BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” (PHẦN I)

BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” (PHẦN I)

 VÂN THUYẾT

 .

Sau sự kiện Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp – tác giả Nguyễn Hoàng Đức có bài viết: “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu – không có khả năng công bằng“ .

Sau đó NHĐ lại có bài “Người Việt nô lệ mới – căn tính cũ“ .

Như vậy có thể nói NHĐ rất táo bạo liều lĩnh ngang nhiên đã tuyên bố thẳng thừng như một “thẩm phán” đứng ngoài dân tộc phán xét về nhân cách – đạo hạnh của người Việt.

Công bằng hay công lý đó là đức hạnh cao quý nhất của con người – là điều hệ trong bậc nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người (thường được thể hiện tượng trưng là một người đàn bà bịt mắt – tay phải cầm thanh gươm – tay trái cầm chiếc cân) .

Kẻ nô lệ là hạng người hạ đẳng tận đáy trong đời sống xã hội – mất quyền tự do – phải lao động phục vụ cho kẻ khác không lương – có thể bị đem bán như một thứ hàng hóa .

NHĐ đã đưa ra hai ví dụ rất cụ thể để nhân đó đưa ra hai phán quyết có tính hệ trọng về bản chất con người Việt Nam – không hiểu trong đó có NHĐ hay không!?

Trước hết chúng ta phải xét đến mở rộng khái niệm người Việt:

1 – Người Việt có nhiều hạng người: vô học – ít học – có học – và cao học

2 – Người Việt có giai cấp: giai cấp nông – giai cấp công nhân – giai cấp tri thức (gồm có: tri thức có quyền lực chình trị – tri thức không có quyền lực xã hội ).

3 – Người Việt có tầng lớp: tầng lớp nhân dân – tầng lớp quan chức lãnh đạo chính quyền cai trị.

4 – Người Việt là Việt Kiều – người Việt là Tỵ nạn .

5 – Người Việt là nhân dân – thường dân – và người Việt là những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (bao gồm những: – Đảng viên trung thành tuyệt đối với lý tưởng Cộng sản – Đảng viên cấp tiến – Đảng viên trung dung – Đảng viên bảo thủ – Đảng viên đương chức – Đảng viên đã về hưu).

6 – Vì có cuộc chiến tranh nên chúng ta có thêm 2 khái niệm: bên thắng cuộc và bên thua cuộc

Tôi đưa ra những khái niệm trên cho thấy NHĐ đã quy kết tất cả vào một cụm từ “Người Việt”- thử hỏi NHĐ muốn ám chỉ nhóm người Việt nào!? nhóm người nào ủng hộ những luận điểm của NHĐ – nhóm người nào phản đối những luận điểm của NHĐ!? – NHĐ không được phép “đánh đồng chụp mũ” cả dân tộc vào một suy nghĩ thiển cận lố bịch như vậy – NHĐ có đủ can đảm dũng khí của người quân tử để phân tích phán xét cụ thể hơn sâu sắc hơn – đưa ra những ví dụ vừa vi mô vừa vĩ mô đầy đủ của tất cả những bản chất của từng nhóm người cụ thể – trong tình thế cụ thể – hoàn cảnh cụ thể – thời gian cụ thể – những hành động cụ thể – để bảo vệ luận điểm của NHĐ!? – hay đây có phải là kết luận của kẻ ăn nói hồ đồ – “vơ đũa cả nắm” – vô trách nhiệm – của tư duy và cảm xúc.

Tôi cho rằng : Dân trí có thể rất thấp như những dân tộc thiểu số sống ở những vùng núi cao hẻo lánh – hay hải đảo xa xôi ngoài đại dương – nhưng không phải vì thế mà họ không có khả năng nhận biết sự công bằng – bởi họ vẫn là con người .

Ở luận điểm 1:  – NHĐ thuận theo dư luận của kẻ khác ủng hộ không có gì đáng bàn – nếu như viết với một giác độ khác đi – mà chưa ai cỏ thể nghĩ tới – mới là vấn đề hệ trọng gây bất ngờ (đây có thể là cơ hội cho mục đích nào đó mà chỉ có NHĐ là người hiểu rõ nhất.) . Nhưng mượn cớ ca ngợi Đại tướng VNG để sỉ nhục cả dân tộc là không thể chấp nhận được .

Ở luận điểm thứ 2 : Luận điểm nghe có vẻ mang tính triết học – chính trị – tư tưởng nhưng khi bàn vào nội dung thì quá thất vọng – NHĐ phân tích rất hời hợt – lan man vào những điều qúa đơn giản mà ai cũng có thể bàn được – mục tiêu cần đi sâu mang tầm tri thức lớn không có – chứ chưa bàn đến tư tưởng hay tính lý tưởng – NHĐ bàn những chuyên như của bọn học trò trung học chứ không phải bàn chuyện hệ trọng tầm người lớn cho dù dùng mấy “bảo bối” danh ngôn của các vĩ nhân – nhưng vẫn lộ ra sự thấp hèn của nhân cách – trí tuệ và tư tưởng – điều này bạn đọc rất dễ nhận ra. Giống như chuyện “treo đầu dê – bán thịt chó “.

Tôi cho rằng : Những kẻ lưu manh trộm cắp lừa đảo thô bỉ xấu xa nhất cũng có ý thức tối thiểu biết được thế nào là sự công bằng – Không có khả năng công bằng có thể gọi là người điên mất hết tính người hay chỉ là ma quỷ hiện hình.

 

Tôi cho rằng :Căn tính nô lệ là hạng người không còn khả năng tư duy trí tuệ – mất quyền tự do – mất cảm xúc – mất lý trí – mất danh dự – lòng tự trong – chấp nhận sống nhục nhã như súc vật – đó là sự khinh bỉ sự sỉ nhục tộn cùng nhất đối của con người – nên con người mới có câu “thà chết còn hơn sống nô lệ – sống nhục nhã”.

 

Nếu cả hai đức tính căn bản cốt tử tối thiểu có trong mỗi cá nhân con người nêu trên đều là bản chât của người Việt – thì dân tộc này quá mạt hạn – thô lậu không còn gì để bàn nữa!?

 

NHĐ có thể chê dân tộc Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu – yếu kém toàn diện về mọi mặt như kinh tế – yếu kém khoa học kỹ thuật – trình độ phát minh rất kém – yếu kém về giáo dục – đạo đức xã hội ngày càng suy vi – tội phạm ngày càng tăng – dân trí yếu kém – đó là sự thật không có gì phải sợ – không có gì phải che giấu – và NHĐ có thể nói có nhiều người Việt – hay can đảm hơn có thể nói cụ thể một nhóm người nào đó: “không có khă năng công bằng“ – chứ không được phép nói: “ Dân trí Việt quá yếu – không có khă năng công bằng“ – Có thể nói đó là sự sỉ nhục xúc phạm cả dân tộc .

Chúng ta có thể thấy NHĐ thản nhiên phát ngôn liều lĩnh bạt mạng bừa bãi tồi tệ đến ngu xuẩn – điên khùng!? Chỉ có kẻ “Tâm thần phân liệt” mới dám phát ngôn như vậy – nhưng NHĐ rất nhiều chữ đâu có thể gọi là “điên”được!? NHĐ đã đi quá xa vượt tầm kiểm soát của lý trí – trí tuệ – cảm xúc con người .

NHĐ cứ nghĩ rằng mình bênh vực ca ngợi một vị Đại tướng – NHĐ đứng về phia chính quyền thì NHĐ có thể chê luôn cả dân tộc nếu dân tộc chê Đại tướng. NHĐ cứ nghĩ rằng gọi dân Việt là nô lệ mới – tức là NHĐ dám sỉ nhục cả dân tộc – và cho đó là sự can đảm phản tỉnh người Việt !? nhưng hoàn toàn trái lại nó cho thấy đó chỉ là cơ hội để NHĐ khoe mẽ kiến thức – lộ ra là kẻ chỉ bám vào những chuyên lặt vặt không có tầm của chuyên môn sâu của một học giả lớn .

Tôi rất hiểu rằng – con người luôn phải tự phản tỉnh – tự biết phê phán chính mình – biết người là khó nhưng biết mình còn khó hơn gấp ngàn lần – đó cũng lá đức tính căn bản cần thiết để cho ta hành động dẫn đến thành công cho công việc của ta ..

Nhưng trong trường hợp của NHĐ lại khác – NHĐ không thể chùm mũ tất cả cho dân tộc mà phải cụ thể hóa vào những con người cụ thể vào những tình huống hoàn cảnh cụ thể – đó mới gọi là người có khả năng phân tích phán đoán phán xét một cách công bằng bình đẳng – điều này đã cho thấy NHĐ là kẻ chỉ biết nói lấy được cho sướng mồm mà không nghĩ gì đến công bằng – công lý – không hề ý thức thế nào là công bằng mà chỉ cho mình là kẻ có công bằng nhưng thực chất lại là kẻ phản công bằng bậc nhất .

Nhà văn Lỗ Tấn có tác phẩm truyện ngắn: “AQ chính truyện “để ẩn dụ phê phán người TQ thấp hèn cực đoan luôn tự tin vào thắng lợi tinh thần giả tạo – luôn bắt nạt những kẻ hèn kém hơn mình – nhưng lại rất sợ những kẻ có sức mạnh – có địa vị – có quyền lực hơn mình .

Hình như NHĐ có rất nhiều điểm giống AQ – lẽ ra NHĐ phải viết thẳng vào những vấn nạn hệ trọng hơn nhiều chứ không phải những bài viết triền miên lên án thơ – nay lại chuyển sang đề tài quân sự mà chỉ thuần túy ca ngợi và phê phán những người có suy nghĩ khác với NHĐ và vu ngay cho cả dân tộc là không có khả năng công bằng – và rồi lại tiếp tục đóng vai “lương tri “ phán xét người Việt có căn tính thấp hèn của kẻ nô lệ mà không nghĩ rằng chính NHĐ mới là kẻ nô tài thấp hèn vào bậc nhất chẳng khác nào tay AQ .

NHĐ là kẻ đã từng tốt nghiệp ngành Đại học An ninh – nay đã bỏ nghề để hy vọng trở thành “kẻ sĩ văn chương và một con chiên ngoan đạo”- NHĐ đã “lột xác”cái vỏ bên ngoài – nhưng chưa “lột xác” được dòng máu “nóng” bên trong !?. (NHĐ gần tuổi lục thập rồi – não trạng đã gần xơ cứng rồi – nên buông những lời hay ý đẹp chân thành cao nhã lịch lãm là vô nghĩa không hiểu sâu xa bản chất của NHĐ – đừng có ai ảo tưởng mà hy vọng tin NHĐ có thể sám hối thay đổi tư tưởng” – có chăng đó chỉ là phương pháp hai mang – nước đôi để sống và tồn tại !?.)

Tuy có khá nhiều kiến thức học vấn – nhưng tâm hư phóng dật – ý tà loạn tán – đam mê vọng tưởng – tâm vọng vô cảm ác khẩu cẩu uế – chỉ chú tâm nhòm ngó “nói kháy” phỉ thơ hủy bỏ thơ – rồi đổi săc diện “tâm càn vô cảm khí lạnh hồn hắc ám” chuyển sang đề tài “chiến tranh quân sự” dùng binh pháp Tôn Tử và danh ngôn để tranh biện về phép dùng quân trong chiến tranh – phán xét về tài năng của một vị tướng cầm quân – coi sinh mạng con người trong thắng thua trận mạc như cỏ rác – có lẽ NHĐ lại muốn có thêm chữ “nhà”mưu lược quân sự” trong tiểu sử cá nhân của NHĐ .

Nay lại chuyển sang đề tài khinh bỉ miệt thị người Việt. NHĐ chưa có tác phẩm nào xuất bản trong nước đủ sức làm rung động lòng người – chỉ cần đạt tối thiểu bằng nửa nhà văn tài năng Nam Cao thôi cũng chưa có .

Ở thời hiện đại này thông tin rất nhanh nhậy nếu NHĐ có tài năng văn chương thực sự-  tác phẩm sẽ được chú ý và nổi tiếng ngay tức thời – trí tuệ cảm xúc – gu thẩm mỹ văn chương của thời nay vô cùng uyên thâm sắc sảo – hầu như khó lọt lưới những tác phẩm hay lạ mà bị lãng quên – và những nhà nghiên cứu văn học – những tùy viên văn hóa người Âu Mỹ tại Việt Nam cũng rất thèm muốn được đọc những tác phẩm văn học xuất sắc của Việt nam – họ sẵn sàng sưu tập cả những tác phẩm chưa được xuất bản nếu họ biết đó là tác phẩm lạ xuất sắc của một tác giả cho dù không có tên tuổi – giống như họ sưu tầm những tác phẩm hội họa điêu khắc của các nghệ sĩ Việt Nam – NHĐ có dư sự nổii tiếng trên báo mạng mà sao không thấy những “ kiệt tác” của NHĐ xuất hiện – mà tuổi của NHĐ đã vào xế chiều rồi – đâu còn son trẻ như tuổi “dậy thì“.

Những bài viết của NHĐ chưa thể gọi là tác phẩm văn học được – văn chương chữ nghĩa lồi lõm cứng nhắc vô cảm xúc như xếp gạch – nghệ thuật tu từ ồn ào nhưng u tối không hề gây một chút ấn tượng nào – không có áng văn chương của bậc trí cao đức lớn – của bậc thầy uyên thâm am tường cốt tủy cuộc đời – thấu hiểu tận cùng đáy sâu của nội tâm con người – có sự trắc ẩn dằn vặt chua xót cay đắng của tâm can cho thân phận kiếp người … chứ đâu cứ ào ào phăng phăng như bọn “võ sĩ giác đấu” chỉ hừng hực như con thú dữ muốn xông trận ăn tươi nuốt sống đối thủ để được phong là kẻ “hủy diệt”. – chắc chắn đây là ham muốn tột cùng trong dòng máu “nóng” của NHĐ .

 

Tôi cho rằng : “ Tài nghệ văn chương của NHĐ không bao giờ đạt tới vẻ đẹp của nghệ thuật chữ nghĩa – không bao giờ có lòng trắc ẩn – có cảm xúc cao quý sâu xa về nỗi thống khổ bi hài của thân phận kiếp người – đồng điệu với cảm xúc nhân ái của nhân loại – mà chỉ đạt tới sự thông ngôn những danh ngôn – không bao giờ bay cao và bay xa được.”

NHĐ quá chủ quan – quá tự tin về trí tuệ của mình và quá coi thường trí tuệ người Việt đã đưa ra một câu nói hàm hồ chụp mũ cả dân tộc : “…dân trí Việt Nam qua yếu – không có khả năng công bằng “ – chỉ vì bênh vực cho hai chữ “thiên tài” và “không tài” của một vị tướng mà phủ nhận tất cả – lẽ ra NHĐ  phải cụ thế hóa sự công bằng công lý lớn hơn vào vị thế của Quốc gia – của chế độ hay của cả một hệ thống chính trị – của hiến pháp và luật pháp có tương thích với tụ do – dân chủ – văn minh – bác ái – phục vụ cho dân tộc cho nhân dân mình hay không!? Nay laị tiếp tục đưa ra một câu cực kỳ ngạo mạn xảo trá xảo ngôn – không thấu hiểu đến đáy sâu nguyên nhân của cuộc đời mà chỉ nhìn vào mấy con số ví dụ nhỏ nhoi mà gán ghép đến nay lại tiếp tục viết: “ Người Việt nô lệ mới – căn tính cũ “ phỉ báng dân tộc – Than ôi – thật thất vọng với kẻ “thông thái tiểu trí“ hai mang – thiển cận – u mê hoang tưởng đến mê muội ngông cuồng.

Nếu “dân trí Việt quá yếu không có khả năng công bằng” nhận thức được tài năng của Đại tướng VNG – thì làm sao mà có đến hàng triệu người đi viếng và khóc than cho Đại tướng – NHĐ không nhìn thấy không nghe thấy sao “hay cố tình giả câm giả điếc” mà phát ngôn bừa bãi đến vậy!? Hay họ chờ cho đến khi NHĐ phát ngôn Đại tướng VNG là “thiên tài quân sự” thì dân chúng mới đi viếng và khóc than cho Đại tướng VNG !?

Còn bàn về vấn đề nô lệ – đó là sự kiện thật đáng buồn của con người hiện đại – chúng ta đều biết chế độ nô lệ từ thời trung cổ đã kết thúc từ lâu – nhưng đên nay nó lại bùng phát trở lại có thể gọi là “chế độ nô lệ hiện đại”- bản chất của nô lệ là những người bị bóc lột một cách tàn bạo nhất – người nô lệ bị mất quyền tự do con người – và phải làm việc theo nhu cầu của kẻ khác mà không có lương. Ngày nay nó là bất hợp pháp nhưng nó biến thái và đang tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới và chủ yếu tập trung ở các nước nghèo lạc hậu . Theo công bố của tổ chức lao đông thế giới hiên toàn cấu có khoảng 21 tiệu người bị ép buộc làm việc như nô lệ – và tuổi của những người bị bán làm nô lệ phần lớn là từ 18 – 24 .

Tình trạng nô lệ tình dục – nô lệ bị che dấu trong các nhà máy – các trang trại đốn điền – và đằng sau những cánh cửa đóng kín – trong những gia đình – và ở rất nhiều nơi khác trong những thành phố – thị trấn lang mạc – của các quốc gia trên thế giới – ở ngay cả những nước giầu nhất cho đến những nước nghèo nhất lại càng nhiều hơn .

Tại sao “chế độ nô lệ hiện đại” lại rơi vào tình cảnh của các nước nghèo – là kẻ có học vấn – lẽ ra NHĐ phải đi sâu hơn vào đề tài này đến rốt ráo – đưa ra những phương thức những kiến nghị với chính quyền để có thể giải quyến làm giảm nó – viết những bài viết có trí tuệ tâm trạng sâu xa thức tỉnh tâm trí tự tra vấn nhận thức được đâu là công lý chân lý – ở đây NHĐ chỉ đưa ra một thông tin – lý thuyết rất suông – bỏ rơi luôn chủ đề chính – lan man sang nhiều chuyện rất tầm thường khác – rồi bắt bẻ những điều chi ly nhỏ bé không đáng để lưu tâm – và dựa vào thông tin đó để nói một câu xanh rợn “ Người Việt nô lệ mới – căn tính cũ “ – tức là NHĐ coi cả dân tộc là như thế!? đó là một câu nói hàm hồ ác khẩu vô trách nhiệm. Tại sao NHĐ không nêu ra căn nguyên của nó – tại sao không tìm cách sử lý tận gốc vần đề như NHĐ rêu rao là phải học từ gốc. .

NHĐ không biết rằng các cụ thời xưa thường nói: “đói đầu gối phải bò“ – hàng triệu con người hiện đang thất nghiệp – biết làm gì để sống!? Ở miền Trung – hàng vạn dân chài phải đương đầu với sóng to bão lớn – rồi nạn bị chèn ép của tầu lớn Trung Quốc – và luôn thường xuyên bị cái chết đe dọa vẫn phải ra khơi để kiếm ăn sinh tồn  – thử hỏi họ biết đi đâu – biết làm gì khi không có học vấn – không có nghề gì khác để có thể kiếm sống – mà ngay cả những sinh viên ra trường hiện nay cũng có hàng vạn người thất nghiệp – và nếu tìm được việc làm đều phải chấp nhận những đồng lương còi cọc đủ ăn hai bữa và trả đủ tiền thuê chỗ ở là mừng rồi – còn sức đâu mà đạt đến dân trí cao hay thấp!?

Tại sao NHĐ không hỏi tại sao hàng nghìn hàng vạn người phải chấp nhận làm việc trong tình cảnh bi đát như vậy – thực chất họ có muốn cuộc sống như vậy hay không!?- Hay bất đắc dĩ đề sống cho qua ngày và cố dành dum những đồng lương thấp để gửi về cho gia đình sinh sống – có ai phải chịu trách nhiệm với những tình cảnh đó không!? – Có cách nào giúp họ thoát khỏi cảnh ngộ đó không!?- Quả thật là quá bi hài bạn NHĐ à !? – Bạn vô tâm vô cảm ngoài sức tưởng tưởng của tôi đấy …

 

Những người có tư tưởng – những người sống theo một lý tưởng hay một tôn giáo nào đó – hay bị rơi vào một tình thế hiểm nghèo nào đó – có thể do bản lĩnh hay do cực đoan họ có thể sẽ “thà chết còn hơn sống làm nô lệ – sống nhục “ – thử hỏi nhân loại có bao nhiêu người có thể hành động can đảm như thế – hay hầu hết là phải chấp nhận thực tại cho dù là nô lệ – đau khổ và nhục nhã!? chắc hẳn NHĐ cũng vậy mà thôi – đừng cao giọng làm gì cho những con chữ đỡ khổ – đỡ bị hành hạ như nô lệ!?

NHĐ viết: “Nước nào dân trí cao thí lương tâm cao – dân trí thấp thì lương tâm thấp “ – Thử hỏi ba cường quốc Đức – Ý –  Nhật có thể gọi là những dân tộc có dân trí cao vào bậc nhất hành tinh !? – Mà chính ba dân tộc này đã gây thảm họa khủng khiếp nhất cho con người của mọi thời đại là cuộc đại chiến thế giới là thứ hai!?

Theo NHĐ “lương tri – là lương tâm cộng với đạo đức“ – vậy thử hỏi lương tri của ba dân tộc trên là thế nào mà họ tham lam tàn bạo khủng khiếp đến vậy!? – Chắc NHĐ lại ngụy biện là do chính quyên chứ không phải người dân – vậy chính quyến nhà nước không phải là người Đức và do dân Đức bầu lên!?

Thử hỏi những kẻ cai trị ở những nước có chế độ độc tài tri thức của họ cao hay thấp!?- có phải hầu hết họ đều tốt nghiệp ở những trường Đại học danh tiếng không !? tại sao dân trí của họ cao nhưng lương tri họ lại thấp – tại sao mà lương tri của họ lại không chấp nhận tự do dân chủ – mà hầu hết bọn độc tài đều rất thù gét và sợ tự do dân chủ.

Thử hỏi những hội kín Mafia trên toàn thế giới ngầm – những ông trùm và thành viên của nó có phải bọn họ đều có học vấn cao hay không !?- Có phải họ có thể là những tri thức những chuyên gia của nhiều lĩnh vực không!? Mà họ thường thực thi những phi vụ cướp của giết người rất tàn bạo – có phải vì vô học mà lương tri họ thấp không – hay vì tham lam tiền của mà dấn sâu vào tội ác!?

Hãy thử hỏi – bọn tham những xem bằng cấp học vị của chúng ra sao !?- chúng là bọn có học hay vô học mà lương tâm của chúng tham lam đến tàn bạo như vậy ( trong khi tôi đang viết bài này thì nghe thông tin ở Tivi có một vụ nghe thật khủng khiếp về một bác sĩ làm chết bệnh nhân và bí mật đem xác bệnh nhận ném xuống sông …)

Hãy thử hỏi – những vùng dân tộc thiểu số xem lương tâm của họ so sánh với người Kinh chúng ta xem ở đâu khủng khiếp tàn bạo hơn!? .

Hãy thử hỏi – người nông dân thường có dân trí thấp hơn người thành phố dân trí cao hơn –

xem bản chất chất phác hiền lành lương tâm trong sạch của người nông dân có luôn hơn người thành phố không!? (ở đây tôi nói phổ quát toàn cầu chứ không nói người nông dân Việt Nam)

Tôi hiểu rằng dân trí cao bao giờ cũng tốt hơn dân trí thấp – và giáo dục là hệ trọng bậc nhất trong nền tảng văn minh của xã hội – nhưng nó còn liên quan đến rất nhiều những vấn đề hệ trọng khác như tôn giáo – hệ tư tưởng – phương pháp giáo dục – và thực tế nó đang bị mắc kẹt trong sợi dây vô hình không thể thoát ra được của những định kiến – hẹp hòi – ích kỷ – đố kỵ và cả sự hận thù không cho phép sự cách tân giáo dục hướng tới khai sáng văn minh.

Ngay cả nước Mỹ văn minh cũng không tránh khỏi những thảm họa do tội lỗi gây nên . Nó còn là vấn đề  tâm sinh lý điên loạn của con người và không phải chỉ do ngành giáo dục kém mà gây nên .

Việt Nam hiện còn hàng trăm trường đại học và cao đẳng – đâu có thiếu giáo dục – nhưng giáo dục thế nào là một chuyện khác – giáo dục đâu có phải chỉ truyền thụ thông tin – bổ sung kiến thức …Bao nhiêu năm nay nền giáo dục của chúng ta chủ yếu hướng cho phục vụ chiến tranh – hướng con người thụ động chỉ biết tuân lệnh – luôn làm việc máy móc – luôn lo âu sợ hãi với những hành động cần tính tư duy độc lập của cá nhân – lười suy nghĩ … và đến nay thì chủ nghĩa thực dụng lên ngôi – sinh viên không cần đến sự phát triển của nhân cách và trí tuệ – ý nghĩa của cuộc sống quan trọng nhất là làm sao nhanh trở nên giầu có – nhanh thăng quan tiến chức bất chấp công lý và đạo lý …và càng ngày sự vô học lại càng nhiều hơn .

Ưu điểm của NHĐ là rất nhanh nhậy chộp rật những thông tin sự kiện mang tính thời sự – rất mau lẹ ngụy biện trong tranh luận đối thoại trực tiếp tay đôi với mọi người – rất khôn khéo biết sử dụng “mặt trận“ trong quan hệ xã hội nhưng cũng đầy giả tạo xảo trá – tôi đã chứng khiến rất nhiều lần – khi một ai đó khen ca ngợi tài năng của NHĐ – NHĐ rất hồn nhiên vui sướng và NHĐ có lời khen lại người đã khen NHĐ là có tài năng – nhưng sau đó hình như sợ lời khen của mình bay cao bay xa – NHĐ ngay lập tức có lời chê lại rất hạ cấp đối với người vừa khen mình – và nếu người đó có tài năng hơn NHĐ ở một khu vực hay khía cạnh nào đó của nghề nghiệp hay của bất kể lĩnh vực nào – NHĐ cung rất nhanh miệng ngay tức thời đưa ra những đánh giá làm tụt hạng của người đó – để người đó đừng hy vọng là đã khen NHĐ để có hy vọng được NHĐ trả ơn lại bằng những đánh giá cao cấp cho người đó .

Nhưng tất cả đều có thể bỏ qua – châm chước cho bản chất – tính khí thói quen của NHĐ – nhưng khi NHĐ phát ngôn trên diễn đàn tuyên bố :

1 – “ Dân trí Việt quá yếu – không có khả năng công bằng “ .

2 – “ Người Việt nô lệ mới – căn tính cũ “ .

Khi đó câu chuyên không còn là bình thường nữa – bởi nó xúc phạm đến đạo lý tối thiểu của dân tộc – của bất cứ ai cho dù không có lương tri – nhân cách – nếu là người Việt Nam cũng sẽ phản ứng lại cho dù đó là lời nói của bất kỳ ai – chả nhẽ mọi người nhìn NHĐ lộng ngôn khắp bầu trời chữ nghĩa Việt Nam với những lời phán đau xót cay đắng đến vậy sao!? – Chả nhẽ những văn nghệ sĩ – những học giả uyên thâm thông tuệ của chữ nghĩa im lặng chấp nhận những lời xúc phạm sỉ nhục đến đáy cùng của sự chê bai sao!?. Chả nhẽ những nhà văn nhà thơ của Hội nhà văn Việt Nam đều “sợ hãi” NHĐ đến mức gần như im lặng tuyệt đối sao!? .

Khi nói chuyện với NHĐ – tôi luôn lắng nghe nhiều hơn là phản ứng – ví nếu ta chịu khó lắng nghe – cùng bên ly rượu Tây lâu năm có vị hương thơm quý phái – câu chuyên sẽ vui vẻ và thân thiện hơn – không gây bất hòa căng thẳng dễ dẫn đến xung đột – chẳng đi đến đâu và dễ làm tổn thương lẫn nhau – tôi luôn có những lời động viên chân thành ca ngợi tài năng của NHĐ – và NHĐ cũng đã từng có những lới đẹp ý hay với tôi nhưng khi tranh biện có chút gì không đồng hành với những suy nghĩ hay luận điểm của NHĐ là bị NHĐ “tặng” ngay cho những lời rất khiếm nhã ở ngay trước mặt tôi cũng như sau lưng tôi – nếu không rèn luyện chữ “NHẪN ” thì tôi cũng có thể “phát khùng nổi máu điên” như NHĐ – và đặc biệt bất cứ ai khen ca ngợi NHĐ – NHĐ vô cùng sung sướng hả hê và khen lại người đó là có tài – cho dù người đó chẳng có tài năng gì – và ngược lại những người có tái năng thực sự mà phản ứng lại NHĐ – sẽ được NHĐ “tặng” ngay cho là kẻ “âm lịch tép diu”.

Và dần dần tôi phát hiện ra NHĐ có rất nhiều những lỗ hổng của tri thức – nhận thức – độc tài bảo thủ và đặc biệt là gu thẩm mỹ văn chương rất tầm thường. Nhưng tôi cũng chưa bao giờ đưa ra bình luận chê NHĐ mà chỉ khen nhiều hơn hy vọng NHĐ hứng khởi có thêm niềm vui cảm xúc cho sáng tạo. Bởi tôi biết rằng – NHĐ chỉ đạt được đến thế mà thôi – và đó là số phận của NHĐ – không ai có thể làm cho NHĐ trở nên hay hơn mà chỉ có chính NHĐ mới có thể tự làm cho NHĐ trở nên tài năng  hơn – danh tiếng hơn – lớn lao hơn – NHĐ đã ý thức được điều này và cố gắng viết thật nhiều -“gây sự” thật nhiều – phê phán chê bai thật nhiều – sỉ nhục thật nhiều – xoáy khéo vào rất nhiều chủ đề khác nhau nhưng không đi sâu đến cùng – đặc biệt “công phá” rất mạnh mẽ vào Hội nhà văn Việt Nam – để hy vọng trở thành vĩ nhân – trở thành “bậc thầy tư tưởng”của dân tộc – dần dần nó trở nên quán tính – nó xui đẩy NHĐ có những phát ngôn làm mất hết phẩm tính tốt đẹp của kẻ đã từng có những bài viết lên án những vấn nạn xấu xa tồn tại trong Hội nhà văn Việt Nam .

NHĐ luôn luôn rất “sợ hãi” có người nào đó có trình độ hơn mình lên chỉ mong có cơ hội đưa ra những lời “thách đấu tỉ thí “ và rất sung sướng hả hê trong tâm trạng thách đấu và luôn nghĩ mình là kẻ chiến thắng bất bại – và hấu hết mọi văn nghệ sĩ – ngay cả những người có trình độ Tây học cũng bị NHĐ gán cho là “âm lịch“ – không bao giờ NHĐ suy tư khái niệm “phục thiện” trong tâm trí.Thử hỏi đây có phải là phẩm hạnh của người quân tử – của bậc hiền nhân đại trí – đức cao vọng trong!?

Nếu là người có học vấn có nhiều kiến thức – nhiều chữ nghĩa – giống như một bác sĩ – khi ông ta phát hiện ra bệnh hay nhìn thấy vết thương nặng của bệnh nhân – ông ta phải bằng mọi giá và có thể phải “trèo đèo lội xuối – phải xông pha trận mạc“ để đi tim được thuốc chữa lành cho bệnh nhân – nguyện như Lời thề Hippocrate của ngành Y học – chứ không phải ông ta đã không có khả năng phát hiện ra bệnh – lại phăng phăng tay cầm con dao đâm xoáy sâu hơn vào vết thương cho bệnh nhân thêm đau đớn và còn làm cho bệnh nhân mau chết thảm thương hơn với tâm trí hả hê mãn nguyện – có phải rất giống như cách NHĐ đã làm!?. theo tôi – NHĐ cũng nên (tôi không dùng chữ phải) như người bác sĩ trung thành với Lời thề của Hippocrate – ông tổ nghành Y học của nhân loại .

Tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay – có lẽ khó có một sự cách tân triệt để về giáo dục bởi nó bị gắn chặt vào một hệ tư tưởng mà lòng tin vào hệ tư tưởng đó rất mơ hồ – niềm tin vào các nhà chính trị mất dần – nó không còn sự thống nhất – trật tự minh triết và logic mạch lạc như chính lý tưởng của nó – toàn bộ cấu trúc của xã hội chỉ kiểm soát được về mặt chính trị – nhưng không kiểm soát được sự vận hành của nền kinh tế – nền giáo dục – sự thực thi hiến pháp và luật pháp …những khát vọng để trở thành một con người chân chính đã không còn là lý tưởng để mỗi người tự phấn đấu – những tham vọng ham muốn giầu có vật chất của từng cá nhân ngày càng trở nên mãnh liệt – trong khi khả năng để tạo ra vật chất cho xã hội ngày càng khó khăn khốc liệt – nó thôi thúc con người có những hành động bạo liệt phản ứng lại với thực tế – đạo lý suy vi – phẩm chất của tình yêu thương suy giảm trầm trọng – sự cao nhã khiêm nhường – khiêm tốn mất dần – xã hôi luôn hoang mang không còn tin vào bất kỳ ai – và con người ngày càng trở lên thực dụng hơn – dối trá – tàn nhẫn hơn trong giao tiếp quan hệ xã hội .

Vấn đề này có thể nói là bất lực rồi – nó gần như là căn bệnh nan y rồi – không nói đến còn đỡ thấy buồn …!? . (nếu ta không may bị mắc một bệnh gì mà phải vào bệnh viện – thực tế nó sẽ trả lời cho ta tất cả – nó sẽ trả lời cho ta rằng tại sao con người ngày càng trở nên tham sân si – bạo liệt – nhân tâm suy đồi – tất cả mọi giá trị đều phải mua bằng tiền – lương tri ư!? đạo đức ư!? lòng tốt ư – tri thức ư!? sách vở ư!? kiến thức ư!? trí tuệ ư!? tư bản ư!? cộng sản ư!? cao quý ư!? cao cả ư!? cầu xin ư!? tâm linh ư!? cầu nguyện ư!? Từ Bi Hỉ Xả ư!? có lẽ đã cạn kiệt từ lâu và sắp tuyệt chủng rồi!?…Than ôi! chỉ biết rằng – không có tiền ngay cả ít tiền cũng đừng hy vọng có sự tốt đẹp đến với ta.!!! .

Ở đây một điều hệ trọng hơn – đó là thực thi nghiêm minh hiến pháp và pháp luật – mở rộng tự do dân chủ – tím cách nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân – chấp nhận du nhập nhiều luồng tư tưỏng tiến bộ – loại bỏ dần những định kiến bảo thủ cố hữu – cho những ánh sáng văn minh của nhân loại có cơ hội hòa nhập với dân tộc – dân trí .

Trong Kinh Pháp Cú – Đức Phật dạy rằng : “Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”

 

Tuân Tử – nhà tư tưởng của Trung Hoa sống ở vào cuối thời Chiến Quốc đã viết: “Nhân chi tính ác. Kỳ thiện giả ngụy giã“ – có nghiã rằng: “Tính người là ác – tính thiện của người là do người

Chân thành cảm ơn đến bạn đọc có lời tâm giao với bài viết !

Chào Thân ái !

 .

Vân Thuyết .

26 – 10 – 2013

Tác giả gửi cho NTT blog

20 thoughts on “BẬC TRÍ ĐỨC CAO SIÊU “VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHỊ” (PHẦN I)

  1. Nói chung Nguyễn Hoàng Đức cũng là thứ văn nô lưu manh thôi, nhưng tinh vi hơn, “khôn lỏi” hơn và láu cá hơn đám văn nô bồi bút của nước Việt ta thôi. Xin tác giả Vân Tuyết cứ tiếp tục vạch rõ , chỉ rõ mặt thật của cái thứ “nô” có đẳng cấp này.

    • Chào Bạn Đinh Thắng !

      Cho phép tôi gọi ĐT là Bạn . Nhân đây tôi xin tự giới thiệu -Tôi năm nay tuổi đã lục thập .Tôi là nhà điêu khắc – họa sĩ .Tôi thích viết thơ từ những năm tôi còn là học sinh cấp 2 – đến nay tôi có gần 300 bài thơ mà mãi đến tận năm 2012 tôi mới có thể in 54 bài thơ trong tập thơ đầu tay cùng với những tác phẩm hội họa điêu khác của tôi có tên : “TIỆC TRẦN GIAN “ .

      Tôi đã có vinh hạnh được du ngọan gần chục nước và những tác phẩm hội họa điêu khắc của tôi cũng có vinh hạnh như tôi – nên lời khen với tôi không còn là hệ trọng .Tôi rất vui khi thấy bạn dù chỉ mới đọc phần 1 – nhưng bạn đã bộc lộ có khả năng nhìn thấu sự thật – có khả năng nhận thức học vấn và tri thức không quyết định đến tài năng văn học – bạn có gu thẩm mỹ văn chương tốt – nhạy cảm với cảm xúc và trí tuệ – không bị lóa mắt trước kẻ có nhiều chữ – nếu những bạn đọc như bạn chiếm ưu thế trong xã hội – thì văn học Việt Nam – chẳng bao lâu nữa sẽ có được giải thưởng Nobel văn học.

      Thật nghịch lý những người thích “văn chương lá cải hiện đại “- lại đông hơn – kiểu như văn chương của NHĐ – “nhiều chữ ít nghĩa – nông cạn và tự mãn” – nên có đến thiên kỷ nữa – Việt Nam cũng chẳng chạm được vào giải thưởng Nobel – mà không hiểu khi đó trái đất của chúng ta có còn tồn tại hay không mà hy vọng !?

      Chào Thân ái !
      Vân Thuyết

      • ‘học vấn và tri thức không quyết định đến tài năng văn học’
        luận điểm này, hết sức ngạc nhiên! có lẽ bác VT phải có một bài thật dài để củng cố luận điểm này mất.
        tôi không phải là người thích ‘văn chương lá cải hiện đại’, nhưng đọc trường ca của NHĐ, mặc dù chưa đánh giá hết, nhưng cảm nhận nó ào ạt như những ngọn sóng vậy! không biết bác VT đã đọc cẩn thận chưa?

      • Tôi đọc và ngán ngẩm cho ông Vân Thuyết. Cảm nhận chung về ông là: già, gàn dở, lẩm cẩm, cũ kĩ. Lí sự của ông là lí sự chầy cối….

  2. Tôi không phải là NHĐ, không quen biết gì ông ta, các bài viết của NHĐ đa phần là hay vì có tác dụng lên án thói hư, tật xấu…. cũng không tránh khỏi những bài chưa hay… Vân thuyết có vài bài phản biện, tôi vẫn thấy chưa đúng với tư cách phàn biện . Nhiều khái niệm của VT không phù hợp với thời đại, Ví dụ một người bị phụ thuộc vào người khác có thể gọi là nô lệ rồi, cấp dưới phụ thuộc cấp trên theo đúng đạo lý, theo đúng nguyên tắc mà pháp luật quy định thì không gọi là nô lệ bởi vì người đó đang tự do trong công lý. Dân Việt hiện nay có căn tính nô lệ không sai, bao nhiêu thứ đè đầu cưỡi cổ (trái với công lý) mà vẫn không dám đấu tranh, đó là nô lệ .
    Nếu còn trẻ , tôi có thể viết một bài phản biện với Vân Thuyết về rât nhiều khái niệm sai lạc trong bài. Tóm lại Vân Thuyết chưa phải là con người tự do theo đúng nghĩa nên chưa thể viết phản biện được

  3. Để ngôn ngữ – tư duy có thể hoạt động được, người ta phải chấp nhận một dạng thao tác tư duy gọi là “khái quát hóa”. Khi đã khái quát hóa thì trong ngữ cảnh đó đành chấp nhận tạm thời không xét đến các biểu hiện cụ thể của các phần tử trong tập hợp đã được khái quát. Tức là trong cùng một thời điểm, không thể vừa thực hiện thao tác khái quát hóa, lại vừa thực hiện thao tác cụ thể hóa.
    Do không biết điều này (có lẽ giả vờ), tác giả Vân Thuyết đã bắt bẻ tác giả Nguyễn Hoàng Đức.
    Xin được hỏi tác giả Vân Thuyết thế này:
    Chắc tác giả đã thường xuyên nghe đảng nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, hoặc “Nhân dân ta rất giàu lòng nhân ái”.
    Khi nghe như thế, Vân Thuyết có bắt bẻ lại rằng: Nói vậy là không đúng, vì trong hàng ngũ đảng ta có một bộ phận không nhỏ vừa tham nhũng vừa đàng điếm như Dương Chí Dũng, như Dương Tự Trọng; và trong nhân dân ta có một bộ phận không nhỏ rất tàn ác như bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường ném xác khách hàng xuống sông, như con quỷ Vi Bế Ngoạt ở Đắc Lắc dùng rìu giết chết 2 cháu bé 10 tuổi và 13 tuổi chỉ để ăn cướp 1 con ngan thôi.
    Nếu tác giả Vân Thuyết từng dám bắt bẻ đảng như thế, để đảng dừng cái việc dùng loa sắt chõ vào nhà dân, bắt dân suốt đời nghe bài ca đảng ta đạo đức-văn minh, dân ta anh hùng yêu nước… thì tôi đây, xin được làm kẻ hầu hạ xách dép điếu đóm cho Vân Thuyết.

  4. VT thể hiện có vẻ dồi dào, phóng túng, nhưng đọc đi đọc lại, thấy ý tưởng cũ kỹ,quê mùa, biện bác kiểu luẩn quẩn, bắt bẻ, rườm rà. không thể sâu sắc, tài hoa như NHĐ được.

  5. NHĐ viết gì cũng có bố cục chặt chẽ, gọn gàng,đọc đâu hiểu đấy, còn ông VT viết gì cũng lê thê ,dài dòng, “dây cà ra dây muống”,cứ như là nhân có bài của NHD để ông khoe kiến thưc ông cóp từ sách vơ nhưng lại không tiêu hóa được.

  6. Pingback: Chủ Nhật, 27-10-2013 – Thất bại lớn – Sự ra đời và cái chết của chủ nghĩa Cộng sản trong thế kỷ XX | Dahanhkhach's Blog

  7. Kính thưa Bác Thụy và các Bác đang tham gia diễn đàn!

    Có lẽ tôi hơi bị ngu nên đang bị rối mù! Thực ra các Bác ấy đang nói về cái gì và để làm gì?

    Vì sĩ diện của dân tộc ư? Vì tôn thờ thần tượng? Vì sự tiến bộ của dân tộc và đất nước? Vì chống đối cộng sản?

    Nếu cùng chung mục tiêu, giọng điệu lý luận sẽ không là vấn đề quan trọng. Nếu xem nhau là đối thủ, và đó là chuyện cá nhân, tôi sẽ không can dự, còn là chuyện của đất nước, của dân tộc thì tôi xin góp đôi lời như sau:

    Ai đã, đang làm cho dân tộc này, đất nước này lụn bại? Rõ ràng là cộng sản!
    Ai đang có thể chủ động làm cho đất nước này, dân tộc này tránh lặp lại những bi kịch? Cũng là cộng sản!
    Ai đã, đang và sẽ muôn đời bị dân tộc này, đất nước này nguyền rủa? Đó chính là cộng sản!

    Trích: “Người Việt có giai cấp: giai cấp nông – giai cấp công nhân – giai cấp tri thức (gồm có: tri thức có quyền lực chình trị – tri thức không có quyền lực xã hội )”? Đây là cách nói ngu dốt của cộng sản (xin Vân Thuyết đừng sử dụng nó). Tại sao? Xin hãy xem lại định nghĩa về giai cấp của ông LêNin. Hiện tại, nước CHXHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản không được phép có giai cấp. Nếu còn giai cấp thì phải lập tức tống cổ đảng cộng sản xuống ngay, vì giai cấp đó chính là giai cấp tư bản đỏ (là giai cấp thống trị) đang bóc lột và áp bức dã man giai cấp công dân nô lệ (là giai cấp bị trị).

    Tóm lại, là người Việt, chúng ta phải tự hào về dân tộc của mình. Tuy nhiên, tự hào không phải là cái gì cũng ca ngợi, ngược lại, để tự hào chúng ta phải xác định được căn nguyên cội rễ của sự thịnh vượng và sự không thịnh vượng của đất nước và dân tộc. Từ đó cùng quyết tâm phá bỏ gông cùm cộng sản.

  8. Đem dao mổ trâu đi cắt tiết gà, cắt tiết không xong, dao mổ trâu cũng vô dụng .

    Tư duy Nguyễn Hoàng Đức đơn giản lắm, chỉ được một chiều rưỡi chứ chưa đủ 2 chiều .

    Ở VN không có khả năng tiếp cận toàn bộ nền tri thức của nhân loại, nên cách nhìn của “trí thức” VN là cách nhìn cực kỳ phiến diện . Trước giờ chỉ biết Mác thôi, bây giờ lòi ra mấy triết gia cổ điển nên vồ vập lấy, mỗi ông trở thành chuyên gia cõng, bập được một ông là cõng riết trên đầu . Nguyễn Hoàng Đức cõng 3 ông, khỏe đấy! Nhưng ngoài 3 ông đó ra, Nguyễn Hoàng Đức không còn biết gì -hoặc không có điều kiện để biết gì- như triết học của 3 ông ấy bắt nguồn từ đâu, đi tới đâu và ảnh hưởng tới hiện đại như thế nào . Heck, Nguyễn Hoàng Đức và các “trí thức” Việt Nam chưa chắc biết thế giới ngoài này đang làm cái gì . Cái cầu nối là Bùi Văn Nam Sơn thì chỉ chọn những gì được chính quyền cho phép, đánh lên một que diêm nhợt nhạt nên bầu trời VN vẫn tối như bưng .

    Nguyễn Hoàng Đức không chủ ý chê trách cả dân tộc Việt Nam, mà chỉ chê trách những ai không chịu đồng ý với anh ta trong đánh giá về ông tướng cầm quân huyền. Nhưng cách anh ta diễn đạt làm những người không đồng ý với anh ta cảm thấy hãnh diện . Hóa ra cả dân tộc này cũng nghĩ anh ta nói bậy . Nếu thế thì không lo mấy, chỉ sợ không được vậy . Có điều những gì anh ta chỉ trích, anh ta lại mắc tùm lum . Đọc lời anh ta bào chữa cho ông Giáp, tôi lại nghĩ nước Việt Nam có quá nhiều người như anh ta nên mới sinh ra ông tướng Giáp . Anh ta đòi nhân đạo, công bằng … đủ cả, nhưng về ông Giáp, anh ta nằng nặc mục đích biện minh cho phương tiện, và cả tổn thất kinh khủng, làm những giá trị nhân đạo mà anh ta gán cho ông Giáp rớt lả tả và hiện nguyên hình ông tướng nướng quân . Tôi chỉ làm công việc dễ dàng nhất là chắp nối tư duy của anh ta lại để xem hình thù nó là gì . Con rắn không chỉ nuốt thân mình, mà phải vặn vẹo kiểu cách, phùng mang trợn mắt, phun khói, làm đủ trò rồi mới chậm rãi thư thái kiểu đạo sĩ cốt cách thanh tao, nhấm nhẳn cái thân mình .

    Đọc Nguyễn Hoàng Đức cũng có cái thú vị chứ không phải là không . Một cuốn sách dở tới nỗi trở thành đáng đọc cũng có cái thú vị riêng của nó .

    • bác này nói mò! bác đã biết mặt mũi các tác phẩm dịch của BVNS chưa vậy!

  9. Pingback: ***TIN NGÀY 27/10/2013 -Chủ Nhật « ttxcc6

  10. Xin các bạn chú ý ! Giới trí thức nước nhà kể từ sau khi CS cướp chính quyền từ chính phủ của cụ Trần Trọng Kim (1945) đã bị đảng Cs âm thầm hãm hại bằng những thủ đoạn rất thâm độc. Cho đến kết thúc vụ “nhân văn giai phẩm” thì coi như những trí thức chân chính hầu như đã bị “rút phép thông công” và bị vô hiệu hóa. Thay vào đó đảng CS đã lần lượt “đẻ” ra các thế hệ trí nô nối tiếp nhau nguyện cả đời bưng bô cho đảng, nhẫn nhục một kiếp nô cho kẻ cầm quyền vô cùng hiểm độc. Vì thế Nguyễn Hoàng Đức qua những bài viết, qua những lần thách đấu “chọi thơ, chọ chữ ” đã cho thấy anh ta thuộc lớp hậu sinh của đám trí nô. Đọc bài viết của NHD về ông Giáp, tớ thấy thật thảm hại cho cái sự học và cả cái sự tự học của anh ta. Những câu chữ rồi là lý luận lăng nhăng trong bài viết chỉ lòe bịp và khoe mẽ với những người ít thông tin và chưa có điều kiện tổng hợp, phân tích và khái quát những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ,giáo dục, văn học nghệ thuật v.v… của nước ta từ hơn nửa thế kỷ qua dưới triều đại CS. Còn với tớ và tin rằng cũng không ít những bạn đọc như tớ có chút ít nhìn nhận thời thế, thì đọc cái này, cái kia của NHĐ, chỉ còn biết ngán ngẩm, lắc đầu thôi. Ngán ngẩm vì cái “dân trí” nói chung và cái “tư duy kiểu Nguyễn Hoàng Đức” đã và vẫn đang còn là một bi kịch khốn nạn của nền học vấn mọi mặt của nước nhà.

    • Bác ĐT này buồn cười thật! tự nhiên lại ‘xin các bạn chú ý’! nếu bác là người hiểu biết rộng, thì viết một bài xem bác thông thái đến đâu!
      Nếu chỉ moi móc những cái ngoài lề của bài viết, thì đó là tranh chửi, chứ đâu phải tranh luận! tôi cảm nhận chính bác mới là người già rồi, không còn hiểu thời thế nữa.
      hồi này tôi lên diễn đàn nhiều, xin cảm ơn bác chủ nhà NTT!

  11. Chu Thuy sao khong dep hai tay dien nhd va vt di! Luc nay: Anh dung bi danh gay xuong; dan oan bi danh, bi duoi… Mat dat, nha …. Vv hai thang ranh roi qua hoa ro nhu hai thang dien! Chu nen viet bai keu Goi moi nguoi nhu da Lan voi Bac to hai de giúp Anh dung va dan oan thi dung hon! Hai thang dien nay de vao dip khác ! Tran trong!

  12. Pingback: Chủ Nhật, 27-10-2013 – Khẩu khí chốn quan trường và dự đoán cảnh khốn cùng của người dân sắp đến | Dahanhkhach's Blog

  13. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 27-10-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  14. Pingback: Anhbasam Điểm Tin Chủ Nhật, 27-10-2013 | doithoaionline

Đã đóng bình luận.