làm chấn thương sọ não của nhau” – những sau trận đấu vẫn bắt tay nhau hòa bình – đó là biểu hiện của văn hóa tranh tài thể thao ..

    Tôi chưa bao giờ có ý định về sự khoe khoang tranh giành hơn thua với NHĐ – trước đây cho dù văn chương của NHĐ với tôi là rất tầm thường- nhưng tôi vẫn khen NHĐ bởi sức làm việc của NHĐ – NHĐ viết khỏe – nhanh – nhiều thể loại – những bài viết phê phán về những vấn nạn xấu của nền văn học VN – những thói hư tật xấu của người Việt – nhưng gần đây – NHĐ có những phát ngôn không bình thường về nhân cách đạo lý của dân tộc – về quan niệm nghề nghiệp văn chương thi ca – nhưng điều kỳ lạ nhất là tất cả giới văn học đều im lặng – tôi không thể hiểu nổi tại sao có sự im lặng gần như tuyệt đối như vậy trước những phát ngôn của NHĐ sỉ nhục họ và đưa ra những quan niệm về nghề nghịệp rất cưc đoan bảo thủ !? – không hiểu họ bất tài hay khinh bỉ NHĐ là kẻ “ ngộ chữ “ nên không thèm viết bài phản bác lại !? – không có bất cứ bài viết nào phản ứng lại những luận điểm của NHĐ – (NHĐ rất tự mãn về điều này) – mà chủ yếu chỉ có một số những comment khen và chê NHĐ – thực chất những comment đều là đôi lời khen đồng tình ủng hộ bài viết của tác giả hay có cả những lời phả bác lại tac giả – nó có thể hay sâu sắc và có thể chưa hay chưa sâu sắc – nhưng không thể đủ dung lượng tư duy – tư tưởng – độ sâu triết lý – sự dài hơi của lý luận để khen cũng như chê NHĐ một cách toàn diên phổ quát nhất . (Tôi không có ý định phê bình những comment )- mà muốn nói rằng hàm lượng nội cảm chữ nghĩa của những comment quá ngắn để phân tích đầy đủ những đúng hay sai của một nhân thức nào đó – và cần phải có những bài viết dai phaan tích phán xét về NHĐ – nhưng “biệt vô âm tín” – chăng thấy bóng dáng của những nhà văn nhà thơ của Hội nhà văn VN xuất hiện trên diễn đàn tranh luận phản bác lại NHĐ – nên tôi đành phải viết bài dài phản bác lại – hy vọng sự thức tỉnh nơi con người NHĐ – nhưng qua những bài viết của NHĐ – qua những lần giao tiếp trực tiếp với NHĐ – tôi hiểu rằng điều đó chẳng có ý nghĩ gì với một kẻ mà sự bảo thủ đã ăn sâu vào tận xương tủy không thể xúc tác được điều gì với NHĐ – bởi vậy sau bài viết này tôi cũng sẽ chấm dứt hẳn viết bài tranh luận với NHĐ – cho dù NHĐ có thể có những phát ngôn liều lĩnh điên khùng hơn …
    Tôi nhận thấy nghệ thuât điêu khắc hội họa thật hồn nhiên vô tư – chỉ toàn những màu sắc hình khối luôn đem lại những cảm xúc siêu việt cho tâm hồn người thưởng ngoạn ..còn chữ nghĩa thường gây xung đột cảm xúc cũng như tư tưởng – bởi ai cũng có chút khả năng về nó – ai cũng muốn bộc lộ tài năng hiểu biết của mình – ai cũng muốn là mình đúng …đó chính là bi hài của chữ nghĩa …bởi vậy mà tôi đã viết :

    “Bậc trí đức cao siêu “vô đắc bất tư nghị “ không mải mê a dua tham dự vào việc khen chê ca ngợi người đời ở thời suy vi tao loạn – tâm tĩnh bình thản – ý trong – sống sáng tỏ và trong sạch – không còn bị ô nhiễm ràng buộc bởi những ý niệm “được thua – hơn kém – còn mất “ – luôn thực hành đạo hạnh – bút lực siêu việt nhân ái thiện tâm đàm đạo cái đẹp cái hay của nghệ thuật – của chữ nghĩa ngôn từ – triết lý thâm sâu vi diệu – phản tỉnh giáo hóa nhân sinh ôm trọn đạo lý ở đời .”

    Chào Thân ái !

    Vân Thuyết

    • Chào anh Lương Ngọc Phát !

      Cảm ơn những suy tư có chút đồng cảm của anh với bài viết của tôi .
      Anh có nhắc đến Matsuo Basho – một thi nhân bậc thầy của dòng thơ Haiku . Tôi nghĩ thật thiệt thòi cho những ai không cảm thụ được thơ của ông – trong sáng – nhẹ nhàng – thanh thoát – vi diệu – tinh tế – siêu việt – có chất phiêu lãng của cuộc đời – có chất huyền bí của Thiền đạo – khao khát tìm thấy cõi vĩnh hằng…- tìm thấy vẻ đẹp của thơ ẩn hiện ở ngay những điều bình thưòng nhỏ bé của cuộc sống…

      Tư tưởng của ông quá hiện đại – chẳng khác nào tu tưởng của những nhà thơ – danh họa hiện đại như Arthur Rimbaud hay Picasso .. . Ông đã nói rằng : “ phải biết chán cái tôi của ngày hôm qua “… “ nâng tâm hồn lên thành thơ để rồi quay trở về với đời thường”. Ông kêu gọi “ đừng bắt chước theo những thành tựu của các văn hào xưa mà chỉ nên truy tìm điều họ đã muốn đi tìm.”

      Tư tưởng của ông đi trước thời đại gần hai thế kỷ .Thật quá vĩ đại … không biết có ngôn từ nào lớn hơn hay hơn để ca ngợi thơ của ông .

      Nhân đây tôi : – Trân trọng mời anh đọc bài thơ nho nhỏ ( tôi chưa dám có lời đề tặng sợ e rằng nó tầm thường nhỏ bé chưa xứng với tâm hồn sành điệu cảm thụ thi ca của anh ) – bài tôi viết từ năm 1983 – hy vọng anh có thể hồn nhiên cảm nhận chất thơ “duy mỹ huyền ảo tâm linh ” của tôi :

      GIÓ THU THÌ THẦM

      Con thuyền âm nhạc lả lướt trong gió thu thì thầm lặng lẽ
      Ánh trăng khuya đa tình gợn sóng lẳng lơ buông rơi cảm xúc
      Đọng trên những cánh hoa thơ ngây thành giọt sương đêm lấp lánh
      Chờ đợi bình minh được tan vào hư không theo gió và mây
      Chàng thi sĩ ngẩn ngơ bên ly rượu cuộc đời phiêu dạt
      Ngắm ánh trăng mà lòng thèm muốn có bạn tình chung thủy
      Chỉ nghe thấy tiếng hát từ nơi sâu thẳm vũ trụ xa xăm
      Những lời ca vể sự vĩnh hằng của hư vô thức tỉnh tâm hồn .

      Vân Thuyết
      Hà nội 1983

      • Xin chào anh Vân Thuyết,

        Rất vui đón bài thơ anh mời.Tôi đang nhâm nhi uống nó.
        Tôi có thói quen thưởng thi như thưởng trà,nhấm nháp
        mà cảm giác.Ít khi tôi sử dụng con dao lý luận để giải
        phẩu thơ.Tôi muốn cảm nhận thơ trong trạng thái
        nguyên vẹn.Thọc mũi dao duy lý rạch mổ thơ như tháo
        ráp một cổ máy ra từng chi tiết, tôi không đành lòng đối
        xử với thơ như vậy.Vậy nên,với bài thơ anh mời,dù anh cẩn trọng không vội sổ sàng khinh suất đề tặng,tôi vẫn
        xem là được món quà . Không người lịch sự nào lại thô
        lỗ phân tách bình phẩm món quà mình vừa nhận từ một
        tấm lòng,vậy anh cho phép tôi lặng lẽ cảm nó,và chỉ gửi
        theo đây lời cám ơn chân thành.Tôi nghĩ,cần khẽ khàng
        tế nhị khi xúc tiếp với thơ.Đời vẫn gọi thơ là Nàng ,là
        Nương tử…,chắc cũng vì nét mong manh yểu điệu của
        hương sắc thơ, sao ta có thể vũ phu !

        Còn với dòng Haiku, cũng như với thi sĩ M.Basho, xin
        sẻ chia cùng anh sự đồng cảm.
        Kẻ ngoại đạo như tôi mà lạm bàn về một khung trời thơ
        xa mơ màng, e mọi người phì cười mất. Thôi cũng là
        liều nói tới một cõi không dễ chạm sờ,chờn vờn như
        cánh bướm mà Nhất Linh còn ngỡ là ”bóng người trong
        sương mù” !
        Có lẽ, dường như tâm hồn người là cả vũ trụ dồn nén.
        Tôi không nhìn thấy mà chỉ có thể cảm thấy về một cõi
        vô hình vẫn hay trồi lên giữa chừng mặt phẳng ý thức
        tôi, từng lúc,bất chợt, những chất liệu chưa rõ dạng
        hình. Có thể tạm gọi tên cõi ấy là ”tâm hồn” chăng?
        Tự đâu trong cõi ấy, nhú lên mầm mà chưa hẳn có thể
        bảo là cây, như một sáng tạo, như niềm thiên khải tự
        thâm sâu bao la…! Cái măng mậm ấy, coi nó là ”Tứ”
        được không?
        Nhận được ”Tứ”, thi sĩ còn trải thêm lộ trình cân nhắc
        của ý thức,chọn lựa chữ để diễn ”Tứ”.Song, hình như
        trong kho chữ hữu hạn, khó có nghĩa nào của chữ có
        thể tải trọn vẹn mầm “Tứ”. Vì là ”mầm tưởng”,nên
        thoạt mới nhú, “Tứ” chưa tách đôi rõ rệt dạng lá như
        từng cặp đối lập chữ nghĩa. “Tứ”,như thế,còn mong
        manh sơ nhi trong sáng quá,rất dễ lặn mất tăm vào
        lại cõi u huyền.Có lẽ vì chưa kịp tự ràng buộc lý Âm-
        Dương,nhị nguyên trần thế.
        Thi sĩ càng cố tình dụng công tỷ lượng gán cho “Tứ”
        những chữ kèm nghĩa cụ thể quy ước, thì thơ càng
        rõ ràng dễ hiểu nhưng chất thơ chắc phải giảm mất,
        thậm chí không còn là thơ nữa.
        Mà nếu cứ để nguyên sơ tượng ”Tứ” ban đầu,như
        Bùi Giáng : ”Còn sơ nguyên tượng sau tà áo xanh”,
        áo xanh là sắc màu biểu kiến của bao la chín tầng..,
        thì măng chửa thành tre, thơ mơ hồ khó hiểu,
        còn độc giả sẽ bảo thi sĩ khùng ! Đó là tại chỉ đòi hiểu
        mà không chịu cảm.Hiểu là chủ thể đứng quan sát,
        như trên bờ nhìn và suy dòng nước.Cảm là nhảy ùm
        xuống tắm mà chẳng bận tâm suy.Nước,làm sao mà
        cắt chặt để săm soi ?
        Đã đành, đã mượn chữ như cỗ xe phương tiện,tải
        truyền được đến nhau,thì thơ không còn vẹn trạng
        thái nhất nguyên bất khả ngôn…nhưng thơ dường
        như cũng chưa bước dứt khoát lên hẳn lộ trình nhị
        nguyên hữu thức.So với văn như cây đậu,thì thơ là
        cọng giá.Cọng giá chứa trong nó tiềm năng :thân,
        lá,hoa,quả…ở thì tương lai.

        – “Tại thiên thành tượng – Tại địa thành hình”

        “Tứ” là tượng nguyên sơ tại thiên thành,như hạt
        giống,như tinh trùng…
        Câu chữ là hình bài viết ai cũng đọc được,là tại địa
        thành,như mặt đất ,như tế bào trứng…
        Còn đặc tính bài viết mệnh danh là Thơ ấy, lại lửng
        lơ giữa tượng Tứ và hình Từ ,như có cánh giữa trời
        và đất …
        Thi sĩ đi vào hay đi ra, xuất thần hay nhập thần,trên
        trời hay dưới đất, ở trong hay ở ngoài, quy hay khứ
        cõi nửa thực nửa hư, nên đời vốn hay nói “thơ mộng”
        đi đôi !
        Thơ ở trạng thái bình minh , hoàng hôn tranh tối
        tranh sáng. Thi sĩ chụp bắt khoảnh khắc thì làm được
        câu hoặc bài thơ.Chậm tay,Dịch đã chuyển quá Thời,
        mặt trời đã quá sáng,vạn vật đã phơi bày…khiến Tứ
        như sương tan mất.Và lúc trời lặn,chậm tay níu kịp
        thời, để Tứ chìm tăm vào tiềm thức âm u.
        Thơ như trống treo ở chân trời lơ lửng xa xa…là cái
        khoảnh khắc cảm xúc của cặp mâu thuẫn mọi niệm ý
        tương tranh, nửa sáng nửa tối, minh với u minh…
        Bình mình và hoàng hôn , nên thơ quá phải không anh
        Vân Thuyết ?
        Một bài thơ theo như cách nghĩ hồ đồ của tôi trên,
        không toàn phần do tác giả khai sinh, mà bàn tay Tạo
        hóa có can dự sâu xa,nên tác quyền không hẳn chỉ
        thuộc về con người.
        Mông muội nói càn, mong anh không chế nhạo . Kính.

    • Kính bác Vân Thuyết,
      Hai giới độc giả,hội viên hội nhà văn và độc giả bình
      thường,đều có người ít nhiều đã đọc ông NHĐ,và phản
      ứng khác nhau.
      – Các nhà văn trong hội chắc hẳn có nhiều tầm ”văn học”
      khác nhau đồng cư địa.
      Nhà nào làng nhàng võ nghệ,(võ văn bất nhị)thì có khi
      chưa hiểu hết các miếng võ ông NHĐ học từ bên Tây,
      đang biểu diễn . Do vậy, họ chưa liều lĩnh thượng đài.
      Nói họ sợ, chắc cũng có phần đúng.Nhưng…
      – Tôi không tin tất cả các nhà văn đều sợ.Không phải làng
      văn VN hết cao thủ.Chỉ có điều, cao thủ thường là kẻ đã
      đạt Đạo.Kẻ đạt Đạo rất trầm tĩnh khó bị dao động.Một con
      gà vội cất tiếng gáy trả, khi nghe tiếng gà khác gáy,là một
      chiến kê non nớt chưa cho ra sới được.Tính hăng còn
      bồng bột, chưa làm chủ được cảm xúc bản thân ,thì chưa
      đủ bản lĩnh tranh tài.
      Sự im lặng bình tĩnh của cao thủ,nhìn hiện tượng thì giống
      kẻ nhát,nhưng không phải thế đâu.Ánh mắt của một kiếm
      sĩ đạt Đạo,nhìn thản nhiên xuyên suốt đối phương,như thể
      không có đối phương .Cao thủ không xúc động thường tình
      như hàng văn/võ sinh sơ cơ thô ráp.Họ rất tự chủ,hiểu rõ
      bản thân với đối phương không hẳn là hai.
      Với những nhà văn này,sự im lặng của họ,ông VT phân vân
      có phải họ khinh không chấp lời thách đố ”đọ” này ”đọ” nọ
      của ô.NHĐ chăng? Tôi cho là có thể đúng vậy !
      Họ không gáy trả tiếng gáy kiêu căng của con gà mà nhác
      nghe, họ đã thẩm định được nội lực và công phu cấp đai
      nào. Một nhà võ học đạt Đạo, nhìn nửa con mắt thôi,cái
      thần của võ sĩ đi quyền, lập tức xác định được đẳng cấp
      của anh ta.
      -Còn về các comment thường quá ngắn,chưa đủ lượng
      và chất để đến chỗ rốt ráo nhận định, về cả một khuynh
      hướng tư tưởng văn chương của một ai đó,khi họ đọc bài.
      Bởi lẽ, một,họ chỉ là độc giả đang sinh hoạt ở đủ mọi
      lĩnh vực phi văn chương.Đa số bạn đọc là kẻ ngoại đạo của tôn giáo văn
      chương, họ bật lên vài lời cảm thán sau khi thưởng thức,
      thế thôi.Họ là khán giả,như khán giả bóng đá. Hai đội cứ đá,
      họ xem,bình luận chút chút…Khán giả không đá được như
      cầu thủ,bởi lẽ họ không sống bằng nghề đá bóng,dù rằng
      có rất nhiều người trong số họ, rất tinh mắt thưởng thức .Và
      họ cũng rất giỏi,nhưng là ở lĩnh vực khác.
      Tôi thấy kẻ hợm hỉnh kiêu xấc, thường chưa đạt được Đạo
      trong lĩnh vực mà họ dấn thân.Họ hay ngông cuồng múa may
      một ít Thuật mới tập tành,lớn giọng chê đời ngu dốt…
      Có biết bao là kiểu giỏi của đa dạng sự đời.Chỉ kẻ nào tăm
      tối lắm mới tưởng ai không giỏi như kiểu của mình,là ngu !
      Viết tới đây, tôi chợt nhớ câu chuyện của anh lái đò và nhà
      thông thái…..

  7. Tôi không biết NHĐ là người nào nhưng lỡ đọc bài của NHĐ. Đọc xong có cảm giác như mình lỡ đưa vào mồm một thứ gì đó rất bẩn phải nôn ọe ra ngay. Đúng là hơn cả phí thì giờ để đọc bài của NHĐ!

  8. Theo dõi bấy lâu cuộc bút chiến giữa 2 ông
    Vân Thuyết và Nguyễn hoàng Đức, tôi nghĩ
    đây là chuyện thị-phi của riêng hai ông,đọc
    để giải sầu thôi,bởi đề tài mà 2 nhà hoạt động
    văn hóa này đang tranh luận,không nằm trong
    mối quan tâm chính của đa số độc giả hiện thời.
    Nói vậy, nhưng quả như cụ Tú Xương nói:”Nhập
    thế cục bất khả vô văn tự”, sống và nhận ra được
    sự sống,của ta và của phi ta,thì mặc nhiên đã
    tự thú tình cảnh dính mắc về một biên kiến không
    thể thoát.Và tất nhiên,ngay những lời dè dặt tôi
    đang nói đây,cũng không sao tránh khỏi là một
    biên của cặp bỉ – thử.v.v…
    Trong sự cúi đầu chấp nhận là nô lệ của vọng tưởng,
    chúng ta nói ! Càng nói ngông cuồng, chỉ càng thú
    nhận thân phận nô lệ, thân phận bị cột cứng trong
    tròng nhị nguyên cõi thế.
    Càng ngạo nghễ ngã mạn,tình trạng nô lệ càng trầm
    trọng, càng thị thì càng phi .Thiển nghĩ, vốn chẳng phải
    thánh nhân (tôi hiểu theo nghĩa là bậc tự do,vượt được
    xích xiềng tư tưởng,lý luận…)nên phàm phu chúng ta
    càng ít thể hiện cái ta, tức cái tư tưởng ảo,cái nhận thức
    chủ thể sống phân biệt với trùng trùng khách thể …thì
    càng ít bị giạt ra biên,và càng nhích vào gần tâm,con mắt
    lặng của bão tố.
    Chân lý không thể ở biên nào,vì chân lý là cái lẽ không
    thể đối lập,không thể bác,không thể cãi,không thể lý luận
    cũng là hí luận,không thể đồng tình…
    Trên tinh thần nhận thức biên kiến đó,tôi cảm nhận lời
    ông Vân Thuyết gần Tâm hơn lời ông N.H.Đức.
    Dù trình bày hơi dài,đọc hơi mệt, nhưng ông VT có vẻ biết
    nhìn vào tâm bên trong chứ không chỉ nhìn độc hướng ra
    ngoài biên.Có vẻ như ông đang nổ lực tự giải phóng.Còn
    ông Đức,tuồng như chưa nhận ra mình nô lệ.
    Ông Thuyết sử dụng cả ý thức hòa với trực giác do ông ở
    giữa tâm và biên.Ông Đức ở hẳn một biên ý thức,hướng
    ngoại,theo hẳn thế giới quan Tây phương,duy lý.
    Thiển nghĩ,cãi nhau để làm gì nếu không vì muốn chứng
    minh nhận thức của mình là chân lý?Khi cãi nhau,ông Đức
    tỏ khí thế rất mạnh mẽ,thách đố ngạo nghễ.Nhưng càng tỏ
    ra cường liệt quét phá chừng nào,thì càng tự xác định vị thế
    xa Tâm bão chừng nấy,càng biên kiến thiên lệch chừng ấy,
    càng mất quân bình nội tâm chừng ấy,càng gây đổ nát chừng
    ấy…!
    Hai ông dụng công,bỏ nhiều trí lực viết cho bạn đọc chúng tôi,
    trước xin cám ơn cả hai ông,và gửi lại một chút phản hồi rằng
    tôi có thưởng thức trận đấu.Trong rất nhiều chiêu thức hai bên
    liên hoàn thi triển,có nhiều chiêu khá cực đoan,có lẽ do võ phái
    Tây biên thiên về ngạnh công cương mãnh của ông Đức.Những
    cú đá quét dữ dội, ngoạn mục thật,nhưng không chắc trúng
    đích.Tỉ như,những chiêu cực Tây :”âm lịch”,”thơ phương
    Đông vụn vặt”,”không hoành tráng”..v.v…
    Ông Đức có thể không biết,tinh thần đông triết vốn hướng nội,
    hướng về bản chất của chính sự nhận thức,hơn là đồng hóa đó
    là chủ thể để nhận thức ngoại giới đối tượng.Các học triết bất
    hủ,các thánh nhân phi thường như Thích Ca, Jesus,Lão Đam…
    đều là người phương Đông.Ông Đức nhất nhất ca tụng Tây,mà
    quên mất nền văn minh Tây,suốt thời gian đăng đẳng được coi
    là nền văn minh Thiên chúa giáo.Mà Thiên Chúa là khái niệm
    của phương Đông.Ông chê thơ ngắn,như thơ Đường luật…,
    Ông quên thế giới quan phương Đông ngắm vào bản thể hiện
    tượng,vào nguyên lý trung tâm,mà Tâm thì lặng gió hí luận quay
    cuồng,nên ít dùng văn tự.Cực chẳng đã đành dùng để đời có
    thể tiếp cận,văn triết Đông rất kiệm ngôn,tức là cố gắng bám sát
    Tâm sợ rơi xa ra biên nhục nhằn lốc xoáy.Văn triết Đông ưa dùng
    cách chỉ thị như ngón tay chỉ trăng và luôn nhắc chớ đồng hóa
    tay với trăng.Văn triết Đông ít sa vào bẫy ngôn từ,nên ai cầu thị
    thì tìm học để ngộ,tránh tranh chấp hơn thua biên kiến thị và phi.
    Văn triết Đông có tính kích hoạt gợi mở cho độc giả hàm triêm
    tắm dầm trong tinh thần tự do tỏ ngộ,hồi đầu mà thị ngạn.Vì
    vạn tượng trong cõi đời,tức cõi nhận thức,dù biến hóa như kính
    vạn hoa hay 108 thần thông của con vượn ý thức đại náo thiên
    cung não bộ thuở sơ hoang,thuở vô thủy Thái cực phân thù ra
    Lưỡng Nghi,thuở con rắn trong vườn địa đàng thè cái lưỡi phân
    đôi vân vi điên đảo…thì cũng cùng một bản chất trung tâm Thái
    cực,im lặng vô ngôn tượng,chân như,chân lý,chân Không,Chúa,
    …mà Lão học gọi là Đạo.Ai đạt Đạo, gọi là chân nhân…
    Với cách nhận vũ trụ như thế, văn của người phương Đông ưa
    gọn ngắn súc tích,luôn là sự bất ly của cặp viết và đọc(nói và nghe…) cùng vận động cảm thông.Hai vế nói và nghe liên lập thì mới có
    cái gọi là vấn đề.Triết Đông ưa tổng hợp để có cái nhìn toàn cục,
    mà thế giới hiện tượng thì vô lượng không thể quan sát hết,nên
    phương pháp thâm diệu là lắng lòng khép mắt để quán sát nội
    tâm,quán sát chính tự thân cái khả năng nhận thức.Có thể nói,
    nhỏ về mặt kích cỡ vật lý hiện tượng,không phải là nhỏ về bản
    chất tinh thần.Không cần uống thật nhiều cho cạn biển,mới ngộ
    ra nước biển mặn, vài giọt cũng đủ ( ý trong PHÁP CÚ ).Văn
    nghệ thâm trầm phương Đông,như cái phẩm vị nước biển chứ
    không phải khối lượng nước biển,nên phân bì nó không hoành tráng như Tây ,là một so
    sánh kỳ quặc của ông Đức.
    Ngắn, nhỏ về hình thức nhưng như thơ Haiku của Matsu Basho
    mổi bài chỉ ba câu gợi mở cho tâm hồn độc giả liên tưởng cảm
    đến mênh mông.Chậu Bonsai mô phỏng thiên nhiên mà thu nhỏ
    đất trời vào trong gang tấc,thưởng thức Bonsai là thả tâm hồn
    vào bao la qua sự khơi gợi của chậu cây bé nhỏ.Nghệ thuật
    phương đông luôn gắn tác phẩm và khách thưởng thức thành
    một cặp phạm trù.Tác phẩm chỉ là tác phẩm khi có người thưởng
    thức,thưởng thức bao giờ cũng là thưởng thức một cái gì đó.Đó
    chính là thế giới quan dẫn đường văn nghệ.
    Trong khi, bó hoa kiểu Tây phương chuộng hoành tráng rực rỡ,to
    nhiều, …được những người giống ông Đức thán phục rồi chủ quan
    cho là mẫu mực thẩm mỹ.Thì sâu lắng vô tranh, thanh khiết ít trần
    ai màu sắc sặc sỡ,nghệ thuật Ikebana chỉ như 3 dòng thơ Haiku
    với 3 nhánh đơn sơ mà ”vẽ” cả nguyên lý thế gian.

    Dù ý bất cùng nhưng khuôn khổ phản hồi hữu hạn, ngôn ngữ
    ba hoa tôi xin dừng ở đây, với nhận xét dựa vào ”văn tức là người”,
    thì con người ông Vân Thuyết gần Đạo hơn,gần chân lý hơn, so
    với ông Đức còn đứng xa ngoài biên viễn .

    Xin hai ông thứ lỗi, vì chắc tôi vừa không tránh khỏi có lời
    nào đó khó nghe đối với quý ông.

  9. Pingback: Thứ Năm, 31-10-2013 | Dahanhkhach's Blog

  10. Từ khi Vân Thuyết xuất hiện đã gây được sự chú ý đối với tôi. Qua các bài viết, bài này tôi cho rằng tính thuyết phục cao nhất. Tuy rằng còn một số điểm vẫn phải suy ngẫm, tranh cãi, nhưng thành thật mà nói ông có những kết luận rất xác đáng, tinh tường. Ông cũng chứng tỏ mình là người hiểu biết rộng, dám nói, dám viết những gì mình suy nghĩ… Tôi thấy rằng ngoài vẽ, ông nên tiếp tục viết, ngoài NHĐ nên mở rộng ra các vấn đề khác ngoài xã hội đang rất cấp thiết.

    • Chào anh Nguyễn Hải Đăng !

      Tôi chân thành cảm ơn những lời nhận xét của anh .

      “Thiên chức “ của tôi là điêu khắc và hội họa – và tôi viết chủ yếu về mỹ thuật đăng trên Tạp chí mỹ thuật nhiều hơn – bản thân tôi không có tham vọng trở thành nhà “phê bình văn học “ hay một nhà “ văn hóa “ . Tôi còn có những dự án khác thuộc về điêu khắc – hội họa và viết sách – nó cũng chiếm trọn “20” giờ một ngày…Tôi không còn đủ sức lực cho quá nhiều những vấn đề “cưc kỳ hệ trọng” đúng như anh đã nói …

      Tôi cho rằng “học vấn và tri thức” không quan trọng bằng “nhận thức” – dĩ nhiên nhận thức cũng đòi hỏi có tri thức học vấn ở một trình độ tối thiểu . Việt Nam chúng ta hiện có đến khoảng 24000 “Tiến sĩ “ và hơn 9000 “Giáo sư – Phó giáo sư “ – và chính quyền còn có ý đình đào trọ thêm 20.000 Tiến sĩ nữa – và Việt nam được gọi là “ lò đào tạo Tiến sĩ “ … nhưng hầu như không có phát minh nào ảnh hưởng đến trí tuệ văn minh nhân loại – và hầu hết muồn có được một phát minh tầm cỡ thế giới đều phải tu nghiệp dài lâu ở các nước văn minh phương Tây mới may ra có thể đạt thành tựu . Thử hỏi với sồ lượng đông đảo tiến sĩ như vậy mà tại sao dân tộc Việt Nam vẫn xếp ở hạng thấp đáy của bảng xếp hạng ở tất cả mọi lĩnh vực – vẫn nghèo khổ lạc hâu … – vậy tri thức học vấn của những vị Tiến sĩ đó được cất dấu ở đâu sao không đem ra phục vụ cống hiến cho Quốc gia – cho dân tộc . ..

      Tôi cho rằng chỉ có hai điều xảy ra :

      1 – Có thể hầu hết số đông những “ Tiến sĩ” đó là mang bằng “ giả “ .

      2 – Có thể nhận thức của xã hội không cần đến trí thức trí tuệ của những vị “Tiến sĩ” đó ..

      Chúng ta đều biết rằng cách đây gần 100 năm – ở các nước văn minh phương Tây -nếu họ nhìn số lượng “Tiến sĩ” hùng hậu của chúng ta hiện nay – chắc hẳn họ sẽ vô cùng “thèm” muốn và mơ ước . Với sồ lượng Tiến sĩ khá khiêm tốn – nhưng họ vẫn có những phát minh làm thay đổi cuộc sống của nhân loại .. điều này chẳng ai mà không biết … Vậy thử hỏi tại sao !? – chúng ta “ bất tài “ hay do nhận thức của chúng ta !? Thực chất người Việt chúng ta cũng khá thông minh – bằng chứng là ở nước ngoài có khá nhiều các nhà khoa học có tầm cỡ thế giói – và những cuộc thi Toán học hay Vật lý học Quốc Tế đều có thành tựu cao .

      Chắc chắn rằng những “ngài tiến sĩ” đọc luận điểm 1 của tôi sẽ phản ứng dư dội và coi đó là sự “sỉ nhục” và vu khống họ …

      Vậy chỉ có điều thứ 2 xảy ra – ta có thể hỏi tại sao như vậy !?

      Tôi xin thưa đó là do “ NHẬN THỨC “ – bởi nhìn vào thực tế cuộc sổng ở các nước phương Tây – một công dân bình thường của họ không có bằng học vị như các vị “Tiến sĩ” của Việt nam – nhưng chắc chắn rằng do nhận thức của cá nhân họ cộng hưởng với nhận thức chung của xã hội mà họ luôn có những thành tựu vượt trội hơn những “ Tiến sĩ “ của chúng ta – và chính bởi vậy mà dân tộc họ luôn được hưởng những thành tựu lớn do chính họ phát minh ra .

      Tôi định viết một bài dài về “ NHÂN THỨC ‘ – nhưng ngẫm lại chăng hữu ích gì – bởi nó sẽ động chạm đến cả một “hệ tư tưởng” – mà tôi chỉ là một “bông hoa” nhỏ xíu do vô tình hay ngẫu nhiên của số phận mà được nằm trên một dãy núi khổng lồ đang di chuyển … – nó làm sao mà có thể thay đổi được hướng đi của “dãy núi” đó – chỉ có luật của vị thần “Tự nhiên” mới có thể đổi thay sự vận hành di chuyển của nó – nếu may mắn nó có thể được bay trong một quỹ đạo ổn định – nếu không may nó có thể bị tàn phá và rơi xuống vực thẳm …- đó là số phận của từng Quốc gia do Thượng Đế tạo nên . Rất có thể trí tuệ – nhận thức của mỗi dân tộc được ngài ưu ái hơn gắn thêm cho những bông hoa đẹp hơn chăng !? – đến đây tôi chợt hiểu rằng tại sao trong Phật giáo có trường phái “ Vô Ngôn Thông “- chắc hẳn vị Thiền sư Vô Ngôn Thông đã trải nghiệm cuộc đời – nhìn thấy những bi hài suy vi của xã hội – đã xúc tác cho vị Thiền sư sáng lập ra Thiền phái mang tên ông : “ VÔ NGÔN THÔNG “

      Vân Thuyết

    • Chào anh Nguyễn Hải Đăng !

      Tôi chân thành cảm ơn những lời nhận xét của anh .

      “Thiên chức “ của tôi là điêu khắc và hội họa – và tôi viết chư yếu về mỹ thuật đăng trên Tạp chí mỹ thuật nhiều hơn – bản thân tôi không có tham vọng trở thành một nhà “phê bình văn học “ hay một nhà “ văn hóa “ . Tôi còn có những dự án khác thuộc về điêu khắc – hội họa và viết sách – nó cũng chiếm trọn “20” giờ một ngày…Tôi không còn đủ sức lực cho quá nhiếu những vấn đề “cưc kỳ hệ trọng” đúng như anh đã nói …

      Tôi cho rằng “học vấn và tri thức” không quan trọng bằng “nhận thức” – dĩ nhiên nhận thức cũng đòi hỏi có tri thức học vấn ở một trình độ tối thiểu . Việt Nam chúng ta hiện có đến khoảng 24000 “Tiến sĩ “ và hơn 9000 “Giáo sư – Phó giáo sư “ – và chính quyền còn có ý đình đào trọ thêm 20.000 Tiến sĩ nữa – và Việt nam được gọi là “ lò đào tạo Tiến sĩ “ … nhưng hầu như không có phát minh nào ảnh hưởng đến trí tuệ văn minh nhân loại – và hầu hết muồn có được một phát minh tầm cỡ thế giới đều phải tu nghiệp dài lâu ở các nước văn minh phương Tây mới may ra có thể đạt thành tựu . Thử hỏi với sồ lượng đông đảo tiến sĩ như vậy mà tại sao dân tộc Việt Nam vẫn xếp ở hạng thấp đáy của bảng xếp hạng ở tất cả mọi lĩnh vực – vẫn nghèo khổ lạc hâu … – vậy tri thức học vấn của những vị Tiến sĩ đó được cất dấu ở đâu sao không đem ra phục vụ cống hiến cho Quốc gia – cho dân tộc . ..

      Tôi cho rằng chỉ có hai điều xảy ra :

      1 – Có thể hầu hết số đông những “ Tiến sĩ” đó là mang bằng “ giả “ .

      2 – Có thể nhận thức của xã hội không cần đến trí thức trí tuệ của những vị “Tiến sĩ” đó ..

      Chúng ta đều biết rằng cách đây gần 100 năm – ở các nước văn minh phương Tây -nếu họ nhìn số lượng “Tiến sĩ” hùng hậu của chúng ta hiện nay – chắc hẳn họ sẽ vô cùng “thèm” muốn và mơ ước . Với sồ lượng Tiến sĩ khá khiêm tốn – nhưng họ vẫn có những phát minh làm thay đổi cuộc sống của nhân loại .. điều này chẳng ai mà không biết … Vậy thử hỏi tại sao !? – chúng ta “ bất tài “ hay do nhận thức của chúng ta !? Thực chất người Việt chúng ta cũng khá thông minh – bằng chứng là ở nước ngoài có khá nhiều các nhà khoa học có tầm cỡ thế giói – và những cuộc thi Toán học hay Vật lý học Quốc Tế đều có thành tựu cao .

      Chắc chắn rằng những “ngài tiến sĩ” đọc luận điểm 1 của tôi sẽ phản ứng dư dội và coi đó là sự “sỉ nhục” và vu khống họ …

      Vậy chỉ có điều thứ 2 xảy ra – ta có thể hỏi tại sao như vậy !?

      Tôi xin thưa đó là do “ NHẬN THỨC “ – bởi nhìn vào thực tế cuộc sổng ở các nước phương Tây – một công dân bình thường của họ không có bằng học vị như các vị “Tiến sĩ” của Việt nam – nhưng chắc chắn rằng do nhận thức của cá nhân họ cộng hưởng với nhận thức của xã hội mà họ luôn có những thành tựu vượt trội hơn những “ Tiến sĩ “ của chúng ta – và chính bởi vậy mà dân tộc họ luôn được hưởng những thành tựu do chính họ phát minh ra .

      Tôi định viết một bài dài về “ NHÂN THỨC ‘ – nhưng ngẫm lại chăng hữu ích gì – bởi nó động chạm đến cả một “hệ tư tưởng” – mà tôi chỉ là một “bông hoa” nhỏ xíu do vô tình hay ngẫu nhiên của số phận mà được nằm trên một dãy núi khổng lồ đang di chuyển … – nó làm sao mà có thể thay đổi được hướng đi của “dãy núi” đó – chỉ có luật của vị thần “Tự nhiên” mới có thể đổi thay sự vận hành di chuyển của nó – nếu may mắn nó có thể được bay trong một quỹ đạo ổn định – nếu không may nó có thể bị tàn phá và rơi xuống vực thẳm …- đó là số phận của từng Quốc gia do Thượng Đế tạo nên – trí tuệ nhận thức của mỗi dân tộc có thể được ngài ưu ái hơn gắn thêm cho những bông hoa đẹp hơn chăng !? – hoặc không nó đòi hỏi mỗi các nhân chúng ta phải tự truy vấn biết nỗ lực cống hiến có bổn phận trách nhiệm cao nhất trong công việc – trong hành động của mình ví những lợi ích chung của cộng đồng của xã hội – của nhân loại …- tự ta phải biết tự trọng danh dự – biết sám hối sửa lỗi lầm khi ta mắc phải … tôi e điều này là không tưởng …đến đây tôi chợt hiểu rằng tại sao trong Phật giáo có trường phái “ Vô Ngôn Thông “- chắc hẳn vị Thiền sư Vô Ngôn Thông đã trải nghiệm cuộc đời – nhìn thấy những bi hài suy vi của xã hội – đã xúc tác cho vị Thiền sư sáng lập ra Thiền phái mang tên ông : “ VÔ NGÔN THÔNG “.

      Vân Thuyết

      • Bác VT cứ nói lập lờ! phải có tri thức và học vấn thì mới có được mức nhận thức nhất định. Rồi từ Nhận thức mới có phát minh,… Đây là điều không ai có thể phủ nhận. Còn, nhận thức trong chuyên môn và nhận thức trong cuộc sống cũng không phải lúc nào cũng như nhau. Ngô Bảo Châu nhận thức về Toán là thiên tài, nhưng nhận thức về xã hội thì cũng bình thường.
        Còn chuyện chất lượng Tiến sĩ ở Việt Nam là chuyện khác. Nếu Tiến sĩ mà không có tri thức, học vấn thực sự, thì đó là TS giấy thôi.
        Tri thức và học vấn là cái mà người ta phải liên tục cặm cụi suốt đời mới có được, là cái để phân biệt đẳng cấp trong những người có học, là cái mà Nghệ sĩ, Trí thức Việt nam còn khá mỏng – nên không vươn tầm ra khỏi khu vực và thế giới được, chỉ ca hát, tỉa tót dựa vào chút vốn bẩm sinh thì vĩnh viễn nghiệp dư. Nhân cách, bản lĩnh,v.v. cũng quan trọng, nhưng nó ở phương diện khác.

  11. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 31-10-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  12. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Năm, 31-10-2013 | doithoaionline

Đã đóng bình luận.