Trên các bờ sông Mê Kông

Giới thiệu sách 

Trên các bờ sông Mê Kông

Huỳnh Văn Úc

 .

Trên các bờ sông Mê Kông (На берегах Меконга)-bản dịch tiếng Việt của Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam  là hồi ký của đại tướng Liên Xô Filippovich Krivda (1923-1998) viết về những năm tháng giai đoạn 1982-1984 trên cương vị Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời phụ trách Đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Sau đây là một trích đoạn trong hồi ký viết về chuyến đi thị sát mặt trận phía bắc của tướng Krivda:

Hồi 7:00 h ngày 04 tháng 10/1983 chúng tôi bay bằng trực thăng về hướng Lạng Sơn. Đầu tiên chúng tôi phải có mặt tại Quân khu 1 nghe trung tướng Tư lệnh Quân khu Đàm Quang Trung báo cáo tình hình. Ông là một trong những chỉ huy quân sự lâu đời và giàu kinh nghiệm nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bộ tham mưu Quân khu đặt trụ sở tại một ngôi làng nhỏ. Chúng tôi được đón tiếp bởi Tư lệnh quân khu, cố vấn Tư lệnh quân khu tướng V.A.Kaverin, cố vấn cho Tham mưu trưởng quân khu tướng Shmelev. Đàm Quang Trung đã quen thuộc với tôi ngay từ hồi ở Ulan-Ude, và chúng tôi gặp nhau như những người bạn tốt. Sau cuộc tiếp đón, trong cuộc họp hai giờ chúng tôi nghe báo cáo tình hình của vị Tư lệnh quân khu. Qua báo cáo ta có thể cảm thấy sự hiểu biết rất tốt về tình hình ở tất cả các hướng trong các khu vực phòng thủ của quân khu. Sau báo cáo, chúng tôi đi sâu phân tích các vấn đề trang thiết bị kỹ thuật và công trình cho tuyến phòng thủ của các sư đoàn và quân đoàn, việc sử dụng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ các tỉnh và các huyện. Vấn đề này đã được đặt ra từ thời G.I.Obaturov, nhưng không được dẫn dắt tới cùng. Chúng tôi phải thảo luận về nó một lần nữa và thuyết phục các đồng chí Việt Nam, rằng tất cả bộ đội trong khu vực các sư đoàn, quân đoàn, quân khu phải hành động theo cùng một ý đồ và kế hoạch tác chiến duy nhất khi tiến hành các chiến dịch phòng thủ. Có những vấn đề khác phát sinh, đặc biệt về việc xây dựng mạng lưới đảm bảo hậu cần. Một điều rõ ràng là cách tiếp cận rập khuôn có thể tạo ra mối nguy hại lớn trong trường hợp có cuộc tấn công bất ngờ của đối phương. Kẻ thù có thể chiếm lĩnh các cao điểm khống chế cốt lõi, và từ đó đặt các đơn vị quân đội lớn và nhỏ đang phòng thủ vào vị thế khó khăn. Chúng tôi đi đến kết luận rằng xây dựng tuyến đảm bảo như vậy là không thể. Cần phải tiếp cận việc xây dựng nó một cách khôn ngoan, không nhường cho đối phương các điểm cao khống chế trên các hướng trọng yếu. Các đồng chí Việt Nam đã đồng ý với quan điểm này và tự giác ủng hộ nó.

Sau đó chúng tôi bay tới bộ tham mưu quân đoàn 1. Đón chúng tôi là Quyền Tư lệnh quân đoàn đại tá Tâm. Tại bộ tham mưu, chúng tôi nghe quyền tư lệnh quân đoàn báo cáo. Tham dự có tướng Kaverin và tướng Goldin. Theo kế hoạch thì chúng tôi phải đến thăm một sư đoàn bộ binh, nghe báo cáo của tư lệnh sư đoàn, thăm tuyến trước của khu vực phòng thủ. Trong chiếc máy bay trực thăng đầu tiên là tư lệnh quân khu Đàm Quang Trung bay cùng với một nhóm các tướng lĩnh và sĩ quan. Chúng tôi bay theo họ trong gián cách tầm nhìn thấy được. Nhưng đã có điều gì đó bất ngờ. Phi hành đoàn của chiếc máy bay trực thăng không thể tìm thấy bãi đáp đã được chuẩn bị và trong khi vòng vòng tìm kiếm nó, đã bay vào lãnh thổ của Trung Quốc sâu đến 3-4 km. Khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay trực thăng, thì thấy các chiến hào của đối phương đâm về hướng Việt Nam. Tôi ra lệnh thực hiện vòng ngoặt gấp về bên trái và ngay lập tức bay thoát ra bởi chúng tôi có thể dễ dàng bị bắn hạ bằng súng máy thông thường. Cảm ơn Chúa, chúng tôi đã không bị trừng phạt. Rõ ràng công tác phòng không của người Trung Quốc đã thiết lập sai. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy bãi đáp trong một lòng chảo nhỏ giữa các dãy núi và thực hiện hạ cánh thành công.

 

Đọc đoạn hồi ký này chúng ta có thể thấy:

– Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov là Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước năm 1982, người mà ông Krivda đến thay phiên.

– Cố vấn quân sự Xô Viết có mặt ở cấp Quân khu và có thể có ở cấp thấp hơn (cố vấn Tư lệnh quân khu tướng V.A.Kaverin, cố vấn cho Tham mưu trưởng quân khu tướng Shmelev)

– Cố vấn quân sự Xô Viết đích thân đi thị sát mặt trận phía bắc bằng trực thăng và trực tiếp chỉ đạo việc bố trí binh lực và khí tài.

1<= Ảnh: Lính Trung Quốc đứng cạnh những người lính Việt Nam đã anh dũng hy sinh

Quảng thời gian 1982-1984 là giai đoạn rất căng thẳng trong cuộc chiến tranh Trung-Việt kéo dài mười năm từ 1979 đến 1989. Mặc dù có sự hỗ trợ chí tình của Liên Xô về binh khí kỹ thuật cũng như cố vấn quân sự nhưng năm 1984 Việt Nam đã không giành lại được Cao điểm 1509 (Núi Lão Sơn). Kế hoạch hành quân có mật danh “ MB84-thu hồi lãnh thổ” bắt đầu ngày 2/5/1984 và kết thúc ngày 14/7/1984 bằng một trận đánh giáp lá cà đẫm máu. Với số thương vong quá lớn Việt Nam chịu để mất cao điểm 1509 vĩnh viễn vào tay Trung Quốc.

 HVU

Tác giả gửi cho NTT blog

 

6 thoughts on “Trên các bờ sông Mê Kông

  1. Pingback: Tin thứ Tư, 12-12-2012 « BA SÀM

  2. Pingback: Hóa ra ‘miền Bắc độc lập cũng bị “Nga ngụy” và “Tàu ngụy” cầm đầu (!) | tunhan

  3. Pingback: Tin thứ Tư, 12-12-2012 | Dahanhkhach's Blog

  4. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 12-12-2012 | bahaidao

  5. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 12-12-2012 « Ngoclinhvugia's Blog


  6. Tàu chơi Chiến tranh ngấm ngầm tầm thực tẩm độc hạ nguồn các dòng sông Quê Hương
    ===================

    Chúng ta chỉ nhớ Hoàng Sa .. ..
    Biển Đông không dời tầm mắt !
    Canh giữ chặt Nửa Trường Sa ! !
    Nhưng Sông Hồng lại lơ là ! ! !

    *

    Nguyên Giang (1) chảy trên Xứ « lạ » !
    Thượng nguồn Tàu gọi Hồng Hà
    Chúng « chơi » trò đập thủy điện !
    Cắt « cáp » sinh huyệt Dân ta ! ! !

    *

    Núi « giết » núi – sông « giết » sông
    Sông Lô chận bởi Bàn Long
    Sông Đà cùng chung số phận
    Lý Tiên ngăn chảy cuối dòng !(2)

    *

    Sông Hồng + Cửu Long .. .. khống chế
    Đúng bọn thâm hiểm Nước Tề
    Bài toán an ninh kinh tế ?
    Dân Việt chắc không u mê ! ! !

    *

    Nhớ Ải Nam Quan của ta .. ..
    Biển Đông không dời tầm mắt !
    Canh giữ chặt Nửa Trường Sa ! !
    Nhưng Cửu Long lại lơ là ! ! !

    *

    Cửu Long chảy về Biển Đông
    Bắt nguồn Thanh Hải – Tây Tạng
    Trên đầu Khựa tẩm độc sông
    Bằng đập nước cao ngăn dòng

    *

    Biển Hồ cũng không còn cá !
    “Con sông cuộn sóng” (3) xế tà ! ! !
    Dòng chảy lịm dần lịm tắt
    Thâm hiểm Đại Hán « chơi » ta !

    *

    Sông Hồng giao thoa Cửu Long
    Hẹn hò trùng dương tình tự
    Nuôi dưỡng hàng Triệu tấm lòng
    Trước khi chảy về Biển Đông

    *

    Toàn Dân nhất quyết Một lòng
    Bình minh phải trên Sông Hồng
    Long Biên dưới cầu cuồn cuộn
    Rạng đông phải trên Cửu Long

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    (1) Tàu gọi phần Sông Hồng chảy từ thượng nguồn bên Tàu gọi là Nguyên Giang (元江) và phần sau gọi là Hồng Hà (tiếng Trung: 紅河 Honghe) chảy trên đất Tàu

     (2) Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.

    (3) Cửu Long còn mệnh danh là “Con sông cuộn sóng”

Đã đóng bình luận.