Bức thư từ Cộng hòa Czech

Bức thư từ Cộng hòa Czech

.

Thân gửi các anh,

Dạo này ở Czech có nhiều người Việt Nam mình ngồi tù hoặc bị tạm giam quá nên tôi cũng có “vinh dự” tham gia trong những lần hỏi cung, thẩm vấn hoặc ở đồn cảnh sát hoặc trong trại tạm giam do phía cảnh sát yêu cầu giúp đỡ. Ngay sau khi bị tạm giam ở đồn cảnh sát thì tất cả các đương sự bị nghi vấn đều nhận được một bản chỉ dẫn với nội dung dưới đây, hoặc bằng tiếng Czech nếu là người địa phương hoặc bằng tiếng mẹ đẻ nếu là người nước ngoài. Tôi nghĩ rằng có nhiều qui định trong bản chỉ dẫn này không có ở Việt Nam nên chép lại để các anh tham khảo (cho vui). Thú thật là hơn 20 năm giúp đỡ cho các cơ quan cảnh sát thì chưa bao giờ tôi thấy những qui định này không được thực hiện, cho dù có những đương sự Việt Nam phạm tội khá nặng như cướp tài sản, giết người, …

Thân ái,

Phú Hòa

NHỮNG CHỈ DẪN

CHO ĐỐI TƯỢNG BỊ TAM GIỮ THEO ĐIỀU LUẬT SỐ § 273/2008 Sb. CỦA CẢNH SÁT NƯỚC CỘNG HÒA CZECH

 

1. Những quyền lợi của người bị tạm giam:

I.

a). Được đảm bảo về lòng tự trọng và không ai có quyền xâm phạm thể xác cũng như  khủng bố tinh thần của người bị bị tạm giam.

b). Được quyền liên lạc với người đại diện cho mình về pháp lý và được hưởng sự giúp đỡ về pháp lý. Được quyền thông báo về tình hình bản thân cho gia đình hoặc người do mình tự chỉ định.

c). Được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Trong trường hợp nhân viên cảnh sát nhận thấy hoặc người bị tạm giam tự thông báo rằng mình bị thương hay mắc bệnh trầm trọng hoặc lâm bệnh trong thời gian tạm giam thì sẽ được bác sĩ của cơ quan cảnh sát hoặc của sở ý tế địa phương khám và điều trị (mức độ điều trị tùy thuộc vào thời gian đối tượng bị tạm giam). Đương sự cũng có quyền tự chọn bác sĩ cho mình để khám hoặc điều trị bệnh nếu thời gian yêu cầu bác sĩ đó có mặt không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của đối tượng. Nếu bác sĩ tự chọn không đến kịp thì đối tượng có quyền yêu cầu bác sĩ đó khám hoặc điều trị bệnh cho mình ở thời gian sau đó. Đương sự sẽ được cấp thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.

d). Được nhân viên cảnh sát điều tra thông báo đầy đủ về các thủ tục và trình tự điều tra và được thông báo về thời gian bị tạm giam.

e). Trong vòng 30 phút, kể từ khi đương sự nhận được quyết định tạm giam mà không tự chọn được luật sư bào chữa cho mình hoặc người đại diện về pháp lý,  hoặc họ hàng trực huyết thống, anh chị em ruột, người đỡ đầu, vợ hoặc chồng, người yêu  không chọn được cho đương sự luật sư bào chữa thì sẽ cơ quan cảnh sát sẽ ấn định cho đương sự luật sư bào chữa xã hội ( theo điều khoản §37 và §38 của Bộ luật hình sự). Tất cả các kinh phí cho luật sư này sẽ do nhà nước Cộng Hòa Czech chịu trách nhiệm. Đương sư có quyền thay đổi luật sư bào chữa bất kỳ lúc nào theo nguyện vọng của mình.

f). Được quyền đề nghị, kiến nghị và kháng nghị về cách thức cũng như trình tự điều tra của cơ quan cảnh sát. Đương sự có thể yêu cầu người đại diện về pháp lý, luật sư bào chữa của mình viết và nộp thay những đề nghị, kiến nghị và kháng nghị này. Nếu do một lý do khách quan nào đó mà đương sự không thể tự viết được thì có thể đề nghị nhân viên cảnh sát điều tra thông báo cho cơ quan thanh tra và cơ quan này sẽ cử đại diện đến làm việc với đương sự và thay đương sự viết những đề nghị, kiến nghị hoặc kháng nghị. Đương sự sẽ tự ký vào những văn bản đó.

II.

a). Được quyền nghỉ ngơi từ 22 h. đến 06 h. và trong thời gian này, đương sự sẽ được cấp chăn, gối, ga trải giường hoặc túi ngủ sử dụng một lần.

b). Được quyền đảm bảo vệ sinh cá nhân, kể cả vệ sinh thân thể và được phép sử dụng nhà vệ sinh.

c) Được quyền yêu cầu cấp phát thuốc men và các dụng cụ y tế cần thiết.

d). Được quyền gọi, hỏi nhân viên cảnh sát.

III.

a). Được đảm bảo cung cấp thức ăn 03 lần trong ngày (cụ thể là sáng, trưa và tối). Trong ngày bị tạm giam đầu tiên thì cứ sau 6 giờ, đương sự sẽ được cấp phát thức ăn, đồ uống. Nếu thời điểm bị tạm giam lúc đầu là từ 22 h. đến 6 h. thì đương sự chỉ được cấp thức ăn nếu có yêu cầu. Nếu đương sự từ chối thức ăn do cơ quan cảnh sát cung cấp mà đồng thời có tiền riêng của mình, không phải là tiền có được do hành vi phạm pháp thì có thể đề nghị nhân viên cảnh sát mua hộ thức ăn theo nguyện vọng của mình.

b). Được quyền sử dụng quần áo của mình và trong trường hợp cần thiết sẽ được cơ quan cảnh sát cho mượn quần áo sạch và giầy (dép) để sử dụng trong thời gian bị tạm giam.

2. Trách nhiệm của đương sự trong thời gian bị tạm giam:

a). Có trách nhiệm thực hiện các chỉ dẫn của nhân viên cảnh sát.

b). Cho phép nhân viên cảnh sát cùng giới tính tiến hành việc khám xét người và có trách nhiệm bàn giao cho cơ quan cảnh sát tạm giữ những hiện vật mà có thể gây tổn hại đến sức khỏe  hoặc sinh mạng của đương sự hoặc người khác. Những hiện vật này sẽ được thống kê đầy đủ và sẽ được cơ quan cảnh sát quản lý trong suốt quá trình đương sự bị tạm giam. Nếu trong quá trình tạm giam mà n hân viên cảnh sát phát hiện đương sự còn có những hiện vật có thể gây tổn hại cho sức khỏe hoặc sinh mạng của đương sự hoặc của người khác thì nhân viên cảnh sát có quyền thu hồi và lập biên bản tạm giữ những hiện vật đó và đương sự phải ký xác nhận. Nhân viên cảnh sát cũng phải ký xác nhận về việc tạm thu những hiện vật này. Tất cả những hiện vật bị tạm giữ này sẽ được đưa vào kho cất giữ và sẽ được hoàn trả lại đương sự sau khi kết thúc thời gian tạm giam. Đương sự và đại diện của cơ quan cảnh sát sẽ cùng phải ký nhận vào biên bản trao trả hiện vật. Nếu Tòa Án ra quyết định đưa đối tượng vào trại tạm giam để chờ xét xử thì những hiện vật này cùng biên bản tạm thu sẽ được chuyển đến trại giam, nơi đương sự sẽ chờ xét xử. Sau khi kiểm tra thân thể thì đương sự có quyền mượn quần áo sạch của trại tạm giam như quần áo thể thao, giầy dép đi trong nhà (trong trường hợp đương sự bị tạm giam từ 6 giờ trở lên). Tất nhiên, đương sự có quyền sử dụng quần áo của mình nếu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

c). Giữ gìn trật tự, vệ sinh trong phòng.

d). Không làm hư hỏng các trang thiết bị trong phòng.

e). Thông báo ngay cho nhân viên cảnh sát nếu phát hiện ra những sự cố trong phòng.

Tại ……………………………………………..

Ngày, tháng năm …………………………..

vào hồi …………….. giờ……………………

Người bị tạm giam:

(họ, tên và chữ ký)

Nhân viên cảnh sát điều tra 1.:

(cấp bậc, chức vụ, họ tên và chữ ký)

Nhân viên cảnh sát điều tra 2.:

(cấp bậc, chức vụ, họ tên và chữ ký)

7 thoughts on “Bức thư từ Cộng hòa Czech

  1. Pingback: Tin thứ Năm, 18-10-2012 « BA SÀM

  2. Noi quy phong giam. Ko duoc tuyen truyen chu nghia hit le, chu nghia cong san.

  3. Pingback: Tin thứ Năm, 18-10-2012 | Dahanhkhach's Blog

  4. Bác Thụy à, tôi cũng đã từng ở Tiệp-Khắc năm 1986 nên cũng có được biết về nhà nước cảnh sát khi đó. Nó cũng không hơn gì ở VN ta bây giờ. Cơ quan mật vụ StB khi đó muốn bắt ai thì bắt, muốn dùng án bỏ túi loại gì cũng được. Ngay cả nhà biên kịch Vaslav Havel cũng bị bắt đi tù chỉ vì những đòi hỏi về tự do nhân quyền cho dân. Có khác chăng là chế độ vệ sinh, ăn ở trong tù ở đó có khá hơn ở VN ta, vì Tiệp Khắc đã là một trong những nước phát triển sớm ở Châu Âu từ đầu thế kỷ 20.

    Cũng nhờ vào sự phát triển này mà mà nền tảng trí thức và đạo đức của dân họ đã may mắn không bị chế độ độc tài phá hủy toàn bộ. Việc đó dẫn đến cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, đưa tự do, dân chủ trở lại với quốc gia này mà không tốn một giọt máu nào.

    Nhà văn, nhà biên kịch, cựu tù nhân lương tâm Vaslav Havel được dân bầu ngay làm Tổng Thống. Tuy không có chút kiến thức gì về quản lý nhà nước trước đó, ông Havel vẫn đưa nền dân chủ và nền kinh tế thị trường thành công vào nước Tiệp.

    Điều duy nhất khiến ông Havel thành công là đạo đức của kẻ sỹ, tinh thần yêu nước và lòng nhân đạo. Với các yếu tố đó, Havel và các đồng sự của ông đã đưa được một thiết chế xã hội tiến bộ vào Tiệp. Mọi việc còn lại sẽ tự đi con đường của nó, kể cả việc quyền con người của tù nhân phải được xã hội tôn trọng.

  5. Pingback: Basamnews Tin thứ Năm, 18-10-2012 | bahaidao2

  6. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ NĂM 18-10-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

Đã đóng bình luận.