Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ 2012

Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ 2012

(Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương)

Nguyễn Hoàng Đức

.

 Theo tin tức, tôi được biết:

 KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012

 4h chiều, 16/1/2013, danh sách kiểm phiếu cuối cùng đã được ban kiểm phiếu công bố. Trong ba giải thưởng về thơ có : Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương.

Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ.

Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!

Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.

Đề nghị Hội Nhà văn dù phế truất hay không xin trả lời thẳng thắn về việc này. Việc không trả lời chỉ có thể giải thích bằng hai cách:

1- Người ta cố tình dấu dốt.

2- Định chơi kiểu à uôm “để lâu cứt trâu hóa bùn” muốn ăn gian một sự “đã rồi” trong lòng bạn đọc.

Xin mời các bạn tác giả và bạn đọc yêu thơ làm chứng cho vụ việc này. Hội Nhà văn không thể mãi mãi là nơi khuất tất muốn trao giải cho ai thì cho nữa, họ buộc phải sống trong tinh thần minh bạch của công lý! Xin cám ơn!

.

Nguyễn Hoàng Đức

17/01/2013

Tác giả gửi cho NTT blog

16 thoughts on “Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ 2012

  1. Pingback: Tin thứ Sáu, 18-01-2013 « BA SÀM

  2. Pingback: Anhbasam điểm tin thứ Sáu, 18-01-2013 | bahaidao

  3. Pingback: Nguyễn Trọng Tạo » NÓNG GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VN NĂM 2012

  4. Nhất trí với nhà phê bình kiêm nhà trường ca vĩ đại Nguyễn Hoàng Đức. Tôi cũng đề nghi nhân đây Hội nhà văn và Hội nhạc sĩ tước luôn bài thơ Quê Hương cùng nhạc phẩm của Giáp Văn Thạch vì Đỗ Trung Quân đã “ăn cắp” tên bài thơ Quê hương nổi tiếng của nhà thơ của Giang Nam. Cuối cùng đề nghị Hội nhà văn trao giải thưởng cho trường ca của Nguyễn Hoàng Đức!

    • Bạn Hà Nhiên lại diễu cợt lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện rồi. Quê hương không phải là một mệnh đề ghép độc đáo như Giờ thứ 25. Bạn có thể đặt tập thơ là Trăm năm hoặc Cô đơn được nhưng dứt khoát không thể đặt Trăm năm cô đơn.Đây là kiến thức sơ đẳng, bạn ạ. Bạn không thể đặt Thép đã tôi thế đấy, Chiến tranh và hòa bình, rõ chưa? Bên cạnh đó, tên tác giả cũng vậy. Bạn tên gì gì đó cao hứng bạn thậm chí mượn tên Xuân Diệu, Huy Cận làm bút danh là quyền của bạn, người có học thấy vậy chỉ bấm bụng mỉm cười chê là dốt, không nói ra. Nhưng những cái tên tập thơ hay tên bút danh như vậy dứt khoát không thể được trao giải vì chưa biết văn hóa tối thiểu trong văn chương!

      • Thưa bác Người Yêu Thơ!
        Tôi vẫn thấy chuyện trùng tên bài thơ với nhau,trùng tên bài thơ với truyện,trùng tên truyện v..v.giữa các tác giả là không ít.Tôi không nghĩ đó là vi phạm “kiến thức sơ đẳng” hay ” chưa biết văn hóa tối thiểu trong văn chương” như bác nói.Bác thử vào ” Việt nam thư quán” gõ mục Tìm tên bài thơ hay tên truyện theo vần,dễ thấy không ít tác giả lấy tiêu đề trùng nhau.

      • Đây là nhan đề quá nổi tiếng. bạn ạ, ví như trên thế giới không thể có 2 nước tên Việt Nam, 2 nước tên Hoa Kỳ, 2 nước tên Pháp…Bạn có thể đặt tên tập thơ bạn là Đồng dao cho người lớn thì chỉ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo la, nhưng nếu đoạt giải HNV, sẽ bị cả nước la.Trên thế giới này, không có Ban Giám khảo nào kỳ quặc và bất chấp dư luận như Hội NVVN. Còn có thể có Hà Đông Trung Quốc và Hà Đông Việt Nam, không bị kiện cáo gì, cùng lắm Trung Quốc nói Việt Nam chúng mày bị ảnh hưởng văn hóa của tao, nô dịch của tao! Chỉ nói vậy gì là đã nhục nhã rồi, bạn ạ.

  5. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ SÁU 18-1-2013 « Ngoclinhvugia's Blog

  6. Pingback: HAI BỨC THƯ NGỎ GÂY CHẤN ĐỘNG LÀNG VĂN (Nguyễn Xuân Diện-Blog) « Ngoclinhvugia's Blog

  7. Pingback: HAI BỨC THƯ NGỎ GÂY CHẤN ĐỘNG LÀNG VĂN (Nguyễn Xuân Diện-Blog) | CHÂU XUÂN NGUYỄN

    • “Rất tiếc là tôi chưa được đọc bức thư ngỏ đó. Tôi chỉ nghe bạn bè “truyền đạt” lại nội dung, đại để là ông Đức ông điếc chi đó có bảo tôi “ăn cắp” tên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu (?!). Thú thật là tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết ấy. Thú nhận điều này, không khéo ông Đức lại bảo tôi dốt, nhưng không sao, cái gì mình “có” thì bảo rằng “có”, còn “không có” hoặc “chưa có” thì cũng không nên vơ vào cho nó … sang. Tôi là nhà báo, sống bằng nghề báo, làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Tôi không quen “dạy dỗ” người khác, nhất là “dạy” các nhà văn phải viết thế này, thế nọ cho nó xứng tầm thời đại như ông ấy đã từng “dạy” tùm lum trên các trang web cá nhân lâu nay, trong khi tác phẩm của ông ấy (hình như được ông đặt tên là trường ca gì gì đó thì phải) thì lại không như ông ta “dạy” người khác. Thật là tiếc lắm vậy”
      Đoạn này của nhà thơ Phạm Đương có mấy lỗi: không trực tiếp đọc sao tức khí vậy? Nghe bạn bè truyền đạt, biết đâu bạn bè chọc vui kích động chơi. Rồi từ cơn kích động gián tiếp, lại chửi rủa những bài lý luận phê bình cũ của ông Nguyễn Hoàng Đức. Rồi lại chửi trường ca ông ấy nữa. Chết thật, Phạm Đương chửi người phản biện mình là “hàng cá ở chợ” hóa ra Phạm Đương tự tố giác bản thân mình đấy thôi. Trong văn hóa tranh biện, người ta gọi đó là “gậy ông đập lưng ông”.
      Chết, chết thật, giới nhà thơ bị thiên hạ cho là đa số văn hóa tiểu nông, ngẫm nghĩ quả là không phải không có lý! Nói theo Nguyễn Huy Thiệp, “quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”

  8. Pingback: Trần Mạnh Hảo – “Giờ thứ 25″ hay là hội chứng tôn vinh thơ dở của Hội Nhà văn Việt Nam « Dân Luận

  9. Pingback: “GIỜ THỨ 25” HAY LÀ HỘI CHỨNG TÔN VINH THƠ DỞ CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM « doithoaionline

  10. Hôm qua mơ gặp Nguyễn Du, dại miệng hỏi cụ sao lại đi lấy Đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài Nhân để viết thành Kiều. Phải như thời bây giờ thì bị mấy nhà triết học với phê bình xúm vào hè nhau nói cụ ăn cắp rồi. Cụ xem, như Phạm Đương lấy mỗi tên Giờ thứ 25 cho tập thơ thôi mà bị họ văng cho đủ thứ vào mặt, con cháu cụ bây giờ ghê lắm chứ chẳng vừa. Cụ cau mày chửi cho một trận: “Mày ngu như bò.Trẻ ranh biết gì mà ngó chuyện người lớn. Đoạn trường tân thanh cái gì, đứt thanh thì có. Mày không biết Hồ Xuân Hương ngày xưa chửi mấy thằng ăn theo nói leo, tát nước theo mưa ấy thế nào à. Bà ấy chửi thế này này “Một đàn thằng ngọng chỉ vào chuông – Chúng bảo nhau rằng ấy ái ô” . Mình nghệt mặt ra, quái, ông già này lẩm cẩm đọc sai bố cả thơ của bà chúa mất rồi “ấy ái uông” chứ. Ngoác miệng định cãi thì ông cụ trừng mắt nhìn, thế là không dám mở miệng. Hóa ra ông cụ cũng thâm ý thật. Rồi ông cụ khề khà nói tiếp ” Mày xem, chúng nó chỉ dám lôi Phạm Đương ra cãi nhau với tay Rumani đã ngỏm từ đời tám hoánh nào đó thôi. Chứ lên đây có dám lôi cỡ bự như giắc lân dân ra đâu. Nghe đâu cũng bị tay làm phim nào đó ăn cắp mất tên tiếng gọi nơi hoang dã đấy. Bảo nó ăn cắp có khi nó phang cho không có quan tài mà chui ấy chứ”. (ông này cũng cập nhật thông tin ghê) “huống hồ đòi động đến Kiều, không cần ta lên tiếng thì cũng có một nước người vặn từng cái ngón tay của nó ra chứ chẳng chơi. Mày có thấy không, ngày xưa Nam Cao viết ra Chí Phèo cũng là ăn cắp từ tên thằng hàng xóm nhà tao ra cả đấy” (Ông già này bịa cứ như thật) “Nam Cao tài thật, đến giờ mà vẫn còn nhiều Chí Phèo như thế”. (Cũng phải, chúng nó cũng lớn lên từ cái thời mậu dịch ấy mà. Con nào chả là con, tuy có thằng ngoan ngoãn nhưng cũng khối thằng mất dạy). ” Mà ở dưới này cũng có Internet đấy, sao tao hỏi thằng gô gờ thì chả thấy cái gì ra hồn của mấy thằng trí sỹ mới này nhỉ. Hài, bây giờ chúng nó cũng chỉ biết nhai lại mấy cái phúc âm phúc dương gì đó thôi, chứ cũng có xuất ra được cái gì nên thân đâu, bất lực rồi”. Đang uống ngụm nước suýt nữa thì sặc cả vào cụ. Ông già này quả là sành điệu, không hiểu nếu còn tới giờ có cho ra Kiều phẩy không, mà có thì không khéo lại soán mất ngôi của Thanh Thảo, cũng thành chuyên gia nước ốc mất, ai bảo có mỗi Kiều cứ tua đi tua lại. “Bây giờ mà sống lại, ông phải đi Rôn roy, giày da cá sấu, quần áo hiệu cạc-đi, chứ chân đất áo vải người ta khinh cho”. “Tao mà ngồi chung mâm với mấy cái thằng Chí phèo đấy thì sống lại làm gì. Nghĩ đi nghĩ lại, tao vẫn thấy tội Nam Cao, đã rặn ra được thằng Chí Phèo, còn cẩn thận cấp cho nhân gian thêm Đôi mắt. Ấy thế mà giờ không ai biết dùng đôi mắt ấy để làm gì”. “Thì có cả mắt ti hí mà cụ”. Ông cụ ngồi thừ ra một lúc, ủ dột nói “Hôm trước, tao gặp Vũ Trọng Phụng, nó bảo còn sống kiểu gì nó cũng cho ra một thằng Xuân hiện đại”. Rồi cụ hấp háy sang mình “Mày ở đây với tao…”. Mình tá hỏa, khẩn khoản nói “Dạ thôi, con xin. Con vẫn thích xem hề”. Rồi tỉnh mất

  11. Pingback: Nguyễn Hoàng Đức – về Giờ thứ 25 của nhà thơ Phạm Đương | Lượm nhặt dông dài

  12. 1.Hơn ai hết, BCH Hội Nhà văn là đại diện cho một tổ chức chân thiện mỹ, cần có thái độ ứng xử đẹp trước áp lực của dư luận, không nên tìm cớ chối quanh chối quất, rồi chứng minh quy trình đúng quy chế. Độc giả có quyền chất vấn rằng quy trình các anh đúng, sao các anh cho ra kết quả lùm xùm, tác phẩm cánh hẩu, chất lượng không bảo đảm. Như nhà thơ Phạm Đương với Giờ thứ 25 chẳng hạn. Lần đầu, nghe tên một tác giả mới, tôi cũng thấy háo hức tìm đọc trên mạng, thấy thơ bình thường, cố gắng kiêng kỵ từ “thơ dở”, tôi cũng không thể nói là hay được.Hơn nữa, anh là Xe Bò hay Xe Trâu, cứ gọi đúng tên mới “chính chủ”, mà lại sang, ai bảo gọi Drem, Attila, Lexú là những thứ có thương hiẹu hẳn hoi, cho rắc rối.Người thông thái chỉ ra, anh ta lại mắng thằng nọ thằng kia chuyên tầm chương trích cú, viết bài dạy đời. Ông đã thó vàng của thiên hạ, người ta chỉ ra, ông tiếp thu, người ta cũng thể tất cho là vô tình.Ai đời ông dẫn nguồn từ một độc giả bên Mỹ ra cãi bừa, người ta có quyền nghĩ là anh cố ý, có kế hoạch “cầm nhầm”,”chôm chỉa văn hóa”! Theo tôi, ứng xử đẹp nhất trong mắt công chúng là BCH Hội Nhà văn nên đứng ra nhận thiếu sót. Nếu tác giả và những người có trách nhiệm vòng vo và cãi nữa, sẽ lưu tiếng xấu lâu dài!2.”Nhà thơ” Phạm Đương có mấy lỗi: không trực tiếp đọc sao tức khí vậy? Nghe bạn bè truyền đạt, biết đâu bạn bè trêu đùa kích động chơi. Rồi từ cơn kích động gián tiếp, lại chửi rủa những bài lý luận phê bình cũ của ông Nguyễn Hoàng Đức. Rồi lại chửi trường ca ông ấy nữa. Chết thật, Phạm Đương chửi người phản biện mình là “hàng cá ở chợ” hóa ra Phạm Đương tự tố giác bản thân mình đấy thôi.Cái logic trên cho thấy Phạm Đương vừa dối trá với độc giả, vừa hỗn xược với đối tượng phản biện. Trong văn hóa tranh biện, người ta gọi đó là “gậy ông đập lưng ông”. Chết, chết thật, giới nhà thơ bị thiên hạ cho là đa số văn hóa tiểu nông, ngẫm nghĩ quả là không phải không có lý! Nói theo Nguyễn Huy Thiệp, “quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.Mong “nhà thơ” Phạm Đương chỉnh đốn tư cách!(DungSaigon)

Đã đóng bình luận.